Những nguyên nhân khiến bạn hao phí tiền và cách tiết kiệm tiền

5 min read

Những nguyên nhân khiến bạn hao phí tiền và cách tiết kiệm tiền

Những nguyên nhân khiến bạn hao phí tiền và cách tiết kiệm tiền

Quản lý tài chính cá nhân là bài toán khó với hầu hết mọi người. Đa số chúng ta thường phân bổ nguồn tiền dựa vào cảm hứng. Điều này khiến ta không chú trọng đến duy trì tiết kiệm. Điều này góp phần dự phòng những khoản cho tương lai. Hầu hết chúng ta đang quản lý tài chính và tiết kiệm dựa trên kinh nghiệm tự có mà thiếu những kiến thức bài bản. Vậy đâu là vấn đề trong cách chi tiêu tiền bạc hiện tại của bạn? Đâu là nguyên nhân khiến bạn hao phí tiền bạc và làm thế nào để có cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất? Cùng Jenfi tìm hiểu để sớm khắc phục những sai lầm không đáng có về tài chính nhé.

1. Những nguyên nhân chính khiến bạn hao phí tiền

Những nguyên nhân khiến bạn hao phí tiền và cách tiết kiệm tiền

1.1 Không có phương pháp quản lý tài chính hợp lý

Dấu hiệu đầu tiên của việc quản lý tài chính sai phương pháp là khi bạn luôn bị thâm hụt ngân sách. Mặc dù các nguồn thu có dấu hiệu tăng lên nhưng vẫn luôn trong tình trạng không đáp ứng đủ. 

Hầu hết người Việt Nam không được trang bị kiến thức cơ bản về quản lý tài chính. Chúng ta áp dụng theo kinh nghiệm vốn có nhiều hơn là áp dụng những phương pháp khoa học. Hãy tự nâng cấp bản thân mình với những kiến thức cơ bản về tài chính. 

1.2 Không duy trì thói quen tiết kiệm

Sẽ cực kỳ “mạo hiểm” nếu bạn không có một khoản dự trữ cho những phát sinh bất ngờ trong tương lai. Cuộc sống đầy rẫy những rủi ro khó lường. Không phải ngẫu nhiên doanh nghiệp nào cũng đề cao đến hoạt động quản trị rủi ro về tài chính. 

Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, mỗi người nên có một quỹ dự phòng ít nhất bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt để đảm bảo an toàn. Khoản quỹ này nên được cất riêng trong một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn mà khi cần có thể rút ra ngay. 

Nếu không có thói quen tiết kiệm, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải những vấn đề rắc rối về tài chính như vay nặng lại, buộc phải bán tài sản,...khi đối mặt với những biến cố bất ngờ. 

1.3 Không có thói quen kiểm soát chi tiêu

Những khoản chi tiêu nhỏ lẻ tưởng chừng “không đáng bao nhiêu” nhưng khi cộng dồn lại sẽ thành một khoản chi phí không hề nhỏ. Hãy tạo lập và duy trì thói quen kiểm soát các khoản chi tiêu. Xem xét tính hợp lý của những khoản chi tiêu vượt ngưỡng trong tháng. Từ đó cân đối lại nguồn tài chính cá nhân của mình để phân bổ theo tỷ lệ hợp lý.

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng giúp bạn quản lý chi tiêu giúp bạn dễ dàng kiểm soát tài chính cá nhân hơn. Chỉ cần duy trì thực hiện liên tục trong 2 đến 3 tháng, chúng ta có thể tạm biệt tình trạng thiếu trước hụt sau như trước đây.

1.4 Lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng được coi là chiếc thẻ “toàn năng”, là giải pháp tài chính tuyệt vời trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, nếu không biết cách kiểm soát chi tiêu, thẻ tín dụng lại là nguyên nhân khiến bạn tiêu dùng vượt mức. Bạn sẽ dần trở nên phụ thuộc vào chi tiêu trước qua thẻ. Sau đó là trở thành “con nợ” khi thanh toán dư nợ khi đến kỳ sao kê hàng tháng. Thậm chí phải chịu áp dụng mức lãi suất cao khi thanh toán muộn.

1.5 Nguyên nhân khách quan phát sinh

Những nguyên nhân khách quan phát sinh như bệnh tật, tai nạn, rủi ro trong kinh doanh, thất nghiệp...là điều khó lường trước. Chúng sẽ khiến nguồn tài chính của bạn bị thâm hụt và hao phí tiền bạc. 

