NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

5 min read

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

Trong chứng khoán, NAV là một trong những thuật ngữ phổ biến mà bất kỳ nhà mối giới hay những ai tham gia thị trường lâu năm đều nhắc tới. NAV là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra những thông số đánh giá hiệu suất hoạt động. Từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn, đúng thời điểm. Vậy NAV là gì? NAV có gì khác biệt so với những cổ phiếu, quỹ mở hay EFT? Jenfi Mời bạn tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến NAV trong bài viết sau đây!

1. NAV là gì trong chứng khoán?

NAV là một khái niệm phổ biến trong thị trường chứng khoán. NAV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Net Asset Value. Trong tiếng Việt nghĩa là Giá trị tài sản thuần. 

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

NAV là chỉ số đại điện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần doanh nghiệp. Qua chỉ số NAV, chúng ta có thể đánh giá trị tài sản của một doanh nghiệp có tương xứng với định giá hiện tại hay không. Một doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhưng vẫn có thể có tài sản thể hiện ra bên ngoài cao. Do họ sử dụng nguồn vốn vay. NAV giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của một công ty để cân nhắc quyết định đầu tư của mình. 

NAV bao gồm 3 thành phần chính như sau:

  • Vốn điều lệ (Nguồn vốn góp từ việc huy động các cổ đông của công ty).
  • Vốn phát hành cổ phiếu.
  • Vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chỉ số NAV không cố định mà biến động thường xuyên. Nguyên nhân do tài sản và nợ của các quỹ đầu tư luôn thay đổi theo từng ngày. Hầu hết các quỹ đầu tư đều công bố sự thay đổi NAV trên website của mình và báo cáo định kỳ hàng ngày.

Thuật ngữ NAV trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh càng nhiều quỹ đầu tư nổi lên ngày càng nhiều. Từ đó, nhu cầu tiếp cận cũng như xác định giá trị quỹ cũng càng ngày càng lớn theo. Có NAV, nhà đầu tư dễ dàng sử dụng để định giá và nắm được hiện trạng biến động “cổ phần” của quỹ.

2. Công thức tính chỉ số NAV chính xác nhất

Chỉ số NAV được tính dựa theo công thức sau: 

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

Trong đó:

  • Tổng tài sản là Tổng giá trị cổ phiếu theo tiền mặt và thị giá

Ví dụ: Công ty ABC đang có tổng tài sản là 10.000 tỷ đồng. Đồng thời nợ phải là trả của ABC là 1.000 tỷ đồng, thì NAV của ABC tính theo công thức lúc này là 9.000 tỷ đồng.

3. Giải pháp giúp tăng chỉ số NAV hiệu quả

Hiểu được NAV là gì, chúng ta nhận thấy chỉ số NAV càng cao thì việc huy động vốn của doanh nghiệp càng dễ dàng. Nhằm tăng giá trị cổ phiếu cũng như thu hút các nhà đầu tư, làm sao để tăng chỉ số NAV là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. 

Hiện nay, có 3 cách phổ biến để tăng chỉ số NAV trên thị trường chứng khoán như sau: 

  • Cách 1: Mua lại chứng chỉ quỹ đang giao dịch trên thị trường tương tự như các công ty đã niêm yết mua cổ phiếu. Hành động này nhằm kích thích giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp.
  • Cách 2: Thanh toán mức cổ tức cao hơn mức 22% để thu hút các nhà đầu tư.
  • Cách 3: Tiến hành chuyển đổi 1 phần hoặc toàn bộ thành quỹ cổ phiếu mở.

4. Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

NAV là một trong những chỉ số quan trọng trong chứng khoán. Các nhà đầu tư sử dụng NAV làm cơ sở để tính toán và phân tích đánh giá cổ phiếu của một công ty. Từ đó, nhà đầu tư quyết định chứng khoán này có thực sự mang lại lợi nhuận xứng đáng không. Trong mỗi trường hợp, NAV thể hiện từng ý nghĩa riêng việt. Cụ thể như sau:

4.1 Ý nghĩa của NAV dưới góc nhìn doanh nghiệp và cổ phiếu

  • Trường hợp 1 - Mệnh giá cổ phiếu phát hành thấp hơn giá trị chỉ số NAV: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có sẵn nguồn vốn tích lũy để đầu tư sản xuất, hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này có thể được lấy từ nguồn lợi nhuận do sản xuất kinh doanh. Đây là minh chứng cho việc doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Nhà đầu tư lúc này có thể an tâm khi đầu tư mua cổ phiếu. 
  • Trường hợp 2 - Chỉ số NAV không đổi nhưng doanh nghiệp lại đang tạo ra mức lợi nhuận khả quan: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà tăng tốc. Công ty có thể thu về nguồn lợi lớn trong thời gian ngắn. Tất nhiên đi kèm đó sẽ vẫn có tỉ lệ rủi ro đáng kể. Trường hợp này, những nhà đầu tư ưa mạo hiểm vẫn sẽ chọn đầu tư mua cổ phiếu. Chờ đến khi cổ phiếu tăng trưởng ổn định, cơ hội đầu tư chứng khoán sinh lời.
  • Trường hợp 3 - Số tiền vay nợ cao hơn chỉ số NAV: Khi chỉ số NAV giữ nguyên nhưng công ty làm ăn thua lỗ. Kèm theo đó là những thông tin tiêu cực như số tiền vay nợ cao. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh bất ổn của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên phân tích kỹ, tỉnh táo xem xét lại quyết định đầu tư cổ phiếu bởi lúc này mức độ rủi ro rất lớn. 

