Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

5 min read

Hiện nay các hình thức vay tín chấp đã rất phát triển. Các gói vay liên tục được mở rộng để phục vụ nhu cầu đa dạng của người vay. Theo đó, các gói vay phổ biến có thể kể đến như vay theo sao kê ngân hàng, vay theo hợp đồng tín chấp, vay theo thẻ tín dụng, vay theo bảng lương, hợp đồng lao động, vay theo cà vẹt xe, vay theo hóa đơn điện, nước,…Trong đó, hình thức vay theo sao kê ngân hàng vẫn là hình thức vay phổ biến nhất. Hãy cùng Jenfi tìm hiểu về hình thức vay này nhé.

Bảng sao kê ngân hàng là gì?

Sao kê ngân hàng, hiểu một cách đơn giản là bản in có ghi chép lại toàn bộ các giao dịch của chủ tài khoản thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Các bảng sao kê ngân hàng chỉ được cung cấp bởi ngân hàng khi có sự yêu cầu từ chính chủ tài khoản thanh toán hoặc đơn vị có thẩm quyền. Bảng sao kê tài khoản thanh toán là thông tin cá nhân giữa ngân hàng và chủ tài khoản thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán chỉ cung cấp bảng sao kê ngân hàng khi được yêu cầu trong một số trường hợp nhất định như đi vay vốn, đối chất thanh toán,…

Nội dung cần có của một bảng sao kê ngân hàng.

Tùy theo ngân hàng cung cấp dịch vụ mà sẽ có các định dạng bảng sao kê khác nhau. Tuy nhiên, một bảng sao kê ngân hàng luôn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

  • Ngân hàng sao kê: Bao gồm chi tiết tên ngân hàng của chủ tài khoản sao kê và chi nhánh hoặc mã chi nhánh.
  • Thông tin chủ tài khoản: Bao gồm các thông tin chi tiết liên quan đến chủ tài khoản như Họ và Tên, Số tài khoản.
  • Thời hạn sao kê: Nêu rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của bảng sao kê, chủ tài khoản có thể chọn một quãng thời gian nhất định để sao kê, không nhất thiết phải chọn cố định 3, 6 hay 12 tháng. 
  • Thông tin giao dịch: Bao gồm toàn bộ các giao dịch phát sinh trong thời hạn sao kê kèm các thông tin đính kèm như:
    • Thời gian phát sinh giao dịch.
    • Số tiền ghi có: Số tiền phát sinh dương vào tài khoản của bạn, tức số tiền nhận vào tài khoản của bạn.
    • Số tiền ghi nợ: Số tiền phát sinh âm vào tài khoản của bạn, tức số tiền được chuyển đi từ tài khoản của bạn.
    • Số dư: số dư còn lại khi kết thúc phiên, thường là 24h mỗi ngày.
    • Nội dung giao dịch: nội dung chi tiết theo từng giao dịch.

Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

Chủ tài khoản thanh toán cần lưu ý, một bảng sao kê ngân hàng có hiệu lực bắt buộc phải có mộc đỏ giáp lai được đóng bởi ngân hàng. Trong mọi trường hợp, bảng sao kê thiếu dấu mộc này đều sẽ không có giá trị pháp luật.

Các hình thức sao kê ngân hàng phổ biến hiện nay.

Có 2 hình thức sao kê ngân hàng phổ biến nhất hiện nay bao gồm sao kê ngân hàng online và sao kê ngân hàng offline. Trong đó, hình thức sao kê offline vẫn được ưa chuộng hơn khi có nhu cầu vay vốn do tính đảm bảo về mặt pháp lý của ngân hàng. Cụ thể hai hình thức sao kê như sau:

1. Sao kê trực tuyến (sao kê online): 

Là hình thức sao kê ngân hàng mà bạn không cần đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng để thực hiện. Tùy theo đơn vị ngân hàng chủ quản mà sao kê của bạn sẽ được tải xuống/lưu lại theo định dạng file PDF, hình ảnh hoặc file Excel. Ngoài ra, với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có quy trình xem và tải xuống bảng sao kê khác nhau. Một số ngân hàng còn cho phép tải bảng sao kê từ cả hai nền tảng khác nhau là trang web (website) và ứng dụng điện thoại (mobile app). 

Lưu ý: Chủ tài khoản cần đăng ký dịch vụ internet banking (sử dụng trên website) và/hoặc mobile banking (sử dụng trên điện thoại) để có thể xem và tải bảng sao kê điện tử theo hình thức sao kê trực tuyến. Ngoài ra, hình thức sao kê trực tuyến hiện vẫn chưa được áp dụng tại nhiều đơn vị cho vay. Khách hàng có nhu cầu vay tín chấp vui lòng xác nhận với đơn vị cho vay trước khi tiến hành sao kê.

