Cách tính lãi suất vay ngân hàng – Cập Nhật Mới Nhất

5 min read

Cách tính lãi suất vay ngân hàng tại Việt Nam (Cập Nhật 2022)

Bạn có biết, lãi suất vay ngân hàng tại Việt Nam có thể lên đến 40% một năm. Ngân hàng tính lãi suất như thế nào và cách tính lãi suất vay ngân hàng tác động đến khoản vay và khả năng trả lãi của bạn ra sao?

cách tính lãi suất vay ngân hàng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng là một trong những vấn đề mà cá nhân và doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi có nhu cầu mua sắm tiêu dùng hoặc huy động vốn doanh nghiệp. Bạn có biết hiện nay tại Việt Nam, các ngân hàng sử dụng rất nhiều loại công thức tính lãi suất vay khác nhau, có thể dao động trung bình từ 7% - 25% trên năm?

Sự chênh lệch lớn trong lãi vay ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi.vn tìm hiểu những cách tính lãi suất vay ngân hàng hiện hành, từ đó xác định nên lựa chọn gói vay nào tốt nhất, tiết kiệm lãi suất vay nhất cho bản thân hay doanh nghiệp của bạn.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng là gì

Đối với mỗi loại khách hàng khác nhau, ngân hàng tại Việt Nam sẽ áp dụng cách tính lãi suất vay ngân hàng khác nhau, đó là những công thức toán học được ngân hàng tạo ra để tính toán phần tiền lãi mà khách hàng phải trả trong suốt quá trình vay vốn.

Công thức tính lãi suất vay sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khác biệt đáng kể là hình thức vay thế chấp tài sản và vay không thế chấp tài sản (vay tín chấp).

Nếu bạn vay ngân hàng có thế chấp tài sản có giá trị (thông thường là sổ đỏ, giấy tờ nhà đất, hàng hóa xuất nhập khẩu, vâng vâng), thì cách tính lãi suất vay sẽ thấp hơn. Theo cập nhật mới nhất từ Jenfi.vn, lãi suất vay thế chấp tại Việt Nam rơi vào khoảng 8% đến 12% một năm.

Nếu bạn vay ngân hàng không có tài sản thế chấp, lúc này ngân hàng sẽ thêm biến số rủi ro vào khoản vay của bạn, cách tính lãi suất vay kiểu tín chấp sẽ cực kỳ cao: có thể lên đến 25% đối với ngân hàng thương mại, và còn cao hơn nữa đối với các công ty tín dụng.

Ví dụ, công ty FE Credit hiện đang áp dụng lãi suất vay tín chấp từ 1.75% - 3.27%/tháng, tương đương 21% đến 39.24% một năm. 

cách tính lãi suất vay ngân hàng

Như vậy, hãy thử tìm hiểu khi nào bạn được vay thế chấp và khi nào được vay tín chấp để tính toán thử mục đích vay của bạn sẽ được ngân hàng áp dụng mức lãi suất nào nhé.  

Các hình thức cho vay của ngân hàng tại Việt Nam

Có 2 hình thức vay ngân hàng phổ biến ở Việt Nam gồm: vay thế chấp, và vay tín chấp.

Vay thế chấp

cách tính lãi suất vay ngân hàng - vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức có tài sản đảm bảo. 

Giả sử, bạn muốn mua thiết bị máy móc cho doanh nghiệp, thì ngân hàng có thể dùng tài sản bạn định mua là máy móc, thiết bị để làm tài sản đảm bảo.

Nếu bạn muốn mua ô tô, bạn có thể dùng sổ đỏ của bất động sản hoặc chính ô tô định mua để làm tài sản thế chấp. 

Năm ưu điểm của vay thế chấp bao gồm: 

  • Người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản: Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ tài sản của bạn, và bạn vẫn có quyền sử dụng tài sản (máy móc, ô-tô, v.v.) theo nhu cầu của mình.
  • Tài sản đảm bảo đa dạng: Ngân hàng chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo như sổ đỏ, máy móc, hàng hóa luân chuyển… miễn chúng có giá trị.
  • Thời gian vay linh hoạt: bạn có thể vay thế chấp đến 10 năm.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp: Lãi suất vay thế chấp thấp hơn lãi suất vay tín chấp lên đến 4 lần.
  • Hạn mức vay lên cao: Phù hợp công ty, cá nhân muốn kinh doanh lâu dài.

