Top 5 lý do doanh nghiệp vay vốn không thành công

5 min read

Xu hướng vay vốn hoặc tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ tài chính tại các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Việc tiếp cận được khoản vay sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng quy mô và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lại loay hoay với việc vay vốn khi chưa nắm rõ quy trình. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 5 lý do khiến việc vay vốn của các doanh nghiệp thất bại

VAY VỐN DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Trước khi làm rõ khái niệm “vốn vay của doanh nghiệp”, doanh nghiệp cần hiểu đúng về khái niệm tổng quan hơn – khái niệm về “vốn”. Vốn chính là giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vậy “vốn vay” của doanh nghiệp được hiểu theo là gì? Vốn vay là khoản tiền doanh nghiệp đứng ra vay ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và sử dụng cho mục đích đầu tư. Vốn vay và vốn chủ sở hữu khác nhau hoàn toàn. Bởi vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của công ty và các cổ đông. Còn vốn vay là khoản tiền mượn từ tổ chức khác và công ty phải có trách nhiệm hoàn trả theo điều khoản quy định, thỏa thuận ràng buộc giữa 2 bên.

 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VAY VỐN DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH DOANH

Việc doanh nghiệp vay vốn để phát triển kinh doanh đã có lịch sử từ rất lâu đời. Tuy nhiên, việc vay vốn luôn có ưu và nhược điểm. Doanh nghiệp khi vay vốn đầu tư thành công sẽ có nguồn tiền để sẵn sàng nắm bắt những cơ hội tốt, mang về doanh thu và lợi nhuận tốt. Nhưng, việc vay vốn cũng đưa doanh nghiệp đứng trước một số rủi ro rất đáng để cân nhắc như khoản vay không có khả năng chi trả và dẫn đến việc doanh nghiệp “sụp đổ”.

Năm 2022 khởi động “đặc biệt” hơn khi thế giới bắt nhịp dần với cuộc sống trong đại dịch. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đồng bộ, “bơm oxy” để doanh nghiệp có động lực hồi phục sau dịch. Trong đó, Nghị quyết số 128/NQ-CP 2021 chỉ rõ việc hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh. Hàng loạt chính sách tài chính có hiệu lực nhằm kỳ vọng doanh nghiệp Việt đạt được doanh thu tích cực trong năm 2022.

TOP 5 LÝ DO DOANH NGHIỆP VAY VỐN KHÔNG THÀNH CÔNG

Trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt đã và đang thiết lập trạng thái “bình thường mới”. Dù nhiều kế hoạch phải huỷ bỏ hay thay đổi toàn bộ do dịch bệnh nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh đã bắt đầu vào guồng.

Nhiều chuyên gia đánh giá, doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút khoảng 70% tín dụng của các ngân hàng. Việc cho vay cũng ảnh hưởng nhiều do đại dịch. Một số tổ chức tín dụng đã cân đối tình hình dịch bệnh để cung cấp những gói vay phù hợp với thực trạng khó khăn, cần hỗ trợ vốn gấp của doanh nghiệp Việt hiện nay. Một số gói ưu đãi lãi suất vay từ các tổ chức tín dụng được hi vọng “kích cầu” tốc độ tăng trưởng của kinh tế trong năm 2022.

5 LÝ DO VAY VỐN DOANH NGHIỆP KHÔNG THÀNH CÔNG

Doanh nghiệp không hiểu rõ quy trình đăng ký vay vốn

Quan trọng hơn cả, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy trình đăng ký khoản vay của ngân hàng. Từ đó có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng khi tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính và gia tăng cơ hội thành công.

Doanh nghiệp đồng thời phải xác định rõ về mục đích cho khoản vay đang mong muốn. Ban Điều hành doanh nghiệp sẽ phải trả lời và liệt kê đầy đủ mục đích vay vốn. Việc vay vốn này phục vụ cho việc mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện; phục vụ cho việc nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; hay phục vụ cho việc mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Một ví dụ điển hình dễ hiểu trong trường hợp này là một số công ty bất động sản sẽ vay vốn để đấu thầu hoặc đầu tư vào các dự án với mức vay lên đến nghìn tỷ. Dự án đó sẽ trở thành tài sản thế chấp. Doanh nghiệp bất động sản sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở bán sản phẩm. Từ đó, tạo ra lợi nhuận “khủng” vượt xa số tiền ban đầu cần vay vốn để đầu tư.

Bên cạnh việc xác định rõ mục đích, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ quy trình đăng ký vay vốn. Bởi quy trình này sẽ do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quyết định, thương thảo với doanh nghiệp. Bên cạnh thủ tục pháp lý cần tham vấn rõ các bộ phận chuyên môn trong công ty như Phòng Pháp chế, doanh nghiệp cũng cần tham vấn ý kiến của Phòng Tài chính Kế toán để nắm rõ những ràng buộc về mặt tài chính. Theo đó, vấn đề như lãi suất; nguồn thu của dòng tiền để xác định khả năng chi trả theo từng giai đoạn của doanh nghiệp.

TOP 5 LÝ DO DOANH NGHIỆP VAY VỐN KHÔNG THÀNH CÔNG

Hiện nay, tại các tổ chức tín dụng cho vay sẽ có bộ phận chuyên tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp quy trình cụ thể để doanh nghiệp có thể nắm bắt với câu chuyện vay vốn.

Doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vay vốn

Số liệu thống kê chỉ rõ, tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm ưu thế tuyệt đối. 97% Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng lại đóng góp đến hơn 40% GDP/năm. Tuy nhiên, bộ phận doanh nghiệp này cũng hứng chịu nhiều rủi ro trong thử thách từ đại dịch.

Theo kết quả khảo sát tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, năm 2021, trong số 21.517 đơn vị tham gia, với hơn 93% là các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 3 tỷ đồng (chiếm gần 39%), và có doanh thu từ 3 – 200 tỷ đồng (chiếm 54%). Chỉ 16% trong số này có thể duy trì sản xuất, còn đa số phải dừng kinh doanh hoặc giải thể. Và một số liệu khảo sát cũng cho thấy rõ tình trạng phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về nguồn tiền. Cụ thể, chỉ có khoảng 17% doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ nguồn tiền để duy trì hoạt động trong vòng nửa năm. Đây là một tình trạng cầm chừng đáng báo động bởi doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vay.

TOP 5 LÝ DO DOANH NGHIỆP VAY VỐN KHÔNG THÀNH CÔNG

Các doanh nghiệp này phần lớn tìm đến nguồn vay từ ngân hàng. Đây được xem là hình thức quen thuộc và phổ biến nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc vay vốn thành công chiếm tỷ lệ thấp. Và điều này, càng dễ dàng đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và giải thể, cùng hàng triệu lao động thất nghiệp.

Doanh nghiệp vay vốn thiếu tài sản thế chấp

Nguồn tài sản thế chấp sẽ giúp chứng minh với tổ chức cho vay thấy rằng doanh nghiệp có thể đảm bảo cho việc chi trả các khoản vay khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Cơ sở vật chất như nhà máy, công xưởng, trang thiết bị hay tài sản bất động sản là các tài sản thế chấp, thường được các doanh nghiệp sử dụng khi đi vay.

Một số doanh nghiệp còn kê khai tài sản thế chấp là hàng hoá đang lưu kho; hoặc tài sản bất động sản sẽ được đầu tư xây dựng trong tương lai (khi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép làm chủ đầu tư của dự án đó).

Các sản phẩm vay thế chấp thuộc loại này thông thường là: vay mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thương mại hoặc vay đầu tư tài sản cố định. Ngoài ra, các tổ chức cho vay hiện cũng có các chương trình vay tín chấp dành cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Việc vay tín chấp cũng là loại hình khá phổ biến được doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn trong bối cảnh hiện nay.

Doanh nghiệp vay vốn không đủ sức theo đuổi cuộc đua “lãi suất”

Đại dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến chiến lược hạ lãi suất liên tục của ngân hàng. Nền kinh tế toàn cầu đã gặp vô vàn khó khăn trước đại dịch. Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần liên tiếp điều chỉnh giảm các mức lãi suất. Nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất đã kéo mặt bằng lãi suất cho vay giảm 0,3% điểm từ năm 2020 đến năm 2021. Tuy nhiên, mức lãi suất hiện nay đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh bấp bênh thì đây vẫn mức lãi cao, tuy đã giảm lãi suất trước thời điểm dịch bùng nổ. Khối Ngân hàng Thương Mại Cổ phẩn khoanh vùng đối tượng hưởng lãi suất giảm kèm theo nhiều thủ tục xét duyệt rườm rà. Lãi suất huy động nhích lên thời gian qua cùng với áp lực lạm phát có thể tăng trong năm 2022 khiến các doanh nghiệp lo ngại lại lãi suất cho vay sẽ tăng theo. Trong trường hợp lãi suất tăng, sẽ đẩy các doanh nghiệp xa hơn với việc tìm được nguồn vay.

TOP 5 LÝ DO DOANH NGHIỆP VAY VỐN KHÔNG THÀNH CÔNG

LÝ DO THỨ NĂM: DOANH NGHIỆP KHÔNG BIẾT LỰA CHỌN NGUỒN VAY TỐI ƯU

Tùy vào từng ngân hàng và tổ chức tài chính khác nhau mà sẽ có chính sách cho vay khác nhau. Nhìn chung, để lựa chọn nguồn vay tối ưu, doanh nghiệp cần đáp ứng rõ bộ tiêu chí như sau:

  Người đại diện vay vốn phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và các hành vi dân sự.

  Mục đích sử dụng nguồn vốn phải chính đáng, minh bạch, rõ ràng.

  Doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, không quá yếu kém, đủ khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi trong thời gian quy định.

  Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi đồng thời có kế hoạch trả nợ thực tế.

  Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam

Việc lựa chọn nguồn vay tối ưu là một lựa chọn hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua các giới hạn về nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Muốn vay vốn thành công, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và tham vấn đầy đủ trước khi chính thức bắt tay vào hành trình vay vốn. Bài viết trên đây đã chỉ rõ đầy đủ 5 lý do khiến việc vay vốn của doanh nghiệp không thanh công. Hy vọng nhiều chính sách vĩ mô của nhà nước cùng một số tổ chức tín dụng cho vay sẽ trở thành đòn bẩy để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vay dễ dàng và hiệu quả.

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x