2. Sao kê truyền thống (sao kê offline): 

Là hình thức sao kê phổ biến nhất hiện nay khi thực hiện các thủ tục vay tín chấp theo sao kê ngân hàng. Đây là hình thức sao kê truyền thống mà ở đó, chủ tài khoản thanh toán cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng chủ quản để thực hiện sao kê. Các bước sao kê tại quầy giao dịch cũng tương đối đơn giản. Chủ tài khoản thanh toán chỉ cần cung cấp thẻ CMND/CCCD, thông tin số tài khoản kèm theo yêu cầu sao kê cụ thể trong một khoảng thời gian với giao dịch viên tại quầy giao dịch là đã có thể nhận lại bảng sao kê bản in có đóng mộc. Bảng sao kê này sẽ có hiệu lực pháp lý và áp dụng với toàn bộ các ngân hàng, công ty tài chính hoặc đơn vị cho vay hợp pháp tại Việt Nam. 

Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

Trong khi hình thức sao kê ngân hàng online bắt buộc chủ tài khoản ngân hàng phải có một tài khoản thanh toán online (website hoặc điện thoại) thì đối với sao kê ngân hàng offline, khách hàng chỉ cần có tài khoản thanh toán (Thẻ ATM) là đã có thể yêu cầu sao kê tại các chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ hiện nay, một số ngân hàng đang dần khuyến khích khách hàng chuyển sang sao kê online nhằm tối ưu hóa vận hành cũng như chi phí, giảm thiểu các thủ tục, quy trình rườm rà tại điểm giao dịch. Kỳ vọng trong tương lai, bảng sao kê online kèm chữ ký điện tử sẽ được áp dụng rộng rãi với hình thức vay tín chấp theo bảng sao kê ngân hàng.

Vay theo sao kê ngân hàng là gì?

Vay theo sao kê ngân hàng, còn được gọi là vay theo sao kê tài khoản ATM, là một hình thức vay tín chấp mà ở đó, đơn vị cho vay sẽ đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng vay thông qua việc kiểm tra các giao dịch gần nhất của người đi vay trong bảng sao kê ngân hàng.

Thường thì các đơn vị cho vay sẽ kiểm tra lịch sử giao dịch của đối tượng vay trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng gần nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, đơn vị cho vay có thể yêu cầu đối tượng vay cung cấp thêm sao kê giao dịch từ 6 đến 12 tháng, đặc biệt là đối với các đối tượng vay có thu nhập hoặc chi tiêu thất thường.

Hiện nay đã có rất nhiều ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp theo hình thức sao kê ngân hàng, tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng cũng như điều kiện vay của mỗi khách hàng vay mà có gói vay phù hợp. Một số ngân hàng lớn có cung cấp gói vay theo sao kê ngân hàng có thể kể đến như: Agribank, Vietcombank, Sacombank, TPBank, VP Bank, BIDV, FE Credit, SHB, Shinhan Bank, VIB, Vietinbank.

Vì sao cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn? 

Đối với các hình thức vay tín chấp như hiện nay, các đơn vị cho vay luôn cần xác định rõ tiềm năng trả nợ của khách hàng vay trước khi đặt bút ký hợp đồng thỏa thuận vay. Theo đó, dù rằng khách hàng vay chọn loại hình vay tín chấp nào đi chăng nữa, việc có cho mình một bảng sao kê ngân hàng sẽ là lợi thế rất lớn khi đi vay. Ngoài ra, nếu lịch sử giao dịch thể hiện trong bảng sao kê ngân hàng của khách hàng vay tốt, tức là các phát sinh giao dịch trong thời hạn sao kê lớn, ổn định thì không những khả năng đạt được hợp đồng cao mà còn nhận được những ưu đãi khác như tăng hạn mức vay, giảm lãi suất,…

Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

Hình thức vay vốn theo sao kê ngân hàng vẫn luôn là hình thức cho vay phổ biến hàng đầu tại các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp các doanh nghiệp/cá nhân không đáp ứng được điều kiện vay theo sao kê ngân hàng, có thể xem xét lựa chọn các hình thức vay khác phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp/cá nhân sao cho đáp ứng được nhu cầu vay. Tuy nhiên, với các ưu điểm đã nêu ở trên như đơn giản, nhanh chóng và tỉ lệ duyệt hợp đồng vay cao, doanh nghiệp/cá nhân khi có nhu cầu đi vay nên ưu tiên chọn hình thức vay theo sao kê ngân hàng để tối ưu hóa khả năng vay với lợi ích tốt nhất.

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x