Sự Sụp Đổ Của Silicon Valley Bank Và Bài Học Cho Doanh Nghiệp

5 min read

Thoạt nhìn, sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) là một sự kiện đơn lẻ. Tuy nhiên, những ngày sau sự sụp đổ của SVB đã có những ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Sau sự kiện, các doanh nghiệp có thêm nhiều bài học quan trọng. Hãy cùng Jenfi tìm hiểu ngay!

Sơ lược về Silicon Valley Bank 

Silicon Valley Bank (SVB) là một ngân hàng được thành lập vào năm 1983 tại Santa Clara, California với mục tiêu hỗ trợ các startup trong lĩnh vực công nghệ và khoa học sinh học. Ngân hàng đã mở rộng dịch vụ của mình và trở thành một tập đoàn ngân hàng và tài chính với các văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới.

silicon valley bank
Silicon Valley Bank từng có lịch sử phát triển lâu đời và tài chính vững mạnh.

Trong suốt hơn 40 năm qua, SVB đã phát triển mạnh mẽ. Tổng tài sản của ngân hàng đã tăng từ khoảng 956 triệu USD vào năm 1992 lên đến 70 tỷ USD vào năm 2019. Trong đại dịch COVID-19, sự mở rộng của SVB tiếp tục tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào quý đầu năm 2022 với tổng tài sản là 218 tỷ USD. Điều này đã giúp SVB trở thành ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ.

Ngân hàng cũng được biết đến là đối tác quan trọng của nhiều doanh nghiệp khi cung cấp lời khuyên chiến lược và giúp họ kết nối với các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng. SVB đã nhận được nhiều giải thưởng và khen ngợi về đóng góp của mình cho sự đổi mới và khởi nghiệp.

Điều gì đã khiến Silicon Valley Bank rơi vào khủng hoảng?

Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất

Từ năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã liên tục tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát tại Hoa Kỳ. Việc này đã làm giảm giá trị các trái phiếu chính phủ dài hạn mà SVB đang đầu tư.

Lãi suất cao hơn cũng gây khó khăn cho nhiều startup trong việc huy động vốn và họ đã bắt đầu rút tiền gửi khỏi SVB để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản. Việc nhiều công ty rút tiền đồng loạt đã làm SVB thiếu tiền và buộc họ phải bán các trái phiếu để có tiền trả lại cho khách hàng.

Giám đốc điều hành của Viện Lãnh đạo Doanh nghiệp (CELI) thuộc Trường Quản lý Yale, Jeff Sonnenfeld và giám đốc nghiên cứu Steven Tian của CELI đã cho biết rằng “sự sụp đổ của SVB là kết quả trực tiếp của việc Fed tăng lãi suất kéo dài và quá mức”.

Thiếu sự đa dạng 

Silicon Valley Bank đã đầu tư một lượng lớn tiền gửi ngân hàng vào trái phiếu dài hạn của Hoa Kỳ và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp của cơ quan. Tuy nhiên, trái phiếu và giá trị kho bạc sẽ giảm khi lãi suất tăng.

Khi các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến lĩnh vực công nghệ, nhiều khách hàng của SVB đã rút tiền khi vốn đầu tư mạo hiểm của họ bắt đầu cạn kiệt. Ngân hàng không có tiền mặt để giải quyết các khoản tiền gửi này do chúng bị ràng buộc vào các khoản đầu tư dài hạn. Họ bắt đầu bán trái phiếu của mình với mức lỗ đáng kể.

Rút tiền hàng loạt

Khi SVB thông báo tăng vốn 1,75 tỷ USD vào ngày 8 tháng 3, mọi người đã lo lắng về việc ngân hàng thiếu vốn. Thông tin lan truyền nhanh chóng trên các tài khoản mạng xã hội như Twitter và WhatsApp. Khách hàng bắt đầu rút tiền từng đợt.

silicon valley bank
Khách hàng rút tiền hàng loạt là nguyên nhân dẫn đến việc SVB phá sản.