Khuyết điểm của vay thế chấp hiện nay cũng khá nhiều. Bạn nên cân nhắc các rủi ro như:

  • Nếu không thanh toán nợ đúng hạn, bạn có thể mất tài sản thế chấp
  • Thời gian giải ngân lâu, kiểm định tài sản thế chấp và giá trị tài sản do ngân hàng tự quyết và thường sẽ thấp hơn giá trị thị trường. 
  • Thông thường, ngân hàng áp dụng phí kiểm định tài sản thế chấp
  • Một số ngân hàng còn “bán bơ kèm lạc”, yêu cầu người đi vay phải mua bảo hiểm khoản vay trong khi không thật sự mong muốn.
  • Nếu có nợ xấu, bạn có thể bị thêm vào danh sách đen và không thể vay về sau.

Vậy, khi nào bạn được ngân hàng cho vay thế chấp?

Theo quy định chung của các ngân hàng Việt Nam, có 5 mục đích vay được xét duyệt vay thế chấp.

  • Vay kinh doanh
  • Vay mua nhà đất, căn hộ
  • Vay mua xe ô tô trả góp
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay sửa chữa nhà

Điều kiện chung để xét vay thế chấp là: bạn phải có tài sản có giá trị, thu nhập thường xuyên, ổn định, đủ khả năng trả nợ trong dài hạn. Đối với từng mục đích vay sẽ có điều kiện phụ khác nhau và lãi suất vay cũng khác nhau, tuy nhiên đa phần sẽ không vượt quá 12% một năm. 

Vay tín chấp

cách tính lãi suất vay ngân hàng -vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, theo đó ngân hàng sẽ cho bạn vay số tiền tùy thuộc vào uy tín cá nhân của bạn (hay còn gọi là điểm tín dụng cá nhân) và khả năng trả nợ của bạn. 

Giả sử, bạn muốn mua nhà, mua xe, mua điện thoại, vay tiền đi trị bệnh...thì có thể vay ngân hàng theo hình thức tín chấp. Đối với doanh nghiệp, ngân hàng cũng phê duyệt vay tín chấp để bổ sung vốn kinh doanh, mua sắm tài sản doanh nghiệp. 

Ưu điểm của vay tín chấp bao gồm:

  • Điều kiện vay đơn giản
  • Không cần tài sản thế chấp
  • Hồ sơ phê duyệt nhanh

Khuyết điểm của vay tín chấp nằm ở số tiền được vay quá thấp, thường là vài chục triệu VND, trong khi lãi suất vay quá cao. Đồng thời, hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều trường hợp bị lừa đảo vay tiền qua App dưới hình thức tín chấp, do đó hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi vay theo hình thức này nhé.

Trong trường hợp muốn vay tín chấp, khi nào bạn được ngân hàng cho vay?

Tương tự vay thế chấp, có 5 trường hợp bạn được xét duyệt vay tín chấp bao gồm

  • Vay tiền mặt tiêu dùng
  • Vay mua hàng trả góp
  • Vay thấu chi
  • Vay sửa nhà
  • Vay cho hoạt động kinh doanh - SME

So sánh vay thế chấp và vay tín chấp

Hình thức Vay thế chấp Vay tín chấp
Cách gọi khác Vay có tài sản đảm bảo Vay không tài sản đảm bảo
Yêu cầu Cần có tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo phải thuộc sở hữu của người đi vay

Ngân hàng thẩm định giá trị.

Không cần tài sản đảm bảo

Dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người đi vay.

Lãi suất 8% - 12% Lên đến 40%
Hạn mức 70-100% giá trị tài sản đảm bảo Thường dưới 50 triệu VND
Thời gian xét duyệt Lâu Trong ngày
Thủ tục đăng ký Phức tạp Đơn giản 

Ba Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Có một vấn đề quan trọng khác bạn cần để ý trước khi đặt bút ký tên vay tiền là: Ngân hàng đang áp dụng công thức tính lãi suất vay nào đối với khoản vay của bạn. Cùng là lãi suất vay 6%, nhưng tiền lãi tính theo lãi suất vay cố định và lãi suất vay dư nợ giảm dần sẽ chênh lệch rất đáng kể.

Hiện tại, các ngân hàng ở Việt Nam sử dụng 3 cách tính lãi suất vay bao gồm:

  • Lãi suất cố định
  • Lãi suất thả nổi
  • Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất vay không đổi trong suốt thời gian bạn vay nợ ngân hàng. Mỗi tháng, bạn sẽ thanh toán số tiền lãi như nhau. Công thức tính lãi suất cố định là:

Số tiền lãi mỗi tháng = (số tiền vay x lãi suất cố định)/ 12 tháng

Ví dụ, bạn vay 1 tỷ VND để kinh doanh, lãi suất cố định là 12% một năm, thời hạn vay 12 tháng. Mỗi tháng bạn cần trả lãi là 1.000.000.000 x 12%/12 = 10.000.000 (10 triệu VND)

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất vay biến đổi trong suốt thời gian bạn đi vay. Thông thường, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất thả nổi theo quý (3 tháng), nửa năm một lần. Công thức tính lãi suất thả nổi là:

  • Số tiền lãi mỗi tháng = (số tiền vay x lãi suất thả nổi)
  • Lãi suất thả nổi = lãi suất cơ sở + biên độ thả nổi

Ví dụ, bạn vay 1 tỉ VND, lãi suất cơ sở là 1% một tháng , thời gian vay là 12 tháng. Trong 3 tháng đầu, biên độ thả nổi là 1%, ba tháng tiếp theo là 2% và 6 tháng cuối kỳ là 0.5%.

