Nguyên Tắc SMART: Hướng Dẫn Cách Thiết Lập Mục Tiêu Theo SMART& Ví Dụ Thực Tế

5 min read

Nguyên Tắc SMART: Hướng Dẫn Cách Thiết Lập Mục Tiêu Theo SMART& Ví Dụ Thực Tế

Nguyên tắc SMART là gì?

Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân đã rất cố gắng trong kinh doanh nhưng kết quả lại không đến đâu? Có thể là khi nhìn lại quãng đường 5 năm qua, công việc của bạn không tiến triển rõ rệt. Hoặc có thể, bạn đang gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bản thân, hay mục tiêu kinh doanh trong vài năm tới.

Rất nhiều người nằm trong vòng lặp: có ý tưởng kinh doanh - bắt đầu kinh doanh - không hiệu quả - tìm kiếm ý tưởng mới - nhưng kết quả đạt được lại không tương xứng công sức. Với SMART, bạn có thể trực quan hóa ý tưởng, tập trung nỗ lực, sử dụng thời gian và nguồn lực một cách hợp lý, từ đó tăng cơ hội thành công và đạt được những mục tiêu bạn muốn, dù là trong kinh doanh hay trong đời sống cá nhân.

Cùng Jenfi khám phát Nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu, và học hỏi ngay cách sử dụng SMART để đạt được mục tiêu của bạn. 

Nguyên tắc SMART là gì?

Nguyên tắc SMART là gì?

SMART là từ viết tắt từ một thuật ngữ tiếng Anh, được đề cập lần đầu tiên vào 1981 trên tạp chí Đánh Giá Quản Lý bởi George T. Doran. Để mục tiêu của bạn rõ ràng và có thể đạt được, các mục tiêu cần phải: 

  • Specific - Cụ thể (đơn giản, hợp lý, đáng để nỗ lực).
  • Measurable - Có thể đo lường được (có ý nghĩa, tạo động lực để phấn đấu).
  • Achievable - Có thể đạt được 
  • Relevant - Có liên quan (hợp lý, thực tế và có nguồn lực, dựa trên kết quả).
  • Time bound - Giới hạn thời gian (dựa trên thời gian, giới hạn thời gian, giới hạn thời gian / chi phí)

Cách Thiết Lập Mục Tiêu SMART 

Cách Thiết Lập Mục Tiêu SMART

Specific - Cụ thể

Mục tiêu của bạn phải rõ ràng và cụ thể, nếu không, bạn sẽ không thể tập trung nỗ lực hoặc cảm thấy thực sự có động lực để đạt được nó. Khi soạn thảo mục tiêu của bạn, hãy cố gắng trả lời các câu hỏi "W" (What- Why- When- Where- Who):

  • Tôi muốn đạt được điều gì?
  • Tại sao mục tiêu này lại quan trọng?
  • Những ai liên quan đến mục tiêu này?
  • Mục tiêu nằm ở đâu?
  • Những nguồn lực nào cần thiết?

Ví dụ

Giả sử bạn muốn trở thành quản lý bộ phận marketing tại công ty. Vậy một mục tiêu cụ thể là:

Tôi muốn nắm rõ những kỹ năng và kinh nghiệm trong marketing để có thể triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả, dẫn dắt và quản lý đội nhóm tại bộ phận marketing và thành công trong sự nghiệp của mình.  

Measurable - Có thể đo lường được

Bạn phải có những thang đo để theo dõi tiến trình của mình và duy trì động lực. Đánh giá tiến độ của bản thân sẽ giúp bạn tập trung, hoàn thành mục tiêu trong thời hạn và cảm thấy hứng thú khi càng ngày càng tiến gần đến mục tiêu của mình.

Bạn có thể đặt những câu hỏi như:

  • Bao nhiêu?
  • Bao lâu?

Ví dụ

Bạn có thể đo lường mục tiêu trở thành quản lý bộ phận marketing bằng các chứng chỉ, khóa học và thời gian hoàn thành để đạt được kinh nghiệm trong thời gian 3 năm. 

Achievable - Có thể đạt được

Mục tiêu của bạn cần phải thực tế và có thể đạt được để thành công. Nói cách khác, mục tiêu cần khiến bạn phải nỗ lực nhưng vẫn có thể đạt được. Khi bạn đặt ra một mục tiêu có thể đạt được, bạn có thể xác định được những cơ hội hoặc nguồn lực mà trước đây bạn không lưu ý đến để giúp bạn tiến gần đến mục tiêu hơn. 

Một mục tiêu có thể đạt được thường cần giải quyết các vấn đề sau:

  • Làm sao để hoàn thành mục tiêu này?
  • Mức độ thực tế của mục tiêu đến đâu, có tính toán đến các yếu tố ảnh hưởng chưa (ví dụ: cần tiền để học các khóa học)? 

Ví dụ

Bạn có thể tự hỏi: liệu việc học các khóa học kỹ năng cần thiết để trở thành quản lý bộ phận marketing có thực tế không, dựa trên kinh nghiệm và trình độ hiện tại của bạn. Bạn có thời gian để hoàn thành khóa đào tạo không? Bạn có đủ khả năng để làm điều đó không?

Relevant - Có liên quan

Bước này nhằm đảm bảo rằng mục tiêu của bạn thật sự quan trọng đối với bạn. Một mục tiêu có liên quan và phù hợp cần giải quyết những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu này có đáng hay không?
  • Thời điểm này có phải là thời điểm thích hợp?
  • Mục tiêu này có phù hợp với những nỗ lực / nhu cầu khác của bạn không?

Ví dụ

Bạn có thể muốn trở thành quản lý marketing, nhưng thời điểm hiện tại có thích hợp để bạn tham gia các khóa đào tạo hoặc làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn không? Bạn có chắc chắn rằng bạn là người phù hợp cho chức vụ này?

Time-bound - Giới hạn thời gian

Mọi mục tiêu đều cần thời gian hoàn thành để bạn tập trung và nỗ lực. Với thời gian giới hạn, bạn có thể sắp xếp ưu tiên để hoàn thành mục tiêu.

Hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Khi nào sẽ hoàn thành?
  • Tôi có thể làm gì sau 6 tháng?
  • Tôi có thể làm gì sau 1 tháng?
  • Tôi có thể làm gì hôm nay?

Ví dụ

Đạt được các kỹ năng để trở thành quản lý phòng marketing có thể cần bạn tham gia các khóa đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc bổ sung. Bạn sẽ mất bao lâu để có được những kỹ năng này?

Ưu Và Nhược Điểm Của Nguyên Tắc Smart

Ưu Và Nhược Điểm Của Nguyên Tắc Smart

SMART là một công cụ hiệu quả trong lập mục tiêu, giúp mọi thứ rõ ràng, từ đó bạn có thể tập trung và có động lực  để đạt được mục tiêu của mình. Các mục tiêu SMART dễ dàng áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh vực, ở bất kỳ đâu.

Ở khía cạnh nhược điểm, khi hiểu sai về nguyên tắc SMART có thể khiến việc đặt mục tiêu không hiệu quả. Một số người cho rằng SMART không phù hợp đối với mục tiêu dài hạn vì thiếu tính linh hoạt, trong khi những người khác cho rằng phương pháp này sẽ kìm hãm sự sáng tạo. 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top