Open post
quản trị tài chính

Quản trị tài chính: 35+ Chỉ số để quản lý dòng tiền & KPI để thành công 2022

quản trị tài chính

Quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là công việc của một người. Đó là trách nhiệm, sứ mệnh của một tập thể, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và CEO để cùng nhau lèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình. Một trong những trách nhiệm lớn lao và quan trọng chính là việc quản trị tài chính và dòng tiền của công ty một cách hiệu quả. Để làm được điều này, người CEO trước nhất cần nắm vững những kiến thức nền tảng trong việc quản trị tài chính để có thể cân đối và tối ưu dòng tiền của mình.

Quản trị tài chính là gì?

quản trị tài chính

 Nói một cách dễ hiểu, Quản trị tài chính là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính và vận hành của doanh nghiệp.

Từ việc mua sắm thiết bị, máy móc vật dụng đến việc  chi trả tiền lương cho đội ngũ nhân sự, hay ở một quy mô lớn hơn là đầu tư vào các chiến lược kinh doanh dài hạn đi cùng với các chiến dịch truyền thông - tiếp thị.

Nếu nói quản trị tài chính là một nghệ thuật thì người quản trị đích thực là một chiến lược gia. Mỗi một đồng tiền chi tiêu đều là sự cân đo đong đếm kỹ càng về tính hiệu quả và cần thiết.

Ở một khía cạnh rộng hơn, quản trị tài chính không chỉ gói gọn trong việc quản trị dòng tiền cho công tác vận hành doanh nghiệp, mà còn bao gồm việc hoạch định một khoản chi phí dự trù cho những tình huống cấp bách hay đầu tư vào những chiến lược phát triển dài hạn khác.

Vì sao quản trị tài chính lại quan trọng?

quản trị tài chính

 Trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay, việc các chủ doanh nghiệp cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng quản trị tài chính là điều quan trọng cấp thiết cho sự sống còn của tổ chức.

Không chỉ giúp duy trì được công tác vận hành một cách ổn định, việc điều phối và quản trị tài chính hiệu quả còn tạo tiền đề để công ty dễ dàng hồi phục và bứt phá sau thời gian thử thách.

Thông thường ở các tập đoàn hoặc các doanh nghiệp lớn, công việc quản trị tài chính phần nhiều trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào bộ phận kế toán - tài chính. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), hình ảnh các CEO đa nhiệm ứng biến - vừa là một người lãnh đạo truyền lửa cho nhân viên, vừa là người trực tiếp điều phối và quản trị dòng tiền của công ty, đã không còn quá xa lạ.

Chính vì lẽ đó, mỗi doanh chủ cần không ngừng học hỏi và tìm kiếm những phương pháp quản trị tài chính hiệu quả và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình trong từng giai đoạn.

7 chỉ số quan trọng hàng đầu trong việc quản trị tài chính

quản trị tài chính

Không có một công thức chung nhất hay một quy chuẩn hoàn hảo cho công việc quản trị tài chính. Điều đó có nghĩa, có rất nhiều phương thức để người chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng cân đo, đong đếm và tối ưu dòng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, để dễ dàng và tiện lợi hơn cho các doanh chủ, nhất là với những doanh chủ mới, Jenfi mong muốn mọi người trước nhất hãy tập trung vào 7 chỉ số quan trọng sau đây trong việc quản trị tài chính.

Dù ở giai đoạn nào đi chăng nữa, thì tầm quan trọng của 7 chỉ số sau vẫn luôn bất biến trong việc định hình chiến lược vận hành và phát triển doanh nghiệp.

Burn Rate

Thuật ngữ này thường được áp dụng cho các công ty Startup hoặc các công ty được vận hành bằng dòng vốn của nhà đầu tư.

Nói một cách dễ hiểu, Burn Rate là chỉ số “đốt tiền" của doanh nghiệp trong việc chi tiêu và thiết lập ở giai đoạn đầu trước khi tạo ra lợi nhuận.

Thông thường, việc chấp nhận chịu lỗ trong khoảng thời gian đầu để đầu tư là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sẽ thật không hay chút nào nếu như chỉ số này cứ duy trì ở mức âm trong một thời gian dài.

Nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi, tệ hơn là nghi ngờ về tính khả thi và tiềm năng phát triển của dự án và trên hết là tính hiệu quả của dòng tiền. Vì thế, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, doanh chủ cần luôn có một kế hoạch chi tiêu và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và tối ưu nhất để sớm tạo ra dòng tiền dương cho công ty.

Tiền mặt tồn quỹ (Cash on hand)

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, việc cân đối trong việc sử dụng tiền mặt là việc quan trọng tối ưu khi đóng vai trò là dòng tiền ngắn hạn, giúp vận hành ổn định công ty trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, tiền mặt còn đóng vai trò như nguồn tiền khẩn cấp cho doanh nghiệp để xoay sở trong những giai đoạn thử thách.

Trong trường hợp quá cấp bách nhưng vẫn chưa có phương án phù hợp, Jenfi mang đến cho các CEO giải pháp vay vốn linh hoạt, nhanh chóng và được thiết kế riêng dành cho mục đích và mô hình kinh doanh của mỗi người.

Mọi thủ tục minh bạch, dễ dàng thực hiện và được tiến hành nhanh chóng, giúp các doanh chủ an tâm mà tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate)

Sẽ thật tuyệt vời khi chúng ta có thể bán được sản phẩm cho 100 khách hàng ngay khi doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết khi bạn có thể khiến cho 100 khách hàng này trở thành khách hàng trung thành bằng việc duy trì sử dụng dịch vụ - sản phẩm của bạn nhiều lần về lâu dài.

Vì thế, hãy giữ chân khách hàng bằng mọi giá trong mọi khía cạnh, từ sản phẩm đến chính sách chăm sóc và hậu mãi thật tốt. Đây chính là chìa khóa giúp doanh chủ tối ưu được tỷ lệ giữ chân khách hàng, qua đó góp phần thúc đẩy doanh số cho công ty.

Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost)

Mọi chỉ số từ khoảng thời gian doanh nghiệp tiếp cận, tư vấn cho đến khi khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của công ty, đều được quy về chi phí sở hữu khách hàng của doanh nghiệp. Nói một cách khác, đây còn được ví von như chi phí đầu tư vào cơ hội.

Bên cạnh tỷ lệ giữ chân khách hàng, đây cũng là chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng cân bằng, nhằm tối ưu tỷ lệ đầu tư về nguồn lực, thời gian qua đó đảm bảo được tính hiệu quả đầu ra.

Thời gian thu hồi tiền nợ (Daily Sales Outstanding)

Chỉ số này được tính dựa trên số ngày trung bình mà công ty cần để thu tiền lại tiền sau khi bán được hàng. Chỉ số DSO càng thấp chứng tỏ công ty thu hồi được tiền khách còn nợ càng nhanh, và ngược lại.

Quản trị hiệu quả chỉ số này sẽ giúp công ty cân bằng và duy trì được mức tiền mặt tồn quỹ, qua đó sử dụng cho việc tái đầu tư sản xuất hoặc dự phòng.

Chỉ số tăng trưởng (Growth Rate)

Không có một chỉ số nào có thể trực quan hơn trong việc chứng minh năng lực và tiềm lực phát triển của công ty bằng chỉ số tăng trưởng. Đây không chỉ đơn thuần là bức tranh phản ánh được quá trình phát triển của tổ chức - con người mà còn là nguồn động lực thúc đẩy mọi người tạo ra những đột phá mới trong công việc kinh doanh.

Đồng thời, chỉ số tăng trưởng còn là cơ sở để nhà đầu tư và cổ đông xem xét và quyết định trong việc “rót tiền" cho doanh nghiệp.

Biên độ lợi nhuận gộp (Gross Margin)

Sau một khoảng thời gian “chịu đấm chịu lỗ" thời gian đầu, biên độ lợi nhuận chính là ánh sáng và là tín hiệu đáng mừng cho những thành công sơ khởi của doanh nghiệp trên thương trường.

Biên lợi nhuận gộp cao đồng nghĩa với khả năng sinh lợi của công ty càng tốt. Càng lời thì công ty càng có lợi - nhân sự có lợi vì họ cảm nhận được những cống hiến của mình cuối cùng cũng được đền đáp, cổ đông có lợi vì họ thấy được lợi ích về tài chính của mình trong thương vụ đầu tư.

28 chỉ số quản lý và KPI hiệu quả khác

quản trị tài chính

Liên tục đo lường và theo dõi tài chính là một trong những chiến lược để vận hành doanh nghiệp thành công. Bên dưới là bảng danh sách 28 chỉ số tài chính khác được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề để bạn có thể tích hợp vào chiến lược quản trị tài chính doanh nghiệp của mình.

  1. Lợi tức trên doanh số bán hàng (ROS) / Biên lợi nhuận hoạt động
  2. Biên lợi nhuận ròng
  3. Tỷ lệ dòng tiền hoạt động (OCF)
  4. Tỉ lệ hiện tại
  5. Vôn lưu động
  6. Kiểm tra tỷ lệ nhanh / axit
  7. Tài khoản hiện tại phải thu
  8. Tài khoản vãng lai phải trả
  9. Doanh thu khoản phải trả
  10. Chi phí xử lý hóa đơn trung bình
  11. Số ngày phải trả còn nợ
  12. Doanh thu các khoản phải thu
  13. Số ngày bán hàng chưa thanh toán (DSO)
  14. Doanh thu hàng tồn kho
  15. Số ngày tồn kho chưa thanh toán (DIO)
  16. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
  17. Phương sai ngân sách
  18. Thời gian chu kỳ tạo ngân sách
  19. Mục hàng trong Ngân sách
  20. Số lần lặp lại ngân sách
  21. Tỷ lệ số nhân viên trong biên chế
  22. Tăng trưởng doanh số bán hàng
  23. Vòng quay tài sản cố định
  24. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
  25. Tỷ lệ bán hàng, chung và quản trị (SGA)
  26. Bảo hiểm quan tâm
  27. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
  28. Nợ cho vốn chủ sở hữu

Câu hỏi thường gặp về quản trị tài chính

quản trị tài chính

KPI tài chính là gì?

KPI tài chính là các thước đo gắn trực tiếp với các giá trị tài chính được công ty dùng để theo dõi và phân tích các khía cạnh chính của hoạt động kinh doanh của mình.

Nhiều KPI là tương quan các mối quan hệ của các dữ liệu tài chính của công ty, chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.

KPI có thể được sử dụng làm chỉ báo về tình trạng tài chính của công ty. KPI cũng được sử dụng rộng rãi để theo dõi các xu hướng và phân tích tiến độ hướng tới các mục tiêu chiến lược.

Ví dụ về KPI trong quản trị tài chính

Các công ty sử dụng nhiều KPI tài chính khác nhau. KPI mà một công ty lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu, ngành, mô hình kinh doanh và các yếu tố khác. KPI phổ biến bao gồm:

  • Các thước đo lợi nhuận, chẳng hạn như lợi nhuận gộp và ròng
  • Các thước đo thanh khoản, chẳng hạn như tỷ lệ hiện tại và tỷ lệ nhanh.

Năm loại chỉ sốhiệu suất hoạt động công ty là gì?

Năm loại chỉ số hiệu suất chính là KPI về khả năng sinh lời, đòn bẩy, định giá, thanh khoản và hiệu quả.

Ví dụ về KPI khả năng sinh lời bao gồm tổng và tỷ suất lợi nhuận ròng và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). KPI về hiệu quả bao gồm tỷ lệ nhân viên trả lương.

Ví dụ về KPI thanh khoản là tỷ lệ hiện tại và tỷ lệ nhanh. Các KPI về đòn bẩy bao gồm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Năm chỉ số đo lường hiệu quả công việc quan trọng nhất là gì?

Mỗi công ty có thể lựa chọn các KPI khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và quy trình hoạt động của mình. Một số KPI được sử dụng bởi nhiều công ty trong các ngành khác nhau, như hoạt động và biên lợi nhuận ròng, tăng trưởng doanh số bán hàng và vòng quay các khoản phải thu. Các công ty cũng có thể chọn KPI cụ thể cho ngành của họ.

