10 Xu Hướng Phần Mềm & Thương Mại Điện Tử Trong 2023

5 min read

10+ Xu Hướng Phần Mềm & Thương Mại Điện Tử Trong 2023

Dự Báo 10+ Xu Hướng Phần Mềm & Thương Mại Điện Tử 2023 | Jenfi Capital

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử được bầu chọn là sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam trong 2022. Với quy mô đạt hơn 16,4 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 20% hàng năm và thuộc top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT đứng đầu thế giới, nếu doanh nghiệp của bạn chưa triển khai thương mại điện tử, đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ rất nhiều khách hàng trên các nền tảng trực tuyến!

Bên cạnh đó, thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là bán hàng, tăng doanh số.

Người tiêu dùng online ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở doanh nghiệp. Từ trải nghiệm liền mạch đến sản phẩm bền vững với môi trường, doanh nghiệp càng phải thay đổi để bắt kịp xu hướng e-commerce! 

Nếu bạn đang kinh doanh online, hay đang tìm kiếm cơ hội để cạnh tranh trên các nền tảng thương mại điện tử, hãy áp dụng 11 xu hướng Thương Mại Điện Tử sau để bứt phá trong 2023!

Xu Hướng Phần Mềm & Thương Mại Điện Tử Trong 2023

11 Xu Hướng Phần Mềm & Thương Mại Điện Tử Trong 2023 | Jenfi capital

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C)

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C)

Hành vi người tiêu dùng đóng vai trò là kim chỉ nam cho các xu hướng kinh doanh và khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp cũng tập trung vào kênh D2C nhiều hơn. 

Các doanh nghiệp nhỏ B2C cũng đang tận dụng thương mại điện tử để đối phó với khủng hoảng toàn cầu. Bằng cách tận dụng các nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và giảm thiểu thiệt hại do chi phí tăng cao.

Trong khi bán lẻ truyền thống bị ảnh hưởng, lĩnh vực thương mại điện tử đã tăng theo cấp số nhân.

Một báo cáo xu hướng thương mại điện tử do McKinsey & Company công bố cho thấy tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử đã tăng gấp 5 lần vào năm 2020 so với năm trước. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, doanh số bán hàng thương mại điện tử đã chiếm 20% tổng doanh số bán lẻ trong cùng năm.

Quảng cáo eCommerce trên Tiktok

Quảng cáo eCommerce trên Tiktok

TikTok phát triển vượt bậc khi đạt được 1 tỷ người dùng trong khoảng thời gian chỉ 2  năm. Nền tảng Tiktok bắt đầu như một nền tảng chia sẻ video ngắn hướng đến khán giả trẻ tuổi. 

Tuy nhiên, mức độ phổ biến của TikTok nhanh chóng lan rộng ở mọi lứa tuổi và tính đến năm 2019, 37% người dùng Tik Tok là người lớn với thu nhập khả dụng hơn 100.000 đô la một năm.

Cơ sở người dùng, phạm vi tiếp cận đối tượng, tỷ lệ tương tác và khả năng biến hầu hết mọi thứ thành xu hướng lan truyền của TikTok, khiến nó trở thành một công cụ tiếp thị mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. 

Trong những năm qua, tiếp thị thương mại điện tử trên TikTok đã phát triển từ hashtag # có xu hướng tự nhiên đến các dịch vụ quảng cáo thực tế. Vào năm 2020, TikTok cũng đã công bố ra mắt nền tảng quảng cáo tự phục vụ. Nền tảng mới này mang lại cho các doanh nghiệp và nhà quảng cáo nhiều quyền tự do sáng tạo hơn, tính linh hoạt về ngân sách và quyền truy cập vào các công cụ nhắm mục tiêu theo đối tượng.

Mua hàng trực tiếp qua Livestream

Mua hàng trực tiếp qua Livestream

Mua sắm online không chỉ giới hạn trên các ứng dụng và trang web mua sắm. Các nhà bán lẻ hiện đang tận dụng việc bán hàng trực tiếp, kênh bán hàng kết hợp quảng cáo sản phẩm và mua sản phẩm với khán giả trực tiếp tham gia. 

Mua hàng trực tiếp qua Livestream rất phổ biến đối với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm may mặc, làm đẹp, thực phẩm và điện tử.

Mua hàng trực tiếp qua Livestream là một trong những xu hướng thương mại điện tử 2022 đang trở nên phổ biến toàn cầu. Tại Việt Nam, live-streamer thường tổ chức các sự kiện bán hàng trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội như YouTube, Facebook Live và Instagram Live, Tiktok Live.

Quảng cáo video mua hàng

Quảng cáo video mua hàng

Không giống quảng cáo video thông thường, quảng cáo video mua hàng có các yếu tố có thể nhấp chuột, hoặc những CTA lồng ghép trong video. Những yếu tố này có thể dẫn khán giả đến landing page để tìm hiểu thêm về sản phẩm. 

Hơn nữa, quảng cáo video mua hàng có thể tích hợp các tính năng thêm vào giỏ hàng, cho phép khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ ngay từ chính video đó.

Quảng cáo video mua hàng chắc chắn là một trong những xu hướng tương lai trong thương mại điện tử, đổi mới hơn nữa tiếp thị video và đưa tỷ lệ tương tác và ROI lên một tầm cao mới. 

Quảng cáo video mua hàng mang lại tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, video tương tác còn cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu chi tiết hơn so với số lượt xem, lượt chia sẻ và lượt thích như quảng cáo video truyền thống.

