Bộ Nhận Diện Thương Hiệu: Hướng Dẫn A – Z Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Với Bản Sắc Mạnh Mẽ

5 min read

Bộ Nhận Diện Thương Hiệu: Hướng Dẫn A - Z Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Với Bản Sắc Mạnh Mẽ

Bộ Nhận Diện Thương Hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu (brand identity) thể hiện bản sắc thương hiệu trong tâm trí người dùng. Một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ không dễ xây dựng một sớm một chiều. 

Bạn không thể chỉ chọn ngẫu nhiên một vài màu sắc, hình khối để tạo logo, font chữ… cho thương hiệu của mình. Thay vào đó, để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với bản sắc đặc trưng, bạn cần suy nghĩ thật sâu sắc về thương hiệu của mình, kết hợp kỹ năng thiết kế để thể hiện thương hiệu và giá trị doanh nghiệp ra bên ngoài.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu không dễ dàng, nhưng vô cùng cần thiết - Nhất là những doanh nghiệp mới. Để giúp bạn có thể xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu phản ánh được chân thực thương hiệu của bạn, chúng tôi đã chia nhỏ thành quy trình từng bước, cùng với những mẹo và template mẫu để bạn có thể sử dụng. 

Hãy cùng Jenfi Capital xây dựng nên một bộ nhận dạng thương hiệu thật đẹp và tỏa sáng, kết nối với khách hàng, và hỗ trợ xây dựng câu chuyện thương hiệu của bạn với bài viết sau.

Dành cho bạn: Cần nguồn vốn kinh doanh không thế chấp? Đăng ký Jenfi Capital.

Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Là Gì?

Bộ Nhận Diện Thương Hiệu | Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Là Gì? | Jenfi Capital

Khi nói đến bộ nhận dạng thương hiệu, bạn nghĩ đến điều gì? Có phải đó là logo, là bảng màu thiết kế, hình thức đóng gói, font chữ, thông điệp…? Thực tế, bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả các yếu tố này, và còn nhiều hơn nữa.

Bộ nhận dạng thương hiệu được định nghĩa là “tất cả những yếu tố bên ngoài của thương hiệu, bao gồm nhãn hiệu, tên, hình thức giao tiếp và hình thức trực quan.” Bộ nhận dạng thương hiệu là tổng thể những yếu tố về phần nhìn, cảm nhận của người khác đối với thương hiệu (đôi khi còn gồm cả âm thanh, mùi, vị,...) 

Tại Sao Bạn Cần Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu?

Tại Sao Bạn Cần Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu? | Jenfi Capital

Một bộ nhận dạng thương hiệu mạnh có thể biến đổi cách mọi người tương tác với thương hiệu theo ba hướng:

Khác biệt hóa

Làm sao để bạn có thể nổi bật trong một thị trường có nhiều đối thủ? Bộ nhận dạng thương hiệu có thể là yếu tố tạo nên sự khác biệt này. Cho dù bạn muốn nổi bật trên các kệ hàng trong siêu thị, hay bạn muốn nổi bật khi quảng cáo trực tuyến, một bộ nhận dạng thương hiệu nhất quán là một vũ khí thật sự.

Sự kết nối

Bạn càng giao tiếp hiệu quả về thương hiệu của mình thì mọi người càng dễ dàng tương tác với bạn . Kết quả, mọi người sẽ trở thành những khách hàng trung thành và ủng hộ bạn lâu dài.

Trải nghiệm nhất quán cho người dùng

Tất cả mọi thứ bạn tạo sẽ phản ánh thương hiệu của bạn. Do đó, nếu bạn muốn tạo trải nghiệm nhất quán, bạn cần thương hiệu được trình bày nhất quán, xuyên suốt tất cả các kênh như website, mạng xã hội, tài liệu quảng cáo… Một bộ nhận dạng thương hiệu mạnh mẽ sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

Trong việc sử dụng thương hiệu cho các hoạt động trải nghiệm, một số thương hiệu còn “nâng cấp” bộ nhận dạng của họ thành tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó, một số thương hiệu biến chúng thành những hoạt động giải trí. Và cũng có nhiều thương hiệu không biết cách để làm sao sử dụng thương hiệu để giao tiếp hiệu quả.

Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Bao Gồm Những Gì?

Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Bao Gồm Những Gì? Jenfi Capital

Mỗi thương hiệu cần một bộ nhận diện thương hiệu cơ bản với 3 thành phần chính:

  • Logo
  • Bảng màu thiết kế
  • Font chữ

Nếu bạn tạo những nội dung đa dạng hơn, bạn có thể sử dụng những yếu tố thiết kế bổ sung để thể hiện thương hiệu trên nhiều nền tảng khác, bao gồm:

  • Hình ảnh
  • Hình vẽ minh họa
  • Icon
  • Dữ liệu trực quan hóa

Điều Gì Tạo Nên Bản Sắc Thương Hiệu Mạnh Mẽ Trong Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu?

Điều Gì Tạo Nên Bản Sắc Thương Hiệu Mạnh Mẽ Trong Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu?

Một vấn đề bạn cần chú ý là ngay cả khi bạn đã có một bộ nhận diện thương hiệu thì cũng chưa hẳn bộ nhận dạng thương hiệu của bạn thể hiện được bản sắc. Bộ nhận dạng thương hiệu đủ mạnh cần 6 yếu tố gồm:

  • Khác biệt: cần nổi bật so với đối thủ và thu hút sự chú ý của mọi người.
  • Dễ nhớ: tạo tác động về mặt thị giác
  • Có thể phát triển: có thể sử dụng, phát triển, tiến hóa cùng với thương hiệu theo thời gian
  • Linh hoạt: có thể sử dụng cho nhiều mục đích (web, bản in, banner…) 
  • Gắn kết: mỗi yếu tố cần kết nối với nhau
  • Dễ áp dụng: Dễ áp dụng trong nhiều hoàn cảnh

Nếu bản thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu của bạn không tương đồng với khách hàng mục tiêu, hoặc không phản ánh được thương hiệu của bạn, bạn sẽ phí rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, hãy đọc phần tiếp theo sau đây để xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu tốt nhất cho bạn. 

Hướng Dẫn Xây Dựng Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Của Bạn

Hướng Dẫn Xây Dựng Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Của Bạn - Jenfi Capital

Bước 1: Xác định giá trị nền tảng

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ bạn (thương hiệu của bạn): Bạn là ai? Bạn quan tâm vấn đề gì? Bạn làm gì? Bạn muốn truyền tải gì qua những điều mình làm? Đây là những yếu tố chính mà bạn sẽ truyền đạt thông qua phần trực quan của bộ nhận dạng thương hiệu. Hãy xác định rõ nền tảng thương hiệu để từ đó xây dựng bộ nhận dạng có sức mạnh.

Hãy đảm bảo bạn đã xác định rõ:

  • Những yếu tố cốt lõi của thương hiệu: tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, giá trị…
  • Tên của thương hiệu
  • Những yếu tố bản chất thương hiệu: giọng điệu, tính cách…
  • Thông điệp: tagline, định vị giá trị… 

Bước 2: Đánh giá tình trạng thương hiệu của bạn

Để bộ nhận diện thương hiệu của bạn có thể phản ánh đầy đủ về giá trị thương hiệu, tính cách, và truyền tải được thông điệp, bạn cần hiểu rõ về thương hiệu của mình. Và nếu như bạn đã có một bộ nhận diện thương hiệu từ trước (và muốn làm mới, hoặc thay đổi), hãy bắt đầu xem xét lại:

  • Tình trạng hiện tại của bộ nhận diện thương hiệu
  • Có thể bổ sung, thay đổi gì trên bộ nhận diện hiện tại trong mẫu thiết kế mới

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn

Như đề cập trên, yếu tố quan trọng cần thiết để có bản sắc thương hiệu là sự khác biệt hóa. Do đó, việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của bạn đang xây dựng hình ảnh thương hiệu (về mặt trực quan) như thế nào sẽ giúp bạn tạo thiết kế độc đáo, dành riêng cho thương hiệu của mình. 