  • Từ tháng 1 - tháng 3: số tiền lãi trong thời gian này là 1.000.000.000 x (1+1)% = 20 triệu VND
  • Từ tháng 3 - tháng 6: số tiền lãi trong thời gian này là 1.000.000.000 x (1+2)% = 30 triệu VND
  • Từ tháng 6 - tháng 12: số tiền lãi trong thời gian này là 1.000.000.000 x (1+0.5)% = 15 triệu VND

Có thể thấy, lãi suất thả nổi có tính biến động lớn phụ thuộc vào thị trường và nhiều yếu tố về vĩ mô. Nếu vay theo hình thức này, bạn cần tính toán thật cẩn thận nguồn tài chính trả nợ để tránh rủi ro mất tài sản thế chấp.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là lãi suất kết hợp của hai hình thức trên, trong đó ngân hàng sẽ áp dụng một khoảng thời gian ban đầu (thường ít hơn 1 năm) là cố định, sau đó là thả nổi theo thị trường.

Hình thức này có tính chất lai giữa 2 cách tính lãi suất ngân hàng kể trên, do đó độ rủi ro sẽ cao hơn lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất thả nổi.

So sánh lãi vay ngân hàng tại Việt Nam 2021

Nắm được các hình thức vay và cách tính lãi suất vay ngân hàng, tiếp theo chúng ta thử xem so sánh lãi vay ngân hàng tại Việt Nam trong bảng dưới đây để xem ngân hàng nào đang có mức lãi suất tốt nhất hiện tại nhé.

 

Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam 2021

 

Ngân hàng Vay tín chấp Vay thế chấp
Maritime Bank 10 – 17 6,99 – 7,49
Vietcombank 10,8 – 14,4 7,5
Vietinbank 9,6 7,7
VIB 17 8,8
Bản Việt 17-18 6.5
VPBank 20 6,9 – 8,6
ACB 27 7,5 – 9,0
Sacombank 9,5 7,5 – 8,5
BIDV 11,9 6,6 – 7,8
TPBank 17 6,9 – 9,9
Jenfi 7 7

Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng có thế chấp sổ đỏ tốt nhất Việt Nam 2021

 

Ngân hàng Lãi suất

(%/năm)

Giá trị cho vay (tính trên giá trị tài sản đảm bảo) Phí trả nợ trước hạn (tính trên số tiền trả trước)
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank 7,5 80-85% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank 7,7 70%  1% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcapital 8 70%  3% 
Vay thế chấp sổ đỏ Vietinbank 7 70%  2%
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng HSBC 7 60%  3% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VPBank 9,6 75%  4% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV 11 80%  Miễn phí
Vay thế chấp sổ đỏ Sacombank 12,3 100%  2% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VIB 10,2 70%  3%

Vay vốn tại Jenfi - lãi suất cố định cực thấp, không thế chấp tài sản

cách tính lãi suất vay ngân hàng

Jenfi.vn là công ty Fintech đầu tiên tại Việt Nam tiên phong hình thức vay vốn doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản với lãi suất cố định chỉ từ 7% một năm. Để có được khoản vay này, Jenfi sẽ thẩm định sự tăng trưởng của doanh nghiệp bạn dựa theo thuật toán độc đáo từ Jenfi, từ đó xác định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và đưa ra khoản vay phù hợp với tốc độ phát triển, giúp bạn bổ sung vốn cho tiếp thị, lưu trữ hàng hóa và các hoạt động tăng trưởng doanh thu.

Các ưu điểm vay vốn hiện tại chỉ có tại Jenfi bao gồm:

  • Gói vay trị giá lớn, lên đến 10 tỷ VND mà doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản như vay ngân hàng truyền thống.
  • Lãi suất vay cố định và rất cạnh tranh, chỉ từ 7% một năm.
  • Thanh toán nợ vay linh hoạt dựa theo doanh thu của bạn: giả sử trong 1 kỳ thanh toán, doanh thu của bạn tụt giảm, khi đó bạn có thể thanh toán lãi vay thấp hơn và ngược lại. Jenfi giúp bạn cân bằng tài chính khi vay, giúp bạn tránh tình trạng hụt vốn kinh doanh.
  • Thẩm định nhanh, chỉ trong 24 giờ.

Công cụ tính toán lãi suất vay tại Jenfi

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top