Phân Tích Swot – Định Nghĩa, Hướng Dẫn Và Ví Dụ

5 min read

phân tích SWOT - định nghĩa

Phân Tích Swot Là Gì

phân tích swot là gì

SWOT là từ viết tắt từ Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats (nghĩa là: Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội và Nguy Cơ). Phân tích SWOT là một kỹ thuật để đánh giá bốn khía cạnh này ở doanh nghiệp của bạn.

Ma trận SWOT là một công cụ giúp bạn phân tích những gì mình đang làm tốt nhất ở thời điểm hiện tại, và thiết kế chiến lược để tiến xa hơn trong tương lai. SWOT còn giúp bạn tìm ra những vấn đề đang cản trở doanh nghiệp của bạn, hoặc những khía cạnh mà đối thủ của bạn có thể sử dụng để cạnh tranh với bạn nếu bạn không cải thiện.

Phân tích SWOT sẽ cân nhắc cả yếu tố bên trong và bên ngoài - đó là những yếu tố thuộc về công ty và môi trường kinh doanh, đối thủ, vĩ mô… Một số yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn, trong khi một số khác lại vượt tầm kiểm soát. Trong cả hai trường hợp, để có kế hoạch hành động khôn ngoan nhất thì chúng ta cần khám phá, ghi chép lại và phân tích càng nhiều yếu tố có liên quan càng tốt.

Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu cách phân tích SWOT, một vài ví dụ điển hình, và làm sao để sử dụng những thông tin trong bảng SWOT để hành động. Cuối bài viết là một template SWOT (mẫu) tải về để bạn có thể tự sử dụng về sau.

Đăng ký ngay Jenfi Insights để tối ưu hoạt động tăng tưởng và mở rộng quy mô với những gợi ý cải thiện hoạt động kinh doanh được thiết kế riêng cho bạn.

jenfi insights

Tại Sao Phân Tích Swot Lại Quan Trọng?

Tại Sao Phân Tích Swot Lại Quan Trọng?

Phân tích SWOT có thể giúp bạn loại bỏ những nhận định chủ quan, nguy hiểm và khám phá được những điểm mù trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bạn áp dụng SWOT cùng đội ngũ nhân viên một cách thật cẩn thận, SWOT có thể đưa ra Insight (thông tin chi tiết, ẩn sâu bên trong) doanh nghiệp của bạn, và giúp bạn phát triển chiến lược hành động chính xác nhất ở mọi tình huống.

Lấy ví dụ, bạn có thể biết doanh nghiệp mình có một số điểm mạnh, lợi thế kinh doanh, nhưng chỉ khi bạn tìm kiếm, ghi chép lại những điểm yếu và nguy cơ, bạn mới có thể biết được những lợi thế này có thật sự đáng tin cậy hay chỉ là quan điểm chủ quan.

Ở hướng ngược lại, bạn có thể có những lo ngại về điểm yếu trong doanh nghiệp, thế nhưng khi phân tích chúng một cách khoa học, bạn có khả năng phát hiện ra những cơ hội tiềm tàng mà bạn không để mắt đến, có khi còn mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty.

Cách Để Viết Một Ma Trận Phân Tích SWOT

Cách Để Viết Một Ma Trận Phân Tích SWOT

Ma trận SWOT gồm 4 ô vuông, trong đó mỗi ô vuông đại diện cho mỗi yếu tố là Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội và Nguy Cơ. 

Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu, phân tích, ghi lại ý tưởng ở một ô vuông, và trong quá trình đó bạn có thể nhảy qua lại giữa các ô vuông thường xuyên khi các ý tưởng xuất hiện, bổ sung hoặc tương phản lẫn nhau.

Ví dụ, bạn có thể nhận thấy Sức Mạnh doanh nghiệp bạn chính là kinh doanh online và đã hiện diện trên nhiều nền tảng thương mại điện tử với doanh thu tăng trưởng, đồng thời bạn thấy rõ Điểm Yếu chính là thiếu nguồn vốn ngắn hạn để mua hàng hóa dự trữ hàng hóa mùa bán hàng cuối năm. 

Vậy, bạn có thể liệt kê 2 ý này ở hai ô vuông S và W.

S

Doanh thu tăng trưởng nhanh

W

Thiếu nguồn vốn ngắn hạn cho cuối năm

O T

Khi đó, bạn có thể ghi lại giải pháp bổ sung vốn như vay ngân hàng, huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi chẳng hạn.

 

Điểm Mạnh (S)

Bạn đang làm tốt những mặt nào?

Bạn có những nguồn lực đặc thù nào?

Những người khác nhận thấy những điểm mạnh của bạn như thế nào?

Điểm Yếu (W)

Bạn có thể cải thiện mặt nào?

Khía cạnh nào bạn đang thiếu nguồn lực?

Những người khác nhận thấy những điểm yếu của bạn như thế nào?

