Mô Hình Kinh Doanh Canvas: Bí Quyết Thành Công Của Các Doanh Nghiệp Lớn Trên Thế Giới

5 min read

Mô Hình Kinh Doanh Canvas: Bí Quyết Thành Công Của Các Doanh Nghiệp Lớn Trên Thế Giới

mô hình kinh doanh canvas

Bạn có biết các ông lớn như Facebook, Google, BMW, Uber,... hiện nay đều áp dụng Mô hình kinh doanh Canvas trong quá trình vận hành doanh nghiệp? Vậy Mô hình kinh doanh Canvas là gì? Hiệu quả nó mang lại như thế nào? Làm thế nào để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Jenfi  tìm hiểu qua bài viết này.

Tìm Hiểu Về Mô Hình Kinh Doanh Canvas

mô hình kinh doanh canvas

Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas ( Business Model Canvas ) được phát triển bởi Alexander Osterwalder. 

Đây là mô hình giúp các nhà quản lý kinh doanh xác định, truyền đạt các ý tưởng kinh doanh hoặc một khái niệm nào đó. Đây là một công cụ tuyệt vời giúp bạn dễ dàng hiểu được mô hình kinh doanh một cách theo cấu trúc. 

Chủ doanh nghiệp khi sử dụng mô hình này có thể nắm bắt thông tin chi tiết về khách hàng của mình, những đề xuất giá trị nào được cung cấp thông qua những kênh nào và cách công ty kiếm tiền như thế nào. 

Bạn cũng có thể sử dụng canvas model mô hình kinh doanh của riêng bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh!

Ngày nay mô hình kinh doanh Canvas dần trở nên phổ biến với các doanh nghiệp bởi tính hiện đại, trực quan, dễ dàng.

Mô hình kinh doanh Canvas là một bảng bao gồm 9 yếu tố trụ cột của doanh nghiệp

9 yếu tố này được xem là 9 trụ cột quyết định thành công của doanh nghiệp.Muốn phát triển đầy đủ, vững mạnh, doanh nghiệp cần chú trọng và phát triển, có chiến lược tốt với mọi yếu tố.

Mô hình kinh doanh Canvas đem lại lợi ích gì?

  • Tư duy trực quan

Mô hình kinh doanh Canvas trình bày đơn giản, gọn nhẹ trong một bảng với 9 yếu tố trụ cột. Giúp chúng ta có cái nhìn trực quan, toàn diện, tổng thể kế hoạch, chiến lược kinh doanh chỉ trên một trang giấy.

  • Xây dựng nhanh chóng

Xây dựng mô hình kinh doanh Canvas khá nhanh chóng và dễ dàng. Mô hình gồm có 9 yếu tố, có thể được xây dựng bởi nhiều người. Mỗi mảng sẽ do một nhân viên phụ trách. Do cấu trúc đơn giản nên cũng dễ dàng chỉnh sửa.

  • Thể hiện rõ mối quan hệ của 9 yếu tố trụ cột

Đây là điểm quan trọng của mô hình kinh doanh Canvas. Ở mô hình này sẽ chỉ ra rõ mối quan hệ khăng khít, bổ trợ qua lại giữa các yếu tố với nhau. Từ cái nhìn tổng quát mà người điều hành doanh nghiệp có thể có những phương pháp giúp thắt chặt mối quan hệ giữa 9 yếu tố này, từ đó tăng hiệu suất cho cả quá trình vận hành.

  • Linh hoạt, dễ ứng dụng

Thay vì tạo ra bản kế hoạch hàng chục trang, thì mô hình kinh doanh Canvas được trình bày trên một trang A4 hoặc một slide. Do đó, không chỉ thuận tiện trong việc chia sẻ, truyền tay mà còn dễ dàng chỉnh sửa chính xác và hoàn thiện.

Ví dụ về Mô hình kinh doanh Canvas

Để giúp bạn hình dung rõ hơn, dưới đây là Mô hình kinh doanh Canvas của Facebook - Mạng xã hội lớn nhất thế giới.

mô hình kinh doanh canvas

Hướng dẫn xây dựng Mô hình kinh doanh Canvas cho doanh nghiệp của bạn

mô hình kinh doanh canvas

Từ ví dụ về Mô hình kinh doanh Canvas của Facebook, bạn hãy tự xây dựng mô hình cho doanh nghiệp của bạn thông qua 9 yếu tố trụ cột

Bước 1: Phân khúc khách hàng

  • Kích thước thị trường: Thị trường bạn đang nhắm tới là thị trường đơn chiều hay đa chiều? Hãy liệt kê ra nhóm khách hàng của bạn.
  • Thành phần khách hàng: Bạn cần hình dung về khách hàng của doanh nghiệp là ai? hãy thấu hiểu những điều họ suy nghĩ.
  •  Vấn đề, nhu cầu, thói quen và các giải pháp cải tiến: Bạn đem đến điều gì cho khách hàng? Bạn đáp ứng nhu cầu gì? Nhu cầu đó có thực không? Liệu bạn có tạo ra một hành vi mới hay thay thế một hành vi cũ? Hãy đảm bảo bạn xác định được nhu cầu thực sự của khách hàng.

