Unicorn Là Gì? Bài Học Từ Lãnh Đạo Của Các Unicorn Công Nghệ Toàn Cầu

5 min read

Unicorn Là Gì? Bài Học Từ Lãnh Đạo Của Các Unicorn Công Nghệ Toàn Cầu

Unicorn Là Gì

Unicorn Là Gì? 

Thuật ngữ unicorn đề cập đến những startup có giá trị dưới 1 tỷ USD. Thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực đầu tư tài chính mạo hiểm, nhưng liệu bạn có biết thuật ngữ unicorn đến từ đâu và tại Việt Nam chúng ta đã có unicorn nào chưa?

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu unicorn là gì, những unicorn hiện nay ở Việt Nam và những lời khuyên từ lãnh đạo các unicorn toàn cầu để vận dụng vào doanh nghiệp của bạn trên con đường chinh phục thị trường trong bài viết sau.

Hiểu Rõ Về Unicorn là gì - Kỳ Lân Trong Giới Khởi Nghiệp

Unicorn Là Gì - jenfi vietnam

Unicorn là gì? Unicorn là thuật ngữ trong trong thế giới tài chính dùng để chỉ những công ty khởi nghiệp tư nhân được định giá trên thị trường ở mức trên 1 tỷ đô la. 

Để đạt được công nhận là Unicorn - kỳ lân khởi nghiệp là một kỳ tích. Khi đó, startup phải có ý tưởng sáng tạo, tầm nhìn rõ ràng về tăng trưởng và kế hoạch kinh doanh vững chắc, cũng như cách để gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư tư nhân.

Nguồn Gốc Của Thuật Ngữ Unicorn Đến Từ Đâu?

Unicorn là gì, Nguồn Gốc Của Thuật Ngữ Unicorn Đến Từ Đâu?

Thuật ngữ unicorn startup, hay dịch ra tiếng Việt là kỳ lân khởi nghiệp được đặt ra vào năm 2013 bởi nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee. 

Aileen Lee đã sắp xếp, phân loại khoảng 60.000 công ty phần mềm và internet nhận được được đầu tư trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2013 và nhận thấy rằng chỉ có 39 công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ đô la. Vì các doanh nghiệp đạt được trạng thái unicorn rất khó như việc tìm ra được một chú kỳ lân trong truyền thuyết.

Những Ví Dụ Về Unicorn Công Nghệ Tại Việt Nam

Unicorn là gì, Những Ví Dụ Về Unicorn Công Nghệ Tại Việt Nam

Theo Forbes Việt Nam, hiện tại chúng ta có bốn unicorn startup gồm: Hiện tại, Việt Nam có bốn kỳ lân công nghệ là VNG, VNLIFE, Sky Mavis và MoMo.

Kỳ lân công nghệ VNG

VNG Corporation (VNG) là một công ty công nghệ, được thành lập vào năm 2004, chuyên về nội dung số và giải trí trực tuyến, mạng xã hội và thương mại điện tử. 

VNG tập trung vào 4 mảng kinh doanh chính, bao gồm trò chơi trực tuyến, nền tảng, thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ đám mây. Nhiều sản phẩm chủ lực do VNG phát triển đã thu hút hàng trăm triệu người dùng như Zalo, ZaloPay, Zing MP3, 123phim.

Công ty là "Công ty khởi nghiệp kỳ lân đầu tiên của Việt Nam" theo The ASEAN Post. 

Kỳ lân công nghệ VNLife

VNLife, chủ quản của VNPay, là doanh nghiệp thứ hai ở Việt Nam được định giá trên 1 tỷ USD.

Có lẽ nhiều người không biết đến VNLife, nhưng chúng ta ai cũng đã từng sử dụng dịch vụ của VNLife - chính là ví điện tử VNPay. Ví điện tử VNpay là mạng lưới thanh toán bằng mã QR phổ biến hàng đầu Việt Nam với sự hỗ trợ của hơn 33 ngân hàng nội địa. 

Kỳ lân công nghệ Sky Mavis

Sky Mavis - doanh nghiệp đứng sau tựa game blockchain Axie Infinity cũng từng đạt được trạng thái kỳ lân, và là doanh nghiệp thứ ba ở Việt Nam đạt mốc vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong khi VNG mất 10 năm hay VNLife mất 14 năm thì Sky Mavis chỉ mất 4 năm để được cộng đồng công nhận là startup unicorn. 

Theo LinkedIn, Sky Mavis có trụ sở chính tại Singapore và có văn phòng tại TP.HCM. Công ty đã huy động được 311 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Andreessen Horowitz, Accel, Paradigm và tỷ phú Mark Cuban, và được định giá 3 tỷ USD, theo CB Insights.

Kỳ lân công nghệ  M_Service

Được thành lập vào năm 2007 và có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, M_Service là nhà điều hành của MoMo, ví di động hàng đầu Việt Nam cho phép người dùng thực hiện thanh toán kỹ thuật số, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, v.v.

M_Service là một trong những công ty fintech tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với giá trị 2,27 tỷ USD và cũng đã huy động được tổng cộng 433,7 triệu USD, theo CB Insights. Doanh nghiệp được tài trợ bởi các nhà đầu tư lớn trên thế giới như Ngân hàng Mizuho và Warburg Pincus.

Bài Học Từ Lãnh Đạo Của Các Unicorn Công Nghệ Toàn Cầu

Bài Học Từ Lãnh Đạo Của Các Unicorn Công Nghệ Toàn Cầu

Những kỳ lân công nghệ hoặc sẽ phá vỡ thị trường truyền thống hoặc sẽ tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, nhờ vào những cải tiến công nghệ và chiến lược xây dựng thị trường hiệu quả. 

