DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

5 min read

Dca Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Giúp Bạn Áp Dụng Chiến Lược Trung Bình Giá Dca Thành Công

Thuật ngữ “Chiến lược trung bình giá” thường được biết đến bằng cụm từ viết tắt DCA - Dollar Cost Averaging, là một trong những phương pháp tối ưu chi phí giao dịch mà bất cứ nhà quản trị kinh doanh nào cũng cần phải biết. Nếu bạn đang tìm hiểu DCA là gì và làm cách nào để áp dụng DCA hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé.

Jenfi Capital hi vọng bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm và cách ứng dụng hiệu quả.

1. DCA là gì? Chiến lược trung bình giá DCA phù hợp với những ai?

1.1 DCA là gì? 

DCA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Dollar - Cost Averaging, dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là hay “Phương pháp bình quân giá” hoặc “Chiến lược trung bình giá”. Đây có thể coi là một trong những chiến lược đầu tư tài chính sử dụng theo phương pháp tách nhỏ nguồn vốn. Thay vì sử dụng hết nguồn vốn đầu tư vào cùng một thời điểm, thay bằng đầu tư vào nhiều khoảng thời gian khác nhau theo chu kỳ tuần, tháng, quý,...

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

Nói một cách đơn giản, những nhà đầu tư sẽ chia khoản vốn dự định đầu tư của mình thành nhiều khoản nhỏ và mua tại nhiều thời điểm khác nhau. Chính vì thế, bạn sẽ có cơ hội mua được một loại tài sản với nhiều mức giá khác nhau cho đến khi đạt được hạn mức theo dự định. 

DCA được sử dụng rất phổ biến với những nhà đầu tư chứng khoán. DCA giúp những “dân chơi chứng” mới bước chân vào con đường “lướt sóng”, đặc biệt là những nhà đầu tư F0 có cơ hội mua được cổ phiếu ở mức giá mềm nhất, giảm thiểu được rủi ro nếu lỡ khớp lệnh với giá cao và cứu nguy với giá trung bình thấp hơn cho lần đặt lệnh tiếp theo.

DCA được kỳ vọng như một phương pháp giảm thiểu rủi ro một cách đáng kể với trường hợp thị trường có những biến động lớn khó lường. Từ đó có những tính toán nhất định, phân bổ số lần mua để đạt được mức giá mua cuối cùng hợp lý nhất.

1.2 Chiến lược trung bình giá DCA phù hợp với những ai?

Được đánh giá là một trong những chiến lược đầu tư phổ biến trong lĩnh vực tài chính và mang lại hiệu quả cao, nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng hiệu quả DCA. 

Thị trường tài chính nhiều biến động, đôi khi càng dự đoán nó càng đi xa với dự đoán đó. Trước khi quyết định áp dụng DCA, cần gạch rõ cho mình những câu trả lời cho các câu hỏi sau: Bạn có bao nhiêu vốn? Lợi nhuận kỳ vọng bao nhiêu? Giá trung bình kỳ vọng để đạt được lợi nhuận tối đa là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia, DCA phù hợp với những đối tượng như sau để phát huy tối đa hiệu quả:

  • Những nhà đầu tư thiên về đầu tư lâu dài: Đặc biệt tuân thủ theo chiến lược, có khả năng tuân thủ chặt những quy tắc đã đặt ra sẽ thích hợp với DCA hơn là những nhà đầu tư thích thay đổi và mạo hiểm.
  • Nhà đầu tư có số vốn nhỏ: Lướt sóng với những nhà đầu tư ít vốn hoặc những nhà đầu tư F0 sẽ mang đến nhiều rủi ro và nguy cơ mất trắng. DCA lúc này dường như dành cho bạn để bắt đầu hành trình gây dựng vốn của mình. 
  • Người không thường xuyên cập nhật thị trường: Những nhà đầu tư không quá quan tâm theo dõi tin tức hoặc không tin vào độ tin cậy của truyền thông khi áp dụng chiến lược DCA sẽ phần nào tránh được ảnh hưởng tâm lý và những rủi ro không đáng có.

2. Công thức tính DCA

DCA được tính bởi công thức chung như sau:

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

3. Ưu, nhược điểm của DCA

3.1 Ưu điểm cho dòng tiền 

Chiến lược trung bình giá DCA được các nhà đầu tư áp dụng phổ biến nhờ mang đến những ưu điểm sau:

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

3.1.1 Giảm thiểu rủi ro

Mức độ rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu. Tất nhiên, bất cứ nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng thương vụ đầu tư của mình giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất có thể. 

DCA không khớp lệnh chỉ một lời nên tâm lý thời điểm lúc này không còn là yếu tố quyết định. Bạn có nhiều thời điểm khác nhau cho việc phân bổ tài chính của mình. Đây cũng là cách tránh được những đợt “lùa gà” của dân “chơi chứng”.

Bằng phương pháp chia nhỏ vốn đầu tư, chiến lược DCA giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và phần nào bảo toàn vốn của mình. 