Xếp hạng tín dụng của SVB bị nhiều cơ quan hạ bậc và một số công ty quản lý Quỹ kêu gọi các công ty trong danh mục đầu tư của họ rút tiền khỏi ngân hàng, dẫn đến SVB không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền cao như vậy.

Đồng thời, việc giải quyết khủng hoảng truyền thông yếu kém của CEO đã dẫn đến hoang mang dư luận và SVB chứng kiến ​​sự kiện rút tiền hàng loạt, giao dịch cổ phiếu của ngân hàng bị tạm dừng, ngân hàng tìm cách bán mình. Các cơ quan quản lý bước vào và đóng cửa ngân hàng.

Bài học cho doanh nghiệp từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank

Rủi ro khi tập trung vào một nhóm khách hàng

Một trong những yếu tố có thể dẫn đến sự sụp đổ của SVB là phần lớn khách hàng của chỉ tập trung một ngành công nghệ. Ngành này đã giúp SVB trở thành ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ, nhưng cũng đã góp phần vào sự sụp đổ của nó vì một nhóm khách hàng sẽ có xu hướng hành động giống nhau.

Khi các công ty công nghệ bắt đầu cảm thấy áp lực kinh tế và các quỹ đầu tư mạo hiểm không còn dồi dào, họ bắt đầu rút tiền gửi nhiều hơn để trả lương và các nhu cầu khác so với trước đây. Mặc dù sự kiện này không tạo ra một cuộc rút tiền hàng loạt, nhưng nó là một trong nhiều yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của SVB.

Bài học được xem xét ở đây liên quan đến sự tập trung vào khách hàng của bạn. Sự tập trung vào một nhóm khách hàng có giảm thiểu hoặc tăng rủi ro không? Mặc dù không có cách cụ thể nào để kiểm tra điều này, nhưng bạn nên hiểu rõ tác động mà một, hai hoặc ba khách hàng lớn nhất có thể gây ra cho doanh nghiệp của bạn.

“Không bỏ hết trứng vào một giỏ”

Không nên chỉ tập trung vào một khoản đầu tư duy nhất. Việc phân tán rủi ro trong việc đầu tư cần được xem xét cẩn thận. Khi có số vốn đầu tư lớn, quản lý rủi ro đầu tư trở nên rất quan trọng và việc đa dạng hóa danh mục đầu tư cần được coi trọng hơn. Trong thực tế, SVB đã bỏ qua việc quản lý rủi ro liên quan đến chất lượng tài sản trong một khoảng thời gian dài.

silicon valley bank
Bài học rút ra từ SVB: “Không nên bỏ hết trứng vào một giỏ.”

Quản lý rủi ro

Trong số các nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của SVB, chuyên gia tài chính đã chú ý đặc biệt đến sự thiếu sót trong quản lý rủi ro của ngân hàng này. Nếu SVB đã có các chương trình dự phòng đủ mạnh mẽ, ngân hàng sẽ có lợi nhuận đủ để bù đắp những thiệt hại từ việc bán các tài sản liên quan đến trái phiếu với giá lỗ. 

Do đó, các doanh nghiệp cũng cần sẵn sàng dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư dài hạn như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, đặc biệt là khi thị trường bắt đầu diễn biến xấu. Doanh nghiệp có thể quản lý những rủi ro này thông qua việc dự phòng, mua các hợp đồng tương lai hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác có thể tăng giá trị để bù đắp những thiệt hại từ việc bán trái phiếu khi chính sách thay đổi.

Tổng kết

Sự sụp đổ nhanh chóng của Silicon Valley Bank như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với nhiều doanh nghiệp đang đi theo lối mòn trong công tác truyền thông và quản lý rủi ro. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan và bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của SVB.

Hãy khám phá ngay trang web của Jenfi để cập nhật thêm nhiều thông tin về thị trường tài chính thú vị!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi

Doanh nghiệp nào đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh và cần hỗ trợ tài chính, hãy nhanh chóng đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi. Jenfi Capital có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp với khoản vay lên đến 10 tỷ VND. Chúng tôi đảm bảo trình đăng ký vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp và các bạn sẽ nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết, các bạn hãy đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x