Growth Hacking: Chiến Lược Phễu 5 Tầng Và Ví Dụ Growth Hack Thành Công Của Các Tập Đoàn Toàn Cầu

5 min read

Growth Hacking: Chiến Lược Phễu 5 Tầng Và Ví Dụ Growth Hack Thành Công Của Các Tập Đoàn Toàn Cầu

Growth Hacking

Growth hacking là khái niệm quen thuộc với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Khi nói đến chiến dịch Growth hacking, chúng ta hình dung được những thủ thuật marketing “tên lửa”. Những chiến dịch ấy mang sức công phá lớn, giúp doanh nghiệp thu lại hiệu quả doanh thu vượt bậc.

Growth hacking là gì?

Growth hacking (còn được gọi là 'tiếp thị tăng trưởng') là việc sử dụng các chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số tiết kiệm chi phí và hiệu quả để phát triển và duy trì cơ sở người dùng tích cực, bán sản phẩm và tiếp cận.

Phương pháp này tập trung tối đa năng lực vào các chiến lược tăng trưởng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như những công ty khởi nghiệp hầu hết đều áp dụng Growth hacking ở giai đoạn đầu kinh doanh. 

Mục tiêu cốt lõi là thu hút đối tượng tiềm năng một cách tối đa với ngân sách tối ưu và trong thời gian ngắn nhất. 

Chiến dịch Growth hacking được thiết lập dựa trên hai kim chỉ nam quan trọng: Giảm chi phí đầu tư trên mỗi khách hàng mới và Đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng bền vững dài hạn.

Vì sao Growth hacking ra đời?

Các phương tiện truyền thống như báo chí, truyền hình, bảng hiệu quảng cáo,... mang lại hiệu quả nhận diện rất tích cực. 

Tuy nhiên, để phát sinh doanh thu trực tiếp, chúng ta cần thực hiện thêm nhiều thủ thuật gom phễu khách hàng sau đó. Chi phí của những nền tảng quảng bá này là rất cao. 

Các doanh nghiệp đã có nguồn vốn vững chắc hoàn toàn có thể tận dụng triệt để hiệu quả của chúng. Nhưng với những công ty khởi nghiệp thì sẽ khó khăn hơn.

Growth hacking được dùng để thay thế cho các phương thức tiếp thị truyền thống. Những hình thức Growth hacking phổ biến nhất hiện tại là: 

  • Tiếp Thị Mạng Xã Hội
  • Quảng Bá Nội Dung Lan Tỏa
  • Chạy Quảng Cáo Nhắm Mục Tiêu. 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn những nền tảng nổi trội như: Google, Facebook, Instagram, Tik tok,...

Cùng xem thêm: Chạy quảng cáo hiệu quả Facebook Ads & Google Ads

Ưu điểm của phương pháp Growth hacking

Growth Hacking

Growth hacking giúp tối ưu hóa tài nguyên

Một trong những nhu cầu nền tảng khi thiết lập chiến dịch Growth hacking là tối ưu tài nguyên doanh nghiệp. 

Bên cạnh những tài nguyên về ngân sách, doanh nghiệp sẽ tập trung vào tài nguyên khách hàng. Vừa tăng trưởng vững chắc, vừa giữ chân khách hàng cũ sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường.

Doanh nghiệp luôn sở hữu một lượng tài nguyên khổng lồ nhưng thường xuyên bị quên lãng. 

Đối với công ty khởi nghiệp, việc trưng dụng tối đa tài nguyên công ty từ ngân sách, công cụ, khách hàng, nhân sự,... sẽ giúp doanh nghiệp dễ thu về lợi nhuận dương hơn. Đây là kết quả tuyệt vời mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới.

Là phương án thử nghiệm sản phẩm hiệu quả

Sản phẩm có hiệu quả hay không sẽ do chính thị trường phản hồi với bạn. 

Thay vì thử nghiệm sản phẩm tại phòng thí nghiệm hoặc tại công ty với quy mô nhỏ, Growth hacking sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra tính thuyết phục của sản phẩm ở bên ngoài thị trường. 

Nếu phát hiện vấn đề cần khắc phục, doanh nghiệp ngay lập tức có thể dừng truyền thông và tái tiếp thị sau đó chỉ trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp dễ dàng sáng tạo, tối ưu chiến dịch dựa trên kết quả thực nghiệm.

