Target Là Gì? 6 Bước Target Các Nhóm Khách Hàng Chính Xác Nhất

5 min read

Target Là Gì? 6 Bước Target Các Nhóm Khách Hàng Chính Xác Nhất

Target Là Gì, jenfi capital

Target là gì? Khách hàng nào là target của bạn? Thị trường nào là target của bạn? Tại sao bạn lại chọn những nhóm khách hàng, những phân khúc thị trường ấy?

Nếu như bạn chưa có câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi trên thì có thể chiến lược marketing của bạn sẽ gặp thất bại. 

Nếu câu trả lời của bạn là “Mục tiêu của tôi là cả thị trường”, “khách hàng mục tiêu của tôi là mọi người dân ở Việt Nam”,... thì bạn cũng sẽ khó có thể thành công.

Lý do là vì, nếu bạn target (nhắm mục tiêu) đến mọi người, có nghĩa là bạn không nhắm mục tiêu đến bất kỳ nhóm khách hàng nào. 

Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ target là gì, thị trường mục tiêu là gì và khách hàng mục tiêu được định nghĩa như thế nào. Bên cạnh đó, Jenfi Capital sẽ hướng dẫn bạn cách để xác định thị trường & khách hàng bạn cần hướng đến để tăng trưởng.

Cần nguồn vốn tăng trưởng doanh nghiệp của bạn mà không có tài sản thế chấp? Nhận nguồn vốn từ Jenfi Capital để mở rộng kinh doanh!

Target Là Gì: Target Market - Thị Trường Mục Tiêu Là Gì

Target Market - Thị Trường Mục Tiêu Là Gì

Target Market - Thị trường mục tiêu là các phân khúc người tiêu dùng cụ thể mà doanh nghiệp muốn phục vụ họ bằng sản phẩm, dịch vụ của mình. Xác định target market là bước cần thiết trước khi xây dựng kế hoạch marketing tổng thể.

Theo Peter Drucker, nhà tư vấn chiến lược nổi tiếng thì “mục tiêu của marketing là nhận ra và hiểu rõ khách hàng để sản phẩm của doanh nghiệp có thể phù hợp với họ và tự sản phẩm thu hút và bán được cho khách hàng.”

Để đạt được mục tiêu ấy, xác định thị trường mục tiêu là bước nền tảng đầu tiên.

Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh phụ kiện điện thoại, khách hàng mục tiêu của họ theo độ tuổi có thể là nhóm nam giới từ 25-34 tuổi, vì nhóm khách hàng này thích cập nhật những phụ kiện điện thoại mới như tai nghe không dây, loa âm thanh… để trải nghiệm tốt hơn. 

Phân khúc thị trường trong ví dụ trên dựa theo nhân khẩu học (tuổi, giới tính). Bạn có thể thấy, một phân khúc thị trường sẽ có thể bao gồm một yếu tố và một nhóm người dùng cuối của sản phẩm, dịch vụ. 

Các yếu tố được cân nhắc khi phân tích phân khúc thị trường dựa gồm:

  • Vị trí địa lý
  • Xã hội
  • Nhân khẩu
  • Tâm lý
  • Hành vi

Tiếp theo, hãy cùng Jenfi tìm hiểu target khách hàng là gì.

Target Là Gì: Target Khách Hàng - Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì

Target Khách Hàng - Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì

Thuật ngữ “Target audience” - được định nghĩa là một nhóm khách hàng có chung một số đặc điểm mà thương hiệu có thể sử dụng một thông điệp chung để truyền đạt đến họ.

Một điểm quan trọng ở đây bạn cần lưu ý: Trong khi target market thường bao gồm người dùng cuối (end user), thì target khách hàng có thể không phải là người dùng cuối, mà là một nhóm người mà bạn muốn tác động đến họ trong các chiến dịch marketing của mình.