Ví dụ: 

Doanh nghiệp A phát hành cổ phiếu với mức giá là 110.000. Chỉ số NAV cũng là 140.000 thì có thể doanh nghiệp đó đã tích lũy được nguồn vốn. Thu về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có sẵn quỹ dự phòng ổn định. Lúc này, các nhà đầu tư có thể yên tâm khi mua cổ phiếu giá 140.000 với niềm tin rằng mình mua đúng với giá trị thật của doanh nghiệp. 

Nếu NAV của doanh nghiệp ở mức 140.000 đồng nhưng mang lại giá trị khá cao. Nhà đầu tư lúc này có thể cân nhắc bỏ ra số tiền lớn hơn để mua cổ phiếu với kỳ vọng thu lại lợi nhuận và trong thời gian ngắn. 

Trong trường hợp NAV của doanh nghiệp thấp hơn giá cổ phiếu. NAV là 130.000 đồng và có xu hướng giảm thì bạn cần phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng. Lúc này mức rủi ro là rất lớn. 

4. 2 Ý nghĩa của NAV dưới góc độ quỹ đầu tư

NAV/CCQ là chỉ số giá của chứng chỉ quỹ (Giá trị tài sản thuần/Chứng chỉ quỹ), gọi chung là NAVPS. Đây chỉ số đánh giá giá trị thực tế của một chứng chỉ quỹ. Từ đó giúp các nhà đầu tư nhận định cơ hội đầu tư giao dịch sinh lời. Dưới góc độ quỹ đầu tư, NAVPS mang đến những ý nghĩa như sau:

  • Về cơ bản, giá của chứng chỉ quỹ của mọi quỹ được định giá ban đầu đều là 10.000/1 chứng chỉ quỹ. Theo sự biến động của thời gian, chỉ số NAVPS sẽ có sự biến động ở mỗi quỹ sẽ khác nhau. Quỹ có thời gian hoạt động ngắn sẽ có chỉ số thấp và ngược lại. Những quỹ có thời gian dài hoạt động  sẽ có chỉ số cao hơn. 
  • Khi chỉ số NAVPS thấp, nhà đầu tư có thể nhân cơ hội mua thêm nhiều chứng chỉ quỹ. Nhưng xác định sẽ phải mất nhiều thời gian để thu về lợi nhuận. Do những quỹ như vậy thường có thời gian hoạt động ngắn và tỷ suất sinh lời chưa cao. 
  • Khi chỉ số NAVPS cao, nhà đầu tư lúc này chỉ mua được ít chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy quỹ đầu tư này đã có thời gian hoạt động dài. Hoạt động hiện tại sinh hiệu suất thu về lợi nhuận ổn định.  Nếu nhà đầu tư xác định có mục đích dài hạn thì có thể cân nhắc vào những nguồn quỹ này.

5. Ưu điểm của NAV trong chứng khoán 

Ưu điểm lớn nhất của NAV chính là có thể định giá tài sản và tính toán giá trị tài sản trong chứng khoán.

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

  • Định giá tài sản ròng hàng ngày:  15h30p hàng ngày là thời điểm thị trường chứng khoán đóng cửa. Lúc này, các công ty đầu tư sẽ đánh giá tổng giá trị đầu tư của mình. Sau đó, khi thị trường mở lại với giá đóng cửa ngày hôm trước thì các nhà đầu tư phải khấu trừ các chi phí để định giá được giá trị ròng tài sản hàng ngày.
  • Tính toán giá trị ròng của tài sản: Giá trị ròng của tài sản chính là giá cổ phần vốn chủ sở hữu. Đồng thời cũng được tính bằng chi phí tích lũy cổ phiếu riêng lẻ. Giá trị này thường xuyên biến động theo giá thị trường.

6. Sự khác biệt của chỉ số NAV và cổ phiếu

Mặc dù NAV và giá cổ phiếu có nhiều nét tương đồng nhau. Nhưng về cơ bản, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. 

  • NAV được hiểu là giá trị tài sản thuần của mỗi doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu lại là mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để giao dịch. Giá cổ phiếu cũng có thể bị thao túng từ những hoạt động đầu cơ trên thị trường.
  • Giá cổ phiếu tăng hay giảm phụ thuộc vào yếu tố Cung - Cầu, xu hướng thị trường và tâm lý của người mua, bán. Giá của cổ phiếu có thẻ thấp hoặc cao hơn NAV. Sự chênh lệch về giá nữa NAV và cổ phiếu cho thấy mức độ ổn định của thị trường. Cũng như thị trường có đang đánh giá chính xác về giá trị của doanh nghiệp, tổ chức đó hay không. 
  • Chỉ số NAV được chốt theo ngày và phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng nội tại của doanh nghiệp. Ngược lại, giá cổ phiếu lại biến động theo từng thời điểm và tùy vào quyết định của người bán cũng như người mua.

Để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, bạn cần tìm hiểu và biết cách sử dụng đúng những chỉ số. Điều này nhằm đánh giá cơ hội sinh lời và lường trước những rủi ro. Từ đó đưa ra được những đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. NAV là một trong những chỉ số đó. Hy vọng qua bài viết này của Jenfi, các nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn NAV là gì cũng như ý nghĩa và các thông tin liên quan đến NAV. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top