3.1.2 Tối ưu chi phí đầu tư

Nếu đang có nguồn tài chính hạn hẹp dành cho đầu tư, DCA sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo tài chính với phương pháp trung bình giá. Nếu tuân thủ đúng quy tắc đã đặt ra như thời gian, đầu tư định kỳ số vốn theo từng giai đoạn,... DCA sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn suy thoái của thị trường. Khả năng giữa cân bằng các danh mục đầu tư và khiến chúng có tiềm năng tăng giá trong thời gian dài hạn của DCA đã được chứng minh bởi rất nhiều nhà đầu tư thực chiến.

Nhờ vào tính linh hoạt và tính thanh khoản, áp dụng DCA sẽ giúp bạn quản lý đầu tư hiệu quả với chi phí đầu tư tối ưu nhất.

3.1.3 Rút ngắn thời gian hòa vốn

Thu hẹp khoảng cách giữa lợi nhuận và hoà vốn trong thời điểm giá cổ phiếu biến động liên tục là điều bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn. Chỉ cần có DCA trong ngày ở mức giá lý tưởng kết hợp với lượng cầu đủ lớn sẽ khiến cổ phiếu của bạn có lãi trong ngắn hạn. Thời gian hòa vốn, thời gian đạt lợi nhuận được rút ngắn đáng kể nếu bạn áp dụng DCA.

3.2 Lợi ích cho nhà đầu tư

3.2.1 Không ảnh hưởng cảm tính cá nhân

Giá thị trường biến động hay những tin tức truyền thông đưa tin tác động nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư. 

Những ảnh hưởng tâm lý bất an về biến động giá từ những tác động bên ngoài sẽ ít tác động đến tâm lý nếu quyết định theo DCA. 

3.2.2 Tiết kiệm thời gian

Hành động quan sát bảng điện tử mỗi ngày để canh giá cổ phiếu tăng giảm và theo dõi thông tin liên quan trên truyền thông chắc chắn chiếm phần lớn thời gian của những nhà đầu tư. Nhưng nếu áp dụng DCA, việc này sẽ chiếm ít sự quan tâm của bạn hơn. Từ đó có thêm thời gian tập trung nghiên cứu cho những mã cổ phiếu mới sắp tới.

3.3 Nhược điểm

Bất kỳ chiến lược nào cũng tồn tại ưu - nhược điểm song song. DCA tồn tại một số hạn chế như sau:

3.3.1 Lợi nhuận thấp

 Một điều hiển nhiên mà bất cứ ai kinh doanh cũng đều phải thừa nhận rằng rủi ro thấp luôn đi kèm với lợi nhuận thấp. Tất nhiên, với những nhà đầu tư mới thì việc hạn chế thiệt hại ở mức tối đa là điều nên ưu tiên. Đây cũng là bước đầu để các bạn trau dồi thêm kinh nghiệm đầu tư cho mình. 

3.3.2 Thêm nhiều khoản phí và thời gian giao dịch

Việc chia nhỏ giao dịch thành nhiều lần đồng nghĩa với các khoản phí cũng tăng lên khá nhiều so với việc mua một lần. Nhất là với chứng khoán số lượng nhỏ hay tiền điện tử. Kèm theo đó là thời gian giao dịch của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Chính vì thế, các chuyên gia nhận định, DCA sẽ tối ưu nhất khi nhà đầu tư lên kế hoạch đầu tư dài hạn.

4. Ví dụ về chiến lược DCA

Sau đây sẽ là ví dụ về chiến lược DCA để bạn dễ hình dung

Ví dụ: Bạn là nhà đầu tư với số vốn 100 triệu đồng và quyết định mua cổ phiếu A. Thị giá của A lúc này là 100 nghìn đồng/cổ phiếu. 

Nếu theo cách truyền thống, bạn sẽ mua hết 100 triệu đồng và nhận về 1.000 cổ phiếu (bỏ qua phí giao dịch).

Nếu áp dụng chiến lược bình quân giá DCA, ta có như sau:

  • Lần 1: Mua 200 x giá 100.000 đồng/cổ
  • Lần 2: Mua 300 x giá 98.000 đồng/cổ
  • Lần 3: Mua 300 x giá 95.000 đồng/cổ
  • Lần 4: Mua 200 x giá 90.000 đồng/cổ

Tính trung bình 1 cổ phiếu A lúc này như sau:

(200*100 + 300*98 + 300*95 + 200*90)/(200 + 300 + 300 + 200) = 95.900 đồng/cổ

Như vậy, nếu áp dụng DCA, nhà đầu tư sẽ mua được mức giá ưu đãi thấp hơn 4.000 đồng/cổ phiếu so với cách mua truyền thống. Tổng số vốn bỏ ra để mua 1.000 cổ phiếu A lúc này sẽ là 95,9 triệu đồng + một khoản phí, thay vì 100 triệu đồng như ban đầu.