Lấy ví dụ về doanh nghiệp kinh doanh “Hộp Háo Hức” vừa lên Shark Tank Việt Nam gần đây. Trong khi thị trường mục tiêu của họ là trẻ em ở độ tuổi 0 -6 tuổi (người dùng cuối), thì một nhóm khách hàng mục tiêu của họ lại là phụ nữ đã kết hôn. Điều này có thể thấy rõ qua chiến dịch PR của doanh nghiệp trên báo chí:

ví dụ về target là gì

Hình ảnh chiến dịch truyền thông của Hộp Háo Hức đến khách hàng mục tiêu: các bà mẹ bỉm sữa được đưa tin trên VTV. Bài PR không tập trung đến những thứ mà trẻ mầm non thích thú, mà tập trung vào những điều quan trọng đối với bà mẹ bỉm sữa như phương pháp dạy con, đọc sách và chơi trò chơi cùng con.

Còn trẻ mầm non (thị trường mục tiêu) quan tâm điều gì trong hộp háo hức? Dĩ nhiên là đồ chơi (Nhưng trong bài báo PR này thì đồ chơi trẻ em không được nhấn mạnh).

Khi nói về Hộp Háo Hức, trẻ em là thị trường mục tiêu, nhưng rõ hàng trẻ em không phải là khách hàng mục tiêu.

Điểm Khác Biệt Chính Giữa Thị Trường Mục Tiêu Và Khách Hàng Mục Tiêu

Điểm Khác Biệt Chính Giữa Thị Trường Mục Tiêu Và Khách Hàng Mục Tiêu

Hai khái niệm target thị trường & target khách hàng đôi khi có thể chồng chéo lên nhau, tuy nhiên thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu khác nhau về các tác động đến quyết định kinh doanh của bạn.

Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng được lựa chọn có chung nhu cầu hoặc đặc điểm. 

Thông thường, những đặc điểm này có thể được phân thành bốn nhóm khác nhau gồm địa lý, nhân khẩu học, tâm lý học hoặc hành vi. Thị trường mục tiêu tác động đến tất cả các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Sản phẩm, dịch vụ bạn tạo ra phải phù hợp với nhu cầu của thị trường mục tiêu. Hình thức đóng gói và chiến lược giá của bạn phải thu hút thị trường mục tiêu. Quy trình bán hàng của bạn phải tập trung vào hành trình mua hàng của thị trường mục tiêu. 

Khách hàng mục tiêu thường được kết hợp với thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp. Thông điệp tiếp thị sẽ nêu bật những ưu điểm và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu là một nhóm có thể sẽ phản hồi tích cực nhất với thông điệp thương hiệu.

'Nhóm' này được nhắm mục tiêu thông qua các kênh truyền thông tiếp thị cụ thể như quảng cáo, nhằm mục đích tạo ra sự tương tác tích cực đối với thương hiệu. Nếu chiến dịch quảng cáo thành công, các nhóm này sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc tác động đến những khách hàng tiềm năng khác mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu Bắt Đầu Như Thế Nào

Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu Bắt Đầu Như Thế Nào

Một doanh nghiệp cần xác định và hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình để triển khai các chiến dịch marketing thành công. Để xác định khách hàng mục tiêu, bạn có thể xem xét các yếu tố chính trong phân nhóm khách hàng mục tiêu gồm: nhân khẩu học, tâm lý và lối sống. 

Xác định khách hàng mục tiêu bắt đầu bằng việc hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp có thể giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng. “Vấn đề” phải được khách hàng nhận thức và mong muốn giải quyết chúng. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nệm nhận ra thị trường đang thiếu dòng sản phẩm nệm gối dành cho người bị chấn thương và có rất nhiều người đang quan tâm đến sản phẩm này, thì đây có thể là một “vấn đề” trên thị trường và doanh nghiệp cung cấp dòng sản phẩm này có thể tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu là những người chơi thể thao chuyên nghiệp. 

Sau khi tìm ra “vấn đề” của khách hàng, doanh nghiệp có thể nghiên cứu các doanh nghiệp tương tự trên thị trường và xác định nhóm người dùng gặp phải những vấn đề này dựa vào nhân khẩu học, tâm lý, địa lý và hành vi.

6 Bước Để Xác Định Target Là Gì

6 Bước Để Xác Định Target Khách Hàng

Dưới đây là các bước giúp bạn tìm được nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn:

Phân tích dữ liệu khách hàng sẵn có và tiến hành phỏng vấn khách hàng

Một trong những cách đơn giản nhất để xác định target khách hàng của bạn là phân tích dữ liệu khách hàng, những ai đã mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ bao nhiêu tuổi, họ sống ở đâu, họ mua vì lý do gì. 

