Mở Rộng Kinh Doanh – Những Bí Quyết Tạo Nên Thành Công

5 min read

Mở Rộng Kinh Doanh - Những Bí Quyết Tạo Nên Thành Công

Mở Rộng Kinh Doanh

Mở rộng kinh doanh là mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, tại bất kỳ lĩnh vực nào, việc này đều không dễ dàng. Mở rộng kinh doanh đồng nghĩa là nguồn lực vận hành cần phải tăng lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh hơn. Vì vậy, để chiến dịch mở rộng được thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thật chu đáo.

Mở Rộng Kinh Doanh Là Mở Rộng Những Gì?

Mở Rộng Kinh Doanh

Tùy vào tình hình thị trường cũng như định hướng kinh doanh mà tại mỗi thời điểm doanh nghiệp sẽ chọn hình thức phù hợp. Có hai hình thức mở rộng chính:

1.Quy mô kinh doanh

Khi lượng khách hàng gia tăng đáng kể và với quy mô hiện tại doanh nghiệp không đủ nguồn cung cho lượng cầu. Đây là lúc doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất, gia tăng cửa hàng,... để đáp ứng nhu cầu và đón làn sóng tăng trưởng trong tương lai. 

2.Mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Thị trường luôn biến đổi và xuất hiện thêm nhiều nhu cầu. Nếu doanh nghiệp đã vững chãi tại lĩnh vực hiện tại, hoàn toàn có thể thử sức ở vùng đất mới hơn. Khi sản phẩm cũ đã được thị trường đón nhận, đây sẽ là lợi thế rất lớn vì uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo nên bệ phóng mạnh hơn cho các sản phẩm tiếp theo. 

Doanh Nghiệp Nên Mở Rộng Kinh Doanh Khi Nào?

Mở Rộng Kinh Doanh

1.Doanh thu hiện tại có tăng trưởng và tăng trưởng ổn định

Sẽ rất vội vàng nếu như chỉ sau một đến hai tháng tăng trưởng mà doanh nghiệp tiến hành ngay chiến dịch mở rộng. Tỷ lệ tăng trưởng chỉ phản ánh một phần cho tiềm lực tài chính. 

Dòng tiền là máu nuôi doanh nghiệp, cũng là công cụ để thực hiện hầu hết các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần tỉnh táo xem xét: Hệ số tăng trưởng này cần giữ vững trong bao lâu thì thật sự ổn định và đủ lợi nhuận để đầu tư cho kế hoạch mới?

2.Chỉ mở rộng kinh doanh khi thị trường yêu cầu, đừng làm theo cảm tính

Thị trường là nơi đòi hỏi sản phẩm, thúc đẩy sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và cũng có thể đào thải sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định. 

Hãy trả lời những câu hỏi: 

  • Thị trường có đang thật sự dư cầu thiếu cung hay không? 
  • Có đang đòi hỏi giải pháp phù hợp hơn hay không? 

Đồng thời, dựa trên những số liệu có thể đo lường và dự đoán, hãy vạch ra chiến lược mở rộng kinh doanh an toàn nhất. 

Hướng đến mục tiêu, cung cấp giải pháp mà đối tượng tiềm năng đang thật sự đòi hỏi, mang đến cho thị trường những giá trị thực tiễn, khác biệt.

3.Có sự chuẩn bị cho những thử thách mới

Để mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp cần gia tăng nguồn lực, nghĩa là cũng tăng thêm chi phí. Chủ doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trù dòng vốn trước khi tiến hành. 

Đồng thời, cây cao thì gặp gió lớn, bên cạnh những cơ hội phát triển vượt bậc mà chiến dịch mở rộng kinh doanh mang lại, doanh nghiệp cần đối mặt với nhiều thách thức hơn.

5 bí quyết tạo nên thành công của chiến dịch mở rộng kinh doanh

Mở Rộng Kinh Doanh

1.Xác định rõ mục tiêu của việc mở rộng kinh doanh

Đừng để chiến lược kinh doanh bị lan man dẫn đến kém hiệu quả. Có rất nhiều mục tiêu khi mở rộng doanh nghiệp nhưng hãy chọn đích đến giá trị nhất để theo đuổi. Nếu mục tiêu là nhận diện thương hiệu và xây dựng uy tín thì chiến lược quảng bá sẽ hoàn toàn khác biệt với mục tiêu gia tăng doanh thu. Mục tiêu khác nhau sẽ thu lại hiệu quả khác nhau và trong giai đoạn đầu mở rộng, rất khó để đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc.

2.Đi theo công thức thành công trước đó

Doanh nghiệp chỉ nên mở rộng kinh doanh khi mô hình hiện tại có hiệu quả. Và cũng vì thế mà hầu hết doanh nghiệp đều sở hữu một công thức thành công nào đó. Trước hết, hãy thống kê để tìm ra mấu chốt đã dẫn đến thành công hiện tại và áp dụng cho vùng đất mới. 

Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chuẩn bị, công sức gây dựng và nhanh chóng đi vào guồng máy kinh doanh hơn.

3.Biến đổi phù hợp với sân chơi mới

Đối với những doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh, chiến lược và quy trình cần thay đổi theo yêu cầu của miền đất mới. Mỗi đối tượng khách hàng đều mang một tư duy khác nhau, cách tiếp nhận sản phẩm cũng khác nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên có quy trình vận hành linh hoạt để có thể nhanh chóng tùy biến theo phản hồi của thị trường.

4.Quản lý dòng tiền hiệu quả

Dòng tiền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công cho chiến dịch. Doanh nghiệp cần giữ vững lợi nhuận của nguồn thu cũ và tối ưu mọi thu chi. Đừng để việc mở rộng kinh doanh kéo theo quá nhiều chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó, tăng trưởng doanh thu cũng là cách để ổn định dòng tiền tài trợ cho chiến dịch mới.

Cùng xem thêm 10 bí quyết tăng trưởng doanh thu nhanh và bền vững

5.Mở rộng nhưng vẫn giữ vững văn hóa công ty

Việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ kèm theo gia tăng nhân sự và đôi khi có thể làm loãng văn hóa công ty. Nhà lãnh đạo nên đầu tư vào việc truyền thông văn hóa, giá trị, sứ mệnh của doanh nghiệp để xây dựng một đội ngũ đồng nhất. 

Doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc họp định kỳ, thúc đẩy nhân sự cũ và mới trao đổi, khích lệ lẫn nhau. Hoặc tổ chức những chuyến du lịch, dã ngoại có hoạt động team building thật năng động để gắn kết đội nhóm. 

Bên cạnh đó, những buổi huấn luyện hằng tháng hoặc quý sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động và tiếp thêm động lực cho nhân sự. Chỉ có sự đồng nhất về tư duy mới giúp doanh nghiệp giữ vững văn hóa, thúc đẩy đổi ngũ cùng chiến đấu vì mục tiêu cao nhất.

Tạm kết

Mở rộng kinh doanh là đón lấy nhiều cơ hội nhưng cũng là đương đầu với nhiều thử thách. Đây là bước ngoặt mở ra chương mới cho hành trình chinh phục thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh việc áp dụng bí quyết thì nỗ lực của đội ngũ cũng là một trong những yếu tố quyết định. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top