Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

5 min read

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

Vay thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết người dùng khi có nhu cầu huy động vốn để kinh doanh hay phục vụ nhu cầu tài chính đều lựa chọn hình thức vay thế chấp. Bạn đã hiểu rõ vay thế chấp là gì, thủ tục vay cũng như những ưu điểm của vay thế chấp so với những hình thức vay vốn khác chưa? Cùng Jenfi tìm hiểu về vay thế chấp ngân hàng qua bài viết này nhé!

1. Vay thế chấp là gì? Đặc điểm của vay thế chấp

1.1. Vay thế chấp là gì? 

Vay thế chấp (tiếng Anh: Equity loan) là hình thức vay tiền có tài sản để thế chấp. Đảm bảo cho khoản vay của bạn có cơ sở để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp với người đi vay. Tài sản thế chấp sẽ là cơ sở để phía ngân hàng thẩm định, kiểm định giá. Từ đó quyết định khách hàng có đủ điều kiện vay hay không. 

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

Trong suốt quá trình thế chấp tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn tiếp tục được sử dụng tài sản này như bình thường. Tuy nhiên giấy tờ sở hữu tài sản sẽ do phía ngân hàng giữ lại. Người vay chỉ được nhận lại khi đã thanh toán xong khoản vay, bao gồm cả gốc và lãi theo quy định.

Thế chấp là một hình thức vay khác với vay tín chấp. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn xem bài viết sau đây.

1.2. Đặc điểm của vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp ngân hàng là hình thức cho vay truyền thống và đến thời điểm hiện tại vẫn đang rất phổ biến. Nổi bật với những đặc điểm chính như sau: 

  • Tài sản vẫn thuộc sở hữu của người đi vay: Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Người vay vẫn có thể tiếp tục sử dụng tài sản trong khoảng thời gian quy định. 
  • Tài sản đảm bảo có tính đa dạng, phong phú: Hầu hết những tài sản có giá trị đều có thể thế chấp như: Sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị,...
  • Thời gian vay linh hoạt: Thời gian vay thế chấp có thể kéo dài lên tối đa đến 25 năm hoặc ngắn hơn, tùy nhu cầu vay của khách hàng. Điều này góp phần rất lớn để giảm áp lực trả nợ cho người đi vay. Giúp họ có thêm nhiều thời gian để cân đối tài chính và trả nợ mà không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.
  • Lãi suất vay thấp hơn vay tín chấp: Nếu vay tín chấp bạn phải chấp nhận mức lãi suất vay trên 10%/năm thì lãi suất vay thế chấp trung bình chỉ khoảng từ 6 -8%/năm. Mức lãi suất nhiều ưu đãi hơn so với hình thức vay tín chấp.
  • Hạn mức vay lớn: Hạn mức vay thế chấp ngân hàng khá cao, lên đến 70-100% giá trị tài sản đảm bảo. Nếu tài sản thế chấp có gia trị cao, ngân hàng sẽ phê duyệt cho bạn số tiền vay càng lớn.
  • Hình thức trả nợ linh hoạt: Tùy thuộc vào kế hoạch tài chính của mình. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả lãi theo tháng, quý hoặc theo năm. Tiền gốc cũng sẽ có lựa chọn trả dần hoặc trả một lần. 

1.3 Một số lưu ý khi quyết định vay thế chấp

Để vay thế chấp đạt được hiệu quả tối ưu cũng như tránh những phát sinh không đáng có sau này. Người vay cần lưu ý cân nhắc một số thông tin sau đây:

  • Xác định rõ nhu cầu và điều kiện của mình đối với khoản vay: Với bất kỳ hình thức vay vốn nào, người vay cũng cần xác định rõ mục đích sử dụng số tiền vay của mình là gì. Đảm bảo số vốn được sử dụng chính đáng. 
  • Tìm hiểu và chựa chọn ngân hàng cũng như gói vay phù hợp: Hiện nay, các ngân hàng có rất nhiều ưu đãi về lãi suất cũng như những chương trình khuyến mãi kèm theo. Hãy tìm hiểu rõ về ngân hàng cũng như các chính sách của họ để giúp cho người đi vay có được những lợi ích tối đa khi vay tiền.
  • Có một kế hoạch trả nợ rõ ràng và dự phòng rủi ro trong thời gian trả nợ: Hãy lên sẵn cho mình một kế hoạch trả nợ rõ ràng từ nguồn thu ổn định. Tránh được những rủi ro mất tài sản thế chấp khi không có đủ năng lực thanh toán khoản vay đúng thời hạn. 