Ví dụ: các nhà sản xuất có thể theo dõi KPI để đo lường mức độ nhanh chóng và hiệu quả mà họ chuyển đầu tư vào tài sản cố định và hàng tồn kho thành tiền mặt, chẳng hạn như vòng quay tài sản cố định và vòng quay hàng tồn kho.

 

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
ra quyết định

Ra quyết định hiệu quả: 5 bí quyết để giải quyết mọi vấn đề trong kinh doanh

ra quyết định

Ra quyết định đúng đắn là một trong những vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một CEO, lãnh đạo phòng ban luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, và họ phải đưa ra sự lựa chọn: hoặc là ra quyết định cho tất cả những vấn đề đó, hoặc là tìm ra cách để có thể đưa ra quyết định “ít hơn nhưng chất hơn”.

Trên thực tế, những  người đưa ra quyết định hiệu quả nhất không chọn cách đầu tiên. Thay vào đó, họ tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, ở cấp độ khái niệm về vấn đề đó. Họ cố gắng tìm hiểu tình huống thực tế, suy nghĩ một cách chiến lược thay vì chỉ “giải quyết từng vấn đề”.

Trong bài viết dưới đây, Jenfi bật mí 5 bí quyết đưa ra quyết định hiệu quả được giới CEO và lãnh đạo cấp cao áp dụng trong vận hành doanh nghiệp, và bạn cũng có thể áp dụng vào công việc cũng như đời sống của mình. 

5 bí quyết đưa ra quyết định hiệu quả 

ra quyết định

Nắm được tất cả những thông tin về công ty của bạn

ra quyết định

Bạn cần thu thập và hiểu được tất cả những thông tin, dữ liệu có giá trị đối với công ty của bạn. 

Tại sao ư? 

  • Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng hay tác động trực tiếp đến công việc kinh doanh của mình. 
  • Bên cạnh đó, trong quá trình thu thập thông tin, bạn còn có thể loại bỏ được những ý kiến hay ý tưởng không phù hợp với công ty. 

Ví dụ trong nghiên cứu thị trường, bạn cần phân tích đối thủ cạnh tranh hiện đang làm những gì, họ có những chiến lược nào, kênh phân phối nào, sử dụng công cụ nào để tiếp cận thị trường. 

Bằng cách phân tích đối thủ, bạn có thể tìm ra được chiến lược khả thi và triển khai tốt hơn so với đối thủ để thu hút khách hàng.

Một cách khác để nắm thông tin là trao đổi với nhân viên và khách hàng để biết được những vấn đề gì đang xảy ra. 

Bạn có thể mở các cuộc họp ngắn 15 phút hàng ngày cùng nhân viên công ty, cũng có thể xem review sản phẩm, dịch vụ của mình trên các phương tiện truyền thông,... 

Bằng những cách này bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về công ty, từ đó giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

Tập trung vào kết quả thay vì phương thức hành động

ra quyết định

Để đưa ra quyết định có giá trị, bạn cần tập trung vào các mục tiêu đạt được khi thực hiện quyết định đó. Các mục tiêu có thể phân thành nhiều giai đoạn từ ngắn - trung - dài hạn. Nhờ có mục tiêu cụ thể, bạn có thể tìm ra những cách thức để đạt được mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển.

Ví dụ bạn muốn tăng trưởng doanh số công ty lên 100% trong 1 năm, đây sẽ là một mục tiêu dài hạn. Và để tăng trưởng doanh số hiệu quả, bạn có thể chia nhỏ ra các mục tiêu như:

  • Tăng trưởng doanh thu quý I 25% bằng cách tăng nguồn tiền cho quảng cáo trực tuyến
  • Tăng trưởng doanh thu quý II 25% bằng cách tạo phễu lead qua các chiến dịch email marketing 
  • Tăng trưởng doanh thu quý III 25% bằng cách tạo các chương trình khuyến mãi
  • Tăng trưởng doanh thu quý IV 25% bằng cách tối ưu hóa các kênh bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi

Thay vì tìm cách thực hiện, hãy tập trung vào kết quả muốn đạt được, từ đó các cách thức, phương pháp sẽ xuất hiện và bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn dễ dàng hơn. 

Hỏi người khác để thu thập thông tin từ nhiều phía

ra quyết định

Để có cái nhìn khách quan về quyết định của mình có phù hợp chưa, bạn có thể hỏi người khác về quan điểm của họ đối với vấn đề đó, sử dụng thông tin từ họ như một gợi ý để giúp quyết định của bạn chính xác hơn, hiệu quả hơn. 

Lấy ví dụ, bạn có ý tưởng khởi nghiệp mới và muốn tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới để đưa ra thị trường. Bạn có thể hỏi đồng nghiệp, những người đã từng khởi nghiệp để đánh giá ý tưởng của bạn, nhận góp ý từ họ, cũng như những kiến thức cần chuẩn bị để có thể biến ý tưởng thành một sản phẩm.

Tiếp theo, khi có được sản phẩm cơ bản, bạn có thể thử nghiệm sản phẩm trên một nhóm bạn bè, đồng nghiệp để nhận phản hồi và đưa ra quyết định cải thiện tốt hơn.

Thư giãn để ra quyết định sáng suốt

ra quyết định

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, thần kinh của chúng ta thường thiếu đi sự chín chắn, tỉnh táo cần thiết, khiến bạn dễ đưa ra quyết định vội vàng thiếu suy nghĩ.

Lúc này bạn đừng cố làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Khi mọi thứ trở nên bận rộn, hãy dừng việc bạn đang làm và nghỉ ngơi 10 phút. Hít thở sâu vài lần và cố gắng làm điều gì đó giúp bạn cảm thấy thư thái hơn như đi bộ, nghe nhạc hoặc thực hiện một số bài tập giãn cơ để giúp giảm căng thẳng. 

Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có được cái nhìn mới mẻ về tình hình hiện tại của mình, cho dù đó là giải quyết với nhân viên, thuyết trình hay cải thiện kế hoạch tiếp thị của công ty bạn.

