Vay vốn kinh doanh: 7 Giải pháp cho doanh nghiệp SME không đủ điều kiện vay ngân hàng

5 min read

Vay Thế Chấp Ngân Hàng Là Gì? Đâu Là Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Không Đủ Tiềm Lực Vay Thế Chấp trong 2022?

Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME, doanh nghiệp siêu nhỏ là một bánh răng không thể thiếu trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Song, các đối tượng này luôn gặp bài toán khó về huy động động vốn. Trước tình hình đó, các đối tượng này như được ‘gãi đúng chỗ ngứa’, nhiều công ty tài chính, ngân hàng cung cấp các giải pháp, sản phẩm vay nhằm hỗ trợ các đối tượng này.

Vậy, những giải pháp đó là gì?

Tìm hiểu 7 giải pháp vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SME dưới chuẩn vay ngân hàng tại Việt Nam trong bài viết sau đây.

Vay vốn kinh doanh - Không phải muốn vay là được

vay vốn kinh doanh

Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nền kinh tế đã có những ‘thiệt hại’ không nhỏ (khoảng 37 tỷ Đô la Mỹ), kéo theo đó là sự ảnh hưởng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể (hay doanh nghiệp siêu nhỏ) khi nguồn vốn còn chưa ổn định.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): “Khoảng 75% doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được nguồn vốn này.” 

Nguyên nhân không tiếp cận được nguồn vốn là do các đối tượng không đáp ứng đủ điều kiện vay của ngân hàng:  Các cửa hàng tạp hoá, quán ăn,... được xem là các hộ kinh doanh cá thể, thường không có tư cách pháp nhân và không có con dấu; Còn các doanh nghiệp SME được thường là các doanh nghiệp còn khá non trẻ nên tài sản thế chấp sẽ là một điều kiện hạn chế.

Nếu bạn đang là một hộ kinh doanh cá thể, hoặc là chủ của một doanh nghiệp SME, vậy, đâu sẽ là hướng giải quyết? Chúng ta hãy cùng xem qua bài viết này nhé!

Vay vốn kinh doanh là gì? 6 Hình thức vay vốn kinh doanh hiện nay

vay vốn kinh doanh

Vay vốn kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, có thể là hỗ trợ nguồn vốn cho một kế hoạch hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra sắp tới. Các cá nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh) hoặc doanh nghiệp đều có thể đăng ký hình thức vay vốn này.

Hiện nay tại Việt Nam, bên cạnh 2 hình thức cho vay phổ biến là Vay thế chấp Vay tín chấp. Thì còn có thêm các gói sản phẩm vay, với mục tiêu hướng đến là các đối tượng vay khác nhau chủ yếu là hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME, chúng ta có thể kể đến:

  • Vay vốn kinh doanh cho chủ hộ kinh doanh.
  • Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
  • Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SME.
  • Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
  • Vay vốn kinh doanh bằng giấy phép kinh doanh.
  • Vay vốn kinh doanh bằng doanh thu.

Mặc dù sản phẩm vay cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME khá đa dạng nhưng sẽ tuỳ vào từng đối tượng vay sẽ có các ưu đãi riêng, và đâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp của bạn?

Vay vốn kinh doanh cho chủ hộ kinh doanh

Nếu bạn là chủ hộ kinh doanh cá thể, thời gian kinh doanh từ 01 năm trở lên thì bạn có thể vay vốn kinh doanh theo 2 hình thức là vay tín chấp (vay tín chấp kinh doanh, vay đa năng, vay siêu tốc, vay tiếp sức chủ sạp,...) hoặc vay thế chấp sạp chợ. Đối tượng hướng đến của gói vay này chủ yếu là chủ hộ kinh doanh tại các làng nghề, tuyến phố, hoặc hộ kinh doanh tại sạp chợ.

Các ngân hàng hiện đang cho vay gói vay này chủ yếu là các ngân hàng nhỏ như: VP Bank, NCB, TP Bank, SHB,... Mỗi sản phẩm vay sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Tùy thuộc vào chính sách từng ngân hàng, khả năng chi trả và mức độ uy tín mà đơn vị cho vay điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, thường lãi suất trung bình rơi vào khoảng: 9,9% - 26%/năm.

Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ trước đây cũng có những hạn chế nhất định giống như các mô hình kinh doanh nhỏ khác, đó là khó tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng vì các doanh nghiệp này không thỏa mãn được điều kiện do bên cho vay đưa ra (thường là về tài sản sở hữu của doanh nghiệp). 

Tuy nhiên, hiện nay việc vay vốn cho các doanh nghiệp đã được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn. Chúng ta có thể kể đến các gói sản phẩm vay như: Vay thế chấp cho doanh nghiệp siêu nhỏ (ABF), Vay tín chấp nhanh cho doanh nghiệp siêu nhỏ (Mini BIL), Thấu chi tài khoản doanh nghiệp, Thế chấp hóa đơn, Tài trợ theo ngành…

Các gói vay này hiện nay đang được tất cả các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hay quỹ huy động vốn Jenfi. Lãi suất trung bình cho các khoản vay này là từ 8,4% - 15,9%/năm.

Vài nét về doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ là một khái niệm khá mới mẻ trong nền kinh tế tại Việt Nam. Đa số chúng ta vẫn hay nhầm lẫn hộ kinh doanh là một doanh nghiệp siêu nhỏ. 

Tuy nhiên, hộ kinh doanh không phải là một doanh nghiệp vì Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Doanh nghiệp siêu nhỏ được biết đến là những doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân một năm không quá 10 người, tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng (đối với lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng), không quá 10 tỷ đồng (đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ). 

