Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh

5 min read

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì? Phương pháp quản lý tài chính hiệu quả luôn là chủ đề khó với đa số mọi người. Quản lý tài chính hiệu quả chắc chắn sẽ giúp bạn có một tương lai và cả hiện tại thành công hơn. Cùng Jenfi thử tìm hiểu và áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, một trong những phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh và đem lại hiệu quả tối ưu đã được kiểm chứng. Quy tắc này nổi tiếng trên toàn thế giới và được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả mà chúng đem lại. 

1. Tại sao cần chú trọng đến quản lý tài chính?

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

Quản lý tài chính hay nói cách khác là quản lý tiền bạc là việc kiểm soát dòng tiền ra, vào theo những chu kỳ nhất định. Dù quản lý tài chính cá nhân hay quản lý tài chính doanh nghiệp, việc nắm rõ dòng tiền là điều quan trọng. Nhận thức rõ được tình hình tài chính thực tế của bản thân từ đó lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Quản lý tài chính hiệu quả mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống và mang đến những điều tốt đẹp hơn như sau:

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống. Đáp ứng các nhu cầu cá nhân một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất
  • Chủ động giải quyết được những khó khăn ở thời điểm hiện tại.
  • Tránh được việc rơi vào hoàn cảnh nợ nần do chi tiêu mất kiểm soát.
  • Có nguồn ngân sách dự phòng cho tương lai và trong những hoàn cảnh cần thiết. Hướng đến tự do tài chính.

2. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ là một trong những phương pháp quản lý tài chính kinh điển nhất trên thế giới. Kỳ vọng mang đến cho những người áp dụng có thể quản lý tiền bạc một cách thông minh nhất và hướng tới sự tự do tài chính. Bên cạnh đó, bạn có thể vừa áp dụng quy tắc này với những ứng dụng giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng.

Tham khảo ngay ở bài viết này: Top 5+ Ứng Dụng Quản Lý Tài Chính Miễn Phí Cho Doanh Nghiệp 2022

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

Quy tắc 6 chiếc lọ cũng được biết đến với tên gọi: Phương pháp JARS, hướng dẫn người dùng chia đều quỹ tài chính thành 6 phần khác nhau. Mỗi phần tương ứng với một lọ và mang một ý nghĩa riêng biệt. 6 chiếc lọ đều là những nguyên tắc cơ bản và có thể áp dụng cho bất kỳ cá nhân nào, ở mức độ tài chính ra sao một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Quỹ chi tiêu cần thiết (55%)
  • Quỹ tự do tài chính./Đầu tư tự do (10%)
  • Quỹ đầu tư cho giáo dục (10%)
  • Quỹ tiết kiệm dài hạn (10%)
  • Quỹ dành cho giải trí, hưởng thụ (10%)
  • Quỹ từ thiện (5%)

Theo các chuyên gia kinh tế, quy tắc 6 chiếc lọ được đánh giá là phương án quản lý tài chính hiệu quả cao. Hiệu quả của quy tắc 6 chiếc lọ đã được rất nhiều người trên thế giới áp dụng và thành công, trong đó có cả những doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng trên thế giới. 

3 Nguồn gốc của quy tắc 6 chiếc lọ

Tác giả của những cuốn sách tài chính nổi tiếng thế giới như: “ Bí mật tư duy triệu phú”, “Làm giàu nhanh” - doanh nhân Harv Eker chính là “cha đẻ” của quy tắc 6 chiếc lọ. Ông cũng là người sáng lập công ty Peak Potential Trainning chuyên về các khóa đào tạo, trang bị những kiến thức về giải pháp tài chính thông minh, tư duy triệu phú.