Học hỏi từ những sai lầm và đánh giá lại

ra quyết định

Nhiều chủ doanh nghiệp phải vật lộn với chủ nghĩa hoàn hảo, họ rất sợ mắc sai lầm với mỗi quyết định của mình. Thực tế, trong quá trình vận hành doanh nghiệp, việc đưa ra một quyết định sai lầm là không thể tránh khỏi.

Những sai lầm mà các doanh nghiệp hay mắc phải:

  • Quá tự tin vào sản phẩm, dịch vụ của mình mà không nắm bắt xu hướng thị trường và phản hồi của khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc tự đào hố chôn cho doanh nghiệp của mình.
  • Không có khoản tiền dự trữ cho các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Bạn không thể giải quyết được các vấn đề rủi ro phát sinh dẫn đến việc thất bại là rất cao.
  • Đánh giá thấp việc điều hành doanh nghiệp. Là chủ doanh nghiệp, bạn phải kết hợp nhiều lĩnh vực chuyên môn, chính vì thế nên hiểu thế mạnh và đam mê của bạn để tìm ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

Từ những sai lầm đó, điều quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp cần làm là gì?

  • Nhận định, đánh giá nguyên nhân dẫn đến sai lầm.
  • Khắc phục, điều chỉnh phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
  • Rút ra bài học từ sai lầm, đó là kinh nghiệm có giá trị cho doanh nghiệp của bạn sau này.

Theo kinh nghiệm của những chủ doanh nghiệp thành công, sai lầm là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu bạn kinh doanh sai lầm thì bước tiếp theo là học hỏi từ những sai lầm và bắt đầu từ đó. Học những gì bạn đã làm đúng và học những gì bạn đã làm sai trước khi ra quyết định.

Tạm kết

Ra quyết định là một trong những kỹ năng, công việc hằng ngày khi khi kinh doanh. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong quỹ thời gian nhưng chính những quyết định sáng suốt sẽ là nền tảng để cải thiện hiệu quả công việc. 

Mặc dù có khá nhiều quy trình giúp chúng ta đưa ra quyết định, hãy chọn quy trình có tính logic nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn. Hy vọng với 6 cách trong bài viết này, bạn có thể giải quyết được hàng loạt vấn đề đau đầu hàng ngày bằng cách xác định chính xác vấn đề và chọn cho mình quyết định phù hợp.

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
khởi nghiệp kinh doanh

TOP 5 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh ít vốn tốt nhất năm 2022

Khởi nghiệp là một trong những đề tài hot nhất xã hội hiện nay. Không những đây là xu hướng trên phim ảnh, mà nó còn thực sự là một vấn đề đang được giới trẻ khám phá, tìm hiểu để bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh thực sự. Cùng Jenfi xem thử 5 ý tưởng khởi nghiệp ít vốn, độc đáo 2022 trong bài viết này nhé!

khởi nghiệp kinh doanh

Ít vốn nên đầu tư gì là bài toán kinh tế của rất nhiều người có nguồn tiền nho nhỏ muốn khởi nghiệp kinh doanh. Với số tiền khiêm tốn, bạn nên lựa chọn hình thức kinh doanh không tốn chi phí đầu tư không hoàn lại lớn (tiền thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng…), mà nên lựa chọn những ý tưởng kinh doanh sao cho dòng tiền lưu thông nhanh, liên tục, ít tốn chi phí setup ban đầu.

Cùng Jenfi điểm qua TOP 5 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh ít vốn tốt nhất năm 2022, phù hợp với những ai muốn bắt đầu kinh doanh nhỏ để kiếm thêm thu nhập trong năm nay.

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Top 5 Ý Tưởng Khởi Nghiệp Theo Xu Hướng Hot Nhất Hiện Nay

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Homestay - Căn Hộ Cho Thuê

khởi nghiệp kinh doanh

Homestay hay dịch vụ cho thuê căn hộ không còn quá mới mẻ với những người yêu thích dame mê du lịch. Năm nay, khi dịch Covid-19 bước qua, nhu cầu đi du lịch cả người dân lại càng được đẩy lên cao hơn nữa. Nhìn lại tháng 2 vừa ròi, ngành kinh doanh cơ sở lưu trú có thẻ nói là đã hoạt động hết công suất, bởi nhu cầu đi ơi của người dân là quá lớn so với mức cung mà các nhà kinh doanh cơ sở lưu trú có thể đáp ứng đứng.

Chính vì thế, kinh doanh homestay hay căn hộ cho thuê trong thời điểm vàng hiện tại, chắc chắn các bạn sẽ nhanh chóng thu hồi lại được vốn và cả lợi nhuận khổng lồ.

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Thú Cưng

khởi nghiệp kinh doanh

Chó, mèo, thỏ, hamster,.. hay các con vật thường được nuôi trong nhà nói chung. Hiện nay, chúng không chỉ đơn thuần được coi như một động vật dùng để canh nhà hay chỉ là thú vui tao nhã của chủ mà nó đóng một vai trò rất lớn trong đời sống tinh thân cả con người hiện nay.

Nhiều người không xem thú cưng chỉ như một động vật thông thường mà họ xem nó như một thành viên quan trọng trong gia đình của họ.

Bên cạnh đó, xu hướng và phong trào bảo vệ thú cưng ngày càng lớn mạnh. Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu chăm sóc cho thú cưng càng ngày càng tăng cao hơn nữa. Chính vì thế bạn nên nắm bắt cơ hội vàng này để khởi nghiệp kinh doanh nhé.

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Thức Ăn Eat Clean

khởi nghiệp kinh doanh

Eat clean là một trong những cụm từ hot nhất trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là đối với phái nữ. Eat clen được biết đến như là một phương pháp giảm cân vô cùng hiệu quả mà không cần phải vất vả hay tốn quá nhiều thời vào việc hoạt động, vận động.

Bên cạnh đó, eat clen còn đang được nổi lên như một phong trào, sống xanh sống sạch. Mà những gì đang là xu hướng thi lại càng phải kinh doanh. Vì chắc chắn nha cầu của người mua lúc nào cũng có chỉ là thiếu chỗ đáp ứng nhu cầu của họ thôi.

