Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

5 min read

Vốn cổ phần là một thuật ngữ có lẽ đã trở nên khá phổ biến. Vốn cổ phần của các cổ đông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ không rõ về chủ đề này. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vốn cổ phần là gì và những điều cần biết về vốn cổ phần của doanh nghiệp.

1. Vốn cổ phần là gì?

Theo trích dẫn trong Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân: “Vốn cổ phần (tiếng Anh: Share capital) là số tiền được sử dụng trong một công ty. Đây là nguồn vốn do cổ đông đóng góp dưới hình thức cổ phần thông thường (vốn sở hữu) và cổ phần ưu đãi

Vốn cổ phần là một trong những nguồn vốn kinh doanh lâu dài khi công ty còn hoạt động.

Xét về bản chất, vốn cổ phần không phải là vốn sở hữu. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp cùng các cổ đông hoặc các thành viên trong các công ty.

Vốn cổ phần là phần vốn được huy động bằng việc mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần. Các doanh nghiệp huy động vốn cổ phần để tăng thêm nguồn đầu tư, nâng cao lợi nhuận. 

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Theo quy định, trước khi một công ty có thể tăng vốn cổ phần. Công tý đó phải được phép thực hiện việc bán cổ phiếu. Bằng cách xác định tổng số vốn chủ sở hữu mà họ muốn tăng và giá trị cơ bản của mỗi cổ phần, được gọi là mệnh giá. 

Vốn cổ phần được phép phát hành là tổng mệnh giá của tất cả các cổ phần mà một công ty được phép bán.

Ví dụ dễ hiểu như sau: Nếu một công ty được phát hành để gọi vốn 8 triệu đô la và cổ phiếu của công ty có mệnh giá là 1 đô la thì công ty có thể phát hành và bán tối đa 8 triệu cổ phiếu.

2. Thông tin về vốn cổ phần doanh nghiệp

2.1 Phân loại vốn cổ phần

Hiện tại, vốn cổ phần được quy định phân ra làm hai loại. Cụ thể như sau:

Cổ phần phổ thông

Theo quy định, cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong mỗi doanh nghiệp. Những người có trong tay cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. 

Trở thành cổ đông phổ thông, đồng nghĩa với việc có khá nhiều quyền lợi như: Trao đổi, mua bán cổ phần, tham gia vào các quyết định quan trọng trong công ty. Ngoài ra còn có thêm những quyền lợi như sau:

  • Có một phiếu bầu trong các sự kiện hay hoạt động cần bầu cử ra đại diện cơ cấu công ty. Phiếu bầu này không phụ thuộc vào phần trăm đóng góp cổ phần nhiều hay ít.
  • Hưởng lợi nhuận theo quy định đã thoả thuận trước
  • Nếu doanh nghiệp đầu tư thua lỗ hay phá sản. Các cổ phần phổ thông sẽ được chia đều phần ngân sách tài chính còn lại theo phần trăm cổ phần đóng góp. Sau khi doanh nghiệp tất toán hết các số nợ liên quan.

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi được chia làm nhiều loại như: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi cổ tức và một số cổ phần ưu đãi khác. 

Những người sở hữu loại cổ phần này được gọi là cổ đông ưu đãi. 

Cổ đông ưu đãi được hưởng một số ưu đãi nhất định như cổ đông phổ thông. Những ưu đãi về chia lợi nhuận, tài sản…

Tuy nhiên, cổ đông ưu đãi bị hạn chế một số quyền lợi so với cổ đông phổ thông. Nổi bật trong số đó là: Không có quyển biểu quyết hay mua bán, sang nhượng cổ đông. Trong trường hợp có nhu cầu sang nhượng cần phải có quyết định hoặc phán quyết từ toà án

2.2 Phương pháp vốn cổ phần

Phương pháp vốn cổ phần thường được “dân trong ngành” sử dụng nhiều với thuật ngữ tiếng Anh: Anh là Equity Method.
Về bản chất kỹ thuật, phương pháp vốn cổ phần là kỹ thuật về kế toán được một công ty sử dụng để ghi lại lợi nhuận mình kiếm được thông qua hành động đầu tư vào công ty khác.
Lợi nhuận thu được sẽ tương ứng với tỉ lệ đầu tư vốn ban đầu. Dựa trên báo cáo thu nhập của công ty nhận đầu tư để phân chia khoản lợi nhuận tương ứng.

Nếu số vốn nắm giữ nằm trong khoảng từ 20 đến 50%, cổ đông sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến những quyết định của công ty. Nổi bật như những quyết định về chính sách tài chính, chính sách hoạt động, chính sách nhân sự,… Giá trị cổ phần dưới 20% cũng có những tác động nhất định, nhưng hạn chế hơn. Trong trường hợp này, phương pháp vốn cổ phần là phương án thích hợp để. 

