Chứng Khoán Cho Người Mới Bắt Đầu: Tổng Hợp Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán

5 min read

Chứng Khoán Cho Người Mới Bắt Đầu: Tổng Hợp Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán

 

Chứng khoán là gì?

Hiện nay, chơi chứng khoán là một trong những hoạt động đầu tư phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ đóng vai trò quan trọng để vận hành doanh nghiệp mà chứng khoán còn là công cụ sinh lợi cho cá nhân, tổ chức. Vậy chứng khoán là gì? Bài viết dưới đây từ Jenfi Capital sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chứng khoán cho người mới bắt đầu một cách đầy đủ và chi tiết nhất. 

Chứng khoán là gì?

chứng khoán là gì - jenfi.vn

Chứng khoán là gì? Chứng khoán là những tài sản tài chính mang lại thu nhập và khi cần đến, đối tượng sở hữu có thể bán nó đi để thu tiền về vì thế nó được xem như một công cụ tài chính, hàng hóa của thị trường chứng khoán. 

Sau khi phát hành, tùy thuộc vào cung cầu thị trường, những loại hình chứng khoán có thể được mua đi hoặc bán lại nhiều lần trên thị trường chứng khoán theo các mức giá khác nhau do chủ sở hữu định giá.

Chứng khoán có rất nhiều loại, ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; chứng khoán phái sinh (derivative) và vâng vâng. Chúng ta sẽ làm rõ từng loại tài sản này ở phần bên dưới.

Vậy còn thị trường chứng khoán là gì? Đây là nơi diễn ra các hoạt động, giao dịch mua bán chứng khoán theo quan hệ cung cầu dựa vào nguyên tắc vận hành của thị trường.  Xét theo sự lưu thông, luân chuyển vốn của chứng khoán thì có hai loại thị trường chứng khoán hiện nay là: 

  • Thị trường sơ cấp (Primary market): Thị trường mua bán các loại hình chứng khoán vừa mới được phát hành. 
  • Thị trường thứ cấp (Secondary market): Thị trường diễn ra hoạt động giao dịch mua bán các loại hình chứng khoán có ở thị trường sơ cấp.

Bên cạnh đó, nếu xét theo phương diện tổ chức và thực hiện giao dịch thì thị trường chứng khoán lại được chia thành ba loại như sau: 

  • Thị trường chứng khoán tập trung: Thị trường mua bán, giao dịch chứng khoán được diễn ra có tổ chức tập trung tại địa điểm nào đó, thông thường sẽ là Sở giao dịch chứng khoán như HNX, HOSE.
  • Thị trường chứng khoán bán tập trung (OTC): Nơi thực hiện mua bán chứng khoán trên các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại. Thị trường này không có bất kì trung tâm giao dịch tập trung nào. 
  • Thị trường chứng khoán phi tập trung: Còn được gọi là thị trường thứ ba hoặc thị trường tự do. Đúng như tên gọi, thị trường này có hoạt động giao dịch mua bán được diễn ra tự do, không có bất kỳ ràng buộc nào. 

Chứng khoán cho người mới bắt đầu: Trước khi chơi chứng khoán, bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm. Bất cứ ai muốn đầu tư và tham gia thị trường chứng khoán cũng nên hiểu rõ từ phần “gốc” để có thể tiến đến các thông tin chuyên sâu hơn. 

Có những loại hình chứng khoán nào?

Có những loại hình chứng khoán nào? - jenfi.vn

Dù là chơi chứng khoán online hay chứng khoán trực tiếp thì một Newbie cũng phải nắm rõ các loại hình chứng khoán để đầu tư, tham gia giao dịch sao cho chính xác. Hiện nay, có 5 loại chứng khoán chính như sau.

Cổ phiếu 

Cổ phiếu là loại hình chứng khoán được biết đến như một giấy chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ mà nhà đầu tư đã đóng dấu nhằm xác nhận quyền sở hữu, lợi ích hợp pháp của đối tượng sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn cổ phần của công ty. Có hai loại cổ phiếu hiện nay: 

Cổ phiếu phổ thông (Common Stock)

Cổ phiếu phổ thông (Common Stock) hay còn được biết đến với cái tên Cổ phiếu thường. Đây là loại hình cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phiếu có ở cổ phần công ty dùng để xác định quyền sở hữu của một cổ đông nào đó. 

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): Có tính chất vừa giống cổ phiếu phổ thông vừa giống trái phiếu. Là loại hình cổ phiếu có cổ tức được thể hiện bằng số tiền đã in trên cổ phiếu hoặc tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá cổ phiếu. 