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Buôn Bán Thực Phẩm Chức Năng (Hàng Xách Tay)

khởi nghiệp kinh doanh

Nếu như bạn có bạn bè, người thân hoặc mới quen đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì chắc chắn không thể bỏ qua ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh này đâu nhé. Vì sao tôi lại nói vậy? Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam còn đang biến chuyển khá là nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chính vì thế, trong thời gian các loại thuốc, thực phẩm chức năng để tăng cường đề kháng, chống lại virus là thứ mà ai ai cũng đang ráo riết tìm kiếm. 

Kinh Doanh Khởi Nghiệp Đồ Second Hand

khởi nghiệp kinh doanh

Nếu như bạn chưa biết thì theo như nghiên cứu và những thống kê từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Ước tính nếu số người sử dụng đồ second hand hiện nay cứ liên tiếp tăng ổn định như hiện giờ. Thì có đến năm 2030, quần áo secondhand  có thể chiếm 40% quần áo trong ngành thời trang.

Điều đơn giản và dễ hiểu khiến cho loại trang phục này nhanh chóng trở thành xu hướng chính là bởi vì giá thành quá cạnh tranh của nó nhưng chất lượng lại cực kỳ ổn và có rất nhiều phong cách khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn, theo đuổi.

Đây chính là một trong những lĩnh vực kinh doanh thời trang mà bạn nhất định phải thử néu như bạn muốn tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh không phải tốn quá nhiều vốn cũng như tỷ lệ rủi ro thấp nhất. 

Kết luận

Để bắt đầu triển khai một dự án khởi nghiệp kinh doanh không khó. Cái khó là làm thế nào để phát triển nó, ổn định và trở nên thành công với nó. Thông qua những thông tin trên mà Jenfi vừa chia sẻ với các bạn về khởi nghiệp. 

Cũng như những yếu tố cần đó để nâng cao tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp sẽ giúp các bạn có thêm cơ sở, hành trang bắt đầu cuộc hành trình này nhé. 

Hãy nhớ rằng, ở bất cứ đâu, bất cứ khoảng thời gian nào trong cuộc sống chỉ cần bạn biết nắm bắt thì đều có thể khởi nghiệp được.

Câu hỏi thường gặp về khởi nghiệp kinh doanh

Khởi nghiệp kinh doanh được hiểu như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì khởi nghiệp kinh doanh chính là bạn có ý tưởng cho công việc kinh doanh riêng mình. Với việc đã xác định được tên thương hiệu, lĩnh vực kinh doanh mà mình mong muốn, hình thức kinh doanh,… và điều đặc biệt nhất để nó trở thành khởi nghiệp chính là bạn bắt tay vào thực hiện, biến ý tưởng đó thành sự thật.

Khởi nghiệp chính là quá trình mà bạn tạo ra một hệ thống, lĩnh vực quản lý riêng của mình. Từ đó, bạn có thể quyết định từ làm ông chủ và kiêm luôn cả nhân viên, hay quyết định tìm nguồn nhân lực để cùng mình hợp tác, tiến bộ và phát triển hệ thống.

Một ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh nào được thực hiện cũng mang lại những giá trị vô cùng có ích cho cộng đồng và xã hội. Chưa cần bàn đến những việc mang tầm vĩ mô, việc khởi cậy dự án khởi nghiệp đầu tiên đã chứng minh bạn là một công dân tốt, góp phần vào xây dựng đất nước, là một minh chứng “lợi ích” cho cộng đồng.

Hay với cái nhìn rộng ra một chút, việc khởi nghiệp còn tạo ra được công ăn việc làm, thu nhập thêm cho xã hội, cho cộng đồng. Nếu như việc khởi nghiệp diễn ra suôn sẻ, hệ thống của bạn ngày càng mở rộng, điều đó lại càng đồng nghĩa với việc bạn không chỉ giúp thêm được vài công dân có thu nhập, mà bạn bắt đầu đóng góp cho quốc gia thông qua “thuế” kinh doanh.

Những Ai Nên Bắt Đầu Khởi Nghiệp?

Câu hỏi này được đặt ra bởi vì tôi biết có nhiều người bởi vì hoàn cảnh hay tuổi tác đều cho rằng đây chưa phải là lúc để mình bắt đầu, hoặc nhiều người lại nghĩ rằng mình đã quá muộn để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, thực hiện ý tưởng mà mình luôn giữ trong lòng.

Nhưng các bạn nên nhớ rằng, thời điểm khởi nghiệp là “bất cứ lúc nào” trong cuộc đời bạn.

Tức nhiên là bạn phải dựa theo xu hướng, theo dòng đời của sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh,… nhưng chỉ cần chọn đúng thời điểm kinh doanh, tự tin và pha thêm chút liều lĩnh thì bất kể trai hay gái, già hay trẻ, đã có kinh nghiệm hay chưa đều có thể khởi nghiệp thành công.

Jenfi lấy một ví dụ rất điển hình. Chắc hẳn các bạn ai ai cũng biết đến KFC đúng không nào?

Vậy thì bạn có để ý logo trên KFC là hình một ông già hay không? Đừng nghĩ đây là hình ảnh có ý nghĩa sâu xa, nó chỉ đơn giản là hình ảnh của người sáng lập nên thương hiệu này.

Và khi ông bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh KFC, lúc đó ông đã ở ngưỡng tuổi 60.

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup) là gì? Ưu điểm và quy trình khởi nghiệp tinh gọn

Open post
khởi nghiệp tinh gọn

Khởi Nghiệp Tinh Gọn (Lean Startup) là gì? Tìm hiểu quy trình Khởi Nghiệp Tinh Gọn cho doanh nghiệp bạn

Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn được ứng dụng rất phổ biến và khi sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể giảm thiểu được rủi ro một cách tối thiểu. Cùng Jenfi tìm hiểu khởi nghiệp tinh gọn là gì trong bài viết sau.

khởi nghiệp tinh gọn

Những công ty khởi nghiệp sẽ áp dụng phương pháp này để giảm thiểu được những rủi ro, tiết kiệm được thời gian và không bị lãng phí tài nguyên khi muốn phát triển một sản phẩm mới. 