Một số lưu ý khi ghi áp dụng phương pháp vốn cổ phần vào ghi doanh thu và biến đổi tài sản:

  • Mối quan hệ kinh tế tồn tại giữa hai chủ thể được phương pháp vốn cổ phần thừa nhận. Kết quả phần thu nhập của công ty nhận đầu tư được công ty đầu tư kiểm soát dưới dạng doanh thu từ đầu tư trên báo cáo thu nhập.
    Ví dụ: Nếu một công ty sở hữu 30% công ty khác có thu nhập ròng 1 triệu đô la. Công ty báo cáo thu nhập từ đầu tư 3000.000$ theo cách tính phương pháp vốn cổ phần.
  • Khi công ty đầu tư nắm giữ % cổ phần cao, có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động và tài chính của công ty nhận đầu tư. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị đầu tư của công ty nhận đầu tư có thể bị tác động. Công ty đầu tư coi những khoản đầu tư ban đầu như một tài sản với giá gốc.
    Theo phương pháp vốn cổ phần, nhằm biểu thị rõ nhất các thay đổi về giá trị, giá trị của khoản đầu tư sẽ được điều chỉnh định kì chứ không cố định. Việc điều chỉnh này cũng được thực hiện khi công ty nhận đầu tư chi trả cổ tức cho các cổ đông.
  • Với quyền lợi đáng kể khi có quyền tác động đến các quyết sách tài chính của công ty nhận đầu tư, công ty đầu tư đặt kỳ vọng đưa các giá trị đầu tư của mình có biến đổi về giá trị tài sản ròng.
    Nếu sử dụng phương pháp vốn cổ phần, khi công ty nhận đầu tư báo cáo lỗ ròng. Công ty đầu tư sẽ có quyền ghi lại phần lỗ của họ trên báo cáo thu nhập. Việc ghi lại phần lỗ như thế này cũng đã làm giảm giá trị đầu tư trên bảng cân đối kế toán.
  • Nếu công ty nhận đầu tư chọn hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt. Về bản chất, tài sản ròng của công ty đó sẽ giảm. Công ty đầu tư nhận cổ tức ghi nhận sự gia tăng số dư tiền mặt của mình nếu sử dụng phương pháp vốn cổ phần. Nhưng đồng nghĩa với việc, sẽ phải báo cáo giảm giá trị sổ sách của khoản đầu tư.
    Giá trị tài sản ròng của công ty nhận đầu tư sẽ có ảnh hưởng đến giá trị cổ phần đầu tư của công ty đầu tư.

2.3 Nghĩa vụ khi góp vốn cổ phần

Khi quyết định góp vốn cổ phần. Công ty đầu tư sẽ có những nghĩa vụ nhất định sau đây:

  • Giải ngân đúng thời hạn: Nguồn vốn của bạn có tác động rất lớn đối với công ty nhận đầu tư. Khi đã quyết định ký kết góp vốn cổ phần, bên đầu tư cần phải thanh toán các khoản đủ và đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Từ đó cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi ích chung của chính mình.
  •  Không rút vốn: Công ty đầu tư không được phép rút lại số vốn theo thỏa thuận ban đầu. Hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài chính và những quyết sách của công ty nhận đầu tư. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy chọn cách gián tiếp là bán cổ phần.
  • Cam kết bảo mật thông tin: Cam kết bảo mật là một trong những điều khoản quan trọng trong hầu hết các thương vụ kinh doanh. Những quyết định về chính sách, tài chính, nhận lực,…trong các cuộc họp cổ đông chỉ được công bố nội bộ. Những thông tin này nếu lọt ra ngoài có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty. Do đó, cam kết bảo mật với các cổ đông là vô cùng quan trọng. Đặc biệt cần giữ kín thông tin trước các đối thủ và các bên truyền thông.
  • Tuân thủ theo các quy định đã thỏa thuận giữa hai bên: Khi quyết định đầu tư vốn, cả hai bên đầu tư và nhận đầu tư sẽ có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi cũng như ràng buộc riêng từng doanh nghiệp. Các cổ đông cũng cần tuân theo các quy định đã được đặt ra.

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Hãy là những nhà đầu tư thông minh, tìm hiểu đầy đủ thông tin cần thiết trước khi quyết định rót vốn. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn đầu tư. Hãy lựa chọn những công ty có tiềm năng phát triển, rõ ràng về pháp lý để tránh những rủi ro không đáng có.

Nếu có một nguồn tài chính dư giả và có sẵn “máu kinh doanh”, bạn có thẻ tính đến phương án góp vốn cổ phần để nguồn tiền của mình không nằm im bất động. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công với những thương vụ bạc tỉ của mình nhé!

 

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x