Trước đây loại doanh nghiệp này khá khó tiếp cận với các nguồn vốn vay, nhưng hiện nay cùng với các chính sách của nhà nước doanh nghiệp siêu nhỏ đã được quan tâm và hỗ trợ hơn về các khoản vay kinh doanh.

Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SME

Đối với nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) không còn là một khái niệm xa lạ. Các SMEs được xem là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của quốc gia, như: tạo việc làm, giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Tuy nhiên, các SMEs có một hạn chế là nguồn lực tài chính của họ không quá vững, nên việc tiếp cận tín dụng là một việc khá khó khăn.

Song, các doanh nghiệp SME với ưu thế nhạy bén, linh hoạt, ít rủi ro nên hiện đang là khách hàng mục tiêu được nhiều hỗ trợ vay vốn từ tất cả các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hay quỹ huy động vốn Jenfi. 

Các tổ chức ngân hàng có những sản vay tối ưu cho các đối tượng khách hàng này, như các sản phẩm vay: Gói vay tín dụng xanh, Thấu chi tài khoản doanh nghiệp, Tài trợ theo ngành, Thế chấp hóa đơn, Vay thế chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vay tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… Kèm theo đó là mức lãi suất ưu đãi dao động từ 7% - 15%/năm.

Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Mặc dù doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là một ‘bánh răng’ quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế, song các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ luôn gặp rất nhiều bài toán khó, nhất là bài toán về vốn. 

Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gặp khó khăn thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thực tế, các doanh nghiệp này thường hoạt động theo kiểu tự phát gia đình, thiếu tác phong quản lý chuyên nghiệp, thiếu tài sản đảm bảo hợp lệ,... chính điều này là hạn chế khiến doanh nghiệp khó khăn khi vay vốn kinh doanh để mở rộng quy mô và thị trường hoạt động.

Để giải vây cho ‘Người khổng lồ’ trước khe cửa hẹp, hầu hết các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ huy động vốn Jenfi đã có các biện pháp ‘nới cửa’ bằng các dự án, sản phẩm vay nhằm hỗ trợ cho đối tượng này, như: Gói hỗ trợ về nguồn vốn, Gói hỗ trợ kết nối kinh doanh, Gói hỗ trợ kiến thức chuyên sâu với mức lãi suất trung bình chỉ từ 5,3%/năm.

Vay vốn kinh doanh bằng giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân hoặc tổ chức được phép kinh doanh đối với một số ngành nghề nhất định (ngành nghề thuộc doanh mục kinh doanh có điều kiện).

Vay vốn kinh doanh bằng giấy phép kinh doanh bao gồm vay thế chấp và vay tín chấp. Đối với vay thế chấp, bên cạnh giấy phép kinh doanh/giấy đăng ký kinh doanh thì các ngân hàng (chủ yếu là các ngân hàng lớn) còn yêu cầu tài sản đảm bảo mới đủ điều kiện để vay vốn. 

Còn đối với hình thức vay tín chấp, các ngân hàng nhỏ như VPBank, TPBank, SHB,... đã triển khai hẳn các sản phẩm vay tín chấp kinh doanh mà không yêu cầu tài sản đảm bảo.

Song, dù sản phẩm vay này có cả hình thức vay thế chấp và vay tín chấp, nhưng đa phần khách hàng sẽ lựa chọn hình thức vay tín chấp đối với sản phẩm vay này, vì thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo, giải ngân nhanh, không bị phạt khi thanh toán chậm,... 

Tuy nhiên, một nhược điểm chung của hình thức vay tín chấp thường mắc phải là lãi suất cao. Đối với sản phẩm vay nay theo hình thức tín chấp, lãi suất thường rơi vào khoảng 12% - 22%/năm.

Vay vốn kinh doanh bằng doanh thu - Jenfi

vay vốn kinh doanh

Jenfi.vn được biết đến là công ty Fintech đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Jenfi còn được biết đến với vai trò là Quỹ huy động tăng trưởng vốn linh hoạt hàng đầu Châu Á. Với sứ mệnh hỗ trợ các nhà sáng lập doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. 

Jenfi sẽ cung cấp các nguồn tài chính cho các Start-up và doanh nghiệp SME trong khu vực Đông Nam Á. Điểm đặc biệt mà Jenfi mang lại cho các doanh nghiệp đó chính là sản phẩm vay của chính mình.

Khác với các sản phẩm vay truyền thống từ các ngân hàng thông thường. Jenfi với vai trò là Quỹ huy động tăng trưởng vốn linh hoạt hàng đầu Châu Á sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một sản phẩm vay chỉ duy nhất có tại Jenfi - sản phẩm vay tín chấp dựa vào tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể nhận nguồn vốn tại Jenfi khá đơn giản, khách hàng vay chỉ cần chứng minh được: 

  • Doanh nghiệp đang hoạt động
  • Có dòng doanh thu tăng trưởng
  • Có tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Vay vốn không thế chấp nhưng mức lãi suất ưu đãi như vay thế chấp, chỉ có tại Jenfi.

Tạm Kết

So với việc đi vay nặng lãi tại những nguồn cung cấp vốn không đảm bảo, uy tín thì các giải pháp cho hộ kinh doanh và công ty nhỏ không đủ điều kiện vay ngân hàng phía trên sẽ là sự lựa chọn khả quan và an toàn hơn rất nhiều, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động nặng nề lên nền kinh tế như lúc này.

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top