Capex là gì? Phân biệt Capex và Opex

5 min read

Capex là gì? Phân biệt Capex và Opex

Capex là gì? Phân biệt Capex và Opex

Capex là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Cùng với Opex, chỉ số Capex đóng vai trò quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh cũng như sự tăng trưởng và phát triển nhất định. Bài viết sau đây từ Jenfi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Capex là gì và đi tìm điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ: Capex - Opex

1. Capex là gì?

Capex là gì?

Capex là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Capital Expenditure - Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Chi phí vốn hay Chi phí tài sản cố định. 

Capex là gì? Phân biệt Capex và Opex

Chi phí vốn (Capex) là khoản chi phí mà doanh nghiệp sử dụng để mua hàng hoá dịch vụ hay đầu tư vào tài sản cố định (máy móc, trang thiết bị,...) của doanh nghiệp. Capex bao gồm cả tài sản mới và những cải tiến được thực hiện đối với tài sản hiện có đã mua trong quá khứ. Nói cách khách, đây là khoản chi phí đầu tư mà doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tài sản vật chất cũng như nâng cấp tài sản lưu động. Thông thường, Capex chia làm những loại hình chính như sau:

  • Chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản cố định hiện có nhằm kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
  • Chi phí mở rộng: Mua sắm tài sản cố định mới. Không nhất thiết phải là tài sản hữu hình, đôi khi đây cũng là tài sản vô hình để phục vụ cho mục đích cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp.
  • Chi phí nâng tài sản cố định để tăng hiệu suất hoạt động

Đặc trưng của Capex là gì?

Trong Báo cáo dòng tiền, chi phí vốn thường được liệt kê vào mục “Đầu tư vào nhà máy, tài sản và thiết bị”. Những khoản vốn đầu tư mang lại lợi ích trong khoảng thời gian lớn hơn 1 năm tính thuế thì có thể gọi là chi phí Capex.

Capex thích hợp với những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh thâm dụng vốn (tiếng Anh: capital intensive), phụ thuộc vào đầu tư tài sản cố định để tạo ra doanh thu như: Doanh nghiệp sản xuất, vận tải, dầu khí,... Ngược lại, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng, dịch vụ, công nghệ không nên sử dụng Capex để phân tích. Nguyên nhân do giá trị của họ không phụ thuộc nhiều vào tài sản mà nằm ở thương hiệu, nhân lực và công nghệ.

Các chuyên gia kinh tế coi Capex là một trong những chỉ số quan trọng. Chúng phản ánh dòng tiền đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư dựa vào Capex để tính toán cho những mục đích khác nhau của mình như: 

  • Tính tỷ lệ CFO trên Capex
  • Ứng dụng trong tính toán dòng tiền tự do của doanh nghiệp
  • Ứng dụng để tính toán dòng tiền thuần vốn của doanh nghiệp

Đặc điểm của Capex

  • Capex được coi là đầu tư dài hạn. Chi phí vốn không thể thu hồi trong thời gian ngắn. Khi Capex giảm, tài sản cố định cũng sẽ mất đi một phần giá trị của nó sau mỗi kỳ kế toán.
  • Tuỳ từng loại tài sản hay lĩnh vực hoạt động mà Capex được xác định và ghi nhận giá trị khác nhau. Trong đó, nhóm ngành viễn thông, sản xuất và khai thác dầu mỏ được đánh giá có chỉ số Capex cao nhất.
  • Từ chi phí Capex có thể xác định được công ty đó đang đầu tư bao nhiêu vốn vào tài sản cố định mới và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Ý nghĩa của chỉ số Capex là gì?

Tỷ phú nổi tiếng thế giới Warren Buffett cho rằng, Capex là phần quan trọng nhất trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Theo đó, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao thường chỉ cần sử dụng một phần rất nhỏ từ lợi nhuận cho Capex. Chính vì vậy, hãy cân nhắc trước quyết định đầu tư vào những doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư Capex hàng năm quá cao.

Capex là gì? Phân biệt Capex và Opex

Capex cho bạn thấy một doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác. Các chuyên gia kinh tế phân tích Capex để đánh giá mức độ uy tín, quy mô cũng như hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

  • Nếu tổng capex < 50% Lợi nhuận sau thuế: Đây là dấu hiệu tốt. Cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh cao.
  • Nếu capex < 25%: Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn. lợi thế cạnh tranh cao.

Trong chứng khoán, Capex cũng là chỉ số đóng vai trò quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá mã cổ phiếu. 

3. Phân biệt Chi phí vốn (Capex) và Chi phí hoạt động (Opex)

Opex - Chi phí hoạt động (tiếng Anh: Operating Expenditure) là chi phí phát sinh trong các hoạt động kinh doanh thông thường. Đây là khoản chi phí cơ bản cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Chi phí thuê nhà, thanh toán lương nhân viên, chi phí thiết bị,...

Cả Opex và Capex đều là hai chỉ số liên quan đến chi phí hoạt động đầu tư sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm lẫn hai chỉ số này dẫn. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa Capex và Opex?

Capex là gì? Phân biệt Capex và Opex

4. Chỉ số vốn Capex bao nhiêu là tốt?

Để có thể đánh giá được chỉ số Capex bao nhiêu là tốt cần được xem xét tương quan bởi những yếu tố sau:

  • Giai đoạn phát triển: Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển nhất định của doanh nghiệp, chỉ số vốn Capex sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau. Những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư mới, phần lớn chi phí Capex sẽ sử dụng để mở rộng quy mô. Còn với những doanh nghiệp đã đi vào giai đoạn hoạt động ổn định thì chi phí Capex lúc này dành phần lớn cho sửa chữa và bảo dưỡng. 
  • Năng lực tài chính: Với những doanh nghiệp có dự án mới đầu tư mở rộng, cần dựa trên năng lực tài chính hiện tại để đánh giá mức độ khả thi xem có khả năng chi trả (CAPEX) cho dự án hoàn thành hay không.
  • Biên lợi nhuận gộp (gross margin): Yếu tố biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sản xuất cũng cần được chú trọng. Doc hi phí Capex của các công ty sản xuất là không thể thiếu. Nếu biên lợi nhuận gộp không được cải thiện thì hoạt động tái đầu tư sẽ không thể mang lại hiệu quả.
  • Lợi nhuận sau thuế: So sánh mức CAPEX so với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau mỗi năm. Một doanh nghiệp được coi là có lợi thế cạnh tranh dài hạn chỉ sử dụng một phần nhỏ Capex so với lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, sửa chữa. 

Hy vọng nội dung bài viết giúp ích được các độc giả trong việc quản lý, phân bố chi tiêu hợp lý cho doanh nghiệp. 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top