Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

5 min read

Quản lý dòng tiền luôn là vấn đề nan giải, là một trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng hay thất bại của doanh nghiệp. Thiếu hụt tiền mặt gây cản trở rất nhiều đến các hoạt động kinh doanh. Lúc này vay nợ là một trong những phương án để giải quyết. 

Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt nợ xấu và nợ tốt cũng như cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền.

1. Phân biệt nợ xấu và nợ tốt

Nợ xấu và nợ tốt là gì? Tại sao các ngân hàng, công ty tài chính hay những quỹ tín dụng luôn siết chặt vấn đề thủ tục chính để ngăn chặn nợ xấu ở mức thấp nhất có thể?

Nhìn chung, nợ tốt và nợ xấu đều có điểm chung là những khoản vay của khách hàng với tổ chức cho vay (ngân hàng, quỹ tín dụng,…) và có giá trị pháp lý.

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Nợ tốt là gì?

Nợ tốt là những khoản nợ được khách hàng thanh toán đúng hạn và đầy đủ theo cam kết đã có trong hợp đồng. 

Trường hợp khách hàng thanh toán chậm trễ nhưng không quá 10 ngày tính từ ngày phải thanh toán cũng được coi là nợ tốt.

Nếu khách hàng có lịch sử giao dịch nằm trong nhóm nợ tốt. Điểm tín dụng trên của bạn cao, không có lịch sử giao dịch xấu trên CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia). Đồng nghĩa với việc các thủ tục xét duyệt vay vốn sau này tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cũng dễ dàng hơn.

Về cơ bản, nợ xấu và nợ tốt đều là những khoản vay cần phải nhanh chóng thanh toán. Tránh để những tác động tiêu cực về sau.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là những khoản nợ khách hàng để quá hạn nhưng không thanh toán. Nợ xấu được xếp vào trường hợp khó đòi. Khách hàng thường xuyên trả chậm trễ. Các tổ chức tín dụng có khả năng mất luôn cả nguồn vốn cho vay.

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Nhìn chung, bất kỳ khoản nợ nào cũng có những rủi ro nhất định. Nhất là khi đã nằm trong danh sách nợ xấu
Theo CIC, nợ tốt và nợ xấu được phân loại theo nhiều cấp độ. Chia nhóm từ 1 đến 5 như sau:

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ XẤU
Tên phân loại Mô tả
Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ mà khách hàng trả nợ trong hạn
  • Các khách hàng trả nợ quá hạn dưới 10 ngày. Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi theo thời hạn cam kết.
  • Trường hợp này người vay sẽ phải trả thêm tiền lãi phạt quá hạn là 150%
Nhóm 2 – Nợ cần lưu ý
  • Các khoản nợ mà khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 10 đến đủ 29 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá quá hạn trong khoảng từ từ 30 đến đủ 59 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng miễn/giảm lãi suất do khách hàng không đủ khả năng chi ra như hợp đồng đã ký kết.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ sẽ bị mất vốn.
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 90 đến dưới 180.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 – Nợ có nguy cơ bị mất vốn.
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên theo hợp đồng tín dụng
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại
  • Các khoản nợ tiếp tục để quá hạn sau khi được điều chỉnh lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ tiếp tục được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.


Về phía các tổ chức cho vay. Nợ xấu ở nhóm 1 và 2 có thể coi là nợ ít xấu, vẫn có khả năng thu hồi. Các nhóm 3, 4 5 là nợ xấu nhiều, có nguy cơ mất vốn rất cao.
Về phía khách hàng, thông tin lịch sử nợ xấu được lưu giữ trên CIC với thời hạn từ 3 đến 5 năm với các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên. Nhóm nợ xấu 1 và 2, khi có có nhu cầu muốn tiếp tục đăng ký vay bạn cần hoàn tất rất nhiều thủ tục.
Đặc biệt, những trường hợp nợ xấu trong nhóm 3, 4 và 5 thì hầu như là không thể nếu vẫn chưa thanh toán đủ và được xóa thông tin lưu trữ trên CIC.
Một số tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng mặc định không chấp nhận giao dịch với những khách hàng có nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

Có thể thấy, nợ xấu và nợ tốt đều gây tác động tiêu cực đến việc xét duyệt những cơ hội vay trong tương lai. Nhất là với nợ xấu nhóm 3, 4, 5.
Chính vì vậy khách hàng cần hết sức cẩn trọng, tránh để rơi vào các nhóm nợ xấu và có lưu vết trên CIC.

2. Cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

2.1 Dòng tiền là gì và tại sao cần tối ưu dòng tiền?

Dòng tiền được hiểu là sự chuyển động, lưu chuyển ra vào hay thu chi của các khoản tiền trong doanh nghiệp. Dòng tiền hiện được phân thành hai loại chính là: Dòng tiền ròng và Dòng tiền thuần.

