Chi phí cơ hội là gì? Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong mọi tình huống

5 min read

Chi phí cơ hội là gì? Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong mọi tình huống

Chi phí cơ hội là gì? Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong mọi tình huống

Trong một tình huống, những quyết định khác nhau sẽ đưa bạn đến những kết quả khác nhau. Tài nguyên là hữu hạn và điều tạo nên điểm khác biệt chính là những lựa chọn thông minh cho việc làm sao để tận dụng tối đa những gì mình có. Chi phí cơ hội đưa bạn đến những lợi ích đã được bạn lựa chọn bỏ qua để chọn phương án khác. Để hiểu rõ hơn “Chi phí cơ hội là gì”, công thức tính, ý nghĩa cũng như bí quyết để nắm bắt trọn vẹn cơ hội, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây từ Jenfi.

1. Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội là gì? Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong mọi tình huống

Chi phí cơ hội thường được biết đến với cụm từ viết tắt OC - Opportunity Cost. Đây là thuật ngữ đại diện cho những giá trị lợi ích mất đi khi bạn quyết định lựa chọn một mục tiêu khác. Chi phí cơ hội chính là khoản chi phí đánh đổi khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác.

Thuật ngữ Opportunity Cost xuất hiện đầu tiên vào năm 1914 bởi nhà kinh tế học Friedrich von Wieser trong cuốn sách nổi tiếng Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft. 

Trước mỗi quyết định phải lựa chọn để nhận được một lợi ích nào đó, chúng ta buộc phải đánh đổi một giá trị khác, thường sẽ là phương án tốt nhất bị bỏ lỡ. Phần lợi ích mất đi này được gọi là “Chi phí cơ hội”. Chi phí này không nhất thiết phải là tiền bạc hay tài sản cụ thể mà bao gồm cả những lợi ích về tinh thần hay văn hoá,...

Trên thực tế, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà hầu hết những quyết định xoay quanh cuộc sống của chúng ta đều có chi phí cơ hội. Mỗi tình huống đều có rất nhiều sự lựa chọn, khi chọn quyết định đó, bạn sẽ bỏ qua lựa chọn khác. Việc cân nhắc về chi phí cơ hội trước khi ra quyết định là điều vô cùng quan trọng. 

2. Ưu điểm và hạn chế của chi phí cơ hội

Bất kỳ phương án nào cũng tồn tại những ưu - nhược điểm nhất định. Chi phí cơ hội cũng không ngoại lệ. Hiểu rõ về những lợi ích cũng như hạn chế của Opportunity Cost sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn. Từ đó áp dụng chi phí cơ hội đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Chi phí cơ hội là gì? Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong mọi tình huống

Ưu điểm của chi phí cơ hội

  • So sánh giá trị tương đối giữa các lựa chọn, từ đó có quyết định tốt nhất, phù hợp với mục tiêu hướng tới. Sự so sánh giúp bạn ra quyết định sáng suốt và nhận định được tổng quan về lợi ích cũng như những giá trị phải đánh đổi. 
  • Nhận thức được cơ hội bị mất khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Từ đó có những kế hoạch để phần nào khắc phục với những giá trị phải đánh đổi. 

Có thể thấy, chi phí cơ hội mang đến cho bạn sự so sánh tương đối giữa những phương án. Đánh giá được lợi ích bị mất trước khi đưa ra quyết định. Đích đến cuối cùng là lựa chọn được quyết định tốt nhất. Tuy nhiên, Chi phí cơ hội cũng tồn tại những hạn chế nhất định, bạn nên cân nhắc khi sử dụng. 

Nhược điểm của chi phí cơ hội

  • Tốn thời gian: Để xác định được chi phí cơ hội cần nhiều thời gian để tìm kiếm, tổng hợp số liệu, phân tích, so sánh,...Nếu số liệu đầu vào không chính xác hoặc bị hạn chế về mặt thời gian thì kết quả đầu ra không đảm bảo. Chi phí cơ hội lúc này không có giá trị để ứng dụng.
  • Khó xác định chi phí kế toán: Chi phí cơ hội là chi phí dự kiến ở tương lai. Chính vì vậy rất khó để định lượng kế toán. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố phát sinh trong tương lai có thể tác động làm thay đổi chi phí cơ hội. Mục chi phí này vì thế chỉ được sử dụng dưới dạng tương đối và không thể đưa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

3. Cách tính chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội được tính theo công thức rất đơn giản và dễ hiểu như sau: 

OC (opportunity cost) = FO (Return on best foregone option) – CO (return on chosen option)

Trong đó:

  • OC: Chi phí cơ hội
  • FO: Lợi nhuận thu được từ sự lựa chọn hấp dẫn nhất
  • CO: Lợi nhuận thu được từ phương án đã được chọn.