Harv Eker có bố mẹ là người gốc Châu Âu nhập cư vào Mỹ chỉ với vỏn bẹn 30USD. Từ khi 13 tuổi ông đã bắt đầu tự kiếm sống bằng rất nhiều nghề như giao báo, bán kem chống nắng trên bãi biển,...Sau khi tốt nghiệp trung học, Harv Eker chỉ học 1 năm ở Đại học New York sau đó bỏ học giữa chừng để khởi nghiệp. Tuy nhiên, cậu thanh niên nuôi chí lớn đã thất bại và buộc phải quay trở về nhà sống cùng bố mẹ. Định mệnh đến với ông trong một lần may mắn được gặp một người bạn giàu có của cha mình. Từ đây, cuộc sống của Harv Eker đã thay đổi hoàn toàn. Ông đã nhắc đến điều kỳ diệu này trong cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú.

Việc quản lý tài chính cá nhân theo ngài Harv Eker Là hết sức quan trọng. Đây là nhân tố quyết định việc bạn có thể thành công và giàu có hay không. Một điều thú vị nữa là ai cũng có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, không phụ thuộc vào mức độ tài chính. Chính việc học cách quản lý từ những đồng tiền nhỏ nhất mới là tiền đề giúp bạn có rất rất nhiều tiền.

4 Phương pháp quản lý tài chính thông minh với quy tắc 6 chiếc lọ 

Quy tắc 6 chiếc lọ phân định rõ vai trò và nhiệm vụ của từng chiếc lọ tương ứng với từng chức năng riêng trên tổng thu nhập của cá nhân theo tháng. Cùng xem cụ thể 6 chiếc lọ quản lý tài chính chứa đựng những gì nhé.

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

4.1 Chiếc lọ số 1 (Chiếm 55% tổng thu nhập): Quỹ chi tiêu cần thiết -  Necessity Account (NEC)

Quỹ chi tiêu cần thiết là chiếc lọ chiếm số tiền nhiều nhất, lên đến 55% trên tổng thu nhập. NEC được tính toán dựa trên những tính toán về tiêu chuẩn sống cần thiết cho cuộc sống cơ bản như: Tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, tiền đi lại, di chuyển, thanh toán các loại hoá đơn định kỳ,...Mặc dù thói quen sinh hoạt của mọi người sẽ có sự khác nhau nhưng với định mức tỷ lệ này mỗi cá nhân cũng có thể điều chỉnh sao cho hợp lý nhất với tình hình thực tế.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng số tiền vượt quá phần trăm này thì chắc chắn bạn cần tính toán đến việc cắt giảm chi tiêu. 55% trên tổng thu nhập là số tiền tối thiểu bạn cần kiếm được, từ đó điều chỉnh giới hạn chi tiêu và thay đổi mức sống cho phù hợp, đảm bảo không vượt định mức chi tiêu cho những hoạt động sinh hoạt cơ bản.

4.2 Chiếc lọ số 2 (Chiếm 10% tổng thu nhập): Quỹ tự do tài chính - Financial freedom account (FFA)

Chiếc lọ chứa khoản tiền cho những kế hoạch đầu tư của bạn được gọi là Quỹ tự do tài chính FFA. Mục tiêu chính là có thêm khoản thu nhập bên ngoài, không chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập chính. Nói một cách dễ hiểu, chiếc lọ này là số tiền như “con gà đẻ trứng vàng”, giúp bạn “tiền đẻ ra tiền”. Điều này sẽ giúp bạn tự làm chủ được cuộc sống, không bị chi phối quá nhiều xoay quanh vấn đề tiền bạc.

Theo một nghiên cứu của đại học Trinity Texas, tính theo quy luật 4%, để có thể tự do tài chính bạn cần số tiền gấp 25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm. Con số gấp 25 tài sản là điều không dễ dàng nếu bạn chỉ trông vào các khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo đúng nguyên tắc của chiếc lọ số 2, bạn sẽ có những khoản vốn để đầu tư sinh lời. Với số tiền dành cho quỹ FFA, bạn có thể tham gia bất kỳ kế hoạch đầu tư nào, miễn là phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính của bạn. Một số kênh đầu tư có thể tham khảo để sử dụng cho quỹ FFA như đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng,...

