Gen Z Là Gì? Bí Quyết Marketing Cho Khách Hàng Gen Z Đã Kiểm Chứng

5 min read

Gen Z Là Gì? Bí Quyết Marketing Cho Khách Hàng Gen Z Đã Kiểm Chứng

Gen Z Là Gì?

Đối với một số thương hiệu, nhóm phân khúc khách hàng quan trọng nhất là Gen Z. Việc marketing sản phẩm và dịch vụ cho phân khúc đặc biệt giỏi về công nghệ, có trình độ giáo dục cao và có tính cá nhân hóa cao sẽ không quá khó nếu bạn nắm được những bí quyết để thu hút Gen Z.

Gen Z là gì?

gen z là gì

Gen Z là gì? Gen Z, hay còn được gọi bằng những cái tên khác như Zoomer, Digital Native,... là thuật ngữ chỉ những người sinh vào khoảng 1995 đến 2012. 

Những Gen Z có tư tưởng tiến bộ, đa dạng về văn hóa, chủng tộc, được tận hưởng nền giáo dục tốt hơn so với những thế hệ trước họ. 

Trước khi thực hiện hành vi mua hàng, Gen Z có xu hướng cân nhắc cẩn thận nhiều lựa chọn khác nhau trước khi chi tiêu. Họ biết cách tận dụng công nghệ tìm kiếm, mạng xã hội để khám phá thông tin có ích cho mình và cũng là nhóm khách hàng chi tiêu nhiều nhất theo Forbes.

Theo nghiên cứu từ Millennial Marketing, sức mua của Gen Z lên đến 143 tỷ đô la, là nhóm chi tiêu đứng đầu trong các thế hệ. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về Gen Z và sức mạnh của thế hệ này trên thị trường để tạo dựng một nhóm khách hàng trung thành trong dài hạn.

Top Chiến Thuật Thu Hút Gen Z

Gen Z Là Gì? Top Chiến Thuật Thu Hút Gen Z

Nghiên cứu văn hóa Gen Z

Gen Z, còn được mệnh danh là Digital Native (những người sành về công nghệ) luôn dành một lượng lớn thời gian trên điện thoại và mạng xã hội. Nhóm Gen Z cũng là nhóm đa dạng nhất trong các thế hệ - và điều này ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ, đánh giá sản phẩm, và chi tiêu.

Nếu bạn muốn tập trung bán hàng cho thế hệ này, bạn cần hiểu rõ về họ và cách họ tương tác với các nhãn hàng như thế nào trong ngành nghề bạn đang kinh doanh.

Một số nguồn thông tin (tiếng Anh) hữu ích về Gen Z đáng tin cậy như:

  • Pew Research Center: Chuyên nghiên cứu về Gen Z, xu hướng Gen Z, nhân khẩu học…
  • NYTimes: mục Gen Z in Their Own Words
  • #GenZ trên Apple Podcast
  • Knit: Insight của thế hệ Gen Z

Thuê nhân viên phụ trách mảng marketing nằm trong thế hệ Gen Z

Người tiêu dùng thuộc Gen Z có thể dễ dàng nhận ra những quảng cáo thái quá, không đáng tin cậy. Với góc nhìn của nhân viên Gen Z trong đội ngũ marketing của công ty, bạn sẽ có thể điều chỉnh, thiết kế quảng cáo với phong cách phù hợp với họ.

Thử nghiệm hình thức Mua Trước - Thanh Toán Sau

Gen Z đề cao sự linh hoạt hơn tất cả mọi thứ. Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu tại Việt Nam triển khai hình thức Mua Trước - Thanh Toán Sau để thu hút khách hàng Gen Z. Theo báo cáo của Research & Markets, thị trường Mua Trước - Thanh Toán Sau tại Việt Nam đạt mức tăng dự kiến hơn 71,5% mỗi năm và hình thức này được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ Z.

Mua Trước - Thanh Toán Sau cho phép Gen Z mua sắm linh hoạt với thời gian thanh toán trả dần, thậm chí không lãi suất. Vì Gen Z phần lớn vừa mới đi làm một khoảng thời gian, do đó, việc thanh toán linh hoạt đối với họ là cần thiết.