5. Đã hiểu DCA là gì, sau đây là những điều cần biết để giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá DCA thành công

5.1 Lưu ý về cách vận hành

Bất kỳ chiến lược hay phương pháp nào cũng đều có những quy tắc nhất định để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Sau đây sẽ là những lưu ý về cách vận hành để có khởi đầu thuận lợi nhất và đạt kết quả như kỳ vọng với DCA: 

  • Chỉ nên áp dụng DCA với những mã cổ phiếu đã có nền tảng chắc chắn hoặc thật sự có tiềm năng. Nếu chọn sai mã và nhà đầu tư kiên định theo DCA đến cùng thì khả năng “xa bờ” rất khó tránh khỏi.
  • Không áp dụng DCA nếu thị trường đang Downtrend; Có xu hướng tăng hoặc pump mạnh để tránh cháy tài khoản cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kỳ vọng.
  • Thời điểm lý tưởng để áp dụng DCA gồm những nhóm thị trường sau:
    • Đang trong xu hướng.
    • Đang có những dấu hiệu của sự giảm điều chỉnh.
    • Đang có nhiều ngưỡng hỗ trợ mạnh ở gần bên dưới.

5.2  Những điểm sai lầm cần tránh khi DCA

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

  • Cổ phiếu không có giá trị nội tại: Bạn đừng kỳ vọng áp dụng cùng lúc DCA kết hợp cùng DCF (mô hình chiết khấu dòng tiền) và WACC (chi phí sử dụng vốn). Nội tại của cổ phiếu phản ánh giá trị từ bên trong, không phụ thuộc vào tác động bên ngoài. 
  • Cổ phiếu giảm 1-2% trung bình giá: Vì tâm lý luôn muốn giá vốn và lợi nhuận gần nhau nhất nên đôi khi nhà đầu tư hành động chia đôi giá trong khi chỉ giảm 1-2% là không cần thiết. Lúc này bạn sẽ phải tốn thêm chi phí vốn và giá trung bình không mấy thấp đến mức đáng kể.
  • Cổ phiếu chưa về vùng hỗ trợ để trung bình giá: Chỉ sử dụng chiến lược DCA là chưa đủ, chưa chắc tốt khi ngưỡng hỗ trợ chưa về đúng vùng. Hãy phân tích thêm những phương pháp kỹ thuật phù hợp với khả năng tài chính và tình hình thực tế của bạn để hỗ trợ thêm nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã mang đến cho bạn đáp án cho câu hỏi DCA là gì và Những điều cần biết để giúp bạn DCA thành công. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Định nghĩa DCA là gì?

DCA là viết tắt của Dollar Cost Averaging, còn gọi là trung bình giá. Với cách đầu tư này, bạn chia nhỏ nguồn vốn thành nhiều lần đầu tư, vào các điểm thời gian khác nhau. Bạn sẽ không phải chịu sự rủi ro của biến động thị trường, biến động tài sản.

DCA chứng khoán như thế nào

DCA có thể sử dụng như một chiến lược đầu tư chứng khoán, trong đó nhà đầu tư chia tổng số tiền được đầu tư thành các lần mua định kỳ một loại cổ phiếu cụ thể hoặc một loại chứng khoán khác. Mục tiêu của chiến lược này là giảm tác động của sự biến động đối với giá của chứng khoán bằng cách phân bổ tổng số tiền đầu tư cho nhiều lần mua. Theo đó, nhà đầu tư sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn khi giá thấp và ít cổ phiếu hơn khi giá cao, dẫn đến chi phí trung bình trên mỗi cổ phiếu thấp hơn so với khi toàn bộ số tiền được đầu tư cùng một lúc

Dca crypto

DCA cũng được sử dụng trong không gian đầu tư tiền điện tử. Trong đó, bạn đầu tư một số tiền cố định vào một tài sản cụ thể, đều đặn trong một khoảng thời gian, bất kể giá tài sản khi đó là bao nhiêu. 

DCA trong chứng khoán so với tiền điện tử có giống nhau không?

Mặc dù DCA là một chiến lược phổ biến được sử dụng trong cả đầu tư chứng khoán và tiền điện tử, nhưng có một số khác biệt giữa 2 thị trường. Trong đầu tư chứng khoán, DCA thường được sử dụng để phân tán rủi ro khi đầu tư vào một thị trường biến động, trong khi đầu tư vào tiền điện tử, nó thường được sử dụng để giảm rủi ro khi đầu tư vào một tài sản dễ bay hơi. Ngoài ra, DCA trong đầu tư chứng khoán liên quan đến việc đầu tư một số tiền cố định theo định kỳ, trong khi đầu tư vào tiền điện tử, nó thường linh hoạt hơn và cho phép đầu tư số tiền khác nhau. 

Tần suất chiến lược DCA nên là bao nhiêu lần?

Tần suất đầu tư với chiến lược DCA sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu cụ thể của bạn và số tiền bạn có sẵn để đầu tư. Nói chung, bạn đầu tư càng thường xuyên, bạn càng có nhiều khả năng nắm bắt được lợi nhuận tiềm năng trên thị trường. Ví dụ: nếu bạn đang đầu tư một lần, bạn có thể muốn đầu tư số tiền đó trong vài tuần hoặc vài tháng.

Các từ khóa liên quan: đầu tư, đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền điện tử, quản lý danh mục đầu tư, quản lý rủi ro, biến động, biến động thị trường, tổng chi phí trên mỗi cổ phiếu, đầu tư một lần

 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top