Nợ Xấu Ngân Hàng Và Những Hệ Lụy Khó Lường

5 min read

Nợ Xấu Ngân Hàng Và Những Hệ Lụy Khó Lường

Nợ xấu ngân hàng và những tác động tới nền kinh tế 1

Nợ xấu và những hệ lụy liên quan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp với người vay, hệ thống ngân hàng mà toàn bộ nền kinh tế cũng chịu tác động tiêu cực. Gây nên hiện tượng suy thoái nền kinh tế và kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác. Hãy cùng cũng tôi khám phá góc nhìn tổng quan hơn về nợ xấu ngân hàng trong bài viết sau đây.

1. Vài nét về nợ xấu 

Nợ xấu ngân hàng và những tác động tới nền kinh tế 1

Nợ xấu là những khoản nợ không được thanh toán đúng thời hạn. Đây là nợ được xếp vào dạng khó đòi khi khách hàng không có khả năng thanh toán, vượt quá thời hạn đã cam kết ban đầu trên 90 ngày, tính từ ngày bắt đầu đến hạn thanh toán.

Theo phân loại của NHNN (Ngân hàng nhà nước), nợ xấu được chia thành 5 nhóm chính. Theo đó, các nhóm 3 đến nhóm 5 là những nhóm rủi ro nhất.

Theo thông lệ quốc tế tính đến thời điểm hiện hành, nợ xấu ngân hàng có tỷ lệ an toàn cho phép là dưới 3%. Trong đó, một số ngành kinh doanh nhất định như: Kinh doanh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; Cổ phiếu,...phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. 

Nếu vượt ngưỡng an toàn, gánh nặng dự phòng rủi ro sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của các ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. 

>>> Xem thêm: Nợ xấu là gì? Những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu

2. Tác động của nợ xấu đến ngân hàng & nền kinh tế

2.1 Tác động của nợ xấu tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng 

Nợ xấu ngân hàng và những tác động tới nền kinh tế 1

Nợ xấu ngân hàng tác động trực tiếp tới các ngân hàng thương mại. Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới thước đo năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập. 

  • Phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Năng lực tài chính là một trong những tiêu chuẩn góp phần cấu thành nên năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại. Nợ xấu làm giảm khả năng sinh lời của vốn, tài sản cũng như kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Kéo theo đó là sự suy giảm năng lực nhân sự, giảm tỷ lệ an toàn vốn. 

Nợ xấu báo hiệu tình trạng hoạt động cho vay của ngân hàng đang giảm sút; Hiệu quả tín dụng thấp; Khả năng thanh khoản kém; Lãi suất giảm,...Đây là những dấu hiệu cho thấy độ tín nhiệm của ngân hàng đang dần giảm sút. Ngân hàng dần mất đi khả năng mở rộng và phát triển thị phần. Giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

  • Giảm lợi nhuận và đứng trước nguy cơ mất vốn

Nợ xấu kéo theo gánh nặng về tài chính cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng không thu hồi được tiền gốc cho vay và tiền lãi đúng hạn. Ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn rất cao.

  • Năng lực thanh toán của ngân hàng bị giảm sút

Không thu hồi được các khoản vay đúng hạn dẫn đến hao hụt nguồn tài chính cho các ngân hàng. Những dịch vụ chi trả cho khách hàng như tiền gửi tiết kiệm, cho vay, luân chuyển nguồn vốn,...bị ảnh hưởng đáng kể. Trường hợp xấu nhất, ngân hàng buộc phải tiến hành sáp nhập hoặc phá sản.

  • Ảnh hướng tới sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại:

Nợ xấu kéo theo hiệu ứng tâm lý. Khách hàng lo sợ rủi ro nên đồng loạt rút tiền trên thị trường, dẫn đến khủng hoảng tín dụng không thể khắc phục. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên biến động của hệ thống ngân hàng ở nhiều mức độ..

Trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài ngày một gia tăng, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trở nên rất khốc liệt. Đây cũng là thời điểm các ngân hàng thương mại trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để chiếm được thị phần khách hàng. 

2.2 Tác động của nợ xấu ngân hàng đối với nền kinh tế

Nợ xấu ngân hàng và những tác động tới nền kinh tế 1

Nợ xấu không chỉ có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả quốc gia. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của đất nước.

Nợ xấu kéo theo những hệ luỵ làm suy giảm sự phát triển, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống ngân hàng, đe dọa tới nền kinh tế và an ninh tài chính quốc gia.
Điều này càng nghiêm trọng hơn khi hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô vừa và nhỏ. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu ngân hàng chịu ảnh hưởng từ nợ xấu, buộc phải siết chặt việc cho vay sẽ làm tắc nghẽn dòng vốn hoạt động, ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. 

Sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng tác động tích cực đến phát triển nền kinh tế. Nếu nợ xấu của một ngân hàng phát triển theo chiều hướng xấu và  không được giải quyết kịp thời, ngân hàng có thể đổ vỡ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đối với hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top