NAV là gì? Đi tìm ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

5 min read

NAV là gì? Đi tìm ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

NAV là gì?  Đi tìm ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

Chứng khoán hiện nay là một trong những xu hướng đầu tư “hot trend” của thời đại công nghệ số. Nếu bạn đang là F0 (những nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm) và đang cập nhật kiến thức về thị trường chứng khoán thì chắc hẳn đây sẽ là một trong những bài viết dành cho bạn. Một trong những chỉ số quan trọng trong chứng khoán đó chính là NAV - Net Asset Value). Vậy NAV là gì? Ý nghĩa của NAV tác động như thế nào đến quyết định đầu tư? Hãy cùng Jenfi đi tìm câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất trong bài viết sau đây!

1. Chỉ số NAV là gì trong chứng khoán?

NAV là gì?

NAV là gì?  Đi tìm ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

NAV là viết tắt của cụm từ Net Asset Value trong tiếng Anh. NAV được hiểu là giá trị tài sản thuần, hay nói cách khác là giá trị tài sản cho cổ đông đóng góp. NAV đại diện cho giá trị của mỗi cổ phần trên thị trường của công ty. 

NAV là một trong những chỉ số rất quan trọng để đánh giá một công ty. Dựa vào chỉ số NAV, nhà đầu tư sẽ đánh giá được giá trị tài sản bên trong của công ty có tương xứng với những gì họ thể hiện ra bên ngoài không hay chỉ là những chiêu bài truyền thông. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có vốn cổ đông thấp nhưng tài sản thể hiện ra ngoài cao thì rất có thể đây là vốn vay nên. Các nhà đầu tư sẽ rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định đầu tư trong trường hợp này. Những cơ hội và rủi ro sẽ được đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định có đầu tư cổ phiếu, chứng khoán hay không.

NAV bao gồm 3 thành phần:

  • Vốn điều lệ (còn được gọi là Vốn cổ đông - Đây là phần góp vốn của các cổ đông).
  • Vốn từ phát hành cổ phiếu.
  • Vốn thu về từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

NAV là chỉ số được định giá tài sản ròng hằng ngày. Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện đánh giá tổng hoạt động giá trị đầu tư của họ vào cuối ngày. Khi thị trường chứng khoán mở lại vào ngày tiếp theo, mức giá sẽ trùng với ngày đóng cửa hôm trước. Nhờ vậy, các nhà đầu tư có thể khấu trừ tổng các chi phí để định giá tài sản ròng cùng ngày.

NAV/CCQ là gì?

Chỉ số NAV/CCQ được hiểu là giá của chứng chỉ quỹ (Giá trị tài sản thuần/Chứng chỉ quỹ). Đây là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá giá trị thực tế của một chứng chỉ quỹ. Góp phần giúp các nhà đầu tư nhận định cơ hội đầu tư giao dịch sinh lời.

NAV/CCQ được tính theo công thức sau:

NAV/CCQ = (Tổng số giá trị tài sản sở hữu của quỹ – Tổng số nghĩa vụ nợ phải trả tại thời điểm hiện tại)/ Tổng số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành.

2. Công thức tính chỉ số NAV nhanh và chính xác nhất

NAV được tính theo công thức rất đơn giản như sau:

NAV là gì?  Đi tìm ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

3. Chỉ số NAV có ý nghĩa gì trong chứng khoán? 

Chỉ số NAV được coi là thước đo cơ bản nhất giúp các nhà đầu tư ra những quyết định của mình trên thị trường chứng khoán. Thông qua việc tính toán và phân tích chỉ số NAV, nhà đầu tư phần nào đó đánh giá được cổ phiếu của một công ty có đang tăng trưởng hay không? Từ đó cân nhắc trước những quyết định đầu tư của mình.
Ý nghĩa của chỉ số NAV đối với thị trường chứng khoán được thể hiện qua 3 trường hợp phổ biến sau đây:

  • Trường hợp 1: Chỉ số NAV cao

Mệnh giá cổ phiếu của công ty phát hành thấp hơn so với giá trị của NAV: Điều này chứng tỏ rằng công ty đã có nguồn vốn tích lũy nhất định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này phần nào thu được từ nguồn lợi nhuận tạo ra của công ty. Cho thấy công ty đang có tiềm năng phát triển. Nhà đầu tư có thể an tâm đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường bỏ tiền mua các quỹ dạng này cho mục tiêu lâu dài. 