Tuy nhiên, các unicorn vẫn đối mặt với những thách thức tương tự bất kỳ doanh nghiệp startup nào, do đó việc nghiên cứu cách họ đối diện và xử lý vấn đề sẽ rất có lợi cho chúng ta.

Dưới đây là những bài học từ các unicorn công nghệ toàn cầu với tổng giá trị vượt hàng trăm tỷ USD. Hãy tham khảo và áp dụng vào doanh nghiệp của bạn để từng bước tiến đến con đường trở thành kỳ lân của mình.

Brian Chesky, Airbnb

"Nếu chúng tôi cố gắng nghĩ ra một ý tưởng hay, chúng tôi sẽ không thể nghĩ ra một ý tưởng hay nào cả. Bạn chỉ cần có một giải pháp cho một vấn đề trong cuộc sống của chính mình." 

Peter Thiel, Palantir

"Tạo ra giá trị là chưa đủ. Bạn cũng cần nắm bắt một số giá trị mà bạn tạo ra" 

Evan Spiegel, Snapchat

"Tôi không muốn phá vỡ bất cứ điều gì. Chúng tôi không bao giờ quan niệm sản phẩm của mình là phá cách. Chúng tôi không nhìn vào điều gì đó và nói 'hãy phá vỡ những quy tắc đó". Vấn đề chỉ là chúng tôi có thể phát triển một vài điều và làm cho chúng trở nên tốt hơn. " 

Elon Musk, SpaceX

"Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là phải có một vòng lặp phản hồi, trong đó bạn liên tục suy nghĩ về những gì bạn đã làm và cách bạn có thể làm điều đó tốt hơn." 

Adi Tatarko, Houzz

"Bootstrapping là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với chúng tôi. Các doanh nhân dành sáu tháng đầu tiên của năm để theo đuổi các nhà đầu tư. Họ ra ngoài thị trường, họ tạo ra các bài thuyết trình và gặp gỡ các nhà đầu tư. Tại sao không dành vài tháng đầu tiên để tạo ra một sản phẩm mà mọi người sử dụng và yêu thích." 

Adam Neumann, WeWork

"Khi tôi gặp vợ, tôi tập trung vào việc kiếm tiền nhưng thất bại thảm hại. Cô ấy dạy tôi rằng 'thành công tài chính không bao giờ có thể là mục tiêu, chỉ là sản phẩm phụ của việc sống có mục đích". Đó là một sự thay đổi cuộc chơi đối với tôi. " 

Logan Green, Lyft

"Nếu bạn không hoàn toàn quyết tâm để giải quyết một vấn đề hoặc nhìn thấu đáo điều gì đó, thì việc tiếp tục đi sẽ không có ý nghĩa gì. Bạn phải tìm ra cách để tiếp tục." 

Kenneth Lin, Credit Karma

"Nếu bạn có thể loại bỏ rào cản nhỏ xuất hiện khi người dùng trải nghiệm sản phẩm, mọi người sẽ tiếp tục. Và điều đó sẽ làm cho cuộc sống của họ tốt hơn." 

Những Lựa Chọn Sau Khi Trở Thành Kỳ Lân Công Nghệ

Sau khi trở thành unicorn, các startup chọn những hướng phát triển và thoát vốn như:

Giữ nguyên trạng thái là công ty tư nhân

Những người sáng lập muốn giữ quyền kiểm soát có xu hướng giữ công ty kỳ lân dưới hình thức công ty tư nhân. Tuy nhiên, cách này có thể hạn chế tiềm năng phát triển của unicorn. Bên cạnh đó, người sáng lập còn phải tìm cách hoàn vốn và lãi tức cho nhà đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp của họ.

Theo nghiên cứu của Mckinsey trên 3,400 công ty phần mềm, xu hướng những công ty phần mềm kéo dài trạng thái là công ty tư nhân đang diễn ra mạnh mẽ. Trước đây, những doanh nghiệp công nghệ tại Hoa Kỳ thường sẽ trở thành công ty đại chúng trong chỉ 4 năm. Tuy nhiên, hiện tại quãng thời gian này được kéo dài ra đến 11 năm.

Trở thành công ty đại chúng

Các công ty được tiếp cận với nguồn vốn để tăng trưởng thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, một số ban lãnh đạo công ty kỳ lân có thể trì hoãn IPO vì một khi đã IPO, quyền kiểm soát của họ có thể bị pha loãng. 

Mua bán và sáp nhập

Chủ sở hữu kỳ lân công nghệ có thể đạt được mục tiêu tài chính của họ nhanh hơn bằng cách bán doanh nghiệp của họ cho một tập đoàn lớn. 

Jenfi Capital - Nhận nguồn vốn tăng trưởng để chinh phục thị trường mà không mất quyền sở hữu doanh nghiệp

Jenfi Capital là quỹ huy động vốn tăng trưởng tiên phong tại Việt Nam, nơi bạn có thể tiếp cận nguồn vốn cho các hoạt động marketing, mua hàng hóa, ... không cần thế chấp và không mất cổ phần như huy động vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Mô hình hoàn vốn linh hoạt theo doanh số thực của doanh nghiệp. Đăng ký huy động vốn từ Jenfi tại đây để nhận đến 10 tỷ VND trong 5 ngày sau khi thẩm định hoàn tất.

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top