Lợi nhuận thuần là gì? 3 nguyên tắc tối ưu doanh nghiệp cần biết

5 min read

Lợi nhuận thuần là gì? 3 nguyên tắc tối ưu doanh nghiệp cần biết

Lợi nhuận thuần là gì? 3 nguyên tắc tối ưu doanh nghiệp cần biết

Lợi nhuận thuần (còn được gọi với tên: Lãi thuần) là chỉ tiêu tài chính quan trọng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Góp phần hiển thị rõ nét hơn toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần là gì? Nguyên tắc nào để đạt được mục tiêu tối ưu lợi nhuận thuần? Mời bạn cùng Jenfi tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết ngay sau đây.

1. Lợi nhuận thuần là gì?

Khái niệm lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần (tiếng Anh: Net profit) là thuật ngữ chỉ phần lợi nhuận thu được từ 2 hoạt động chính: Sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí khác như: Giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí phát sinh,...

Lợi nhuận thuần là gì? 3 nguyên tắc tối ưu doanh nghiệp cần biết

Lợi nhuận thuần còn được biết đến với tên gọi là Lãi thuần. Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Net profit đóng góp tỷ trọng chủ yếu khi tính phần lợi nhuận ròng (khoản lợi nhuận giữ lại cuối cùng) mà doanh nghiệp thu được. 

Tỷ suất lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần (tiếng Anh: Net profit margin ratio) là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu trong một thời kỳ. Net profit margin ratio cho thấy doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ một đồng doanh thu. Đây cũng là chỉ số giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

Theo các chuyên gia kinh tế, do mỗi ngành nghề và loại hình doanh nghiệp có đặc thù riêng. Vì thế chỉ nên so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần giữa những doanh nghiệp cùng hệ quy chiếu. Ví dụ như cùng quy mô, ngành nghề hay loại hình doanh nghiệp để đảm bảo yếu tố khách quan.

2. Vai trò của lợi nhuận thuần

Mục tiêu hàng đầu của hầu hết doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận cũng là yếu tố tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chỉ số lợi nhuận thuần là con số phản ánh trực tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời nắm giữ những vai trò quan trọng như sau đối với từng nhóm đối tượng trong nền kinh tế:

Đối với doanh nghiệp

  • Lợi nhuận thuần là chỉ báo quan trọng giúp những người đứng đầu doanh nghiệp dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh. Qua đó kịp thời có những điều chỉnh, hoạch định chiến lược nhằm tăng mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn. Lợi nhuận thuần hiển thị rõ tình hình kinh doanh đang lãi hay lỗ. 
  • Lợi nhuận thuần ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Là cơ sở để đảm bảo cho việc tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động,...Đây cũng chính là chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý và điều hành của đội ngũ quản lý doanh nghiệp.

Đối với người lao động

  • Lợi nhuận cao không chỉ có ý nghĩa tích cực cho doanh nghiệp mà còn mang đến nhiều lợi ích về phía người lao động. Lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc người lao động có cơ hội nhận được mức đãi ngộ cao hơn, xứng đáng với năng lực của mình.
  • Trên vai trò là những cổ đông, giá trị lợi nhuận thuần cũng là số liệu hỗ trợ xem xét và phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính xác hơn. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn để đảm bảo lợi ích của mình. Trường hợp cổ phần của công ty không đảm bảo được lợi nhuận thuần, giá trị của cổ phần có thể giảm và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. 

Đối với nền kinh tế xã hội

  • Về mặt vĩ mô, khi các doanh nghiệp có nguồn doanh thu cao đồng nghĩa với việc góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia ổn định và vững mạnh.
  • Hơn nữa, chỉ khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì nguồn thu thuế vào ngân sách nhà nước mới ổn định. Cùng với đó là kinh phí để duy trì, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật cho an ninh quốc phòng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hoá,...được tăng lên. Góp phần nâng mức sống của xã hội nói chung và người dân nói riêng.
  • Lợi nhuận thuần cũng là cơ sở dữ liệu hữu ích dành cho các nhà đầu tư, nghiên cứu thị trường trước những quyết định kinh doanh của mình.