  • Trường hợp 2: Chỉ số NAV không đổi nhưng doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận cao.

Điều này chứng tỏ cổ phiếu của công ty vẫn đang tăng trưởng và có khả năng mang lại mức lợi nhuận trong thời gian ngắn. Nhà đầu tư vẫn có cơ hội đầu tư sinh lời trong ngắn hạn.

  • Trường hợp 3: Chỉ số NAV không đổi nhưng kết quả hoạt động không có lợi nhuận.

Kèm theo đó là số tiền vay nợ cao hơn rất nhiều so với giá trị của NAV. Điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhà đầu tư cần cân nhắc quyết định của mình. Bởi lẽ nếu đầu tư vào lúc này sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn. 

Đối với các quỹ đầu tư, NAV cũng là chỉ số để đánh giá được hiệu suất hoạt động đầu tư của quỹ có đang tốt và tăng trưởng hay không. Hiện nay, càng nhiều F0 có xu hướng chọn hình thức mua chứng chỉ quỹ mở để giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận. NAV sẽ giúp họ đánh giá và lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp. 

4. Cách tăng chỉ số NAV hiệu quả

Có thể thấy, chỉ số NAV càng cao thì doanh nghiệp càng có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư và tăng giá trị cổ phiếu. Chính vì vậy, các công ty luôn có muốn tăng chỉ số NAV lên cao nhất có thể. Sau đây là gợi ý 3 chiến lược phổ biến nhất để kéo chỉ số NAV tăng lên: 

NAV là gì?  Đi tìm ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

Cách 1: Mua lại chứng chỉ quỹ từ thị trường để kích thích giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Công ty sẽ thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ trên thị trường giống như các đơn vị đã niêm yết cổ phiếu. 

Cách 2: Trả cổ tức cao hơn mức 22% để thu hút các nhà đầu tư. Nâng mức lợi nhuận lên cao hơn mức trung bình trên thị trường chắc chắn sẽ thu hút được số lượng nhà đầu tư lớn hơn.

Cách 3: Tiến hành hoán đổi 1 phần hoặc toàn bộ thành cổ phiếu mở.

5. Sự khác biệt giữa NAV và Cổ phiếu

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu rõ hơn NAV là gì qua những nội dung ở phần trên. NAV và giá cổ phiếu có những nét tương đồng nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt về đặc điểm và ý nghĩa. Sự khác biệt giữa NAV và cổ phiếu cụ thể như sau:

  • NAV là chỉ số thể hiện giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu lại được xác định bằng mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để giao dịch. Mức giá cổ phiếu có tính biến động cao. Chịu tác động từ rất nhiều những yếu tố bên ngoài như đầu cơ, thao túng thị trường,...
  • Giá cổ phiếu có thể cao hoặc thấp hơn giá trị của NAV. Sự chênh lệch này phản ánh mức độ ổn định, thị trường có đánh giá chính xác về giá trị doanh nghiệp hay không. Giá cổ phiếu biến động tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cung cầu, xu hướng thị trường, tâm lý của nhà đầu tư,...
  • Chỉ số NAV phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của công ty và được chốt theo ngày. Ngược lại, giá cổ phiếu sẽ biến động theo từng thời điểm và do người mua và người bán quyết định.

6. Tạm kết

Khi quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nên trang bị cho mình những kiến thức cũng như các yếu tố, chỉ số quan trọng để nhận diện rủi ro, tối đa cơ hội đầu tư sinh lời. NAV là một trong những chỉ số giúp các nhà đầu tư định giá được giá trị thật của một công ty. Đảm bảo lợi ích lớn nhất là thu về lợi nhuận trước bất kỳ quyết định đầu tư nào vào thị trường. Jenfi kỳ vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về NAV là gì, công thức tính cũng như ý nghĩa của chỉ số hữu ích này trong chứng khoán. Từ đó góp phần tích cực vào những kế hoạch đầu tư thành công của bạn!

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top