Bạn có thể phỏng vấn bằng cách gọi điện, gửi email hoặc phân tích dữ liệu thông qua các nền tảng như Google Analytics (website của bạn), Facebook Business Suite (Facebook và Instagram), Twitter Business Analytics…

Phân tích thị trường và xu hướng ngành

Quan sát các dữ liệu trong ngành của bạn để xác định tốc độ tăng trưởng của ngành, những vấn đề xuất hiện trong ngành nhưng chưa ai giải quyết. Những xu hướng mới xuất hiện giúp bạn cải tiến sản phẩm, dịch vụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Các trang web như Google Trends, Statista hoặc dữ liệu từ các công ty khảo sát thị trường lâu năm tại Việt Nam như Nielsen, GfK… có thể giúp bạn ở bước này.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp có thể học hỏi được rất nhiều bài học khi phân tích đối thủ cạnh tranh của mình, quan sát họ đang bán những gì và cách họ tiếp cận thị trường và khách hàng như thế nào. Họ tập trung vào thương mại điện tử hay quảng cáo theo 7P truyền thống? 

Những công cụ như Facebook Ads Library (quảng cáo Facebook), Semrush, Ahrefs (quảng cáo trả phí khác) giúp bạn phân tích và tìm ra những dữ liệu quý giá của đối thủ nhanh chóng nhất.

Xây dựng chân dung khách hàng

Chân dung khách hàng là một trong những cách phân tích target khách hàng phổ biến nhất hiện nay. Chân dung khách hàng mô tả một khách hàng tiềm năng của bạn ở cấp độ cá nhân hóa, với thông tin cụ thể về tuổi tác, giới tính, ngành nghề, sở thích, … để từ đó triển khai từng chiến dịch marketing cụ thể cho họ. 

Thông thường, doanh nghiệp nên tạo từ 3 - 5 chân dung khách hàng. Những công cụ tạo chân dung khách hàng miễn phí từ Hubspot, Semrush, Miro… giúp bạn tạo chân dung khách hàng dễ dàng trong chỉ vài phút thiết lập.

Xác định “nhóm” không phải là target của bạn

Sẽ có những nhóm khách hàng thoạt nhìn qua rất giống “nhóm target”, tuy nhiên họ sẽ không phản hồi với thông điệp từ thương hiệu của bạn. Bạn cần xác định rõ những nhóm này để tối ưu chi phí marketing cho nhóm cần target.

Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cao cấp cho nữ giới có thể xác định nhóm target là phụ nữ từ 18 - 40 tuổi, ở đô thị lớn. Tuy nhiên, có thể có nhóm nữ giới với nhân khẩu học này không quan tâm đến mỹ phẩm cao cấp (ví dụ: sinh viên mới ra trường, người lao động có thu nhập thấp…).

Xem xét lại tất cả những thông tin đã thu thập và tối ưu

Khi bạn càng có nhiều thông tin và tương tác với khách hàng, bạn sẽ càng có những hiểu biết chính xác hơn về target của mình. Dựa trên đó, bạn cần định kỳ phân tích, tối ưu những chân dung khách hàng đã xây dựng để có kết quả tốt dần theo thời gian.

Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Về Target Là Gì

Mặc dù target nhóm khách hàng là chiến lược có hiệu quả tuy nhiên vẫn có những bất lợi. Ví dụ như ngoài những nhóm khách hàng bạn đã nhắm mục tiêu chính xác thì đâu đó ngoài thị trường vẫn còn những cơ hội khác. Trong trường hợp khác, có thể sản phẩm của bạn có thể giải quyết được những vấn đề của nhóm khách hàng khác mà bạn chưa cân nhắc đến. 

Do đó, kết hợp 6 bước để xác định target khách hàng cùng những công cụ phân tích như Jenfi Insights có thể giúp bạn nhận ra những cơ hội kinh doanh mới để bạn nắm bắt kịp thời và tạo lợi nhuận với nhóm target mới.

Mở Rộng Thị Phần Bắt Đầu Bằng Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top