Ví dụ sau sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về chi phí cơ hội:
Bạn có 100 triệu đồng và đang cân nhắc giữa 2 phương án sau:

  1. Đầu tư chứng khoán với lợi nhuận ước tính khoảng 20%/năm. Tương ứng với việc bạn có thể kiếm được khoản lợi nhuận là 20 triệu đồng/năm
  2. Đầu tư bất động sản với lợi nhuận ước tính khoảng 15%/năm. Tương ứng với mức 15 triệu đồng lợi nhuận/năm

Nếu lựa chọn phương án 2 - Đầu tư bất động sản và bỏ qua phương án đầu tư chứng khoán. Bạn sẽ phải đánh đổi chi phí lợi nhuận là: 20 - 15 = 5 triệu đồng/năm

4. Chi phí cơ hội có ý nghĩa gì?

Không chỉ trong kinh doanh mà với bất kỳ sự lựa chọn nào trong cuộc sống, chúng ta đều mong muốn ra quyết định chính xác nhất và thu về kết quả tốt nhất. Bằng cách tính chi phí cơ hội cho các sự lựa chọn này và so sánh chúng trước khi đưa ra quyết định, những quyết định được đưa ra phần nào sẽ được đảm bảo tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại.

Đặt chi phí cơ hội lên bàn cân để xác định lợi ích nhận được và giá trị phải đánh đổi khi lựa chọn phương án này, bỏ qua phương án khác giúp bạn có quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Tận dụng được tối đa những nguồn lực sẵn có để đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất.  

Điểm mấu chốt là đưa ra được những lựa chọn đúng đắn nhất dựa vào những nguồn lực sẵn có để đảm bảo lợi nhuận lớn nhất – tức là giảm thiểu chi phí cơ hội.

5. Chi phí cơ hội và chi phí chìm khác nhau như thế nào?

Chi phí chìm cũng là một trong những loại chi phí tác động đến việc đưa ra những quyết định. Chi phí chìm và Chi phí cơ hội có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa hai loại chi phí này. Mời bạn cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại chi phí theo nội dung dưới đây:

Tiêu chí Chi phí chìm Chi phí cơ hội
Định nghĩa & Vai trò
  • Bao gồm tất cả những chi phí đã phát sinh, không thể thu hồi dù bạn chọn bất kỳ phương án nào.
  • Không tác động đến những quyết định kinh doanh do phát sinh trước khi đưa ra quyết định
  • Là phần giá trị sẽ mất khi lựa chọn phương án này và bỏ qua phương án tốt nhất khác.
  • Là yếu tố tác động trước khi đưa ra quyết định. Góp phần lựa chọn được quyết định mang lại hiệu quả tối ưu nhất
Tính chất
  • Cố định và rõ ràng
  • Khó xác định
Tính toán
  • Có thể tính toán chính xác.
  • Khó tính toán chính xác được do chỉ ước lượng mang tính tương đối. 
Báo cáo
  • Được tính vào bảng cân đối kế toán và Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
  • Không được tính vào bảng cân đối kế toán và Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Vai trò
  • Không phải là cơ sở tác động đến việc đưa ra quyết định
  • Là cơ sở tác động đến việc ra quyết định hiệu quả.

 

6. Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong cuộc sống

Không thể phủ nhận vai trò của chi phí cơ hội trong việc đưa ra quyết định. Vậy làm thế nào xác định được đúng chi phí cơ hội, từ đó nắm bắt được cơ hội tốt nhất trong cuộc sống? Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn làm rõ về chủ đề này.

Cân nhắc kỹ mọi vấn đề

Chắc chắn chúng ta ai cũng từng đứng trước những sự lựa chọn. Đôi khi nhiều cơ hội đến cùng lúc và khiến bạn bối rối. Hãy tỉnh táo để tính toán chi phí cơ hội và cân nhắc tất cả những khía cạnh xung quanh. Cơ hội tốt nhưng khả năng của bạn chưa đủ để thực hiện thì quyết định “liều” đôi khi không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Hãy tính toán chi phí và điều kiện hiện tại của mình có phù hợp hay không? Từ đó đưa ra quyết định tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Chấp nhận đánh đổi chi phí cơ hội ở thời điểm đó để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Hiểu rõ mục tiêu cần hướng tới

Xác định được rõ ràng đích đến là điều tiên quyết giúp bạn tìm ra phương án phù hợp nhất. Hiểu rõ mục tiêu bản thân đặt ra là điều vô cùng quan trọng. Đôi khi cơ hội tốt nhất lại không đưa bạn đến mục tiêu cần hướng tới và ngược lại. Nếu không xác định được mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ loay hoay giữa những phân vân không biết nên chọn phương án nào và để lỡ mất thời điểm vàng.

Tính toán chi phí cơ hội

Như đã nêu trong phần đánh giá ưu - nhược điểm của chi phí cơ hội. Việc tính toán chi phí cơ hội giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về lợi ích giữa các phương án. Nắm bắt kịp thời cơ hội tốt nhất ở thời điểm đó.

Đưa ra quyết định thông minh là điều quan trọng để hạn chế chi phí cơ hội tăng theo thời gian. Hãy đánh giá xem tình huống thực tế có đang phù hợp với quy luật tăng chi phí hay không. Tránh việc phải đánh đổi nhiều cơ hội tốt mà kết quả mang lại không xứng đáng. Chúng ta sẽ cân nhắc chi phí cơ hội dựa trên điều bản thân thực sự mong muốn

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top