4.3 Chiếc lọ số 3 (chiếm 10% tổng thu nhập): Quỹ đầu tư cho giáo dục - Education account (EDU)

Đầu tư vào giáo dục, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm là điều cần thiết dù bạn đang ở độ tuổi nào. Đầu tư vào tích lũy cho bản thân là cuộc đầu tư sinh lời cao. Việc nâng cao năng lực, tập trung vào giá trị bản thân cũng mở ra những cơ hội mở giúp bạn kiếm được công việc có thu nhập cao hơn. Chính vì thế, chiếc lọ giáo dục không được phép để trống và cần nghiêm túc thực hiện. 

Chiếc lọ EDU được dùng vào các mục đích giáo dục cho cá nhân hoặc gia đình của bạn. Ví dụ như đăng những ký khóa học, mua sách, dụng cụ học tập. Nếu đang có ý định đầu tư về chứng khoán hay bất động sản, việc trang bị cho mình kiến thức trước khi bước chân vào thương trường là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, những đứa trẻ của bạn cũng cần được trang bị những khoá học để nâng cao kỹ năng sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng số tiền trong quỹ giáo dục này để kết bạn, giao lưu với những con người có tri thức từ đó học hỏi họ kinh nghiệm kinh doanh cũng như mở rộng vòng quan hệ của bạn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Có kiến thức sẽ giúp bạn trở thành con người có mục tiêu rõ ràng và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công.

4.4 Chiếc lọ số 4 (Chiếm 10% trong tổng thu nhập) - Quỹ tiết kiệm dài hạn - Long term saving for spending account (LTSS)

Chiếc lọ tiết kiệm dài hạn - LTSS là nguồn kinh phí được sử dụng cho những mục đích lâu dài như mua nhà, mua xe, mua đồ gia dụng hay bất kỳ kế hoạch dài hạn nào trong tương lai của bạn. Một khoản tiết kiệm để vừa giúp bạn hiện thực hóa những kế hoạch lâu dài vừa đề phòng những bất ngờ phát sinh như bệnh tật, rủi ro,...là điều rất cần thiết.

Cần xác định rõ, LTSS cần nhiều thời gian để tích luỹ do đó cần phải nghiêm túc và kiên trì trong dài hạn. Khi đã có được nguồn quỹ trong chiếc lọ số 4 ở mức ổn định, bạn hoàn toàn có cảm giác yên tâm tài chính và lựa chọn những điều mình mong muốn. Dần dần đạt được những mục tiêu dài hơi và không bị phụ thuộc vào đồng tiền.

4.5 Chiếc lọ số 5 (Chiếm 10% tổng thu nhập): Quỹ dành cho giải trí, hưởng thụ - Play account – PLAY 

Các hoạt động giải trí và hưởng thụ sau những cống hiến miệt mài là điều cần thiết để tái tạo năng lượng. Khi tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn có thêm động lực để tạo ra nhiều nguồn thu nhập hơn nữa. Chỉ với 10% trong tổng thu nhập mỗi tháng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn nhiều thay vì chỉ mải mê chạy theo tiền bạc và công việc. Đặc biệt với những người cần nhiều sáng sáng tạo, những chuyến đi du lịch có thể giúp họ có tạo ra nhiều ý tưởng mới đột phá hơn rất nhiều.

Quỹ hưởng thụ cần được sử dụng hết mỗi tháng dành cho những hoạt động giải trí, hưởng thụ đúng nghĩa. Tiết kiệm tiền bằng cách cắt đi khoản quỹ hưởng thụ không phải là cách tiêu tiền thông minh. Cần xác định rõ ràng khi tâm hồn được nuôi dưỡng nhiều hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy cân bằng, có nhiều động lực và sức sống hơn khi làm việc. 

