Các Chiến Lược Giúp Doanh Nghiệp Vượt Qua Suy Thoái Kinh Tế

5 min read

Suy thoái kinh tế là một từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trong thời gian gần đây. Với những tác động tiêu cực mà nó mang lại thì đây là điều mà không ai mong muốn. Vậy các doanh nghiệp cần làm thế nào có thể vượt qua thời kỳ suy thoái và tận dụng các cơ hội để vươn lên mạnh mẽ hơn?

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là sự sụt giảm đáng kể về mặt kinh tế ở một quốc gia hay khu vực. Theo kinh tế vĩ mô, tình hình suy thoái biểu hiện khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bị giảm sút liên tục từ hai quý trở lên. Đặc biệt, nếu sự suy thoái diễn biến ở mức độ nghiêm trọng trong khoảng thời gian dài có thể gây ra sụp đổ kinh tế.
Suy thoái nền kinh tế được coi quy luật vận động khách quan và không thể tránh khỏi. Nó mang tới nhiều hệ lụy tiêu cực bắt buộc các quốc gia phải đối mặt và có những giải pháp phù hợp để khắc phục tình hình.

Suy thoái kinh tế gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực
Suy thoái kinh tế gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực

Tác động của suy thoái kinh tế

Thế giới đã từng trải qua những cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu với sự gián đoạn về hoạt động kinh tế - tài chính ở nhiều quốc gia. Trong năm 2023 nền kinh tế thế giới một lần nữa rơi vào tình trạng đáng báo động khi nguy cơ suy thoái đang ngày càng lớn dần.

Thất nghiệp gia tăng

Một trong những hệ lụy vô cùng to lớn của suy thoái là sẽ có rất ít việc làm, tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao. Nhất là với nhóm người lao động thấp thì điều này càng rõ rệt hơn. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản lượng sụt giảm và để cắt giảm chi phí đòi hỏi các công ty phải cắt giảm nhân sự. Cùng với đó, không ít doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản và phải rút khỏi thị trường.

Nhiều người mất việc vì kinh tế suy thoái
Nhiều người mất việc vì kinh tế suy thoái

Đồng tiền mất giá

Tình hình suy thoái sẽ dẫn tới lạm phát tăng cao, đồng tiền dần mất giá. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ khiến cơn khủng hoảng không chỉ nằm ở phạm vi một nước mà sẽ tác động tới nền kinh tế các nước xung quanh. Nước nào phụ thuộc càng nhiều vào xuất nhập khẩu càng bị ảnh hưởng.

Giá vật liệu thô giảm

Mỹ và Trung Quốc được xem là hai đầu máy kinh tế toàn cầu. Vì vậy, nếu hai nước này tăng trưởng chậm thì nhu cầu về những mặt hàng như dầu, khoáng sản và thực phẩm cũng sẽ giảm sút. Khi nhu cầu giảm xuống đồng nghĩa với việc giá thành cũng sẽ giảm theo.

Suy thoái nền kinh tế làm giá vật liệu thô cũng bị ảnh hưởng
Suy thoái nền kinh tế làm giá vật liệu thô cũng bị ảnh hưởng

Ngân hàng trung ương khó can thiệp

Có một thực tế, ngày nay khi đứng những tác động tiêu cực từ suy thoái, các ngân hàng trung ương cũng gặp khó khăn trong việc sử công cụ tiền tệ để kích thích sự tăng trưởng. Bởi cách này có thể gây tình trạng lạm phát tăng cao hơn nữa.

Làm gì khi suy thoái kinh tế?

Đã có nhiều dự báo về suy thoái kinh tế 2023 nói chung và suy thoái kinh tế Việt Nam nói riêng. Và những tác động tiêu cực từ tình trạng suy thoái là vô cùng to lớn. Vậy các doanh nghiệp nên làm gì lúc này?

Cân đối tài chính doanh nghiệp

Thời gian này, doanh thu có thể sụt giảm mà chi phí lại tăng cao. Vậy nên, tốt nhất các bạn cần có bảng cân đối tài chính cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời, hãy nỗ lực xóa đi các khoản nợ và đừng để cạn tiền. Điều này sẽ giúp các bạn vững vàng hơn khi đứng trước những thách thức mà đôi khi không thể đoán trước được. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để tìm kiếm các cơ hội sinh lời và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Cân đối tài chính giúp doanh nghiệp dễ vượt qua suy thoái hơn
Cân đối tài chính giúp doanh nghiệp dễ vượt qua suy thoái

Đánh giá năng lực

Những doanh nghiệp hoạt động yếu kém rất dễ bị đào thải trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Do đó, các bạn cần chủ động trong việc đánh giá lại năng lực, phân tích những điểm mạnh điểm yếu của mình để điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Đồng thời, hãy xem xét về khả năng chịu đựng rủi ro và xử lý những rủi ro bổ sung.

Xây dựng trước kế hoạch

Các doanh nghiệp nên đặt mình trong tâm thế sẵn sàng cho mọi tình huống bởi những điều bất ngờ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Theo đó, các bạn cần lên kế hoạch hành động cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Hãy xem xét ngành hàng/lĩnh vực nào sẽ chịu nhiều tác động nhất để ưu tiên xử lý. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng nguồn lực mạnh mẽ để khi cơn khủng hoảng qua đi có thể ngay lập tức tăng tốc cho cuộc đua.

Luôn có kế hoạch để ứng phó với mọi tình huống
Luôn có kế hoạch để ứng phó với mọi tình huống

Đầu tư đúng cách

Ngay trong thời kỳ suy thoái vẫn có những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận tốt. Do đó, đừng bỏ qua những suy nghĩ đột phá để có thêm nguồn thu mới cho doanh nghiệp. Các bạn có thể chuyển nguồn tiền từ các khoản đầu tư hiện tại cho những khoản đầu tư khác có tiềm năng hơn hoặc đầu tư vào máy móc công nghệ chẳng hạn. Tuy nhiên, các bạn cần tách biệt rõ ràng giữa các khoản để dành và khoản đầu tư. Bởi khi lựa chọn đầu tư chúng ta phải chấp nhận rằng, cơ hội và rủi ro là song song với nhau.

Tổng kết

Hy vọng với những gì Jenfi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn quản lý doanh nghiệp tốt hơn và ứng phó hiệu quả trước tác động của suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, còn nhiều thông tin thú vị về tài chính được chúng tôi cập nhật liên tục tại website Jenfi , bạn cùng đón đọc nhé!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi

Có phải doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần hỗ trợ về tài chính? Vậy hãy nhanh tay đăng ký huy động vốn tăng trưởng với Jenfi Capital ngay hôm nay. Chúng tôi có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khoản vay lên đến 10 tỷ VND. Quy trình đăng ký đơn giản, dễ hiểu và không cần tài sản thế chấp. Đảm bảo các bạn sẽ nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.
Để nhận thêm thông tin, các bạn hãy đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây tại đây!

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x