  • Dòng tiền ròng: Là dòng tiền được sử dụng vào 3 hoạt động chính: Sản xuất, Hoạt động tài chính và Đầu tư kinh doanh. 
  • Dòng tiền thuần: Là khoản tài chính mà mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh sinh lời.

Dòng tiền là nhân tố chính quyết định đến sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Quản lý dòng tiền là cách thức quản lý tiền sự chuyển động dòng tiền ra vào của doanh nghiệp xuyên suốt mọi hoạt động trong một bộ máy kinh doanh. Từ đó phân tích và đưa ra những quyết sách hợp lý để điều chỉnh, nhằm tối ưu dòng tiền.

Việc tối ưu dòng tiền trong kinh doanh là vô vùng quan trọng. Thông qua việc tối ưu dòng tiền, doanh nghiệp sẽ tăng hiệu quả kinh doanh, mang về lợi nhuận doanh thu tài chính cao cho doanh nghiệp. 

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

2. 2 Cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Lập kế hoạch tài chính

Việc đầu tiên để tối ưu dòng tiền chính là phải có một bộ phận quản lý tài chính. 

Đây sẽ là bộ phận chủ trì chính về lập kế hoạch tài chính gần và mục tiêu tài chính lâu dài. Ngoài ra còn quản lý thu chi. Đồng thời phân tích số liệu đưa ra kế hoạch chi tiết về nguồn vốn lưu động, tỷ suất lợi nhanh, kế hoạch cổ tức và giả định tài chính… 

Đội ngũ tài chính chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực tài chính sẽ là những nhân tố nhạy bén. Giúp doanh nghiệp kịp thời ứng phó trước các tình huống phát sinh bất thường của doanh nghiệp.
Việc lập kế hoạch dòng tiền từ những phân tích của bộ phận tài chính có chuyên môn rất quan trọng. Đây sẽ là những nhân tố chủ chốt giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền hiệu quả.

Quản lý các khoản phải thu chi

Cần xác định rõ ràng dòng tiền sẽ không nằm yên một chỗ mà thường xuyên phải luân chuyển cho các hoạt động thu chi, đầu tư, sản xuất,…

Muốn tối ưu dòng tiền trước hết cần quản lý tốt dòng tiền trong doanh nghiệp. Bộ phận tài chính cần phải kiểm soát được các khoản thu, chi của doanh nghiệp mình một cách rõ ràng, minh bạch. Cân đối không để chi vượt quá thu.
Nợ xấu và nợ tốt cũng là những thông tin bộ phận tài chính cần nắm vững để chuẩn bị cho những chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Tối ưu hóa nguồn vốn lưu động

Một trong những phương án tối ưu dòng tiền bền vững đó chính là đầu tư vào nhân lực, cơ sở vật chất và những hạng mục trọng điểm. Đây là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dòng tiền thuần. Tạo thêm nhiều lợi nhuận tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Một trong những ví dụ tối ưu hóa dòng tiền về nhân lực, chính là đầu tư vào bộ phận tài chính. Đây sẽ là bộ phận phân tích, lên kế hoạch và quản lý rủi ro dòng tiền chuyên nghiệp. Quyết định chính tới hiệu quả tối ưu dòng tiền.

Xác định hạng mục kinh doanh chính

Cần xác định rõ đâu là hạng mục chính của doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch tối ưu dòng tiền, tập trung đầu tư vào hạng mục nào để sinh lời bền vững. Lợi nhuận thu về là nguồn tiền thu vào, cũng là yếu tố luân chuyển dòng tiền trong một doanh nghiệp.

Ngoài ra, từ việc phân tích dòng tiền. Doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh cụ thể để đảm bảo sử dụng dòng tiền hữu ích. Mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng lợi nhuận.

Lựa chọn đối tác có tiềm năng

Chọn được đối tác kinh doanh tiềm năng, việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro và kế hoạch tối ưu nhiều hơn.
Kết hợp cùng những đối tác tiềm năng, khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ ổn định hơn rất nhiều. 

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Dự báo dòng tiền thường xuyên

Dự báo dòng tiền vào, ra thường xuyên để kịp thời đưa ra những phương án ứng phó với những rủi ro phát sinh là vực kỳ quan trọng nếu doanh nghiệp bạn muốn tối ưu dòng tiền.
Bộ phận tài chính với nhân lực chuyên nghiệp cần thường xuyên đưa ra những báo cáo vĩ mô để nhận định trước biến đổi dòng tiền. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp theo kế hoạch kinh doanh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang lại những kiến thức hữu ích dành cho bạn. 

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x