4.6 Chiếc lọ số 6 (chiếm 5% tổng thu nhập): Quỹ từ thiện - Give account (GIVE)

Chiếc lọ số 6 mang nhiều giá trị nhân văn cao cả. 5% trên tổng thu nhập của bạn có thể chỉ là số tiền nhỏ, nhưng sẽ đóng góp được nhiều vào lợi ích cộng đồng. Chung sức lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp đến những người xung quanh. Trích 5% dành cho quỹ từ thiện không làm đảo lộn hay ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chi tiêu của bạn. Tuy nhiên, nếu cân đối tài chính cá nhân và nhận thấy có quá nhiều thứ phải chi trả, bạn có thể giảm bớt số % của GIVE xuống mức thấp hơn. Tuy nhiên, khuyến khích không nên cắt bỏ hoàn toàn khoản quỹ này bởi chính nó cũng mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội lớn trong cuộc sống. Bao gồm cả giá trị về vật chất và tinh thần.

Cho đi cũng là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi làm thiện nguyện, bạn đang lan tỏa giá trị nhân văn đến với cộng đồng. Điều đó cũng khiến bạn trở nên tốt hơn cả trong tiềm thức lẫn vẻ ngoài. Khi thành tâm cho đi thì chính bạn cũng lại sẽ nhận lại được những giá trị tâm hồn vô giá. 

5. Những sai lầm cơ bản khiến quy tắc 6 chiếc lọ hoạt động không hiệu quả

Để việc quản lý tài chính với quy tắc 6 chiếc lọ đem lại hiệu quả tối ưu, cần tránh một số sai lầm cơ bản như sau:

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

5.1 Không cập nhật dữ liệu thu - chi định kỳ

Có rất nhiều khoản chi tiêu phát sinh mà nếu chỉ dựa vào trí nhớ sẽ rất dễ bị bỏ quên. Do đó cần chú trọng đến việt cập nhật dữ liệu thu - chi định kỳ. 

Có rất nhiều app quản lý chi tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn ghi lại thông tin đầy đủ và chi tiết. Bạn có thể tham khảo bài viết 7 ứng dụng quản lý chi tiêu giúp bạn không lo "hụt tiền" để tìm ra được ứng dụng phù hợp với mình. 

5.2 Luôn hành động theo tâm lý: “Chi tiêu trước tiết kiệm sau”

Tâm lý “You only live once” - Bạn chỉ sống một lần trong đời khuyến khích giới trẻ hiện nay chủ yếu sống hết mình cho hiện tại. Hay như cách gen Z thường nói là “hết mình với thứ gọi là đam mê”. Tất nhiên, điều này cũng sẽ kéo theo những khoản chi tiêu để thoả mãn nhu cầu cá nhân đôi khi hơi quá đà mà quên đi các khoản cần thiết khác như đầu tư, tiết kiệm,...

Hãy tạo cho mình thói quen quản lý chi tiêu theo đúng nguyên tắc 6 chiếc lọ. Thứ gọi là đam mê ấy, bạn có thể sử dụng ở phần quỹ dành cho giải trí, hưởng thụ. Và nếu nhu cầu giải trí cao hơn số vốn trong lọ, hãy cố gắng để tăng thêm nguồn thu từ những khoản thụ động bên ngoài.

5.3 Săn hàng giảm giá

Các nhà bán hàng với những chiến lược giảm giá, hàng tặng kèm, mua số lượng lớn được chiết khấu giá thấp hơn mua lẻ,...đã đánh trúng tâm lý của phần lớn người mua hàng. Nhiều người đã rút hầu bao của mình cho những món đồ không cần thiết chỉ vì chúng đang giảm giá. Đây là một sai lầm cơ bản khiến cho quỹ tài chính của bạn luôn gặp vấn đề. Hãy kiên định với kế hoạch của mình, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và đừng chạy theo những chương trình giảm giá bất tận.

