Nợ xấu là gì? Tổng hợp từ A đến Z thông tin cần biết về nợ xấu

5 min read

Nợ xấu là gì? Tổng hợp từ A đến Z thông tin cần biết về nợ xấu

Nợ xấu là gì? Tổng hợp từ A đến Z thông tin cần biết về nợ xấu

Không chỉ là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nợ xấu còn là vấn đề cần quan tâm xử lý hàng đầu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đang có giao dịch tài chính. Vậy nợ xấu là gì? Nợ xấu để lại những tác động gì và làm thế nào để kiểm tra thông tin nợ xấu chính xác nhất? Tất cả những góc nhìn đó sẽ được Jenfi phân tích ngay trong bài viết sau đây.

1. Nợ xấu là gì?

Khái niệm về nợ xấu

Nợ xấu là gì? Tổng hợp từ A đến Z thông tin cần biết về nợ xấu

Thuật ngữ “nợ xấu” trong tiếng Anh được diễn đạt bằng nhiều cụm từ như “bad debt”, “nonperforming loan” hoặc “sour loan” hay “soured credit”. Nợ xấu là những khoản nợ để quá hạn thanh toán, người vay không thể trả nợ theo thời gian cam kết trong hợp đồng. Thời gian quá hạn thông thường sẽ trên 90 ngày. 

Cá nhân hay các tổ chức nằm trong danh sách nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống của CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC). 

Phân loại các nhóm nợ xấu

Theo quy định hiện hành, tùy vào thời gian quá hạn, nợ xấu sẽ được chia thành 5 cấp độ khác nhau.

Nợ xấu là gì? Tổng hợp từ A đến Z thông tin cần biết về nợ xấu

Nợ xấu nhóm 1 - Dư nợ đủ trong tiêu chuẩn

Khách hàng thanh toán khoản nợ (bao gồm cả gốc lẫn lãi) đúng thời hạn hoặc trễ hạn không quá 10 ngày

Khách hàng nằm trong nợ xấu nhóm 1 được coi là những người có lịch sử tín dụng tốt, thanh toán khoản vay đều đặn. 

Nợ xấu nhóm 2 - Dư nợ cần phải chú ý

Khách hàng thanh toán khoản vay trễ hạn từ ngày thứ 10 trở lên và dưới 30 ngày

Các khoản nợ  lần đầu nằm trong nhóm phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Nợ xấu nhóm 3 - Dư nợ dưới mức tiêu chuẩn

Khách hàng thanh toán khoản vay nợ từ đủ 30 ngày đến dưới 90 ngày

Các khoản dư nợ đã được cơ cấu lại thời gian lần đầu, đang quá hạn dưới 30 ngày 

Khách hàng nằm trong danh sách được giảm trừ hoặc miễn trả lãi suất do không có đủ khả năng thanh toán như cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Với những khách hàng nằm trong nợ xấu nhóm 3, hơn 95% hồ sơ vay vốn của họ sẽ bị các ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ từ chối phê duyệt. 

Nợ xấu nhóm 4 - Dư nợ nghi ngờ có khả năng mất vốn

Khách hàng thanh toán khoản vay nợ trễ hạn từ đủ 90 ngày đến dưới 180 ngày. 

Những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thứ 2. Tính từ lần cơ cấu lại thời gian lần đầu là từ đủ 30 ngày đến dưới 90 

Khi nằm trong nhóm nợ xấu số 4. Ngoài việc chắc chắn bị từ chối hồ sơ vay vốn, khách hàng sẽ phải đối mặt với trường hợp ngân hàng siết nợ và tịch thu tài sản thế chấp (nếu có).

Nợ xấu nhóm 5 - Dư nợ có khả năng mất vốn

Khách hàng có khoản vay nợ quá hạn trên 180 ngày

Những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tới lần thứ 3. Tính từ thời gian cơ cấu lần đầu là quá hạn từ 90 ngày trở lên. 

Đa số nợ xấu nhóm 5 xảy ra ở các khoản vay tín chấp. Do hình thức vay này không có ràng buộc về tài sản thế chấp khi vay. Dẫn đến khách hàng có tâm lý cố tình không thanh toán khoản vay.

Nguyên nhân nào gây phát sinh nợ xấu?

Có rất nhiều lý do từ chủ quan đến khách quan dẫn đến phát sinh nợ xấu. Sau đây là một số những nguyên nhân điển hình hầu hết khách hàng gặp phải:

Nguyên nhân chủ quan:

  • Khách hàng quên hoặc cố tình không thanh toán dẫn tới tình trạng thanh toán chậm cả gốc, lãi và các khoản phí
  • Khách hàng không chủ động kiểm soát được chi tiêu (thường xảy ra nhiều với thẻ tín dụng) dẫn đến không đủ khả năng thanh toán trong thời gian quy định
  • Khách hàng mất khả năng thanh toán dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…
  • Khách hàng không thanh toán khoản vay thế chấp dẫn đến tài sản thế chấp bị gán nợ.
  • Khách hàng vướng phải những tranh chấp pháp luật (Ví dụ: Bị kiện ra tòa do có phát sinh khoản vay với cá nhân hay doanh nghiệp khác)

Nguyên nhân khách quan:

  • Khách hàng cho bạn bè, người thân mượn thông tin cá nhân đăng ký các khoản vay ngân hàng
  • Do có nhầm lẫn từ hệ thống của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trong việc cập nhật thông tin thanh toán khoản vay của khách hàng dẫn đến có thông tin quá hạn.

