Hướng Dẫn Cách Làm Thẻ Ghi Nợ Nội Địa

5 min read

Thẻ Ghi Nợ Nội Địa Là Gì? Phân Biệt Thẻ Ghi Nợ Nội Địa Và Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế & Hướng Dẫn Cách Làm Thẻ Ghi Nợ Nội Địa

Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Thẻ nội địa (Debit Card) được rất nhiều người quan tâm khi mới lần đầu đặt chân đến ngân hàng làm thẻ. Trong một xu thế mà thanh toán tiền mặt gần như ít đi thì những tấm thẻ ngân hàng đang ngày càng lên ngôi để phục vụ nhu cầu thanh toán của người dùng từ xa. 

thẻ ghi nợ nội địa là gì - jenfi.vn

Trong bài viết này Jenfi Capital sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề về thẻ ghi nợ nội địa, đồng thời so sánh ưu nhược điểm, tính năng của thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế, cũng như gợi ý những ngân hàng tốt nhất để mở thẻ ghi nợ khi có nhu cầu.

Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Trước khi tìm hiểu thẻ ghi nợ nội địa là gì, chúng ta cần phải hiểu thẻ ghi nợ là gì? Đây là loại thẻ căn bản của các ngân hàng để thay thế tiền mặt phổ biến, thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng và người dùng chỉ được phép tiêu số tiền hiện có trong tài khoản.

Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ ngân hàng do một đơn vị ngân hàng cung cấp sau khi khách hàng đã thực hiện mở tài khoản thành toán tại đây. Với tấm thẻ này bạn hoàn toàn có thể tiến hành các giao dịch như chuyển khoản, rút tiền,... trong phạm vi số tiền mà bạn đã sở hữu trong tài khoản. 

Vậy lợi ích mà thẻ ghi nợ nội địa là gì đối với người sử dụng là gì?

  • Khi mở thẻ ghi nợ nội địa các ngân hàng luôn dành đến cho khách hàng của mình những ưu đãi đặc biệt hấp dẫn.
  • Bảo đảm bảo mật thông tin, an toàn hơn khi đi ra ngoài vì không phải mang theo quá nhiều tiền mặt trong người.
  • Tiến hành các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền ở các máy ATM của ngân hàng làm thẻ hoặc các máy ATM khác ngân hàng trên cả nước. Thao tác này nhanh hơn nhiều khi bạn phải thực hiện giao dịch tại chi nhánh ngân hàng. 
  • Hình thức thanh toán của thẻ ghi nợ nội địa là gì? Nó cho phép khách hàng có thể đăng ký dùng dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking để giao dịch trực tuyến bất cứ khi nào và ở đâu. Thậm chí bạn có thể giao dịch qua máy POS mà không cần mang theo tiền mặt hoặc không cần rút tiền tại cây ATM.

Các loại thẻ ghi nợ 

Dưới đây là 2 loại thẻ ghi nợ mà các ngân hàng phát hành

Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ nội địa là gì chắc hẳn đến đây bạn đã nắm rõ?  Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng loại thẻ này chỉ có phạm vi sử dụng tại quốc gia bạn đang sinh sống.

Người dùng có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để giao dịch khi đi ăn uống, mua sắm,... với điều kiện là các dịch vụ này phải ở trong nước. Đồng thời, tùy thuộc ngân hàng mà người dùng phải trả một mức phí dùng thẻ hàng tháng.

Nói tóm lại bạn có thể hiểu thẻ ghi nợ nội địa chính là tấm thẻ ATM của các ngân hàng như: BIDV, Agribank, Vietcombank, Sacombank,... mà mọi người thường sử dụng.

Thẻ ghi nợ quốc tế

Thẻ ghi nợ quốc tế là gì? Đây là loại thẻ có thể giúp người dùng thanh toán trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, có các loại thẻ ghi nợ quốc tế như: Visa Debit, MasterCard Debit, JCB Debit,…Mặt khác, người dùng phải trả một khoản phí cố định mới có thể sử dụng.  

Thẻ ghi nợ quốc tế hỗ trợ giao dịch ngoài nước

So sánh 2 loại thẻ ghi nợ - 9 điểm khác biệt

thẻ ghi nợ nội địa là gì

Vậy các tiêu chi để giúp người sử dụng có thể phân biệt được thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa là gì? Chi tiết sẽ có ngay sau đây:

  • Đơn vị cung cấp

- Thẻ ghi nợ nội địa: Do các ngân hàng trong nước cấp như Seabank, BIDV,...

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Các ngân hàng trong nước liên kết với một tổ chức tài chính quốc tế như: American Express, JCB, VISA,...

  • Phạm vi sử dụng

- Thẻ ghi nợ nội địa: Chỉ tiến hành thanh toàn ở trong nước đang sinh sống.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Có thể tiến hành giao dịch trong và ngoài nước.

  • Đặc điểm thẻ

- Thẻ ghi nợ nội địa: Phần lớn là thẻ từ, trên thẻ có các thông tin cơ bản như logo, tên ngân hàng phát hành, tên chủ thẻ, số thẻ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng của ngân hàng,...

