Storytelling Là Gì? Cách Áp Dụng Nghệ Thuật Kể Chuyện Trong Kinh Doanh

5 min read

Storytelling Là Gì? Cách Áp Dụng Nghệ Thuật Kể Chuyện Trong Kinh Doanh

Storytelling Là Gì | Jenfi Capital

Storytelling (nghệ thuật kể chuyện) ngày càng được các thương hiệu ưu tiên sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo để xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Các câu chuyện thường dễ hiểu, dễ nhớ, giúp tạo ra mối liên kết tình cảm bền chặt hơn với khách hàng. Hiểu được điều này, các thương hiệu đã tận dụng nghệ thuật kể chuyện hiệu quả để tăng sự gắn kết với người tiêu dùng từ đó tạo sự tăng trưởng về doanh số.

Trong bài viết này, Jenfi Capital giúp bạn hiểu rõ hơn về storytelling cùng những công thức hấp dẫn giúp bạn xây dựng câu chuyện thật thu hút & nhanh chóng.

Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu qua các khái niệm quan trọng về nghệ thuật kể chuyện.

Storytelling Là Gì

Storytelling Là Gì - định nghĩa từ Jenfi capital

“Storytelling - Nghệ thuật kể chuyện là sự mô tả sống động về ý tưởng, niềm tin, trải nghiệm cá nhân và bài học cuộc sống thông qua những câu chuyện hoặc câu chuyện gợi lên những cảm xúc và hiểu biết sâu sắc.”

Trong marketing, storytelling là quá trình mà thương hiệu truyền tải thông điệp đến khán giả của họ thông qua sự kết hợp giữa “thực tế” và “câu chuyện”. Một số thương hiệu sử dụng câu chuyện có thật, trong khi một số khác sử dụng câu chuyện hư cấu, giả định để truyền tải thông điệp cốt lõi.

Nghệ thuật kể chuyện là sự đan xen giữa thực tế và cảm xúc mà bạn (thương hiệu của bạn) khơi gợi trong tâm trí người dùng. 

Tầm Quan Trọng Của Storytelling Trong Kinh Doanh

Tầm Quan Trọng Của Storytelling Trong Kinh Doanh | Jenfi Capital

Theo Search Engine Watch, 62% các nhà tiếp thị B2B cho rằng storytelling là một công cụ mạnh mẽ trong chiến lược tiếp thị nội dung.

Thu hút sự chú ý

Thứ nhất, những câu chuyện giúp các công ty thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao sự quan tâm của người dùng đến thương hiệu và nâng cao nhận thức về thương hiệu. 

Bạn có thể kể chuyện trên các nền tảng khác nhau: từ quảng cáo trên TV đến bài đăng trên mạng xã hội, từ podcast đến video. Storytelling giúp thu hút nhiều người hơn đến với thương hiệu của bạn, đặc biệt nếu câu chuyện trở nên viral.

Khơi gợi cảm xúc

Thứ hai, những câu chuyện hấp dẫn sẽ cộng hưởng với cảm xúc của người tiêu dùng và gợi lên những cảm xúc nhất định. 

Qua kể chuyện, công ty có thể cho khách hàng thấy rằng họ chia sẻ những nỗi đau và nhu cầu của họ. Theo đó, bạn có thể nhân cách hóa thương hiệu của mình, khiến khách hàng đồng cảm với công ty của bạn và nuôi dưỡng lòng trung thành của khách.

Tạo giá trị cộng thêm

Thứ ba, cách kể chuyện mạnh mẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm của bạn và giúp bán tốt hơn. 

Khi mọi người quan tâm đến câu chuyện của bạn, nhiều khả năng họ sẽ mua sản phẩm và trở thành khách hàng thường xuyên. Việc tăng giá trị trọn đời của khách hàng cho phép doanh nghiệp tăng thêm doanh thu vì khách hàng cũ sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn so với khách hàng mới.

Giải thích những vấn đề phức tạp

Cuối cùng, kể chuyện là cách đơn giản nhưng tuyệt vời để giải thích những thứ phức tạp.

Một số công ty quảng cáo các sản phẩm mới, các khái niệm mới và người dùng phổ thông sẽ rất khó hiểu. Cách tốt nhất để thuyết phục khách hàng mở hầu bao cho các sản phẩm mới là kết nối chúng với những ý tưởng và cảm xúc đơn giản phù hợp với mọi người. 

Ví dụ như nói về “blockchain” hoặc “sổ cái ghi thông tin không thể thay thế”, người tiêu dùng sẽ không thể hiểu được các khái niệm này. Nhưng các nhà tiếp thị Bitcoin đã dùng cụm từ “vàng kỹ thuật số”, mọi người bị thu hút và dễ dàng hiểu được giá trị lưu trữ như tài sản của Bitcoin.