Trái phiếu

Bên cạnh cổ phiếu thì trái phiếu cũng là loại hình chứng khoán cực kỳ phổ biến. Trái phiếu (Bond) hay còn gọi là chứng khoán nợ. Đến thời gian đáo hạn, đối tượng thực hiện thao tác phát hành trái phiếu sẽ phải trả lẫn lãi cả gốc cho những ai sở hữu hình thức chứng khoán này. Có thể phân loại trái phiếu như sau:  

  • Căn cứ vào chủ thể phát hành: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương và trái phiếu công ty. 
  • Căn cứ vào lợi tức của trái phiếu: Trái phiếu lãi suất cố định, trái phiếu lãi suất không cố định, trái phiếu lãi suất bằng 0. 
  • Căn cứ vào mức đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo, trái phiếu không đảm bảo.
  • Căn cứ vào hình thức của trái phiếu: Trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh. 
  • Căn cứ vào tính chất của trái phiếu: Trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại.

Chứng khoán phái sinh

Chứng Khoán Phái Sinh hay Derivative, là loại hình chứng khoán được hình thành dựa trên giá trị của các loại tài sản cơ sở như tài sản, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu,... Chứng khoán phái sinh được xem như là công cụ để đối tượng sử dụng có thể tránh được các rủi ro khác nhau hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ các biến động của giá tài sản gốc. 

Chứng chỉ quỹ 

Chứng chỉ quỹ là loại hình chứng khoán được dùng để xác nhận quyền sở hữu một phần vốn nào đó được đóng góp trong quỹ đại chúng của nhà đầu tư. Trong đó, quỹ đại chúng được hình thành bởi vốn góp của nhà đầu tư nhằm đầu tư vào thị trường chứng khoán để kiếm thêm lợi nhuận. 

Chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán

Chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán có 3 loại như sau: 

  • Chứng quyền: Một loại chứng khoán được trao cho đối tượng sở hữu quyền được mua một số lượng nhất định chứng khoán nào đó với mức giá và thời gian nhất định. 
  • Chứng kế: Đi kèm với trái phiếu. Chứng kế dùng để xác định quyền được mua cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định nào đó. 
  • Chứng chỉ thụ hưởng: Giấy xác nhận quyền lợi khách hàng.

Mở tài khoản chứng khoán cho người mới bắt đầu như thế nào?

cách mở tài khoản chứng khoán - jenfi.vn

Để có thể tiếp thu những kiến thức nền tảng khi chơi chứng khoán đối với người mới bắt đầu thì dù là chơi chứng khoán trong nước hay chơi chứng khoán quốc tế, bạn cũng cần phải nắm rõ cách mở tài khoản chứng khoán. 

Để có thể mở được tài khoản chứng khoán, bạn cần phải đến trực tiếp tại địa chỉ chi nhánh phòng giao dịch công ty chứng khoán cùng các giấy tờ tùy thân bắt buộc vẫn còn hiệu lực như căn cước công dân.  

Nếu bạn quá bận rộn và không thể ra ngoài vào giờ hành chính thì bạn cũng có thể mở tài khoản chứng khoán trên hình thức trực tuyến. Với sự phát triển của Internet thì hầu như các công ty chứng khoán đều cho phép khách hàng của mình mở tài khoản mọi lúc mọi nơi mà không sợ bất kỳ gián đoạn thời gian nào. 

5 Bước mở tài khoản chứng khoán

Bước 1: Truy cập vào website chính thức của công ty chứng khoán. 

Bước 2: Thực hiện điền thông tin theo yêu cầu gồm có: 

  • Số điện thoại
  • Địa chỉ Email

Bước 3: Sau khi đã nhận được mã OTP và nhập vào ô trống, tiếp tục chụp mặt trước và sau của CCCD.

Bước 4: Tiến hành điền các thông tin theo biểu mẫu mà công ty chứng khoán yêu cầu như: 

  • Họ và tên 
  • Số PIN 
  • Ngày tháng năm sinh
  • Mã số thuế
  • Địa chỉ thường trú
  • Tài khoản ngân hàng

Bước 5: Nhấn Đăng ký để hoàn tất thao tác mở tài khoản. 

Nếu bạn được công ty chứng khoán cấp cho địa chỉ Email theo yêu cầu thì nên sử dụng nó để cập nhật và hoàn tất hồ sơ. 

Tiến hành chuẩn bị các hồ sơ bao gồm: 1 bản cứng đăng ký mở tài khoản, 1 bản cứng đăng ký sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán và 1 ban photo CCCD. 

Bạn gửi đầy đủ giấy tờ này đến văn phòng giao dịch của công ty chứng khoán . Sau đó, bạn cần phải hoàn thiện hợp đồng mở tài khoản trong thời gian quy định kể từ khi tài khoản online được định danh. 

Nếu quá thời hạn nhưng vẫn không hoàn tất hợp đồng thì bạn sẽ mất quyền truy cập vào tài khoản. 