Quá trình khởi nghiệp tinh gọn nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp tìm thấy thị trường mới một cách nhanh chóng và giảm nguy cơ thất bại về sản phẩm. Không ai muốn lãng phí thời gian của họ phát triển một sản phẩm không cần thiết. Và doanh nghiệp có thể đầu tư thời gian và công sức vào những sản phẩm này mà không phải lo lắng liệu họ có thành công hay thất bại.

Cùng tìm hiểu những thông tin về khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup), khởi nghiệp tinh gọn là gì, tại sao chúng quan trọng, những ưu điểm của khởi nghiệp tinh gọn và quy trình thực hiện khởi nghiệp tinh gọn là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu:

  • Khởi nghiệp tinh gọn là gì?
  • Tại sao khởi nghiệp tinh gọn lại quan trọng?
  • Lợi ích của khởi nghiệp tinh gọn
  • Quy trình khởi nghiệp tinh gọn 
  • Nguyên tắc thực hiện khởi nghiệp tinh gọn

Khởi nghiệp tinh gọn là gì?

khởi nghiệp tinh gọn

Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup) là một phương pháp được sử dụng để áp dụng cho những công ty mới hoặc công ty giới thiệu một sản phẩm mới.

Từ "Lean", trong cụm từ “Lean Startup” đã được Eric Ries (nhà nghiên cứu trường kinh doanh Harvard) áp dụng và nhằm mục đích hướng tới việc tránh lãng phí. Nó liên quan đến việc xác định và loại bỏ những yếu tố dư thừa trong tất cả các quy trình, từ nghiên cứu đến sản xuất.

Trong phương pháp này thì công ty sẽ bắt đầu bằng cách đưa ra thị trường, ra mắt thị trường để hỏi những ý kiến của khách hàng tiềm năng về những yếu tố của mô hình kinh doanh của công ty đó ví dụ về tính năng của sản phẩm,giá cả, các kênh phân phối và chiến lược kinh doanh của công ty.

Với những dữ liệu sau khi thu thập được thi công ty sẽ khởi động và tạo ra một sản phẩm hiệu quả tối ưu và đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất.

Khởi nghiệp tinh là một phương pháp khoa học để có thể tạo ra được các mô hình kinh doanh. Khi thực hiện phương pháp này thì sẽ đảm bảo rằng thất bại là nhanh chóng và rẻ nhất có thể, có nghĩa là, khởi nghiệp tinh gọn sẽ không lãng phí thời gian và tiền bạc đầu tư vào một ý tưởng mà không có được kết quả là không thể xác định được khả năng tồn tại của chúng trong tương lai. 

Do đó việc thất bại theo cách này sẽ được xem xét trước khi sử dụng những tài nguyên của doanh nghiệp và việc biến những ý tưởng đó thành hiện thực mà không có một kết quả khả thi.

Tại sao khởi nghiệp tinh gọn lại quan trọng?

khởi nghiệp tinh gọn

Phương thức khởi nghiệp tinh gọn sẽ cho phép các doanh nghiệp phải khởi chạy, ra mắt những sản phẩm và dịch vụ mới trong một môi trường có một sự không chắc chắn cao. Và trong môi trường không chắc chắn này sẽ có những vấn đề còn tồn tại trong khách hàng. 

Do đó doanh nghiệp cần phải đổi mới và thích nghi hoặc lựa chọn thất bại. Một quá khứ thành công của một doanh nghiệp không đảm bảo rằng tương lai của họ rất thành công. Vì vậy, cần phải thực hiện phương pháp khởi nghiệp tinh gọn để có thể phá vỡ được thị trường hiện tại và phát triển hơn

Lợi ích của khởi nghiệp tinh gọn

khởi nghiệp tinh gọn

Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn khi được thực hiện nó sẽ có thể tạo ra được sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều mà bạn có thể thực hiện khi khởi nghiệp tinh gọn đó là tạo ra một sản phẩm có hiệu quả phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Những lợi ích khởi nghiệp tinh gọn mang lại đó là:

  • Giúp mọi người thực hiện và làm việc một cách thông minh hơn, tiết kiệm thời gian để sản xuất ra một sản phẩm tốt. 
  • Năng suất hơn: bằng cách tập trung vào những gì thực sự quan trọng, sự phát triển của công ty sẽ xảy ra nhanh chóng và trực tiếp. Do đó, năng suất phát triển, tạo ra sản phẩm có hiệu quả trong khi tiết kiệm tiền và thời gian.
  • Khi áp dụng phương pháp này thì có thể giảm thiểu được rủi ro, giảm chi phí. Khi những bước dư thừa được loại bỏ, chi phí giảm. Bởi vì bạn có thể xóa các bước không góp phần phát triển bền vững, do đó tránh các chi phí và tăng lợi nhuận.
  • Thông qua những quy trình kiểm tra và đánh giá thì bạn có thể học hỏi được rất nhiều từ những yêu cầu của khách hàng, phản hồi từ khách hàng đã có được những sản phẩm hoàn thiện và đáp ứng được những nhu cầu cách tốt nhất.

Quy trình của Khởi nghiệp tinh gọn

khởi nghiệp tinh gọn

Một quy trình khởi nghiệp tinh gọn bao gồm 3 bước đó là cải tiến - xây dựng, đo lường và học hỏi.

Bước 1: Cải tiến xây dựng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình khởi nghiệp tinh gọn, xây dựng những tính năng quan trọng và chuẩn bị ra mắt sản phẩm đầu tiên.

Bước 2: Đo lường

Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm, đưa sản phẩm đến với các đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể đánh giá được tính hiệu quả của sản phẩm bằng những thu thập thông tin trực tiếp và gián tiếp từ khách hàng.

Bước 3: Học hỏi

Khi có được những thông tin phản hồi từ khách hàng thì doanh nghiệp có thể tiếp nhận nhận và giải quyết những thông tin đó có thể thêm bớt hoặc cải thiện bổ sung các yếu tố để hoàn thiện sản phẩm và tiếp tục đo lường để có được một sản phẩm tốt nhất và đem đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Nguyên tắc khởi nghiệp tinh gọn

khởi nghiệp tinh gọnMột công ty để khởi nghiệp tinh gọn thì cần phải giải quyết những vấn đề một cách khoa học bằng việc sử dụng các nguyên tắc, quy trình một cách cụ thể. 