Thể hiện lập trường của thương hiệu về các vấn đề xã hội

Gen Z rất quan tâm và chủ động trong những vấn đề xã hội. Theo RetailDive, nhóm Gen Z thường ưu tiên mua sắm những thương hiệu cùng quan điểm và theo đuổi các giá trị mà họ tin tưởng. Do đó, hãy quan sát những vấn đề xã hội, tham gia những chương trình thiện nguyện phù hợp với thương hiệu để thể hiện doanh nghiệp của bạn cũng quan tâm đến những giá trị cộng đồng.

Dùng thêm nhiều nguồn lực để xây dựng độ tin cậy của thương hiệu.

Đối với Gen Z, niềm tin là ưu tiên hàng đầu. Họ thường chỉ tương tác với những thương hiệu có độ minh bạch cao, và thường xuyên dùng các chương trình tắt quảng cáo, chặn quảng cáo (ad blocker) để không phải xem những quảng cáo trực tiếp.

Một số cách để bạn có thể tăng độ tin cậy của thương hiệu như:

  • Thể hiện các bạn thu thập dữ liệu của khách hàng để làm gì, lưu trữ trong bao lâu, và có chia sẻ cho bên thứ ba hay không trong phần Chính Sách Quyền Riêng Tư.
  • Tạo những chiến dịch quảng cáo chân thực, không sử dụng chiêu trò để thu hút Gen Z.
  • Đảm bảo minh bạch thông tin liên lạc của doanh nghiệp trên website và mạng xã hội.
  • Nếu bạn sử dụng influencer marketing, hãy chọn những người đáng tin cậy để hợp tác.

Marketing cho Gen Z: Top chiến lược đã kiểm chứng

Marketing cho Gen Z: Top chiến lược đã kiểm chứng

Marketing cho khách hàng Gen Z có thể sẽ khó khăn hơn so với các thế hệ khác. 

Một phần vì nhân khẩu học của thế hệ Z quá đa dạng. Phần khác là do sự thay đổi liên tục của công nghệ khiến cho các xu hướng marketing có vòng đời ngắn lại.

Tạo nội dung bắt mắt, thu hút về mặt thị giác

Theo Sprout Social, 81% Gen Z chọn Youtube và Instagram là kênh mạng xã hội ưa thích. Và khi phỏng vấn Gen Z muốn thấy thương hiệu xuất hiện trên mạng xã hội nào nhiều hơn, 56% chọn Instagram và 38% trên Youtube. 

Mặc khác, Gen Z dành rất nhiều thời gian cho nội dung video thời lượng ngắn (short form video) trên Tiktok. Do đó, doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc thêm các nội dung hình ảnh, video ngắn, dễ xem vào chiến lược marketing tổng thể.

Gen Z là gì - jenfi capital

Video ngắn sử dụng lớp phủ, hiệu ứng hình ảnh và âm nhạc đã được chứng minh là mỏ vàng cho thương hiệu và influencer.

Điển hình nhất là sự phát triển bùng nổ của Tiktok với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, và mỗi người dùng dành đến gần 20 giờ mỗi tháng trên Tiktok. Tiktok là nền tảng marketing mà bất kỳ thương hiệu nào cũng cần đến để kết nối với Gen Z.

Thử nghiệm các loại nội dung có tương tác

Để thu hút Gen Z trên mạng xã hội, nhiều nghiên cứu gợi ý nên kết hợp giữa tính sáng tạo và tính tương tác khi tạo nội dung.

Nói cách khác, các khách hàng trẻ tuổi muốn được làm gì đó - nhấp vào, quét, tap… khi họ xem nội dung trên mạng xã hội.

Bất kỳ điều gì có thể tạo sự tương tác đều là lợi điểm. Ví dụ: bạn có thể tạo Poll câu hỏi để thu hút sự chú ý và hiểu rõ thêm về khách hàng.

Loại nội dung tương tác cũng có thể sử dụng để khuyến khích Gen Z đưa ra quyết định mua sắm. Ví dụ, bạn có thể thêm Quiz câu hỏi đơn giản trên video để giúp khách hàng lựa chọn giữa các sản phẩm. Sự kết hợp giữa tương tác và cá nhân hóa trong marketing là chìa khóa để khách hàng trẻ tuổi ủng hộ các thương hiệu luôn quan tâm, chăm sóc cho từng khách hàng.