2. Điều kiện, quy trình và thủ tục đăng ký vay thế chấp

2.1 Đối tượng vay thế chấp

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài, độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 65 tuổi. Với người bảo lãnh, độ tuổi không quá 70 tuổi. 
  • Hiện đang sinh sống, việc tại địa điểm có chi nhánh của ngân hàng hoặc những địa điểm giáp ranh với nơi có chi nhánh cho vay.

2.2 Điều kiện vay thế chấp

  • Có tài sản thế chấp, đảm bảo cho khoản vay phù hợp theo quy định của ngân hàng. Tài sản có thể là nhà cửa, xe cộ, đất đai, cơ sở kinh doanh,...Ngoài ra, tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của cha, mẹ, anh chị em ruột trong gia đình cũng được chấp nhận. 
  • Có khả năng trả nợ với mức thu nhập ổn định. Chứng minh thu nhập bằng những giấy tờ liên quan đến thu nhập.
  • Có lịch sử tín dụng tốt. Không nằm trong các nhóm nợ xấu cảnh báo trên CIC

2.3 Hồ sơ vay thế chấp:

Một bộ hồ sơ vay thế chấp ngân hàng thông thường sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Hộ khẩu, KT3, giấy đăng ký thường trú, tạm trú,
  • Căn cước, chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của tài sản bạn đang cần thế chấp.
  • Chứng minh thu nhập hàng tháng.
  • Các loại đơn, giấy đề nghị vay theo quy định của ngân hàng

2.4 Quy trình đăng ký vay thế chấp:

Hiện nay, vay thế chấp qua 2 hình thức chính là Đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch và đăng ký online.

  • Nếu đăng ký tại quầy giao dịch:
  • Khách hàng cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến khoản vay cho nhân viên tại quầy giao dịch như: Mục đích vay, nhu cầu vay, tài sản thế chấp, thu nhập,...
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ theo quy định của từng ngân hàng
  • Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ vay của khách hàng 
  • Ngân hàng phê duyệt khoản vay
  • Tiến hành giải ngân cho khách hàng.
  • Nếu khách hàng đăng ký online: Khách hàng cập nhật đầy đủ thông tin theo hướng dẫn trên app hoặc website của ngân hàng. 

3. Một số hình thức vay thế chấp ngân hàng phổ biến hiện nay

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai cho vay thế chấp dưới nhiều hình thức phổ biến chung như sau: 

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

3.1 Vay thế chấp ngân hàng để mua đất đai, nhà ở:

Với hình thức vay vốn này, khách hàng có thể được vay vốn lên đến tối đa 100% giá trị tài sản cần mua. Thời gian vay vốn kéo dài trung bình từ 15 năm đến 25 năm dựa trên các tiêu chí chứng minh tài chính. Ví dụ như: Tài sản đảm bảo, thu nhập hằng tháng và nhu cầu sử dụng vốn vay. 

3.2 Vay thế chấp ngân hàng để kinh doanh:

Hình thức vay vốn này nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính khi cần mở rộng việc sản xuất, kinh doanh. Với hình thức vay thế chấp ngân hàng này, mức lãi suất phổ biến hiện nay dao động trong khoảng từ 7 đến 9%/ năm.

3.3 Vay thế chấp ngân hàng để mua xe:

Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng hình thức vay thế chấp ngân hàng để mua xe kèm theo rất nhiều ưu đãi cho hình thức này. Lãi suất áp dụng dao động trong khoảng từ 7 đến 13% tuỳ thuộc vào từng ngân hàng.

3.4 Vay thế chấp ngân hàng để du học:

Hầu hết sinh viên khi đi du học tại môi trường nước ngoài đều cần chứng minh tài chính. Đối với hình thức này, thời hạn vay vốn tối đa có thể lên đến 25 năm. Khoản vay được duyệt có giá trị khoảng từ 70% - 90% giá trị tài sản đảm bảo. Kèm theo đó là mức lãi suất tương đối ưu đãi, chỉ dao động khoảng từ 6 đến 9%/ năm.

3.5 Vay thế chấp ngân hàng sử dụng để tiêu dùng:

Đây là hình thức vay thế chấp ngân hàng nhằm đáp ứng nhanh chóng nguồn tài chính của bản thân. Xử lý kịp thời cho các nhu cầu tiêu dùng của bản thân. Lãi suất của hình thức vay này khá cao, chênh lệch nhiều tuỳ quy định của từng ngân hàng. 