2. Top 5 cách tiết kiệm tiền cho cuộc sống thoải mái, sung túc

Những nguyên nhân khiến bạn hao phí tiền và cách tiết kiệm tiền

Cách 1: Đặt ra mục tiêu tiết kiệm và nghiêm túc thực hiện

Trong hầu hết những phương pháp quản lý tài chính cá nhân, tiết kiệm luôn xuất hiện là một trong những phần quan trọng nhất. Theo quy tắc 6 chiếc lọ - quy tắc quản lý tài chính nổi tiếng trên thế giới được sáng lập bởi Harv Eker, tiết kiệm dài hạn được khuyên nên chiếm 10% trên tổng số thu nhập của bạn.

Trước tiên, hãy tự mình liệt kê những lý do khiến bạn nhất định phải tiết kiệm. Ví dụ những lý do phổ biến như sau:

  • Tiết kiệm tiền dành cho những trường hợp khẩn cấp (ốm đau, bệnh tật, tai nạn,...)
  • Tiết kiệm tiền để thanh toán các khoản nợ
  • Tiết kiệm tiền để thực hiện những dự định, hoàn thành ước mơ
  • Tiền kiệm tiền cho những kế hoạch lớn như kinh doanh, mua nhà, mua xe hay đi du học
  • Tiết kiệm tiền để có khoản chi tiêu khi về hưu
  • Tiết kiệm tiền để làm thiện nguyện

Từ những lý do đã nêu, hãy lấy đó làm động lực để phấn đầu và tự đưa ra mục tiêu để duy trì tiết kiệm. 

Cách 2: Quản lý chi tiêu cá nhân

Chúng ta đã biết, việc thiếu kiểm soát chi tiêu cá nhân là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt tiền bạc. Chính vì vậy, cần chủ động quản lý chi tiêu của mình. Một số khoản chi tiêu cần thiết để duy trì cuộc sống mà hầu hết chúng ta đều cần đến như sau:

  • Chi phí tiền nhà (Tiền thuê nhà, thanh toán điện nước, mạng,...)
  • Chi phí ăn uống (mua đồ nấu ăn, ăn sáng, đồ uống hàng ngày,...
  • Chi phí đi lại: Xăng, phí gửi xe,...
  • Chi phí chi dùng cho những vật dụng cần thiết.

Bạn có thể sử dụng cách thủ công như liệt kê các khoản và thống kê vào cuối tháng. Hoặc sử dụng những app quản lý tài chính cá nhân. Hãy kiên quyết gạt bỏ đi những khoản chi tiêu không cần thiết. Từ đó nhằm cân bằng hơn các khoản thu chi trong tháng của bạn. 

Quy tắc “vàng” trong những cách tiết kiệm tiền chính là: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Nếu tổng các khoản chi trong tháng vượt quá hoặc ngang bằng thu nhập, bạn cần nhanh chóng cân đối lại các khoản chi của mình. Nếu có thể, hãy nâng cao mức thu nhập của mình lên cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.

Cách 3: Phân chia thu nhập theo những phương pháp quản lý tài chính

Áp dụng những phương pháp quản lý tài chính cá nhân chắc chắn sẽ giúp bạn có được sự ổn định về tài chính. Ngoài ra có thêm các khoản tiết kiệm cố định cũng như đầu tư sinh lời. Một số những phương pháp quản lý tài chính phổ biến hiện nay. Được áp dụng rộng rãi và chứng minh hiệu quả trên toàn thế giới mời bạn tham khảo:

Phương pháp Kakeibo

Kakeibo nổi tiếng với cái tên "Nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật". Áp dụng Kakeibo, bạn sẽ chia thu nhập hàng tháng của mình thành 4 phong bì, tương ứng 4 nhu cầu chủ yếu để duy trì và phát triển cuộc sống.

  1. Chi phí thiết yếu: Ăn uống, đi lại, khám bệnh, thanh toán hoá đơn điện nước, tiền thuê nhà,…
  2. Chi phí không thiết yếu: Giao lưu giải trí, mua sắm,…
  3. Chi phí đầu tư: Học nâng cao, mua sách vở, đăng ký khóa học,…
  4. Chi phí phát sinh: Dự đám cưới, ma chay, hiếu hỷ, sửa xe,…

Phương pháp 50/50

Áp dụng theo phương pháp này, bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành 2 phần bằng nhau: Một phần dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu hàng tháng, một phần dành cho mục tiêu tiết kiệm.