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Phần lớn là thẻ chip, trên thẻ có các thông tin cơ bản như logo, tên ngân hàng phát hành, số thẻ, tên chủ thẻ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng, tên đơn vị cung cấp thẻ quốc tế,... Đầy đủ các thông tin sẽ có trên thẻ ghi nợ của khách hàng

  • Bảo mật

- Thẻ ghi nợ nội địa: Tính bảo mật không cao bởi thẻ từ dễ bị sao chép.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Mức độ bảo mật cao hơn vì thẻ chip không có tính chất sao chép.

  • Phí hàng năm và duy trì thẻ

- Thẻ ghi nợ nội địa: Mức phí thường niên dao động từ 50 nghìn VNĐ đến 100 nghìn VNĐ. Bên cạnh đó, phí duy trì thẻ từ 20 nghìn VNĐ đến 50 nghìn VNĐ.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Các mức phí cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa

  • Ưu đãi

- Thẻ ghi nợ nội địa: Khá ít các chương trình ưu đãi cho khách hàng.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Có nhiều chương trình ưu đãi hơn cho khách hàng.

  • Số tiền có thể rút nhiều nhất tại cây ATM/ngày

- Thẻ ghi nợ nội địa: Tối đa 50 triệu VNĐ/ngày.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Dao động từ 50 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ tùy thuộc vào các ngân hàng phát hành thẻ.

  • Số tiền tối đa khi chuyển khoản

- Thẻ ghi nợ nội địa: 100 triệu VNĐ/ngày.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Từ 100 triệu VNĐ/ngày đến không giới hạn.

Với các tiêu trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ những khác nhau của thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa là gì? Từ đây có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn.

Nên mở thẻ ghi nợ nội địa hay quốc tế?

Khi nào nên làm thẻ ghi nợ nội địa?

Lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa là gì chắc hẳn bạn cũng đã nắm được. Tấm thẻ này đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch trong nước. Do vậy, nếu bạn có mức thu nhập ổn định để chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của mình như: mua sắm, ăn uống, giải trí,... mà không muốn phải mang quá nhiều tiền mặt thì nên làm thẻ loại này.

Thanh toán nhanh chóng các khoản tiền với thẻ ghi nợ nội địa

Khi nào nên làm thẻ ghi nợ quốc tế?

Thẻ ghi nợ quốc tế phục vụ người dùng thanh toán cả trong và ngoài nước. Vì thế nếu bạn thường xuyên có những mối làm ăn, kinh doanh ngoài nước hoặc đơn giản thích mua sắm online tại các sàn điện tử nước ngoài như Amazon, Taobao,.... thì nên làm thẻ ghi nợ loại này.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn biết nhiều hơn về thẻ ghi nợ quốc tế là gì? thì có thể đến trực tiếp ngân hàng mà bạn mong muốn mở thẻ để được tư vấn đầy đủ nhất.

TOP Ngân hàng làm thẻ ghi nợ nội địa 2022

Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank là một trong những ngân hàng top đầu trong mọi dịch vụ tại nước ta. Vậy lợi ích khi mở thẻ ghi nợ nội địa là gì?

  • Thời gian làm thẻ ghi nợ nội địa nhanh chóng.
  • Mỗi lần rút tiền có thể lên đến 5 triệu VNĐ tiền mặt và rút nhiều nhất trong 1 ngày là 25 triệu VNĐ.
  • Có ứng dụng Internet banking để người dùng thành toán online.  
  • Khách hàng được giải đáp cụ thể thẻ ghi nợ nội địa là gì? bên cạnh đó là cách sử dụng, mức phí thường niên,... 

Ngân hàng BIDV

Làm thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng BIDV có rất nhiều lợi ích khác nhau cho người dùng như:

Khách hàng được giải đáp cụ thể thẻ ghi nợ nội địa là gì lúc ban đầu làm thẻ.

  • Tài khoản của khách hàng sẽ được quản lý không mất phí trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở thẻ.
  • Nhận ngay 50 nghìn VNĐ nếu khách hàng đăng ký đầy đủ các sản phẩm trong gói mở thẻ nội địa của ngân hàng.

Thẻ ghi nợ nội địa gắn chip do ngân hàng BIDV phát hành

Ngân hàng ACB

ACB là một trong số các ngân hàng có nhiều ưu đãi bậc nhất cho người dùng khi mở thẻ. Những ưu điểm khi làm thẻ nợ nội địa tại ACB

  • Giảm ngay 50% phí giao dịch trong nước.
  • Giải đáp mọi thắc mắc về thẻ ghi nợ nội địa là gì cho khách hàng.
  • Được miễn phí phí quản lý, phí cấp thẻ trong vòng 24 tháng đầu kể từ ngày mở thẻ.
  • Thẻ ghi nợ nội địa cho sinh viên không yêu cầu số sự tối thiểu hay số dư ban đầu.

Vậy là Jenfi đã giải đáp tường tận vấn đề thẻ ghi nợ nội địa là gì? Mong rằng bài viết ngày hôm nay đã đem đến cho bạn nhiều điều thú vị. 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top