BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

5 min read

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

Những năm gần đây, BA trở thành một trong những ngành nghề hot và thuộc top những ngành nghề có thu nhập cao nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ. BA cũng trở nên phổ biến tại Việt Nam nhiều hơn. Mặc dù vậy, khái niệm về BA vẫn còn khá mới mẻ. Trong bài viết này Jenfi sẽ giới thiệu đến đọc giả đang theo đuổi con đường BA hiểu rõ hơn BA là gì, BA làm những gì và vai trò của BA trong doanh nghiệp. 

1. BA là gì?

BA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Business Analyst, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. 

Theo IIBA (Viện Phân tích Kinh doanh Quốc tế) định nghĩa rằng: Business Analyst là những người kết nối, định hướng sự chuyển đổi tổ chức thông qua cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Nói cách khác, BA được xem là cầu nối quan trọng để cân bằng giữa 2 yếu tố: Kinh doanh và Giải pháp công nghệ trong doanh nghiệp. Vai trò là cầu nối trung gian của BA khiến nhiều người dễ lầm tưởng họ với công việc Account. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất chính là Account không yêu cầu phải có hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật nhưng BA thì ngược lại. Bạn bắt buộc bạn phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ thuật cũng như công nghệ, IT.

Business Analyst hiện nay được chia thành 3 loại nghiệp vụ chính như sau:

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

  • Phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Data Analyst là những chuyên gia phân tích những dữ liệu, biểu diễn dưới dạng biểu đồ số (bảng biểu, sơ đồ,...). Từ cơ sở dữ liệu đó xác định được xu hướng và dựng mô hình dự đoán tương lai. 

  • Phân tích hệ thống (Systems Analyst)

Chuyên gia phân tích hệ thống sẽ phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng công nghệ thông tin. Từ đó xác định và đề xuất những cải tiến, thay đổi thiết kế hệ thống công ty. Họ cũng tham gia vào quá trình đào tạo và chuyển giao tới những đối tượng khác trong doanh nghiệp để sử dụng hệ thống.

  • Tư vấn quản lý (Management Analyst)

Chuyên gia tư vấn quản lý là những người đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả từ vĩ mô đến vi mô của công ty hoặc tổ chức. Thông qua phân tích những số liệu nội bộ của doanh nghiệp. Họ sẽ tư vấn cho nhà quản lý những giải pháp để công ty có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.

2. Công việc chính của BA là gì?

Mặc dù được phân chia thành 3 nhóm nghiệp vụ khác nhau. Nhưng tổng quan chung, BA vẫn là người kết nối khách hàng và team dự án. Vừa là người chuyển giao thông tin vừa là người nắm rõ nhất quy trình thực hiện nhất.

Công việc chính của BA thông thường sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng: BA cần phải có khả năng lắng nghe và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiến hành mô hình hóa và tài liệu hóa những yêu cầu đó để chuyển giao cho đội ngũ kỹ thuật và kinh doanh.
  • Chuyển giao thông tin: BA kết nối các team tham gia vào tổng thể dự án như PM, Dev, QC,...Họ cũng chính là người xây dựng tài liệu dựa trên những thông tin sau khi làm việc trực tiếp với khách hàng. Sau đó chuyển giao đến các bộ phận liên quan thực hiện.
  •  Linh hoạt xử lý những thay đổi đột ngột: Bản chất của Business là bất định. Sẽ liên tục có những cập nhật và chỉnh sửa. BA cần phân tích được những ảnh hưởng của bất kỳ sự thay đổi nào đến tổng thể hệ thống. Cân bằng lợi ích và tìm tiếng nói chung giữa 2 bên (Khách hàng - Doanh nghiệp. Có cái nhìn khách quan về sự thay đổi đó thông qua từng phiên bản được cập nhật đầy đủ trong tài liệu. 

BA là mắt xích không thể thiếu trong hành trình hiện thực hóa ý tưởng của khách hàng thành sản phẩm. BA hiện nay vẫn được coi là một tài sản quý giá đối với mỗi doanh nghiệp.

3. Làm thế nào để trở thành một BA chuyên nghiệp?

3.1 Lộ trình để trở thành một BA

Không nhất thiết phải được đào tạo chuyên nghiệp mới có thể trở thành BA giỏi. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể tự học business analyst một cách dễ dàng và tự trau dồi vốn kiến thức kỹ năng cho mình mà không cần qua trường lớp nào.

Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin để trở thành một BA chuyên nghiệp sẽ có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, các ngành nghề khác cũng vẫn có thể nếu muốn rẽ ngang sang BA. Sau đây là một số những lộ trình tuỳ thuộc vào đối tượng khác nhau để trở thành một BA chuyên nghiệp.

Lộ trình để trở thành BA chuyên nghiệp của 3 nhóm đối tượng chính cụ thể như sau:

Nhóm 1: Những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực IT.

BA có nền tảng là IT. Chính vì vậy với những người được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật thì họ chỉ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tài chính, nhân sự, quản lý,...là có thể dễ dàng bắt đầu con đường trở thành BA chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, đa phần “dân” IT khá yếu về những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe,...Do vậy, nhóm này cũng nên trau dồi thêm những kỹ năng mềm để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình.

Nhóm 2: Những người chuyên về các lĩnh vực khác IT.