Bước 2: Giải pháp giá trị

  • Điều gì khiến khách hàng chi trả để sở hữu sản phẩm/ dịch vụ của bạn?
  • Tại sao họ lại lựa chọn bạn chứ không phải đối thủ?
  • Tại sao khách hàng lại thích sản phẩm của bạn hơn?

Bạn có thể liệt kê rất nhiều những giá trị này, đừng lo lắng, hãy cứ làm điều đó. Hãy cố gắng ghi tất cả chúng ra, sau đó sắp xếp chúng lại vào một tờ giấy khác, sau đó sắp xếp thứ hạng cho những giá trị mà bạn liệt kê vào mô hình Canvas đang thực hiện.

Bước 3: Kênh phân phối

  • Bạn muốn phân phối trực tiếp hay gián tiếp?
  • Bạn đưa sản phẩm/ dịch vụ tới khách hàng như thế nào?
  • Những địa điểm có thể bán hàng?

Danh sách các kênh phân phối quan trọng, đặt mình vào vị trí của khách hàng, xác định hành trình của họ khi tiếp cận sản phẩm của bạn.

Bước 4: Quan hệ khách hàng

  • Khách hàng kết nối, tương tác với bạn như thế nào?
  • Thương hiệu tương tác với khách hàng qua những nền tảng nào?
  • Bạn lựa chọn những phương pháp nào để tương tác với khách hàng?
  • Mục tiêu mối quan hệ với khách hàng mà bạn mong muốn?
  • Bạn có thể tăng doanh số theo mối quan hệ nào?

Từ đó bạn lập một bản mô tả về mối quan hệ mà bạn mong muốn với những tệp khách hàng mà bạn xác định, ghi chú ra giấy note, nếu những khách hàng này khác nhau.

Bước 5: Dòng doanh thu

Lập danh sách các luồng doanh thu, được liên kết với khách hàng mục tiêu và giải pháp giá trị.

Bước 6: Hoạt động chính

Đây là hoạt động chính mà doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo các ý tưởng kinh doanh thành công.

Ví dụ đối với doanh nghiệp nền tảng kinh doanh dựa trên sản phẩm, hoạt động chính có thể bao gồm việc nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường, liên tục sáng tạo, cải tiến và tạo ra những sản phẩm mới, sản phẩm tốt hơn.

Hoạt động chính có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới giải pháp giá trị.

Bước 7: Nguồn lực chính

Các nguồn tài nguyên chính là những tài sản chiến lược mà doanh nghiệp đang sở hữu hoặc cần tạo dựng, giúp đạt những mục tiêu kinh doanh, đạt được thị phần lớn hơn đối thủ bao gồm: tài chính, con người, tri thức, cơ sở vật chất.

Bước 8: Đối tác chính

Bạn hãy kết nối các Đối tác chính với Hoạt động chính. Hãy liệt kê những đối tác chính của doanh nghiệp và mối quan hệ của họ với những Hoạt động chính như thế nào?

Bước 9: Cơ cấu chi phí

Bạn hãy liên kết những Hoạt động chính vào Cơ cấu chi phí (những hoạt động chính sẽ cần chi phí duy trì). Bạn có thể định giá sản phẩm dựa trên những Hoạt động chính hoặc định giá theo giá trị sản phẩm/ dịch vụ.

Sau khi hoàn thành xong 9 bước trên, bạn đã xây dựng xong Mô hình kinh doanh Canvas cho doanh nghiệp của bạn. Hãy tiếp tục điều chỉnh cho hoàn thiện.

Lời kết

Mô hình kinh doanh Canvas là một công cụ tuyệt vời dành cho mọi người có niềm đam mê với kinh doanh. Đây là một nền tảng quan trọng giúp bạn hệ thống lại thông tin và tiếp tục phát triển những ý tưởng.

Mô hình này được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng. Hãy xây dựng và áp dụng Mô hình kinh doanh Canvas riêng cho doanh nghiệp của bạn. Chắc chắn giúp bạn có cái nhìn toàn diện và tăng tỷ lệ thành công. 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top