Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính: 8 Chỉ Số Quan Trọng Giúp Bạn Nắm Được Sức Khỏe Của Doanh Nghiệp

5 min read

Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính: 8 Chỉ Số Quan Trọng Giúp Bạn Nắm Được Sức Khỏe Của Doanh Nghiệp

Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính

“Số liệu không biết nói dối!” điều này luôn đúng khi chúng ta nhìn tình hình kinh doanh qua báo cáo tài chính. Nếu dữ  liệu được trích xuất chuẩn xác thì đây sẽ là bảng biểu mô tả trạng thái “sức khỏe” của doanh nghiệp xác thực nhất. Cùng Jenfi xem xét 8 Chỉ Số Quan Trọng Giúp Bạn Nắm Được Sức Khỏe Của Doanh Nghiệp trong chỉ 10 phút qua bài viết sau!

Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính

Một bảng biểu đầy những hệ số và có thể lên đến hàng ngàn số liệu biểu thị cho từng biến động của dòng tiền doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cần được thống kê và hoàn thiện mỗi năm một lần. Ngoài những nhu cầu pháp lý, bảng phân tích tài chính này còn giúp doanh nghiệp định hướng cho chiến lược kinh doanh cũng như điều hành nguồn vốn trong năm mới.

Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Trong 3 Bước

Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính

Một bảng báo cáo hoàn thiện được cấu thành từ 3 phần chính

Báo cáo kiểm toán

Tài liệu này được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức có chức năng kiểm toán nhằm đánh giá, xác thực, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công tác này dựa trên mức độ trung thực và hợp lý của số liệu.

Báo cáo tài chính

Bao gồm số liệu biểu thị thông tin về tài sản, vốn chủ sở hữu, công nợ, doanh thu, nguồn thu khác, chi phí, biến phí khác, lợi nhuận, biến động các dòng tiền,...

Thuyết minh báo cáo

Là tập hợp hồ sơ, tài liệu liên quan đến báo cáo nhằm giúp người đọc dễ đối chiếu số liệu với chứng từ thực tế. Thuyết minh còn bao gồm thông tin giải thích giao dịch hoặc biến động dòng tiền của doanh nghiệp.

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính: 8 Hệ Số Quan Trọng Nhất

Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính

Hệ số nợ trên vốn

Đây là hệ số đầu tiên mà các CEO cần lưu ý, số liệu này thể hiện “sức bền” của doanh nghiệp. Hệ số nợ thấp hơn vốn hoặc không chênh lệch quá nhiều lần chứng tỏ công tác kinh doanh đang tiến triển khá tốt. 

Tỷ lệ nợ trên vốn càng thấp chứng tỏ nguồn vốn càng vững chắc, đồng thời thể hiện khả năng quản lý dòng tiền tài ba của doanh nghiệp.

Hệ số tăng trưởng doanh thu

Số liệu này cũng là mục tiêu phấn đấu của hầu hết doanh nghiệp. Doanh thu tăng ổn định qua từng tháng chứng tỏ năng lực xâm nhập thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có một chỉ số phụ cũng cần các CEO lưu ý là “tỷ lệ tăng trưởng lượng khách hàng mới”. 

Nếu doanh thu chỉ tăng trên khách hàng cũ thì thị phần của doanh nghiệp chưa chắc đang được gia tăng đúng cách. Hệ số doanh thu và lượng khách cần được phát triển song song để mở rộng phạm vi thị trường.

Hệ số tăng trưởng lợi nhuận

Tăng doanh thu là điều nên được tập trung nhưng bảo toàn lợi nhuận lại là câu chuyện lớn hơn. Nếu doanh thu tăng trưởng tốt nhưng cũng kéo theo sự phát triển của chi phí đầu tư, thậm chí tỷ lệ thu - chi mất đối trọng thì lợi nhuận ròng sẽ bị thu hẹp. 

Đây là hệ số giúp đánh giá hiệu quả của những chiến dịch kinh doanh. Nếu có định hướng tiếp thị tốt, không những doanh nghiệp sẽ thu về nhiều khách hàng mà còn tối ưu được lợi nhuận.

Hệ số biến phí “khác”

Rất nhiều doanh nghiệp sở hữu hệ số “Chi phí khác” này, đây là những khoản tiền không phân loại được vào Chi phí tiếp thị, Chi phí bán hàng, Chi phí vận hành,... Đa số đây là những biến phí không quản lý hay dự trù trước được và việc phân loại chúng đôi khi lại rất hời hợt. 

