Dropshipping Là Gì? Mô Hình Dropship Có Xứng Đáng Để Khởi Nghiệp Trong 2022?

5 min read

Dropshipping Là Gì? Mô Hình Dropship Có Xứng Đáng Để Khởi Nghiệp Trong 2022?

Dropshipping Là Gì?

Dropshipping Là Gì?

Dropshipping Là Gì? Định nghĩa

Dropshipping là phương pháp kinh doanh hoàn thiện đơn hàng mà trong đó người kinh doanh không cần phải mua hàng hóa dự trữ từ trước. Người kinh doanh (chủ doanh nghiệp) sẽ chỉ mua hàng hóa từ bên thứ ba - thường là một nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất - mỗi khi có đơn đặt hàng.

Sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình kinh doanh dropshipping và mô hình bán lẻ truyền thống là không có sự tham gia (hoặc ít) các bên trung gian, và bên kinh doanh không cần phải lưu trữ hàng hóa tại kho riêng.

Điều này tạo cơ hội cho nhiều người kinh doanh với vốn ít có thể bắt đầu khởi nghiệp, tuy nhiên cũng vì có quá nhiều người tham gia dropship, sự cạnh tranh của mô hình này cực kỳ khốc liệt. 

Vậy liệu dropshipping có thật sự là một mô hình kinh doanh có lợi nhuận? Bạn cần biết gì trước khi bắt đầu kinh doanh dropship? Hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu về mô hình dropshipping kinh doanh thương mại điện tử, và cách để bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay.

Mô Hình Dropshipping Hoạt Động Như Thế Nào

Mô Hình Dropshipping Hoạt Động Như Thế Nào

Có hai cách để bạn có thể bắt đầu kinh doanh dropship tại Việt Nam: một là tìm kiếm một nhà sản xuất tại địa phương chấp nhận là nhà phân phối dropship cho bạn. 

Cách thứ hai là sử dụng ứng dụng tập trung nhà phân phố dropship như Droppii, Cuccu, Prtintub,... Với các App này, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm phù hợp có sẵn trên nền tảng, kết nối sản phẩm với những kênh truyền thông hoặc website riêng của mình.

Một khi có một khách hàng mua một sản phẩm, bạn chỉ cần bấm nút đặt hàng gửi đến các nền tảng, và sản phẩm đó sẽ được đóng gói hoàn thiện gửi đến khách hàng với mức giá, thương hiệu…do bạn ấn định.

Trên thế giới, nguồn hàng dropshipping phổ biến đến từ Aliexpress, một trong những nền tảng bán lẻ lớn nhất tại Trung Quốc kết hợp với ứng dụng DSers, một app từ Shopify giúp chủ doanh nghiệp tìm kiếm sản phẩm và tự động hóa quy trình dropshiping sản phẩm trên Aliexpress về website. 

Các nền tảng dropship khác như Wholesale2B, SaleHoo, Doba,... cũng cung cấp hàng triệu mặt hàng dropshipping với hàng trăm thể loại: từ thời trang, đồ điện tử, mỹ phẩm, handmade…

Quy trình Dropshiping gồm 4 bước

  1. Khách hàng của bạn đặt một sản phẩm trên website của bạn
  2. Website của bạn sẽ gửi thông tin đơn hàng một cách tự động đến đơn vị dropship
  3. Đơn vị cung cấp hàng hóa dropship sẽ chuẩn bị và gửi đơn hàng đến khách hàng theo thông tin bạn cung cấp
  4. Bạn thanh toán chi phí mua hàng hóa dropship, thu lợi nhuận.

Nhìn qua, có vẻ dropshipping là một mô hình hoàn hảo cho dân kinh doanh vì quy trình khá đơn giản, hàng hóa lại phong phú, dễ làm giàu. Nhưng thực tế để kinh doanh dropshipping thành không không đơn giản như vẻ bề ngoài của mô hình này. Cũng giống như bất kỳ các mô hình kinh doanh e-commerce nào khác, bạn cần đầu tư công sức, marketing, chi phí… để thành công.

Để hiểu rõ hơn về lợi ích và mặt trái của mô hình dropshipping, hãy đọc tiếp phần sau đây.

7 Lợi Ích Khi Kinh Doanh Dropshipping

7 Lợi Ích Khi Kinh Doanh Dropshipping

Với quy mô 15 tỷ USD, ngành công nghiệp kinh doanh dropshipping là một mô hình phù hợp cho những người mới bắt đầu kinh doanh vì rất dễ tiếp cận, thậm chí không hề có bất kỳ rào cản nào như kinh doanh truyền thống. 

Với dropshipping, bạn có thể kiểm tra nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau mà không cần tốn nhiều kinh phí, từ đó học được cách tìm kiếm sản phẩm và thị trường tiềm năng. 