Những nguyên tắc chính trong khởi nghiệp tinh gọn được thể hiện như sau:

  • Doanh nhân ở khắp mọi nơi, do đó cần tận dụng để có thể xây dựng được một doanh nghiệp, công ty thành công với những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, được thị trường và khách hàng chấp nhận và đón nhận.
  • Quá trình khởi nghiệp cần quản lý giống như bất kỳ một công ty nào, cần có sự linh hoạt trong quá trình hoạt động và có một định hướng cụ thể.
  • Khởi nghiệp tinh gọn là phát triển những sản phẩm có thể phục vụ khách hàng tiềm năng và đáp ứng được những nhu cầu mà khách hàng mong muốn thông qua những thử nghiệm. Từ đó phân tích đánh giá để tìm ra các hoạt động tốt nhất.
  • Để có được một doanh nghiệp phát triển bền vững thì bạn phải có khả năng quan sát tiến độ phát triển cũng như là thiết lập những mốc quan trọng, ưu tiên những công việc quan trọng để đưa ra những quyết định đúng đắn
  • Quy trình khởi nghiệp tinh gọn “xây dựng, đo lường và học hỏi” cho phép doanh nghiệp có thể biết được sản phẩm nào là tốt nhất qua những thử nghiệm được tiến hành. Và vòng lặp quy trình khởi nghiệp tinh gọn này là một nguyên tắc chính và rất quan trọng.

Quy trình thực hiện này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tài nguyên một cách đáng kể. Nó cũng được xem là biện pháp xây dựng, làm nổi bật tốc độ của một nhóm hoặc công ty để tạo ra một ý tưởng, xây dựng một sản phẩm khả thi tối thiểu, đo lường hiệu quả của nó trên thị trường và học hỏi từ kinh nghiệm đó.

Chu trình này tạo ra sự đổi mới, vì mỗi lần lặp của quy trình nhanh cho phép các nhóm, doanh nghiệp xác định vấn đề một cách khả thi để điều chỉnh sản phẩm, để tối ưu hóa và cải thiện mô hình kinh doanh theo hướng thành công.

Lời kết

Với những thông tin về khởi nghiệp tinh gọn được bài viết cung cấp ở trên giúp bạn có thể hiểu được khởi nghiệp tinh gọn là gì, lợi ích cũng như những quy trình thực thiện khởi nghiệp tinh gọn một cách cụ thể. 

Mặc dù không có một công thức nào có thể đảm bảo kết quả sẽ thành công nhưng khi áp dụng quy trình khởi nghiệp tinh gọn sẽ rất có lợi cho bạn, bạn có thể tìm được khách hàng mục tiêu một cách nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí thực hiện và giảm thiểu được rủi ro một cách đáng kể.

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Khởi nghiệp là gì? Khởi nghiệp ở Việt Nam cần những gì

Open post
khởi nghiệp là gì

Khởi Nghiệp Là Gì? Khởi Nghiệp Ở Việt Nam Cần Những Gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Khởi nghiệp (startup) nhưng bạn đã hiểu khởi nghiệp là gì chưa và muốn khởi nghiệp thì chúng ta cần chuẩn bị những gì, những vấn đề thường gặp khi khởi nghiệp là gì? 

khởi nghiệp là gì

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam qua chuỗi bài viết sau:

Khởi nghiệp, hay một startup thường được dùng để chỉ những công ty muốn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế những sản phẩm truyền thống và mở rộng quy mô. 

Những startup founder (Người khởi nghiệp, công ty khởi nghiệp) luôn mong muốn tạo ra những thứ mà thị trường đang cần nhưng chưa tồn tại - với mục tiêu phổ biến là IPO sau khởi nghiệp để thu được lợi nhuận ở cấp lũy thừa.

Thông thường những công ty khởi nghiệp họ sẽ bắt đầu với một chi phí cao nhưng doanh thu thu lại bị hạn chế. Đó là lý do có nhiều công ty đi gọi vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ về khởi nghiệp để hiểu hoạt động khởi nghiệp là gì và những lợi ích, hạn chế khi thực hiện khởi nghiệp nhé.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những ý chính như sau:

  • Định nghĩa về khởi nghiệp
  • Những vấn đề mà doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp phải
  • Lợi ích khi thực hiện khởi nghiệp
  • Nhược điểm của khởi nghiệp
  • Những giai đoạn khởi nghiệp của một công ty, doanh nghiệp

Khởi nghiệp là gì?

khởi nghiệp là gì

Khởi nghiệp là khi nhắc đến một công ty hoặc một doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiên khi hoạt động. Các doanh nghiệp này hoạt động tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ được những doanh nhân muốn mang đến thị trường và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

Những công ty khởi nghiệp như Shopee, Lazada, Foody, Tiki, Momo, Sky Mavis và Jenfi là những ví dụ điển hình về Startup tại Việt Nam.

Những công ty và doanh nghiệp mới thông thường chưa có một mô hình kinh doanh để phát triển và những công ty này họ thiếu để phát triển nên họ cần tham gia những cuộc thi khởi nghiệp hoặc những chương trình gọi vốn để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình.

Hiểu chính xác về một công ty khởi nghiệp đó là một công ty phát triển nhanh chóng, phá vỡ thị trường hoặc ngành công nghiệp, giải quyết một vấn đề và hoạt động dưới một sự không chắc chắn và ổn định.

Nhiều doanh nhân, người sáng lập và các nhà đại lý kinh doanh nổi tiếng xác định một hoạt động khởi nghiệp như một nền văn hóa và một tâm lý xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng sáng tạo để giải quyết các nhu cầu quan trọng của khách hàng.

startup vietnam list

Hệ sinh thái các công ty startup tại Việt Nam bao phủ nhiều lĩnh vực, từ cổng thanh toán, đến bảo hiểm, blockchain, quản lý tài chính, cho thuê ngang hàng… 

Những vấn đề thường gặp ở một doanh nghiệp khởi nghiệp

khởi nghiệp là gì

Sự tăng trưởng

Ở các doanh nghiệp khởi nghiệp có một điểm khác so với những doanh nghiệp khác đó là mối quan hệ giữa sản phẩm của họ và nhu cầu của nó. 