50/50 là phương pháp khá đơn giản. Bạn không cần chia thu nhập của mình thành nhiều phần nhỏ như những phương pháp quản lý tài chính khác. 

Phương pháp 50/20/30

Đúng như tên gọi, quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 phần chính với tỷ lệ phần trăm tương ứng trên tổng thu nhập như sau: 

  • 50% dành cho chi tiêu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, hóa đơn, xăng xe,...
  • 20% tái đầu tư tài chính như: Tiết kiệm, quỹ dự phòng, trả nợ…
  • 30% dành cho chi tiêu cá nhân: Mua sắm, giải trí, du lịch…

Số % tương ứng có thể điều chỉnh để phù hợp và cân đối ngân sách. Tuy nhiên cần đảm bảo tỷ lệ phù hợp, không dồn quá nhiều chi phí vào một khoản chi tiêu nhất định. 

Phương pháp JARS

JARS hay còn được biết đến với tên gọi Quy tắc 6 chiếc lọ - là một trong những công thức quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng khắp thế giới. Hiệu quả của JARS được chứng minh từ hàng trăm năm nay bởi những người áp dụng chúng.

JARS chia quỹ tài chính của bạn thành 6 chiếc lọ. Tương ứng với 6 quỹ tài chính và từng chức năng nhất định như sau: 

  • Lọ số 1: Các khoản chi tiêu cần thiết để duy trì cuộc sống - 55% 
  • Lọ số 2: Tiết kiệm đầu tư - 10% 
  • Lọ số 3: Giáo dục đào tạo - 10% 
  • Lọ số 4: Quỹ dự phòng - 10%
  • Lọ số 5: Hưởng thụ - 10%
  • Lọ số 5: Quỹ từ thiện: 5%

Cách 4: Chỉ rút khoản tiền vừa đủ với nhu cầu sử dụng

Có quá nhiều tiền mặt sẽ dễ dẫn đến tình trạng muốn chi tiêu. Nếu bạn là người dễ “xiêu lòng” trước những hoạt động mua sắm thì việc giới hạn số tiền mặt là điều nên làm. Nếu sử dụng thẻ tín dụng, bạn cũng cần tiết chế chi tiêu. Chỉ tiêu những khoản thật sự cần, tránh lạm dụng để tránh phát sinh những khoản nợ không đáng có. 

Cách 5: Sử dụng các dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng để tiết kiệm

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều triển khai rất nhiều những gói gửi tiết kiệm. Ngoài ra, những ứng dụng gửi tiền online cùng nhiều ưu đãi cũng mang đến cho bạn nhiều lợi ích. Mang số tiền nhàn rỗi của mình sinh lời, như “gà đẻ trứng vàng” là là cách tiết kiệm tiền được rất nhiều người lựa chọn..

3. Một số lưu ý để tiết kiệm tiền hiệu quả hơn

Những nguyên nhân khiến bạn hao phí tiền và cách tiết kiệm tiền

Để kế hoạch tiết kiệm tiền của bạn đạt hiệu quả cao, cần cân nhắc một số lưu ý sau:

  • Thiết lập mục tiêu rõ ràng: Xác định mục tiêu lớn và chia nhỏ chúng sẽ giúp chúng ta có thêm động lực để tiết kiệm.
  • Duy trì thói quen tiết kiệm: Hãy xác định rõ tiết kiệm cần duy trì trong thời gian dài nhất định mới đạt hiệu quả. Hãy kiên định với mục tiêu của mình để dành những điều bất ngờ cho tương lai.
  • Tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: Hãy bắt đầu với những thói quen như tiết kiệm tiền lẻ, tiết kiệm năng lượng điện khi không sử dụng đến, sử dụng voucher khuyến mãi, tham gia các chương trình tích điểm,... Hãy tin rằng “Tích tiểu thành đại”. Ươm mầm từ những điều nhỏ nhất để đến ngày hái trái ngọt.

Quản lý tài chính cá nhân nói chung cũng như tiết kiệm tài chính nói riêng là cả một hành trình dài. Jenfi Hy vọng rằng những kiến thức tài chính về cách tiết kiệm tiền trong bài viết sẽ giúp các bạn tìm được phương thức quản lý tài chính phù hợp nhất cho mình. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top