Những người thuộc nhóm này không có nền tảng từ công nghệ. Họ học những ngành nghề khác như tài chính, du lịch, kế toán, nhân sự,...Kiến thức kỹ thuật họ có thể có nhưng không được đào tạo chuyên sâu. Vì vậy nên nếu muốn trở thành BA thì ngoài nền tảng chuyên môn về kinh tế và những kỹ năng mềm thiết yếu. Họ cần phải bồi dưỡng thêm kiến thức về những công cụ, kỹ thuật liên quan đến IT mà BA chuyên nghiệp thường sử dụng. 

Nhóm này có ưu điểm hơn so với nhóm 1 về những kỹ năng mềm. Đa phần họ là những người có xu hướng năng động, linh hoạt, và kỹ năng giao tiếp tốt..

Nhóm 3: Những người vừa có kiến thức về IT, vừa nắm được kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác.

Những người thuộc nhóm 3 thường đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở những vị trí như: Quản lý dự án, lập trình viên,..

Nhóm số 3 được đánh giá là nhóm chuyên gia. Họ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn. Đồng thời hiểu biết trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Họ vừa có nền tảng về công nghệ thông tin vừa có kiến thức về kinh tế nên dễ dàng trở thành BA chuyên nghiệp. Họ chỉ cần bổ sung những kỹ năng mình cảm thấy còn yếu là sẽ trở thành một BA giỏi. 

3.2 Những kỹ năng cần có khi trở thành BA

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

  • Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills):

    Phần lớn công việc của BA là gặp gỡ và trao đổi, kết nối giữa khách hàng và các team trong nội bộ. Chính vì vậy kỹ năng giao tiếp là yêu cầu cần được chú trọng hàng đầu.
    Kết quả và tiến độ dự án phụ thuộc phần lớn vào khả năng giao tiếp của BA. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ và kỹ năng thuyết phục người nghe.

  • Kỹ năng về công nghệ (Technical Skills):

    BA cần biết và nắm chắc các ứng dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng để có thể xác định ưu, nhược điểm. Sau đó đề ra các giải pháp kinh doanh phù hợp. Hiểu rõ mới có thể thuyết phục và đàm phán với khách hàng.

  • Kỹ năng phân tích (Analytical Skills):

    Kỹ năng phân tích giúp BA có khả năng nhìn nhận vấn đề, phân tích dữ liệu để nắm bắt nhanh được tâm lý khách hàng. Sau đó truyền đạt chúng vào thiết kế dự án sao cho hợp lý. Kỹ năng phân tích vấn đề được đánh giá là thế mạnh tạo nên thành công của BA.

  • Kỹ năng xử lý vấn đề (Problem Solving Skills):

    BA thường xuyên phải đối mặt với những thay đổi đột xuất. Kỹ năng xử lý vấn đề bình tĩnh, ra quyết định đúng đắn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoàn thành công việc của BA.

  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục (Negotiation and Persuasion Skills):

    BA là người đứng giữa, chịu trách nhiệm cân bằng giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của doanh nghiệp. Chính vì vậy kỹ năng đàm phán và thuyết phục sẽ luôn được BA sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt là những khi phải cạnh tranh để đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp BA duy trì được các mối quan hệ trong tổ chức và với các đối tác bên ngoài.

3.3 Các chứng chỉ liên quan đến BA

Để trở thành một BA chuyên nghiệp, bạn nên tìm hiểu kỹ những loại chứng chỉ phổ biến như gợi ý sau đây của chúng tôi. Bao gồm: ECBA; CCBA®; CBAP®; CBATL; CFLBA; CPRE; PMI-PBA.

4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành BA

BA giờ đây là một công việc được nhiều người theo đuổi vì lương đãi ngộ cho BA khá cao so với mặt bằng chung. Theo số liệu thống kê của website khảo sát lương trung bình ở Việt Nam. Mức lương trung bình dành cho BA đang nằm trong khoảng từ 16 đến 20 triệu vnđ. Cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng cho vị trí chuyên gia.

5. Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

BA giữ vai trò rất quan trọng đối với dự án. Sau đây là một số những vai trò chính của một Business Analyst trong doanh nghiệp.

5.1 Giao tiếp và hỗ trợ

Như đã nhắc đến ở phần trên về vai trò kết nối của BA, thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong và ngoài tổ chức.

BA tạo mối liên kết giữa các bộ phận trong nội bộ cũng như giữa khách hàng và doanh nghiệp. Góp phần giảm thiểu được chi phí phát sinh khi hiểu sai yêu cầu của khách hàng.

5.2 Giám sát quy trình làm việc và công cụ phân tích

Đạt được mục tiêu, hướng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất để bàn giao cho khách hàng có phần đóng góp không nhỏ của BA. BA phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận trong phòng, ban để có thể thu về kết quả tốt nhất có thể.

3.3 Vận hành, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng dự án

BA có kiến thức về dự án và các mục tiêu tổng thể để xác định các dự án liên quan đến quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối. Từ những nghiệp vụ chuyên môn chính của mình. BA góp phần nâng cao chất lượng dự án cho doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều cần một đội ngũ BA chuyên nghiệp. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp cho những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này là rất lớn. Bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn BA là gì cũng như những thông tin xoay quanh chủ đề BA. Trên hết, nếu bạn cảm thấy bản thân có những tổ chức của một BA và đam mê công việc này. Hãy trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng để đạt được ước mơ của mình nhé! 

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top