Lấy ví dụ về bộ nhận diện thương hiệu (logo) của các công ty fintech tại Việt Nam. Trong khi đa phần các doanh nghiệp hoạt động thanh toán qua điện thoại trực tuyến sử dụng gam màu xanh dương làm màu chủ đạo, một số ít doanh nghiệp thật sự khác biệt với font màu hồng (Momo), đỏ (Vinapay, Cyberpay).

Bước 4: Định hướng thiết kế trực quan

Đến đây, bạn có thể bắt đầu tập trung vào mô tả, định hướng thiết kế, màu sắc. Màu sắc truyền tải thông điệp khác nhau, và có thể được cảm nhận khác nhau. Do đó, bạn cần mô tả thật chi tiết những đặc tính quan trọng mình muốn thể hiện trên bảng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Hãy bắt đầu trao đổi về những đặc điểm, tính chất bạn muốn thể hiện trên mẫu thiết kế. Tiếp theo, hãy tìm những hình ảnh có thể truyền tải được những đặc điểm ấy để làm nguyên liệu thiết kế về sau.

Bước 5: Viết brief cho thương hiệu của bạn

Tại bước này, bạn hãy tạo một creative brief (bảng tóm tắt thiết kế), mô tả những thông tin cần thiết để nhân viên thiết kế có thể hiểu rõ và tạo bộ nhận diện theo đúng mục tiêu bạn muốn.

Dành cho bạn: Tải Creative Brief từ Jenfi Capital tại đây!

Bước 6: Thiết kế Logo của bạn

Bộ nhận diện thương hiệu thường được bắt đầu với thiết kế logo. Một logo mạnh ấn tượng thể hiện được bản chất thương hiệu, giúp bạn tạo dấu ấn (theo đúng ý bạn mong muốn) ở tâm trí khách hàng.

Gợi ý: bạn có thể bắt đầu vẽ phác thảo với bút chì trên giấy, với mục tiêu đảm bảo hình ảnh vẽ ra có thể truyền tải được đặc tính bạn mong muốn. Về sau, bạn có thể cách điệu logo phác thảo, thêm màu sắc và tạo logo bằng phần mềm thiết kế như Canva, Photoshop…

Bước 7: Chọn bảng màu thiết kế

Sau khi có được logo, lúc này bạn có thể khám phá bảng màu thiết kế. Hãy lựa chọn bảng màu sao cho khác biệt với đối thủ nhưng vẫn truyền tải đúng cảm xúc mong muốn. Một bảng màu thiết kế thường bao gồm:

  • 1 màu chính
  • 2 màu cơ bản
  • 3-5 màu bổ sung
  • 2 màu nhấn

Bước 8: Chọn font chữ của bạn

Chọn font chữ trong bộ nhận diện thương hiệu có vẻ đơn giản nhưng cũng rắc rối, nhất là khi bạn sử dụng font chữ trong thiết kế được dùng ở nhiều quốc gia. 

Một số font chữ hiển thị tốt khi dùng dạng tiếng Anh, nhưng lại bị vỡ font chữ khi chuyển sang tiếng Việt. Do đó, hãy lựa chọn font chữ được Việt hóa đầy đủ trước khi lựa chọn.

Bước 9: Thiết kế các yếu tố bổ sung

Tùy thuộc nhu cầu mà bạn có thể cần (hoặc không cần) các yếu tố bổ sung gồm:

  • Hình ảnh
  • Minh họa
  • Icon
  • Dữ liệu trực quan

Những yếu tố này giúp tăng giá trị mỹ thuật của bộ nhận diện thương hiệu. Hãy áp dụng những tiêu chuẩn chung về hình ảnh, thiết kế, chất lượng độ phân giải… để đảm bảo các yếu tố này bổ sung thêm giá trị thẩm mỹ.

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top