Hướng dẫn kiểm tra thông tin nợ xấu cá nhân online

Ngoài việc đến làm thủ tục trực tiếp tại CIC, khách hàng có thể chủ động kiểm tra thông tin nợ xấu cá nhân trực tuyến qua ứng dụng CIC.

Đây là ứng dụng được xây dựng bởi Cổng thông tin tín dụng quốc gia nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Hiện tại ứng dụng CIC đã có mặt trên CH Play và App Store. Khách hàng chỉ cần tải app, đăng ký thông tin cá nhân và thực hiện theo các thao tác tra cứu. 

Tra cứu thông tin nợ xấu qua CIC hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên khách hàng sẽ chỉ kiểm tra được lịch sử tín dụng chính chủ của cá nhân mình, không thể tra cứu cho người khác cũng như những thông tin của tổ chức. Ngoài ra, kết quả tra cứu cũng sẽ không chi tiết như báo cáo của các công ty tài chính khi làm việc cùng CIC.

2. Những ảnh hưởng khi phát sinh nợ xấu

Rơi vào nhóm nợ xấu là một trong những cảnh báo tiêu cực cho quá trình giao dịch tài chính của khách hàng. Khi phát sinh nợ xấu, khách hàng sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những ảnh hưởng có thể kể đến như sau:

Nợ xấu là gì? Tổng hợp từ A đến Z thông tin cần biết về nợ xấu

Ngân hàng, các tổ chức tín dụng từ chối phê duyệt hồ sơ vay vốn

CIC đồng bộ thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng tại tất cả các ngân hàng trên hệ thống. Những thông tin về các khoản vay nợ hiện tại, thời gian thanh toán chậm, tài sản thế chấp,...sẽ được lưu lại trên CIC từ 3 đến 5 năm (tính từ thời điểm người vay thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc).

Với những khách hàng thuộc nhóm nợ 3 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng. Còn ở nhóm sợ xấu số 4, 5, chắc chắn hồ sơ của khách hàng sẽ bị từ chối phê duyệt vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Để có thể chủ động với những kế hoạch tài chính của mình, khách hàng cần lưu ý tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Bị thu hồi tài sản thế chấp

Nếu vay vốn ngân hàng theo hình thức vay thế chấp, tài sản thế chấp của bạn sẽ bị ngân hàng niêm phong theo quy định. Tiếp theo đó là những thủ tục phát mãi tài sản để ngân hàng thu hồi nợ. 

Ảnh hưởng tâm lý

Một trong những hệ quả rắc rối của việc để phát sinh nợ xấu là việc liên tục bị làm phiền bởi bộ phận thu hồi nợ. Không những thế, những mối liên hệ xung quanh như gia đình, người thân hay bạn bè cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi những công ty tài chính hiện nay có rất nhiều chiêu trò đòi nợ, tác động trực tiếp đến tâm lý khách hàng.

3. Xóa nợ xấu trên CIC bằng cách nào?

Vướng vào thông tin nợ xấu là điều không ai mong muốn. Chính vì vậy, câu hỏi “Làm thế nào để xóa nợ xấu” là điều bất cứ khách hàng nào cũng muốn tìm ra lời giải. Nếu tìm kiếm trên các trang mạng xã hội, không khó để nhận ra hàng nghìn kết quả về những dịch vụ xóa nợ xấu. Tuy nhiên, cần xác định rõ ràng rằng không tồn tại một dịch vụ nào có thể đảm bảo xóa nợ xấu tức thì được. Trừ khi khách hàng chủ động thanh toán hết các khoản dư nợ của mình. 

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu:

Khách hàng cần nhanh chóng thanh toán dứt điểm ngay khoản vay của mình. Ngay sau khi tất toán, khách hàng sẽ không phải lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu:

Cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng là nhanh chóng thanh toán hết các khoản vay nợ. Ngay sau đó hãy thông báo với nhân viên tín dụng quản lý khoản nợ của mình để xác nhận việc bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ quá hạn tại đây. Đối với nợ xấu nhóm 2, thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được cập nhật từ 1 đến 2 tháng kể từ thời điểm thanh toán nợ. Còn với nợ xấu nhóm 3 - 4 - 5, thời gian cập nhật thông thường trong khoảng từ 2 đến 3 năm. 

Hiểu rõ về nợ xấu để tránh để các giao dịch tài chính của mình nằm trong nhóm nợ xấu là điều vô cùng cần thiết. Hãy thiết lập cho mình một kế hoạch tài chính chủ động và thông minh. Tận dụng tối đa những cơ hội vay vốn ngân hàng để bứt phá thành công.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top