Growth hacking hiệu quả với phễu 5 tầng

Growth Hacking

Công thức phễu AARRR được xem là nền tảng thực hiện Growth hacking hiệu quả. Trong đó:

Acquisition hoặc Awareness (Chuyển đổi - Nhận thức)

Tạo ra nhận thức thương hiệu dựa trên hiệu quả chuyển đổi từ các phương thức quảng bá, ví dụ:

  • SEO - tối ưu từ khóa
  • Truyền thông xã hội - Facebook, Instagram, Tiktok, Linked,...
  • Ứng dụng và tiện ích
  • Quảng cáo

Activation (Kích hoạt hành động)

Tạo ra lời kêu gọi giúp người dùng thực hiện các hành động mục tiêu hoặc các bước tiếp theo sau lần đầu tiên họ tiếp xúc với sản phẩm, website, hoặc nội dung. Ví dụ:

  • Truy cập các trang liên kết.
  • Dành nhiều thời gian trên trang web hoặc ứng dụng.
  • Đăng ký nhận bản tin.
  • Đăng ký dùng thử miễn phí.

Retention (Duy trì tương tác)

Sau khi “kích hoạt hành động” thành công, doanh nghiệp cần theo dõi xem có bao nhiêu người đang tiếp tục quan tâm đến thương hiệu. Nhưng chỉ số thể hiện khả năng duy trì tương tác của họ bao gồm:

  • Tái truy cập trang web/fanpage/ứng dụng… nhiều lần trong một khung thời gian nhất định.
  • Mở email của công ty.
  • Đăng ký nguồn cấp dữ liệu RSS, tức là đồng ý nhận thông báo bài đăng mới.

Revenue (Phát sinh doanh thu)

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu doanh thu thực tế cho khách hàng tiềm năng. Việc xác định này giúp doanh nghiệp dự liệu chi phí nhằm tăng trưởng lợi nhuận. Những chỉ số cần lưu ý:

  • Doanh thu tối thiểu
  • Doanh thu hòa vốn
  • Doanh thu vượt quá chi phí mua lại của khách hàng.

Referral (Giới thiệu)

Nên theo dõi các chỉ số giới thiệu của khách hàng. Đây là những chỉ số khó theo dõi nhất, vì mọi người sử dụng mọi cách để nói với người khác về thương hiệu mà họ tin tưởng. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể thiết lập các công cụ và chiến dịch để theo dõi các lượt giới thiệu, chẳng hạn như:

  • Email có nhúng link khuyến mại giới thiệu
  • Những sự kiện hoặc mini game giới thiệu
  • Các chiến dịch tiếp thị khác được thiết kế để giúp khách hàng dễ dàng chia sẻ sản phẩm với những người khác.

Ví dụ về growth hacking của các tập đoàn thế giới

Dưới đây là một số ví dụ về các vụ growth hacking nổi tiếng trong việc tạo ra kết quả lớn của các công ty công nghệ hàng đầu:

  • Hotmail - 'Nhận email miễn phí của bạn tại Hotmail' với liên kết đến trang đăng ký được tự động thêm vào chữ ký của người dùng
  • Twitter - Email thông báo tự động
  • DropBox - Chiến thuật ‘giới thiệu một người bạn’ được khuyến khích để thu hút người dùng mới
  • Airbnb - đăng chéo tất cả các danh sách mới trên Craigslist miễn phí
  • LinkedIn - Xác nhận bằng một cú nhấp chuột cho các kết nối hiện có
  • YouTube - Giúp mọi người chia sẻ video YouTube trên các trang web của riêng họ dễ dàng nhất có thể bằng cách cung cấp mã nhúng

Bằng cách kiểm tra, theo dõi các chiến lược hiệu quả và loại bỏ những gì không hiệu quả là tiền đề của growth hacking. Chỉ khi bạn xây dựng giả thuyết, thử nghiệm và tinh chỉnh các chiến lược mới có thể phát hiện được chiến lược growth hack phù hợp với doanh nghiệp của mình!

Tạm kết

Nhiều ưu điểm nhưng Growth hacking không phải thần dược cho doanh thu! 

Doanh nghiệp cần tỉnh táo để lựa chọn nền tảng tiếp cận phù hợp với điều kiện của sản phẩm. Growth hacking chỉ mang lại hiệu quả khi chiến lược được thiết lập phù hợp với mô hình kinh doanh và điều kiện đặc trưng của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, việc thiết lập KPI dựa trên những chỉ số mục tiêu là chìa khóa giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả trung thực nhất. 

Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top