4. Lãi suất vay thế chấp

Tùy theo mục đích vay thế chấp ngân hàng của bạn là gì, sẽ tương ứng với mức lãi suất khác nhau. Ngoài ra, lãi suất vay thế chấp hiện nay tại các ngân hàng là khác nhau. Nhưng dao động phổ biến trong khoảng từ 10% - 16%/ năm. Thời gian đầu mức lãi suất ưu đãi hơn, trong khoảng 6 - 11%năm. . Kèm theo đó là nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng. 

Dưới đây là bảng lãi suất vay thế chấp đang áp dụng tại một số ngân hàng hiện nay.
Lưu ý: Mức lãi suất này chỉ mang tính tham khảo và sẽ biến động theo từng thời điểm nhất định.

Bảng lãi suất vay thế chấp
Ngân hàng Mức lãi suất

(%/năm)

BIDV 7,3 - 7,5
Agribank 7,5
VietcomBank 7,5 - 8,1
VietinBank 7 - 7,7
TP Bank 6,4 - 9,4
VIB 8,2 - 8,7

5. Ưu, nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

Mặc dù là hình thức vay vốn được lựa chọn phổ biến hiện nay. Nhưng hình thức vay thế chấp ngân hàng vẫn tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm so với những hình thức vay vốn khác. Sau đây sẽ là những lợi thế cũng như hạn chế của hình thức vay vốn này. Bạn hãy cân nhắc kỹ dựa trên nhu cầu thực tế để lựa chọn hình thức vay phù hợp nhất.

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

5.1 Ưu điểm: 

  • Mức vốn giải ngân cao. Hạn mức vay dựa trên cơ sở giá trị của tài sản thế chấp
  • Người vay vẫn tiếp tục được sử dụng tài sản của mình
  • Thời gian vay kéo dài. Góp phần giảm bớt gánh nặng trả nợ cũng như linh hoạt trong những chi tiêu tài chính sau vay.
  • Mức lãi suất tốt. Đa phần sẽ thấp hơn hình thức vay tín chấp.
  • Nhiều ưu đãi kèm theo

5.3 Nhược điểm: 

  • Bạn bắt buộc phải có tài sản thế chấp mới đủ điều kiện làm hồ sơ vay
  • Xác định nguy cơ mất tài sản đã thế chấp nếu không thanh toán được khoản vay. Nếu không còn khả năng trả nợ, người vay phải chấp nhận việc sẽ mất tài sản đã thế chấp với ngân hàng.
  • Thủ tục vay thế chấp phức tạp. Tốn nhiều thời gian cho khâu thẩm định, định giá tài sản. Thời gian xét duyệt và giải ngân cũng dài hơn với những hình thức vay khác.

6 . Một số câu hỏi liên quan đến vay thế chấp ngân hàng

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất và câu trả lời đến từ các chuyên gia tài chính liên quan đến chủ đề vay thế chấp ngân hàng.

  • Hỏi: Hồ sơ vay thế chấp ngân hàng sau bao lâu thì được duyệt?
  • Trả lời: Tuỳ quy định của từng ngân hàng và gói vay, thời gian duyệt hồ sơ sẽ khác nhau. Thường thì từ vài ngày cho đến vài tuần hoặc có thể tính theo tháng.
  • Hỏi: Vay thế chấp có những loại phí nào?
  • Trả lời: Các khoản phí từ khi hoàn thiện hồ sơ đến khi giải ngân vốn tuỳ từng ngân hàng khác nhau sẽ có những quy định khác nhau. Sau đây là một số loại phí phổ biến nhất khi vay thế chấp ngân hàng. Bao gồm: Phí như phí công chứng thế chấp; Phí thẩm định tài sản thế chấp; Phí đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp; Phí bảo hiểm vật chất; Phí bảo hiểm nhân thọ, Phí phạt trả nợ trễ hạn; Phí trả nợ trước hạn,...
  • Hỏi: Nếu không kịp thanh toán khoản vay đúng hạn thì có bị phạt không?  
  • Trả lời: Có. Người vay sẽ phải thanh toán khoản phí trả nợ trễ hạn theo quy định của từng ngân hàng.
  • Hỏi: Thanh toán khoản vay trước hạn có bị mất phí không?
  • Trả lời: Tùy thuộc vào thời điểm trả nợ trước hạn cũng như quy định của ngân hàng cho vay. Khách hàng sẽ phải thanh toán khoản phí trả nợ trước hạn. Mức phí cụ thể theo quy định riêng của từng ngân hàng.

7. Tạm kết

Hy vọng những thông tin trong bài viết của Jenfi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức vay thế chấp ngân hàng cũng như các thủ tục liên quan. Nhưng cần lưu ý rằng, dù vay vốn với bất kỳ hình thức nào, cũng nên cân nhắc kỹ đến khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán đúng hạn với ngân hàng nhé.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top