Thử nghiệm hiệu ứng FOMO

Khi bàn đến Gen Z, một trong những hiệu ứng tâm lý thường xuất hiện là “Triệu Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ” - Fear of missing out (FOMO).

Một số thương hiệu thường áp dụng hiệu ứng FOMO vào các bài đăng bán hàng giảm giá, bán hàng số lượng giới hạn… trong một thời gian xác định để thúc đẩy tương tác và tăng doanh số.

Gen Z and FOMO

Sử dụng Hashtag & Tag

Tag và Hashtag gắn liền với các chiến dịch marketing cho Gen Z. Bạn có thể thử:

  • Khuyến khích Gen Z chia sẻ nội dung họ tự tạo với hashtag là thương hiệu của bạn.
  • Cho phép khách hàng Gen Z tag họ vào một vị trí địa lý (cửa hàng, shop…)
  • Nhờ khách hàng tag gia đình và bạn bè của họ để mời người thân tham gia các chiến dịch quảng bá.

Ví dụ như thương hiệu Uniqlo sử dụng phần Stories để chia sẻ bài đăng của khách hàng có sử dụng hashtag #Uniqlo hoặc  #LifeWear.

Thể hiện khiếu hài hước 

Có thể bạn thấy điều này có vẻ không cần thiết, nhưng sự thật là Gen Z luôn thích những thương hiệu “vui vẻ và cool ngầu.”

Đó là lý do tại sao các nội dung cho Gen Z thường tập trung vào meme và óc hài hước.

gen Z là gì

Điều quan trọng ở đây là thương hiệu của bạn phải có chất riêng, thể hiện yếu tố “con người”, tương tác chân thực trên không gian mạng. Khi tương tác trên mạng xã hội, thương hiệu phải thể hiện cá tính, một chút khó dự đoán, không nên theo khuôn mẫu soạn sẵn.

Phản hồi khách hàng Gen Z kịp thời

Theo khảo sát từ Sprout Social, 47% khách hàng cho rằng một thương hiệu đáng tin cậy là khi họ có dịch vụ khách hàng chất lượng. Thêm vào đó, 41% Gen Z cho rằng họ sẽ mua hàng từ thương hiệu có dịch vụ giao nhận đúng giờ, dịch vụ hỗ trợ tốt hơn so với đối thủ. 

Do đó, dịch vụ khách hàng và chăm sóc hậu mãi nên là một phần trong chiến lược tiếp cận Gen Z.

Cho khách hàng những gì họ muốn

Trên tất cả, Gen Z muốn thương hiệu thể hiện họ thật sự hiểu Gen Z muốn gì. Dữ liệu từ The Index cho thấy có 50% Gen Z sẽ mua hàng từ thương hiệu thể hiện rằng họ hiểu được tâm lý của khách hàng mình.

Với thương hiệu, đây là cơ hội để thể hiện cho khách hàng thấy rằng họ luôn được thương hiệu quan tâm, lắng nghe và luôn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ dựa trên phản hồi của khách hàng.

Một ví dụ điển hình gần đây là khi rạp phim Cineplex cho khán giả mang cơm vào rạp khi xem phim Conan vì trên mạng xã hội có hàng nghìn lượt bình luận rằng họ luôn xem Conan khi ăn cơm. Điều này thu hút một lượng lớn giới trẻ tại Hà Nội hưởng ứng và tạo làn sóng viral khắp mạng xã hội.

Tạm Kết

Marketing cho Gen Z có thể cần thương hiệu đầu tư thêm nhiều sự sáng tạo, cá tính, nhưng không phải vì thế mà những thương hiệu “truyền thống” không thể thực hiện.

Bằng cách dành thêm thời gian để hiểu rõ thêm về những gì Gen Z yêu thích và điều gì khiến họ có cảm giác độc đáo hơn, các thương hiệu có thể từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhóm khách hàng đang làm chủ hầu bao của thế giới trong một ngày không xa.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top