Cơ Hội (O)

Có những cơ hội nào đang hiện diện?

Có những xu hướng nào bạn có thể tận dụng không?

Làm sao để biến điểm mạnh thành cơ hội?

Nguy Cơ (T)

Những yếu điểm nào có thể tác động xấu đến bạn?

Đối thủ của bạn đang làm gì?

Những điểm yếu nào tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp bạn?

 

Cách Để Thực Hiện Phân Tích SWOT

Cách Để Thực Hiện Phân Tích SWOT

Để tránh việc phân tích SWOT mang tính chủ quan, một chiều, bạn nên tập hợp một nhóm nhân viên từ nhiều phòng ban, nhiều vị trí khác nhau để tạo có cái nhìn đa chiều và sâu sắc từ nhiều góc độ.

Sau đó, mỗi khi bạn nhận diện được một Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội và Nguy Cơ, hãy viết vào ô vuông phù hợp trong ma trận SWOT để mọi người đều thấy.

Điểm mạnh (S)

S (Strength) - Điểm Mạnh là những khía cạnh mà doanh nghiệp bạn đang làm rất tốt, hoặc là những khía cạnh giúp bạn nổi bật và khác xa so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể nghĩ đến những lợi thế của doanh nghiệp bạn - ví dụ như: nhân viên có động lực cao, công ty có quyền tiếp cận công nghệ độc quyền…

Hãy suy nghĩ đến những vấn đề như:

  • Doanh nghiệp bạn đang làm gì tốt hơn so với người khác?
  • Những giá trị nào là động lực của doanh nghiệp bạn?
  • Nguồn lực nào bạn có thể tận dụng (trong khi người khác không thể)?
  • Lợi thế bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition - USP) của bạn là gì?

Sau đó, hãy thay đổi góc nhìn của bạn - thử tưởng tượng bạn là đối thủ của doanh nghiệp mình! Lúc này, bạn (đang là đối thủ doanh nghiệp bạn) thấy những điểm mạnh nào? 

Hãy lưu ý rằng, yếu tố được xem là điểm mạnh chi khi nó mang đến một lợi thế rõ ràng. 

Lấy ví dụ về điện thoại thông minh: Apple, Samsung, Hua Wei, Xiao Mi,... đều sản xuất điện thoại thông mình. Do thị trường đều cung cấp điện thoại thông minh chất lượng cao, do đó “năng lực sản xuất điện thoại thông minh chất lượng cao” không phải là điểm mạnh. 

Điểm yếu (W)

Weakness (W) là bất kỳ yếu tố nào của công ty bạn có thể tác động xấu - bao gồm con người, nguồn lực, hệ thống và quy trình. Hãy nghĩ đến những khía cạnh có thể cải thiện, và những quy trình (sản xuất, bán hàng, marketing…) nên tránh.

Đừng quên là bạn cũng phải thay đổi góc nhìn - đóng vai là đối thủ của doanh nghiệp mình để có góc nhìn đa chiều. 

Hãy phân tích tại sao đối thủ của bạn lại làm tốt hơn bạn ở những khía cạnh đó. Bạn đang thiếu những yếu tố gì? Hãy thành thật và thực tế khi phải nêu lên điểm yếu và đối mặt với chúng, cải thiện chúng càng sớm càng tốt.

Cơ hội (O)

Opportunity (O) - Cơ hội là những khía cạnh tích cực đang diễn ra (hoặc có thể khai phá) mà bạn còn bỏ ngỏ.

Cơ hội thường đến từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, và cần bạn phải có tư duy dài hạn để nhận ra những gì có thể xảy ra trong tương lai. Cơ hội có thể xuất hiện trong những tiến bộ công nghệ ở thị trường bạn đang kinh doanh, hoặc những thay đổi trong xu hướng người dùng. 

Việc phát hiện cơ hội và khai thác có thể đem đến lợi thế cạnh tranh rất lớn cho công ty bạn để có thể cạnh tranh, thậm chí dẫn đầu trong thị trường.

Bạn hãy nghĩ đến những cơ hội tốt có thể khai thác ngay lập tức. Chúng không nhất thiết phải quá lớn, thậm chí những thay đổi nhỏ, tích cực cũng có thể tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, bạn cũng đừng quên quan sát những thay đổi về chính sách, yếu tố vĩ mô trong ngành của mình. Những thay đổi về mặt chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, dân số, và đời sống đều có thể mang đến cơ hội hấp dẫn.

Nguy cơ (T)

Threat (T) - Điểm yếu là bất kỳ khía cạnh nào có thể tác động đến doanh nghiệp bạn từ phía ngoài, ví dụ như thay đổi trong điều kiện kinh doanh, vấn đề về chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động… Chủ doanh nghiệp cần phải dự đoán các yếu tố nguy cơ và hành động đối ứng trước khi chúng xảy ra.