Người mới bắt đầu cần nắm những gì về chứng khoán

Không chỉ nắm rõ các khái niệm, loại hình chứng khoán mà bất cứ ai có nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng phải nắm rõ các. Sau đây là kiến thức cơ bản về chứng khoán cho người mới bắt đầu.

Thời gian giao dịch sàn chứng khoán

Hiện nay, ở Việt Nam có ba sàn giao dịch chính là HOSE, HNX và UPCOM. Cả ba sàn giao dịch này đều có chung thời gian giao dịch chứng khoán là 9h00 - 11h30 và 13h00 - 15h00 hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6 trừ các ngày lễ theo quy định của pháp luật. 

Bản chất, UPCOM không phải là một sàn giao dịch cho nên dưới đây là thời gian giao dịch chứng khoán cụ thể cho HOSE và HNX. 

 

HNX HOSE
9h00 - 9h15 Khớp lệnh liên tục  Khớp lệnh định kỳ (ATO)
9h15 - 11h30 Khớp lệnh liên tục
11h30 - 13h00 Nghỉ trưa 
13h00 - 14h30 Khớp lệnh liên tục  Khớp lệnh liên tục 
14h30 - 14h45 Khớp lệnh định kỳ (ATC) Khớp lệnh định kỳ (ATC)
14h45 - 15h00 Khớp lệnh sau giờ  Khớp lệnh thỏa thuận
  • ATC (At the close): Xác định mức giá đóng cửa trong 1 ngày giao dịch.
  • ATO (At the open): Xác định mức giá mở cửa trong 1 ngày giao dịch.
  • Khớp lệnh liên tục: Đây là phiên giao dịch mà trong đó, các lệnh mua hoặc bán sẽ được ngay lập tức khớp khi nhập vào hệ thống. 
  • Khớp lệnh sau giờ (PLO): Thực hiện mua bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc ATC. 
  • Khớp lệnh thỏa thuận: Hoạt động diễn ra khi có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trên sàn giao dịch chứng khoán. 

Cách đọc bảng chứng khoán

Nắm được thời gian giao dịch của sàn chứng khoán thì làm thế nào để chúng ta có thể hiểu và đọc được các ký tự có trên đó? Sau đây mình sẽ lý giải các ký tự, thuật ngữ có trên bảng chứng khoán cho người mới bắt đầu

  • Mã chứng khoán (Mã CK): Đây là ký tự nằm trong danh sách các mã chứng khoán giao dịch. Nó thường là tên của công ty đó nhưng được viết tắt. 
  • Màu vàng: Giá tham chiếu, là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch gần nhất. 
  • Màu tím: Giá trần, mức giá cao nhất mà người tham gia sàn giao dịch có thể đặt lệnh mua/bán. 
  • Màu xanh dương: Giá sàn, mức giá thấp nhất mà người tham gia sàn giao dịch có thể đặt lệnh mua/bán.
  • Màu đỏ: Giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không là giá sàn. 
  • Màu xanh lá cây: Giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không là giá trần. 
  • Tổng khối lượng khớp (KL): Tổng số khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày. 
  • Bên mua: Mỗi bảng giá đều có Cột 1 và KL 1 (Biểu thị mức giá cao nhất và khối lượng tương ứng), Cột 2 và Kl 2 (Biểu thị mức giá chỉ đứng sau Cột 1 và KL 1) , Cột 3 và KL3 (Biểu thị mức giá ưu tiên sau Cột 2 và KL 2).
  • Bên bán: Tương tự với bên mua nhưng sẽ thực hiện chào báo chứ không mua. 
  • Khớp lệnh: Biểu thị cho sự chấp nhận của bên mua với bên bán. Cột này gồm có +/-, Giá và KL.
  • Cao: Giá cao nhất trong phiên giao dịch nhưng chưa hẳn đã là giá trần. 
  • Thấp: Giá thấp nhất trong phiên giao dịch nhưng chưa hẳn đã là giá sàn.
  • Trung bình: Thực hiện công thức trung bình cộng của Cao và Thấp. 
  • Dư mua/bán: Tại Khớp lệnh liên tục, Dư mua/bán biểu thị cho khối lượng cổ phiếu đang chờ được khớp. Nếu kết thúc 1 ngày giao dịch thì Dư mua/bán biểu thị cho khối lượng cổ phiếu không được thực hiện khớp lệnh. 
  • ĐTNN mua/bán: Khối lượng cổ phiếu đã được mua trong 1 ngày giao dịch bởi Nhà đầu tư nước ngoài. 
  • Chỉ số thị trường: Sự biến động giá. 

Lời kết 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến chứng khoán cho người mới bắt đầu. Dù là đầu tư chơi chứng khoán online hay trực tiếp thì bất kỳ ai có nhu cầu tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản về chứng khoán.

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top