Dưới đây là top 7 lý do tại sao dropshipping lại là mô hình kinh doanh phù hợp cho người mới và các doanh nghiệp SME.

Cần ít vốn đầu tư ban đầu

Một trong những lợi thế lớn nhất của dropshipping là bạn không cần tốn hàng chục triệu đồng để mua hàng hóa lưu kho trước khi mở một gian hàng kinh doanh thương mại điện tử. Với mô hình bán lẻ truyền thống, nhà kinh doanh thương tốn một khoản tiền lớn để mua hàng hóa dự trữ và bán dần ra thị trường.

Ở mô hình dropshipping, bạn chỉ phải mua hàng hóa khi có đơn hàng được đặt (và thanh toán trước) từ khách hàng. Vì không phải đầu tư chi phí tốn kém ban đầu để mua hàng, bạn có thêm nguồn lực để tìm kiếm sản phẩm và có thể kinh doanh thành công với ít vốn. 

Thêm vào đó, vì không phải tốn tiền mua hàng, bạn cũng ít chịu rủi ro về hàng hóa lỗi thời, hư hỏng, hết hạn… như các cửa hàng kinh doanh truyền thống.

Bắt đầu dropshipping dễ dàng

Việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn nếu bạn không phải xử lý các sản phẩm vật lý. Do đó, khi kinh doanh dropshipping, bạn sẽ không phải:

  • Quản lý hoặc thanh toán chi phí thuê kho bãi
  • Đóng gói và vận chuyển đơn đặt hàng của bạn
  • Theo dõi hàng tồn kho
  • Xử lý hàng trả lại và hàng gửi đến
  • Liên tục đặt hàng sản phẩm và quản lý lượng hàng tồn kho

Giảm chi phí gián tiếp

Do bạn không phải mua hàng tồn kho và quản lý kho hàng, chi phí gián tiếp (overhead cost) nhìn chung sẽ ở mức thấp. Trên thực tế, khi kinh doanh dropshipping bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh tại nhà, chỉ cần một chiếc máy tính xách tay và một vài khoản chi phí định kỳ để hoạt động. 

Khi công việc kinh doanh của bạn phát triển, các khoảng chi phí này có thể sẽ tăng lên nhưng vẫn sẽ thấp so với các doanh nghiệp truyền thống.

Địa điểm linh hoạt

Một doanh nghiệp dropshipping có thể hoạt động tại bất kỳ đâu, chỉ cần có internet kết nối. Chỉ cần bạn có thể giao tiếp với bên phân phối và khách hàng, bất kỳ đâu cũng có thể trở thành văn phòng của bạn.

Sản phẩm đa dạng

Vì bạn không cần phải mua trước sản phẩm để bán, bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình hàng loạt sản phẩm theo xu hướng hiện có. Nếu bên phân phối có sản phẩm mới, bạn cũng có thể bán ngay các sản phẩm này mà không cần thêm bất kỳ chi phí nào.

Dễ dàng kiểm tra sản phẩm, đánh giá thị trường

Chủ cửa hàng có thể dễ dàng kiểm tra xem khẩu vị của người dùng bằng cách thêm một số sản phẩm vào cửa hàng ecommerce của mình. Lợi ích của mô hình dropshipping là khả năng thử nghiệm các sản phẩm mới để tìm ra sản phẩm chiến thắng mà không phải mua hàng hóa tích trữ.

Dễ dàng mở rộng quy mô

Khi kinh doanh truyền trống, nếu bạn nhận được số lượng đơn hàng tăng gấp đôi, nghĩa là bạn phải tốn thêm gấp đôi công sức để đóng gói, giao nhận,.. Tuy nhiên do mô hình dropshipping chuyển các công việc này sang nhà phân phối, do đó bạn sẽ không cần tốn thêm sức khi mở rộng quy mô kinh doanh.

Gợi ý: Hãy sử dụng nguồn vốn từ Jenfi để mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh số với nhiều lợi ích như: tiếp cận tính năng Jenfi Insights, Phân tích và tối ưu hiệu suất kinh doanh, Quản lý đơn hàng…khi kinh doanh dropship tại Việt Nam.

Bất lợi của mô hình dropshipping

Bất lợi của mô hình dropshipping

Với những ưu thế kể trên, dropshipping là một trong những mô hình kinh doanh có sức hấp dẫn đối với những người kinh doanh thương mại điện tử, thậm chí những doanh nghiệp sản xuất cũng có thể tăng doanh số bằng cách tham gia vào chuỗi giá trị với vai trò là bên phân phối. 

Tuy nhiên, dropshipping cũng có những khuyết điểm bạn cần suy xét.