Ví dụ, hãy thử suy nghĩ đến những khó khăn khi đưa sản phẩm mới ra thị trường. Bạn có thể nhận ra là các tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật… của sản phẩm bạn có thể thay đổi, và từ đó sản phẩm hoàn thiệt cũng phải thay đổi nếu bạn muốn bán sản phẩm trên thị trường. Các thay đổi về công nghệ như thế này vừa là nguy cơ, cũng vừa là cơ hội cho doanh nghiệp!

Hãy theo dõi xem đối thủ của bạn đang làm gì, và bạn cần thay đổi gì ở doanh nghiệp mình để đối phó với các nguy cơ. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng không phải những gì đối thủ làm cũng hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp bạn - do đó hãy tránh sao chép toàn bộ những chiến lược của họ nếu bạn chưa biết hiệu quả của chúng ra sao.

Một trong những công cụ hiệu quả để đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến doanh nghiệp là phân tích PEST (Political, Economic, Social, Technological) - đây là phương pháp phân tích các yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ để doanh nghiệp giữ được sức cạnh tranh trên thị trường.

Ví Dụ Về Phân Tích SWOT

Ví Dụ Về Phân Tích SWOT

Hãy tưởng tượng rằng có một doanh nghiệp Startup tại Việt Nam muốn hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại của họ để phát triển chiến lược tăng trưởng. Do đó, các thành viên trong công ty tập hợp lại và tạo ra một ma trận SWOT như sau.

 

Điểm Mạnh (S)

Bạn đang làm tốt những mặt nào?

Bạn có những nguồn lực đặc thù nào?

Những người khác nhận thấy những điểm mạnh của bạn như thế nào?

Điểm Yếu (W)

Bạn có thể cải thiện mặt nào?

Khía cạnh nào bạn đang thiếu nguồn lực?

Những người khác nhận thấy những điểm yếu của bạn như thế nào?

  • Chúng tôi có thể thích ứng với thay đổi rất nhanh.
  • Chúng tôi có thể chăm sóc khách hàng rất tốt, vì ở thời điểm hiện tại khối lượng công việc không nhiều nên nhân viên có thể tập trung chăm sóc từng khách hàng.
  • Tư vấn cho công ty của tôi là người có tiếng nói trong ngành.
  • Chúng tôi có thể thay đổi hướng kinh doanh nhanh chóng nếu phát hiện thị trường không phù hợp.
  • Chúng tôi có mức chi phí trung gian thấp, do đó có thể cung cấp giá trị tốt hơn cho khách. 
  • Công ty chúng tôi có ít danh tiếng, độ phủ trên thị trường.
  • Số lượng nhân viên ít, kỹ năng chưa chuyên sâu trong nhiều bộ phận.
  • Chúng tôi bị tác động nghiêm trọng nếu nhân viên nghỉ việc.
  • Dòng tiền không đủ mạnh ở giai đoạn đầu. 
Cơ Hội (O)

Có những cơ hội nào đang hiện diện?

Có những xu hướng nào bạn có thể tận dụng không?

Làm sao để biến điểm mạnh thành cơ hội?

Nguy Cơ (T)

Những yếu điểm nào có thể tác động xấu đến bạn?

Đối thủ của bạn đang làm gì?

Những điểm yếu nào tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp bạn?

  • Lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi là ngành đang tăng trưởng mạnh.
  • Chính quyền địa phương hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh.
  • Đối thủ của chúng tôi khá chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ mới
  • Công nghệ phát triển quá nhanh có thể làm chúng tôi thích nghi không kịp
  • Nếu doanh nghiệp lớn nhảy vào thị trường, có khả năng chúng tôi bị đánh mất vị thế đã tạo lập.

Như trong ma trận SWOT này, rõ ràng thế mạnh của startup là sự linh hoạt, khả năng sử dụng công nghệ và chi phí trung gian thấp. Những yếu tố này giúp họ cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất cho một nhóm khách hàng nhỏ hiện có.

Điểm yếu của startup cũng liên quan đến quy mô hoạt động. Startup này cần đầu tư vào hoạt động đào tạo, cải thiện kỹ năng nhân viên, và cần đảm bảo nhân viên làm việc gắn bó lâu dài để không gặp vấn đề khi mất nhân viên.

Những cơ hội được mở ra có thể là dịch vụ chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp địa phương và chính quyền địa phương. Startup này có thể là doanh nghiệp đầu tiên trên thị trường với sản phẩm và dịch vụ xuất sắc, trong khi đối thủ lại thích nghi chậm với công nghệ để có thể cạnh tranh với họ.

Nguy cơ nằm ở sự phát triển của công nghệ, và công ty cũng cần quan sát các doanh nghiệp lớn trong nghành liệu họ có nhảy vào thị trường này không. Để đối phó với nguy cơ này, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh marketing ở các website trong ngành để tăng sự hiện diện, độ phủ và độ nhận biết thương hiệu trong ngành.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top