Vốn chủ sở hữu là gì? Vai trò của vốn chủ sở đối với doanh nghiệp

5 min read

Vốn chủ sở hữu là gì? Vai trò của vốn chủ sở đối với doanh nghiệp

 Vốn chủ sở hữu là gì? Đây một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, đặc biệt khi nói về cấu trúc tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp. Vậy bản chất cụ thể của loại vốn này như thế nào? Vai trò đối với các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của Jenfi!

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (Owner's Equity) chính là số tiền mà chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu đóng góp vào doanh nghiệp. Số vốn này được sử dụng để đầu tư cho các hoạt động trong kinh doanh. Cá nhân hoặc các thành viên cùng góp vốn cũng sẽ có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và chịu trách nhiệm gánh các khoản lỗ trong trường hợp kinh doanh thất bại dựa theo tỷ lệ góp vốn.

Các hình thức được xem như vốn chủ sở hữu là gì? Đó có thể là nguồn vốn từ các cổ đông, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,… Ngoài ra còn có từ nguồn chênh lệch tỷ giá hối đoái qua các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ hoặc chênh lệch từ đánh giá tài sản (bất động sản, hàng tồn kho,…) nhưng chiếm tỉ trọng rất thấp.

vốn chủ sở hữu là gì
Vốn chủ sở hữu (Owner's Equity) chính là số tiền mà chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu đóng góp vào doanh nghiệp

>>> Đọc thêm: Vốn Hoá Là Gì? Phân Loại Doanh Nghiệp Theo Vốn Hóa

Những nguồn vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp

Mỗi mô hình doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau. Dưới đây là một số hình thức vốn chủ sở hữu theo mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay:

- Doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn do nhà nước đầu tư.

- Doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn do chủ doanh nghiệp đóng góp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

- Doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn được hình thành từ sự góp vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn từ các thành viên thành lập công ty đóng góp.

- Công ty cổ phần: Nguồn vốn từ chủ sở hữu doanh nghiệp, cổ đông và các thành viên liên doanh.

- Công ty hợp danh: Nguồn vốn có ít nhất 2 thành viên hợp danh tham gia đóng góp để thành lập công ty.

Vai trò của vốn chủ sở hữu là gì?

Xác định lợi ích và quyền hạn của các cổ đông

Dựa vào tỷ lệ tham gia đóng góp vào vốn chủ sở hữu, có thể xác định được quyền hạn và lợi ích nhận được của các cổ đông. Những người đóng góp nhiều vốn hơn sẽ có tỷ lệ sở hữu, quyền kiểm soát, đưa ra quyết định chiến lược và nhận lợi ích cao hơn các cổ đông khác trong doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng sẽ là người chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc gánh nợ nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản.

vốn chủ sở hữu là gì
Dựa vào tỷ lệ góp vốn để xác định lợi ích và quyền hạn của các cổ đông

Thu hút sự đầu tư để doanh nghiệp phát triển bền vững

Vốn chủ sở hữu là điểm thu hút các nhà đầu tư. Những nhà đầu tư có thể đánh giá giá trị doanh nghiệp thông qua việc quan tâm đến tỷ lệ sở hữu và hiệu suất vốn đầu tư. Vốn sở hữu càng lớn và ổn định, doanh nghiệp càng tạo được lòng tin và uy tín với các bên liên quan như: cổ đông, nhà đầu tư, đối tác kinh doanh và khách hàng. Điều này mở ra cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu từ nhiều nguồn khác nhau, rủi ro sẽ được phân tán và giảm thiểu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phụ thuộc vào một nguồn vốn duy nhất, rủi ro sẽ cao hơn nhiều trong trường hợp nguồn vốn đó bị mất.

>>> Đọc thêm: Tổng hợp kỹ thuật áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Công thức tính vốn chủ sở hữu là gì?

vốn chủ sở hữu là gì
Để doanh nghiệp được phát triển ổn định và bền vững, vốn chủ sở hữu phải được tính toán kỹ lượng

Trong doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy cần có một công thức tính toán cụ thể để hạch toán vốn sở hữu. Công thức sẽ được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp (tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn) – Tổng nợ phải trả

Trong đó:

-        Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương với tiền (vàng, bạc,…)

-        Tài sản dài hạn bao gồm: bất động sản, các khoản đầu tư tài chính (cổ phiếu, chứng khoán,…) và các loại tài sản, khoản thu dài hạn khác

-        Nợ phải trả bao gồm: tiền nợ các đơn vị công cấp, tiền trả Nhà nước, tiền thuế, trả lương nhân viên, vay nợ tài chính, các khoản ký quỹ, ký cược,…

Sau khi tính toán, nếu tổng tài sản doanh nghiệp lớn hơn số nợ phải trả thì vốn chủ sở hữu ở mức dương. Điều này cho thấy doanh nghiệp có nguồn vốn tốt và có thể tiếp tục duy trình hoạt động kinh doanh. Nếu kết quả ngược lại thì vốn sở hữu của doanh nghiệp đang ở mức âm.

Vậy âm vốn chủ sở hữu là gì? Đó là trường doanh nghiệp có tổng số nợ phải trả lớn hơn tổng số tài sản hiện có. Kết quả này cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp không đủ hoặc không còn để tiếp tục vận hành một cách bình thường. Trong trường hợp này các cổ đông đều phải có trách nhiệm chịu gánh lỗ hoặc tệ hơn doanh nghiệp sẽ phải đi đến phá sản.

>>> Đọc thêm: Vay Kinh Doanh: Cách Tăng Cơ Hội Thành Công Khi Vay Vốn Kinh Doanh

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn vốn chủ sở hữu là gì và giải thích vì sao loại vốn này lại vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Hiểu được bản chất và cách tính vốn sở hữu là điều kiện cơ bản để bạn từng bước xây dựng và phát triển cho doanh nghiệp của mình. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của Jenfi để được cập nhật những kiến thức tài chính hữu ích!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi!

Bạn đang mong muốn mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình và cần nguồn vốn mạnh mẽ? Hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi! Jenfi Capital có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn khoản vay lên đến 10 tỷ VND mà không yêu cầu tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký vay rất đơn giản và dễ hiểu, giúp các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để tìm hiểu thêm cho trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, bạn có thể đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

 

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x