Cạnh tranh 

Cạnh tranh cao là một trong những bất lợi lớn của mô hình dropshipping cũng bởi vì do mô hình này không có rào cản. Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh dropship, nghĩa là có rất nhiều đối thủ cùng kinh doanh một mặt hàng. 

Cách tiếp cận khách hàng và làm marketing khi kinh doanh dropship sẽ là công cụ chính để bạn vượt qua đối thủ và khác biệt hóa các sản phẩm kinh doanh của mình.

Lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp

Lợi nhuận thấp cũng là một bất lợi lớn khi kinh doanh dropshipping. Bởi vì chi phí trung gian (overhead) thấp, do đó các gian hàng ecommerce kinh doanh dropship có thể bán sản phẩm với biên lợi nhuận chỉ vài phần trăm với mục tiêu tăng doanh số.

Những gian hàng kinh doanh dropshipping như vậy thường sẽ không tập trung vào phần phục vụ khách hàng và hậu mãi, tuy nhiên khách hàng cũng vẫn sẽ so sánh giá cả trên các gian hàng của họ và của bạn! Điều này vô hình trung tạo ra sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt về giá khi kinh doanh dropship. 

Để giải quyết bài toán lợi nhuận và có thể tồn tại lâu dài khi kinh doanh dropshipping sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Vấn đề hàng hóa

Nếu bạn mua hàng hóa và lưu tại kho của mình, việc kiểm tra, xác nhận số lượng hàng hóa đang có sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên khi kinh doanh dropship, bạn sẽ có thể phải lấy nguồn hàng từ nhiều kho hàng khác nhau, do đó việc xác nhận hàng hóa có còn trong kho hay không sẽ phải được thực hiện liên tục.

Để giải quyết vấn đề hàng hóa, bạn có thể sử dụng App để kiểm tra số lượng hàng hóa tự động: một khi hàng hóa không còn đủ số lượng trong kho hàng, app sẽ tắt sản phẩm để tránh tình trạng khách đặt nhưng không có hàng để giao.

Vấn đề trong khâu vận chuyển hàng

Giả sử, khách hàng của bạn có một đơn hàng gồm 3 mặt hàng, và 3 mặt hàng này đến từ 3 kho khác nhau - nghĩa là bạn phải thanh toán chi phí vận chuyển 3 lần để hoàn thành một đơn hàng. Bên cạnh đó, phần chi phí này cũng không thể chuyển sang bên khách mua - do đó việc tính toán chi phí vận chuyển cũng là một bất lợi trong kinh doanh dropship.

Một số câu hỏi thường gặp về dropshipping cho người mới

Tôi cần bao nhiêu tiền để bắt đầu kinh doanh dropship

Sẽ không có câu trả lời chính xác vì số tiền để bắt đầu hoàn toàn phụ thuộc vào mặt hàng bạn dự định kinh doanh. Bạn có thể thậm chí bắt đầu với số vốn là 0 đồng - khi kinh doanh các sản phẩm dạng kỹ thuật số (ebook, file hình ảnh,...) hay có thể lên vài chục triệu đồng với các sản phẩm như drone, thời trang cao cấp…

Tuy nhiên, đa số các dropshipper (người kinh doanh dropship) đều đông ý rằng đây là một số chi phí chung cần thiết gồm:

  • Gian hàng online: miễn phí (trên các sàn thương mại điện tử) hoặc vài trăm nghìn/ tháng (Shopify).
  • Tên miền: từ 200.000 VND/ năm
  • Đơn hàng mẫu: biến động
  • Chi phí quảng cáo online: biến động, từ 2 triệu - 10 triệu/ tháng

Kinh doanh dropshipping có thể kiếm được bao nhiêu tiền?

Mô hình kinh doanh dropshipping giống như công việc của một nhà sưu tập sản phẩm, lựa chọn sản phẩm phù hợp và quảng bá để tiếp cận người dùng. Do đó, dropshipper thường phải chi tiêu cho 3 phần chính: marketing, chi phí hỗ trợ người dùng, và chi phí mua hàng.

Với những loại chi phí này, mô hình dropshipping có lời khi tổng doanh số lớn hơn tổng chi phí cho 3 phần này. Thang đo lợi nhuận phổ biến cho mô hình dropshipping sẽ là CAC (Customer Aquisition Cost) - Chi phí để có được một khách hàng và giá sản phẩm của bạn.

Có nên kinh doanh dropshipping trong 2022?

Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu điểm và bất lợi và dropshipping cũng không hề ngoại lệ. Với những ưu và nhược điểm của dropshipping kể trên, có thể thấy rằng một khi bạn lên kế hoạch cẩn thận và có chiến lược marketing hiệu quả - những bất lợi của dropshipping đều có thể giải quyết, và những gì còn lại sẽ là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận với sự linh hoạt, dễ dàng tăng trưởng.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top