7 Loại Chi Phí Nên Cắt Giảm Để Tối Ưu Lợi Nhuận Mà Quản Lý Cần Biết 2022

5 min read

Các Loại Chi Phí Nên Cắt Giảm Để Tối Ưu Lợi Nhuận Mà Quản Lý Cần Biết

cách cắt giảm chi phí

Tối ưu lợi nhuận luôn là bài toán cần được giải quyết xuyên suốt quá trình kinh doanh, nói một cách dễ hiểu, tối ưu lợi nhuận nghĩa là làm cho số dư giữa dòng tiền thu vào với chi phí bỏ ra ngày càng tăng lên.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như công ty khởi nghiệp, việc giữ dòng tiền dương là điều rất quan trọng để đối mặt với những thách thức của thị trường. Để tối ưu lợi nhuận thành công, ngoài tập trung vào việc tăng nguồn thu thì CEO cần quan tâm đến những chi phí hiện có để vạch ra định hướng phù hợp nhất.

Có phải tất cả chi phí đều cần thiết?

Chi phí trong doanh nghiệp được phân ra làm 2 loại:

  • Chi phí cố định là những loại phí không bị ảnh hưởng bởi các tác động nào của vòng đời kinh doanh và
  • Chi phí biến đổi là loại phí sẽ tăng giảm tùy theo nhu cầu ở mỗi thời điểm.

Trong đó, chi phí cố định là loại phí khó cắt giảm hơn vì nó gắn liền với hoạt động thương mại của doanh nghiệp như: phí thuê nhà, thuế, bảo hiểm, lãi vay,...

Đối với những doanh nghiệp có quy trình tạo thành sản phẩm thì chi phí sẽ được chia nhỏ ra thành: Chi phí quản lý phục vụ cho công tác vận hành doanh nghiệp và chi phí sản xuất dùng cho nguyên liệu, nhà máy,...

Có vẻ như mọi khoản phí đều rất cần thiết để doanh nghiệp hoạt động, tuy nhiên, với tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện tại, CEO cần rất tỉnh táo để quản trị tốt các khoản phí này và tối ưu lợi nhuận của công ty.

Có thể cắt giảm những chi phí nào để tối ưu lợi nhuận?

cách cắt giảm chi phí

Chi phí sản xuất hoặc dịch vụ dư thừa

Một doanh nghiệp có quá nhiều dịch vụ không trọng điểm rất dễ gây tồn dư nhiều vật tư, điều này tuy không ảnh hưởng lớn đến dòng tiền nhưng nếu có thể cắt giảm những dịch vụ không phải thế mạnh hoặc chưa cần thiết thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, nhờ đó mà lợi nhuận cũng được tối ưu.

Tương tự với việc sản xuất thành phẩm, nếu sản xuất quá nhiều nhưng đầu ra chưa tốt sẽ gây hao phí vật tư, chiếm dụng kho bãi, thậm chí làm giảm chất lượng sản phẩm khi tồn kho quá lâu ngày.

Chi phí cho những chiến dịch truyền thông không hiệu quả

Chiến dịch truyền thông là công cụ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng, nhưng không phải lúc nào cũng phát huy tối đa sức mạnh.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty khởi nghiệp, việc tập trung vào truyền thông là định hướng cốt lõi để tăng độ nhận diện thương hiệu với thị trường, nhưng một CEO thông thái sẽ luôn biết lúc nào cần “đốt tiền” và lúc nào cần bảo toàn nguồn vốn.

Việc đẩy mạnh truyền thông nhưng không có chiến lược cụ thể sẽ khiến doanh nghiệp nhanh “đuối sức”, chưa gặt hái được kết quả thì tiền đã cạn.

Chi phí tại những vị trí nhân sự chưa cần thiết

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy trình vận hành càng tinh gọn thì càng có lợi thế. Khi thị trường liên tục xoay vần bởi những biến động thì việc sở hữu một “cỗ máy” tinh gọn sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng và hiệu quả hơn, hạn chế tối đa lãng phí tài chính cho những “bánh răng” không cần thiết.

Việc phân chia phòng ban giúp mỗi thành viên trong công ty nắm chắc nhiệm vụ của bản thân, nhưng bên cạnh đó cũng khiến quy trình vận hành trở nên rườm rà.

Vì vậy, ở giai đoạn đầu khởi nghiệp công ty nên có những biện pháp tối ưu hóa từng vị trí nhân sự để tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí tài nguyên.

Chi phí khấu hao của những khuyến mãi quá đà

Khuyến mãi và giảm giá là những chương trình hữu hiệu để đẩy mạnh bán hàng tại những thời điểm đặc biệt, tuy nhiên rất nhiều CEO lại lạm dụng nó như một công cụ bán hàng không thể thiếu.

Nếu giá trị thị trường của dịch vụ là 1.000.000 đồng, nhưng doanh thu thực tế chỉ có thể nhận là 500.000 thì đây cũng được xem là một khoản phí khấu hao lớn.

Để tối ưu lợi nhuận, CEO cần cân nhắc vạch ra những chiến lược bán hàng thông minh hơn để tối ưu nguồn thu mà không cần sử dụng quá nhiều chi phí cho khuyến mãi.

Chi phí thời gian

Đây là khoản phí tuy không đong đếm được một cách trực tiếp bằng tiền nhưng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực qua quá trình vận hành lâu dài. Nếu doanh nghiệp thường xuyên rơi vào trạng thái “chờ đợi” thì chứng tỏ sự lãng phí thời gian đang diễn ra.

Những khoản chờ đợi dư thừa sẽ khiến quá trình kinh doanh của công ty trở nên chậm chạp làm doanh nghiệp luôn rơi vào trạng thái “không đủ thời gian”. CEO nên cân nhắc một kế hoạch giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian nhằm tăng hiệu năng hoạt động, năng suất tốt hơn sẽ giúp mọi “bánh răng” di chuyển hiệu quả hơn và lợi nhuận cũng được tối ưu hơn!

Muốn tối ưu lợi nhuận thật hiệu quả thì cần cắt giảm đúng cách, CEO cần cân nhắc một chiến lược cắt giảm phù hợp với tình hình doanh nghiệp để tránh gây ra phản ứng ngược. Jenfi hi vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Jenfi Insights - Quản Lý Mọi Chi Phí Doanh Nghiệp Chỉ Với Vài Thao Tác

Jenfi Insights là công cụ giúp bạn tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số , đồng thời cung cấp Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả.

Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký sử dụng tính năng Insights để sử dụng từng đồng vốn thật hợp lý! 

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top