3. Cách tính lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần được tính theo công thức như sau:

Lợi nhuận thuần: Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Hoặc ngắn gọn hơn: 

Lợi nhuận thuần là gì? 3 nguyên tắc tối ưu doanh nghiệp cần biết

Trong đó: 

  • Doanh thu thuần: Là doanh thu có được từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Sau khi đã trừ đi những khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,...
  • Giá vốn hàng bán: Là toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm. Bao gồm những loại chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí vận chuyển, chi phí thanh toán lương,...
  • Doanh thu hoạt động tài chính: Nguồn doanh thu từ lãi cho vay vốn, lãi cho thuê tài chính hay những khoản thu về phát sinh như cổ tức, lợi nhuận được phân chia trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí tài chính: Toàn bộ các khoản chi phí doanh nghiệp chi trả cho các hoạt động tài chính.

4. 3 nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần doanh nghiệp cần biết

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu lợi nhuận thuần là gì cũng như vai trò quan trọng của lợi nhuận thuần đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tối ưu được lợi nhuận thuần ở mức cao nhất có thể? Sau đây sẽ là 3 nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần doanh nghiệp cần hiểu và áp dụng.

Lợi nhuận thuần là gì? 3 nguyên tắc tối ưu doanh nghiệp cần biết

Đảm bảo nguyên tắc tài chính: Thu – Chi > 0

Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh để doanh nghiệp có được lợi nhuận là: Doanh thu luôn phải lớn hơn Chi. Đồng nghĩa với: Thu – Chi phải lớn hơn 0. Để có thể đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản này, cần lưu ý một số nội dung sau đây:

  • Chú trọng vào đầu tư quản lý nguồn thu - chi. Có những phân tích và dự đoán tổng quan trên số liệu thu chi định kỳ để có cái nhìn tổng quan. Hướng tới tối ưu hoá lợi nhuận.
  • Kiểm soát chặt chẽ về hoạt động xuất nhập kho, vật tư hàng hoá,...Tránh để tình trạng hàng tồn ứ đọng, ảnh hưởng đến khả năng xoay vòng vốn lưu động
  • Thường xuyên kiểm soát công nợ chặt chẽ. Có chính sách xử lý nợ triệt để. Tránh dẫn đến mất khả năng thanh toán, tăng chi phí lãi vay.
  • Triển khai kế hoạch tài chính rõ ràng. Đảm bảo có thể kiểm soát được dòng tiền và chủ động trong kế hoạch thu - chi hay thanh toán nợ.

Xây dựng kế hoạch tài chính để luôn đảm bảo lưu thông dòng tiền 

Việc lập kế hoạch tài chính được đánh giá rất quan trọng đối với 1 doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng tới các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này. 

Nguyên tắc thu chi trong doanh nghiệp luôn phải đảm bảo 3 vấn đề:

  • Có kế hoạch dòng tiền.
  •  Cân đối thu chi.
  • Thu lại vốn đầu tư.

Để đánh giá được hiệu quả đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp một cách khách quan. Cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên.

Kịp thời nắm bắt các chỉ số về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp

Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi để nắm bắt bao quát về những chi số Thu - Chi của doanh nghiệp.

Bộ phận chuyên trách sẽ dựa trên những số liệu dự báo doanh thu, chi phí,... và các báo cáo tài chính trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính dự đoán trong tương lai. Hướng đến các mục tiêu cũng như sự ưu tiên của doanh nghiệp. 

Hy vọng những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn nắm rõ về khái niệm lợi nhuận thuần là gì, vai trò cũng như các nguyên tắc góp phần tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đừng quên thường xuyên theo dõi Blog của Jenfi để cập nhật nhiều hơn các thông tin hữu ích về tài chính nhé!

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top