Thực tế ảo tăng cường

Thực tế ảo tăng cường

Thực tế tăng cường (AR) đã xuất hiện trong ngành thương mại điện tử cách đây vài năm. 

Sau đại dịch, AR đã trở thành một trong những xu hướng thương mại điện tử phát triển nóng. Các nhà bán lẻ sử dụng công nghệ AR để tạo ra trải nghiệm nhập vai độc đáo, cho phép khách hàng dùng thử sản phẩm của họ online. 

Theo Vertebrae, một đối tác AR của Facebook, các nhà bán lẻ sử dụng công nghệ AR trong bán hàng trực tuyến có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 90% so với những nhà bán lẻ không kết hợp AR sau đại dịch.

Tiến tới năm 2023, công nghệ AR đang trở thành một yếu tố chính của thương mại điện tử khi ngày càng có nhiều người mua sắm hướng đến nội dung sống động. 

Mua hàng qua tìm kiếm giọng nói

Mua hàng qua tìm kiếm giọng nói

Mua sắm bằng giọng nói đã chiếm vị trí hàng đầu trong xu hướng phần mềm thương mại điện tử, khi 50% tìm kiếm trên Internet hiện nay đã được thực hiện bằng thiết bị hỗ trợ giọng nói. 

Trên toàn cầu, 27% dân số có quyền truy cập vào các dịch vụ Internet sử dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói, đặc biệt là Google Voice.

Được mệnh danh là tương lai của bán lẻ trực tuyến, mua sắm bằng giọng nói đang định hình lại môi trường thương mại điện tử và tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách hàng của họ. 

Đối với người tiêu dùng, công nghệ giọng nói mang giúp cho những người khuyết tật về thị giá, người cao tuổi có thể dễ dàng tiếp cận mua sắm trực tuyến.

 Cá nhân hóa và an toàn dữ liệu

 Cá nhân hóa và an toàn dữ liệu

Cá nhân hóa trong thương mại điện tử đóng một vai trò quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

Để các doanh nghiệp cá nhân hóa thông điệp thành công, họ phải đáp ứng từng nhu cầu riêng của khách hàng không chỉ về mặt giao tiếp mà còn về trải nghiệm mua sắm trực tuyến của họ.

Tuy nhiên, cá nhân hóa liên quan đến một quá trình thu thập và phân tích dữ liệu phức tạp. Và công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo sẽ là công cụ giúp các doanh nghiệp đánh giá hành vi mua sắm của khách hàng.

Theo một nghiên cứu gần đây, trong khi 48% khách hàng đánh giá cao trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa tiện lợi, thì việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng cũng là lợi thế cạnh tranh. Một cách để giải quyết vấn đề này là cho phép khách hàng kiểm soát các chi tiết họ muốn chia sẻ. Điều này giúp khách hàng tin tưởng hơn vào doanh nghiệp.

Tiêu dùng bền vững và có đạo đức

Tiêu dùng bền vững và có đạo đức

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về tác động của các ngành kinh doanh khác nhau đối với môi trường. Càng nhiều khách hàng ủng hộ sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp càng phải chạy đua trong đang cải tiến các sản phẩm và quy trình của họ để làm cho chúng bền vững hơn. 

Một số thay đổi mà bạn có thể triển khai như: giao dịch không cần giấy tờ, cung cấp các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và có các tùy chọn đóng gói bền vững. 

 Theo một cuộc khảo sát gần đây, cứ 10 khách hàng thì có 4 người có nhiều khả năng mua hàng từ một thương hiệu cung cấp bao bì bền vững hơn là từ các doanh nghiệp không cung cấp bao bì đó.

 Omnichannel chatbot

 Omnichannel chatbot |  | Xu Hướng Phần Mềm & Thương Mại Điện Tử Trong 2023 | Jenfi capital

Tương tác thông qua các nền tảng hỗ trợ khách hàng là một trong những khía cạnh trung tâm của quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, hiện chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp hoạt động trực tuyến đã áp dụng công nghệ này. 

Trong khi đó, về phía người tiêu dùng, số lượng khách hàng cảm thấy thoải mái khi tương tác với chatbot đã tăng theo cấp số nhân. 80% trong số họ cho rằng giao tiếp với chatbot là một trải nghiệm tích cực. 

Ngày nay, người tiêu dùng thường sử dụng nhiều thiết bị và nền tảng khi duyệt các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh trực tuyến. Do đó, một số công ty thương mại điện tử đang cải thiện giao tiếp đa kênh của họ bằng cách triển khai chatbot trên tất cả các kênh mà khách hàng của họ sử dụng. 

Theo một nghiên cứu gần đây, việc giao tiếp với khách hàng đa kênh có thể giúp tăng không chỉ tỷ lệ chuyển đổi mà còn cả tỷ lệ duy trì.

Các xu hướng được đề cập trong bài viết này cho chúng ta cái về xu hướng của ngành thương mại điện tử trong vài năm tới. Nhìn vào các sự kiện và số liệu được chia sẻ ở đây, có thể nói rằng sự phát triển công nghệ trong thương mại điện tử đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết, buộc các doanh nghiệp phải bắt kịp để tồn tại và phát triển trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi!

3 bước đơn giản để vay vốn kinh doanh từ Jenfi Capital:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

hỗ trợ tài chính

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top