Các Yếu Tố Tạo Nên Một Câu Chuyện Thu Hút

Các Yếu Tố Tạo Nên Một Câu Chuyện Thu Hút | Jenfi Capital

Những câu chuyện hay sẽ có những tính chất như: thú vị, khác thường, khiêu khích, nghiêm túc, gây tranh cãi, gây ngạc nhiên, hấp dẫn hoặc truyền cảm hứng. Những câu chuyện thu hút thường mang một hoặc nhiều yếu tố gồm:

  • Giải quyết được một nhu cầu cụ thể.
  • Có các yếu tố trải nghiệm của cá nhân nào đó.
  • Thể hiện quan điểm trực tiếp của cá nhân trong câu chuyện
  • Sử dụng nhiều kiểu kể chuyện khác nhau.
  • Đạt được sự cân bằng trong thông điệp của cá nhân và tổ chức.
  • Kể lại một trải nghiệm thành công.
  • Kể lại một trải nghiệm thất bại.
  • Đưa ra giải pháp cho một vấn đề rộng hơn.
  • Hướng đến những người có quyền ra quyết định và thay đổi mọi thứ.

Những Công Thức Storytelling Hiệu Quả Vượt Thời Gian

 Những Công Thức Storytelling Hiệu Quả Vượt Thời Gian | Jenfi Capital

Dưới đây là 5 công thức storytelling giúp bạn tạo ra nội dung có tác động đến người đọc kèm những ví dụ, giúp bạn xây dựng câu chuyện thu hút một cách nhanh chóng.

Công thức so sánh trước và sau

So sánh trước - sau là một trong những hình thức storytelling phổ biến và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng công thức storytelling này cho quảng cáo, email tiếp thị và những hình thức giao tiếp khác.

Với cách này, bạn chỉ cần chia sẻ với khách hàng mục tiêu rằng bạn cũng đã từng như họ. Bạn cũng đối mặt với những vấn đề, trở ngại như họ đang gặp phải. Thế nhưng bạn đã phát hiện ra một sản phẩm, dịch vụ, hoặc cách thức giúp bạn thay đổi và vượt qua vấn đề. Sau cùng, nhờ sự phát hiện đó mà bạn đã thay đổi được cuộc sống và có được những lợi ích và thành tựu như hiện tại.

Điểm quan trọng trong công thức so sánh trước - sau là sự chuyển hóa. Sự chuyển hóa càng mạnh mẽ, câu chuyện càng thú vị. Bạn có thể áp dụng công thức này cho rất nhiều khía cạnh: từ bài viết copywriting, đến các nội dung quảng cáo trả phí.

Công thức bằng chứng từ khách hàng

Bạn muốn có những câu chuyện thật phong phú, thực tế để vận dụng vào các chiến lược marketing? Vậy bạn chỉ cần thu thập những lời chứng thực từ người dùng của mình và sử dụng những câu chuyện này. 

Những câu chuyện thực tế từ khách hàng có sức thuyết phục mạnh mẽ vì chúng có thể loại bỏ sự nghi ngờ trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Đây là lý do tại sao những câu chuyện từ khách hàng vô cùng hiệu quả để thuyết phục những khách hàng khác.

Công thức sự kiện hư cấu

Một công thức sáng tạo để dẫn dắt câu chuyện trong marketing là sử dụng những giả định. Với công thức này, bạn sẽ có vô vàn ý tưởng để bắt đầu câu chuyện thật thu hút. 

Lấy ví dụ trong chiến dịch “The Girl Effect” dưới đây, câu chuyện bắt đầu với một bé gái 12 tuổi (nhân vật giả định) với những chi tiết cực kỳ xúc động về cuộc đời, đã tạo nên nền móng cho vấn đề. Sau đó, câu chuyện được tái xây dựng lần nữa và thay đổi hoàn toàn.

Công thức ẩn dụ và so sánh

Công thức ẩn dụ và so sánh thường được sử dụng trong content marketing vì chúng giúp người đọc chú ý và hiểu về vấn đề dễ dàng hơn. 

Giả sử, bạn muốn giới thiệu một sản phẩm nước hoa, nếu sử dụng các từ ngữ chuyên môn về mùi như parfum, citronellol, geraniol để mô tả, người đọc sẽ rất khó hình dung. 

Nhưng nếu bạn sử dụng hình ảnh ẩn dụ như “mùi hương được tạo từ hoa hồng và nhài thu hoạch vào tháng Năm, tạo cảm giác ngọt ngào và mượt mà như dạo chơi trong khu vườn hoa mùa Hạ.” Rõ ràng cách thứ hai có sức thu hút người mua hơn.

Công thức thời gian - địa điểm

Mô tả câu chuyện theo dòng thời gian - địa điểm là công thức đơn giản để bắt đầu kể chuyện. Công thức này thường được sử dụng trong email marketing, các mẫu quảng cáo với câu chuyện, hoặc các sự kiện, câu chuyện thương hiệu...

Ví dụ, bạn có một trang web về thể dục và muốn tăng lượng đăng ký dịch vụ từ khách hàng nữ. Bạn có thể sử dụng công thức thời gian và địa điểm để xây dựng câu chuyện như:

“Cách đây hai năm khi tôi còn là một fan cuồng của thức ăn nhanh và tình cờ thấy một người phụ nữ U50 lướt qua với vóc dáng gọn gàng…”

“Hai tuần trước khi tôi đang ngồi tám chuyện với đồng nghiệp thì một khách hàng nữ đến công ty tôi, và tôi thật shock khi biết cô ấy đã hơn 40 tuổi nhưng vẫn giữ vóc dáng thon thả…”

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top