5.4 Không có nhiều nguồn thu nhập thụ động

Việc chỉ trông chờ vào một nguồn quỹ sẽ khiến nguồn thu tài chính của bạn hạn hẹp và không có đột biến. Nếu tháng nào cũng chỉ thu về số lương cố định và chi tiêu theo những khoản đã chỉ định sẵn, bạn thậm chí không có nhiều vốn dành cho đầu tư để có cơ hội phát triển thêm. Hãy tìm kiếm thêm những cơ hội việc làm để gia tăng nguồn thu nhập của mình. Coi chúng như một giải pháp dự phòng cho tương lai và hơn thế là bạn sẽ có thêm nguồn thu tài chính hàng tháng.

6. Một số lưu ý để quản lý tài chính hiệu quả với quy tắc 6 chiếc lọ

Bất cứ phương pháp nào nếu muốn áp dụng mang lại hiệu quả tối ưu đều cần có nguyên tắc và yêu cầu người dùng nỗ lực thực hiện. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ bạn nên biết để đạt được hiệu quả tối ưu nhất có thể.

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

6.1 Tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật khi áp dụng công thức 6 chiếc lọ

Khi đã xác định sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ, bạn cần chắc chắn mình sẽ tuân thủ những nguyên tắc mà công thức đưa ra. Những hành động như dùng tiện của quỹ này chuyển sang nhóm quỹ khác, không trích tổng thu nhập vào các lọ cần được nghiêm túc loại bỏ. Để có được một phương pháp quản lý tài chính an toàn và có hiệu quả tốt nhất đối với bản thân, bạn cần thực hiện các quy tắc theo đúng kế hoạch đã đặt ra bởi chỉ vì một chút hành động nhỏ của bạn thôi, quy tắc cũng sẽ dễ dàng bị phá vỡ.

6.2 Tạo những thói quen quản lý tiền

Hãy tạo cho mình thói quen tự rà soát và cập nhật các khoản chi tiêu theo các lọ cụ thể. Chúng sẽ giúp bạn vừa có cách quản lý tiền hợp lý đồng thời cũng hạn chế sự thất thoát của dòng tiền thu về. Luyện tập những thói quen giúp quản lý tài chính sẽ giúp bạn tự do hơn trong cuộc sống và không bị đồng tiền chi phối. 

6.3 Sử dụng các dòng tiền hợp lý

Mỗi lọ tương ứng với mỗi quản quỹ đều có những chức năng riêng và bạn cần tuyệt đối tuân thủ. Không nên chi tiêu quá đà dẫn đến tình trạng thâm hụt tiền cố định các lọ. Nếu có thể, bạn hãy bổ sung nhiều hơn cho lọ tiết kiệm dài hạn vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong tương lai.

6.4 Cố gắng tạo ra thật nhiều các khoản thu nhập thụ động

Những khoản thu nhập thụ động hàng tháng sẽ giúp bạn gia tăng tổng thu nhập cá nhân. Góp phần ổn định tài chính ở mức nhất định. Hơn nữa, có thêm các khoản thu từ bên ngoài cũng giúp bạn giải quyết một số nguy cơ xấu như mất cân bằng tiền bạc và thâm hụt quỹ trong các lọ. 

Một số cách để giúp bạn có thêm thu nhập bị động phần lớn đến từ việc đầu tư. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc thêm việc làm affiliate marketing hoặc dropshipping. Có rất nhiều cách giúp bạn gia tăng thu nhập của mình, quan trọng bạn sắp xếp được thời gian của mình.

Quản lý chi tiêu vẫn luôn là chủ đề khó, nhất là khi thị trường thay đổi, xã hội phát triển, nhu cầu con người cao hơn. Muốn xác định rõ các chỉ số tài chính quan trọng hơn, trước tiên phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã nắm được quy tắc 6 chiếc lọ là gì và cách phân bổ tiền ra sao cho hợp lý, Jenfi tin rằng bạn đang đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình làm chủ tài chính cá nhân, hướng tới tự do tài chính trong tương lai.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top