Nếu tỷ lệ biến phí khác quá cao, cụ thể là hơn 5% tổng doanh thu thì chủ doanh nghiệp cần phân tích rõ ràng để tránh xảy ra thất thoát đáng tiếc trong tương lai.

Mật độ dòng tiền

Ngoài doanh thu trực tiếp từ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sở hữu thêm nhiều dòng tiền khác vì vậy sự ổn định của dòng tiền cũng là hệ số quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý. 

Nếu mật độ dòng tiền vào - ra không ổn định, có chênh lệch lớn thì doanh nghiệp sẽ dễ gặp rủi ro khi thị trường xuất hiện vấn đề. Một báo cáo tài chính có hệ số biểu thị mật độ dòng tiền không ổn định cũng thể hiện khả năng thanh toán hạn chế của doanh nghiệp, thậm chí khi xảy ra biến động kinh tế, doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.

Hóa đơn chậm thu

Khi hoàn thành ký kết hợp đồng với khách hàng, đôi khi doanh nghiệp chưa được thanh toán toàn bộ số tiền đã định. Việc cho phép công nợ trong kinh doanh là điều dễ hiểu, nhất là với những đối tác lâu năm. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý thời gian “lưu nợ”, không nên để thời gian này kéo dài quá lâu nhất là trong giai đoạn cuối năm, khi chuẩn bị thực hiện báo cáo tài chính.

Hệ số tăng lượng cổ phiếu

Không phải lúc nào tăng cũng tốt! Cổ phiếu biểu thị cho cổ phần doanh nghiệp, nếu số lượng cổ phiếu trên thị trường liên tục tăng đều nghĩa là cổ phần công ty đang bị pha loãng. 

Việc phát hành quá nhiều cổ phiếu bổ sung ngoài mặc tích cực là tăng vốn điều lệ thì cũng gây giảm vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng đến cổ đông.

Giá trị nợ vay trên tài sản hiện hữu

Khái niệm sử dụng đòn bẩy tài chính đã không còn mới mẻ và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Ở Việt Nam, vay vốn kinh doanh không cần tài sản cũng đang dần phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp trở nên lạm dụng. 

Nếu giá trị nợ vay cao hơn tài sản hiện hữu của doanh nghiệp nhiều lần, đây có thể là báo động đỏ tình hình kinh doanh.

Tạm kết

Báo cáo tài chính không chỉ tái hiện quá trình kinh doanh của công ty cho những nghĩa vụ pháp lý mà còn là nguồn thông tin tối quan trọng mà các nhà đầu tư đòi hỏi tham khảo trước khi quyết định rót vốn. 

Phân tích tài chính chuẩn xác giúp cung cấp cho nhà đầu tư thông tin đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng thanh khoản, chi trả cổ tức, phát triển năng lực kinh doanh. 

Bên cạnh đó, đây cũng là bức tranh toàn cảnh cho khả năng tăng cường nguồn lực tài chính của doanh nghiệp và là căn cứ dự báo dòng tiền trong tương lai.

Nếu bạn đã có một báo cáo tài chính hoàn thiện và đang có nhu cầu kêu gọi vốn đầu tư để đẩy mạnh kinh doanh, hãy để Qũy hỗ trợ vốn tăng trưởng Jenfi hỗ trợ doanh nghiệp bạn nhận vốn nhanh chóng và hiệu quả ngay hôm nay. 

Doanh nghiệp được quyền thỏa thuận lãi và phí vay dựa trên hiệu quả kinh doanh mà không phải gánh nặng bởi giới hạn thời gian chi trả.

 

Jenfi Insights - Ứng dụng Growth Hack trên một nền tảng duy nhất!

Jenfi Insights kết nối tất cả các tài khoản kinh doanh thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến của bạn vào một nền tảng, giúp bạn theo dõi tài chính, doanh số, chi phí...hàng ngày mà không cần tốn thời gian.

Một trong những điểm mạnh của tính năng Insight là có thể xác định chiến lược quảng cáo nào của bạn đang hoạt động hiệu quả nhất, đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của bạn. Từ đó, bạn có thể khắc phục những vấn đề trên các kênh tiếp thị và cải thiện hiệu suất.

Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký sử dụng tính năng Insights để sử dụng từng đồng vốn thật hợp lý!

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top