Hợp Đồng Vay Tiền Là Gì? Những Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng Vay

5 min read

Hợp Đồng Vay Tiền Là Gì? Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng Vay

Hợp đồng vay tiền là gì Tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền 2 Thực hiện các giao dịch cho vay tiền nếu chỉ được cam kết bằng lời nói hoặc văn bản thông thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về pháp lý. Vậy hợp đồng vay tiền được pháp luật quy định như thế nào? Cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng vay tiền theo quy định pháp luật hiện hành? Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn bàn luận về chủ đề này trong bài viết sau đây.

1. Hợp đồng vay tiền là gì?

Hợp đồng vay tiền là gì Tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền

Hợp đồng vay tiền là văn bản ký kết ghi lại thoả thuận giữa 2 bên: Bên cho vay và bên vay. Theo đó, nội dung của hợp đồng ghi rõ những thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ vay tiền giữa hai bên. Những thỏa thuận đi đến thống nhất giữa hai bên chính là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ cũng như hình thành nên một hợp đồng cho vay.

Về mặt pháp lý, Điều 463 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Đối tượng của hợp đồng vay tiền chính là tiền, tài sản. Bên vay có toàn quyền sở hữu và quyết định với số tiền đã vay.

Hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù (với trường hợp vay có lãi suất) hoặc không có đền bù (vay không lãi suất)

2. Hợp đồng vay tiền có những hình thức nào?

Thông thường với những trường hợp số tiền vay nhỏ hoặc bên cho vay và bên vay có mối quan hệ thân quen từ trước, hợp đồng thường được ký kết trực tiếp (trao đổi miệng hoặc hành vi cụ thể). Trường hợp cho vay tiền bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải cung cấp được chứng cứ chứng minh khoản vay để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Đối với những hợp đồng được ký kết bằng văn bản không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, ngoại trừ một số trường hợp được nêu rõ theo quy định của pháp luật. Các giao dịch dân sự qua các phương tiện điện tử, truyền nhận dữ liệu cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.

Để giao dịch về tài chính có giá trị pháp lý cao và hạn chế các tranh chấp xảy ra sau đó, các bên cần nghiêm túc thiết lập các hợp đồng vay tiền bằng văn bản. Công chứng tại cơ quan có thẩm quyền như Phòng công chứng của Ủy ban nhân dân địa phương hoặc Văn phòng công chứng hợp pháp. Nếu có xảy ra tranh chấp, hợp đồng cho vay tiền sẽ là bằng chứng có giá trị pháp lý như để yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.

3. Lãi suất hợp pháp theo hợp đồng vay tiền 

Hợp đồng vay tiền là gì Tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền 4

Về mặt pháp lý, theo điều 468 Bộ luật Dân sự, nguyên tắc khi ký kết hợp đồng vay tiền phải tôn trọng sự thật. Nếu lãi suất trong hợp đồng vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định thì phần vượt quá đó sẽ không được tính là có hiệu lực.

Nếu các bên chủ động có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không nêu rõ lãi suất. Nếu phát sinh tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn là 20%/năm tại thời điểm trả nợ.

4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tiền

Hợp đồng vay tiền là gì Tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền 4

Bất kỳ một hợp đồng dân sự nào cũng cần đáp ứng các điều kiện nhất định để có hiệu lực. Hợp đồng vay tiền được coi là hợp pháp và có hiệu lực khi bao gồm đủ 3 điều kiện sau:

  • Thứ nhất - Các bên tham gia giao dịch phải có đầy đủ năng lực dân sự và năng lực hành vi khi hợp đồng vay tiền được xác lập.
    Đối với cá nhân, yêu cầu phải đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự. Nếu trong độ tuổi chưa thành niên (đủ 15 đến dưới 18 tuổi) không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể giao kết và thực hiện hợp đồng nếu có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
    Đối với pháp nhân, hợp đồng vay tiền phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền.
  • Thứ hai, nội dung và mục đích của hợp đồng vay tiền cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu vi phạm thì hợp đồng đó coi như vô hiệu.
  • Thứ ba, các bên tham gia giao dịch và ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Trường hợp có dấu hiệu người tham gia giao dịch bị ép buộc, không phải từ ý chí chủ quan của họ mà bị lừa dối, đe dọa, cưỡng đoạt,... thì hợp đồng coi như vô hiệu.

>>> Xem thêm: Cách tăng cơ hội thành công khi vay vốn kinh doanh

5. Những lưu ý khi thực hiện hợp đồng vay tiền

  • Luôn phải đảm bảo có bên thứ 3. Điều này áp dụng cho bất kỳ loại giao dịch hay ký kết hợp đồng nào khác. Bên thứ 3 nên là người đáng tin tưởng để có thể bảo vệ sự thật.
  • Xác định rõ chủ thể và trách nhiệm liên đới khi cho vay tiền. Rất nhiều trường hợp khi có phát sinh tranh chấp không gặp rắc rối ở vấn đề trách nhiệm liên đới. Cần nêu rõ sự thỏa thuận chung giữa những người đại diện đứng ra ký kết hợp đồng.
  • Cả người vay và người cho vay cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng. Cẩn trọng trước khi đặt bút ký bất kỳ loại giấy tờ nào khác phát sinh trong quá trình vay. 

Hiểu rõ về hợp đồng lao động giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho tất cả các bên tham gia.

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top