Các công ty khởi nghiệp có sản phẩm nhắm vào một thị trường lớn nhưng chưa được khai thác. Những người sáng lập, doanh nhân khởi nghiệp biết chiến lược hoàn hảo để tạo ra một sản phẩm mà thị trường muốn và tiếp cận và phục vụ tất cả chúng. Và chính điều này đã kích hoạt tăng trưởng nhanh của những doanh nghiệp này.

Gợi ý: Nếu bạn đang sở hữu một Startup và cần nguồn vốn tăng trưởng, Jenfi cung cấp những gói tài chính dành cho Startup Việt Nam, không thế chấp, lãi suất chỉ từ 7.5% một năm.

Cấu trúc của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp, thực tế họ cũng đã đăng ký kinh doanh. Và khi bạn nghe đến một thực thể chưa đăng ký thì chúng chỉ là một công việc đang diễn ra trên thị trường và chỉ là một ý tưởng được triển khai.

Đột mới đổi phá

Một doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua một sản phẩm và những dịch vụ sẽ đem lại những lợi ích cho khách hàng trong tương lai. Nhưng có nhiều vấn đề thường xảy ra đối với sản phẩm của họ. 

Có nhiều doanh nghiệp không có nhiều đổi mới đối với các sản phẩm nhưng có thể cung cấp những sản phẩm trên các kênh sáng tạo như sàn thương mại điện tử và đề xuất một giá trị gia tăng cho mô hình này.

Dành cho bạn: Tư Duy Thiết Kế - Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Không chắc chắn

Có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng không chắc chắn, và có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Do những công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp họ thường không có một mô hình kinh doanh chuẩn xác đối với những nhu cầu của thị trường, do đó, sự phát triển của những doanh nghiệp trong lâu dài sẽ không có sự chắc chắn.

Giải quyết vấn đề

Những doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải làm gì, những sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp có thể giải quyết được những vấn đề mà mọi người đang gặp khó khăn hay không. Đó chính là giải pháp cho doanh nghiệp.

Lợi ích khi công ty khởi nghiệp

khởi nghiệp là gì

Một công ty hoặc doanh nghiệp khi thực hiện khởi nghiệp, họ có nhiều lợi thế, những lợi ích khi thực hiện khởi nghiệp đó là:

  • Những doanh nghiệp khi khởi nghiệp sẽ mang lại những giải pháp mới. Giúp cho mọi người hiểu những gì họ có thể có được mà họ không biết.
  • Những doanh nghiệp khởi nghiệp học thường nhanh nhẹn, thích nghi tốt với những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng sự nhanh nhẹn của họ để ra quyết định một cách nhanh chóng khi có một nhu cầu phát sinh
  • Giúp nhiều người có thể phát triển nhanh chóng hơn: những công ty khởi nghiệp họ thường hoạt động trong thị trường không chắc chắn nhưng với sự phát triển của chúng thì bạn có thể học hỏi và có cơ hội phát triển nhanh chóng, biết cách giải quyết vấn đề khó khăn khi gặp phải.
  • Những công ty khởi nghiệp, họ sẽ giúp nền kinh tế thị trường tăng trưởng, mang đến những giải pháp mới để đem đến những cơ hội và tạo ra những công việc mới cho mọi người.
  • Ít có sự cạnh tranh khi mới hoạt động, cần có khoảng thời gian, công sức để phát triển và có lợi thế so với đối thủ.

Nhược điểm khi khởi nghiệp

khởi nghiệp là gì

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng doanh nghiệp cũng có những nhược điểm:

  • Có nhiều rủi ro: do hoạt động trong một thị trường không chắc chắn nên sẽ có nhiều rủi ro. Và đặc biệt là không có gì đảm bảo rằng trong tương lai những doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thành công.
  • Những công ty khởi nghiệp sẽ không có nhiều vốn, nên việc nghiên cứu và phát triển không có nhiều vốn như những công ty truyền thống. 
  • Thường mất nhiều thời gian để có được lợi nhuận như mong muốn. Tốn thời gian để xây dựng những mô hình kinh doanh để từ đó có thể tạo được doanh thu.
  • Môi trường làm việc tại những doanh nghiệp này có thể gây căng thẳng, do tốc độ phát triển của chúng diễn ra rất nhanh, có rất nhiều công việc cần thực hiện và hoàn thành dẫn đến việc căng thẳng cho những nhân viên nếu làm trong nhiều giờ.

Khởi nghiệp như thế nào? 4 giai đoạn khởi nghiệp công ty cần thực hiện

khởi nghiệp là gì

Làm thế nào để bắt đầu với một công ty khởi nghiệp, cùng tìm hiểu những giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp khởi nghiệp:

  • Lên ý tưởng: những người sáng lập sẽ có những ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn xây dựng và cần người để giúp họ nhận ra được lợi ích và tầm nhìn của chúng.
  • Giai đoạn thử nghiệm: cần thực hiện kiểm tra trước khi thực hiện khởi chạy một sản phẩm hoặc dịch vụ. Tìm kiếm thị trường mục tiêu cho sản phẩm để có thể khởi chạy chúng và xác định xem ý tưởng trên có khả thi hay không
  • Giai đoạn tăng trưởng: khi có một thị trường để có thể phát triển thì họ bắt đầu phân chia tỷ lệ để có thể đáp ứng được những nhu cầu của người dùng. Và tìm sự tài trợ vốn từ nhiều nguồn.
  • Giai đoạn trưởng thành: khi doanh nghiệp khởi nghiệp có được một số lượng người theo dõi và sử dụng sản phẩm thì họ bắt đầu bước vào giai đoạn này để phát triển thêm và chào bán công khai. Lúc này sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và công ty cần liên tục có những đổi mới với các sản phẩm để có thể phát triển sản phẩm của mình.

Tạm kết

Với những thông tin về hoạt động khởi nghiệp của một công ty được bài viết chia sẻ trên giúp bạn hiểu được khởi nghiệp là gì, biết được nhiều hơn về cách một doanh nghiệp thực hiện hoạt động khởi nghiệp.

Và qua những vấn đề được nêu trên thì chúng ta cũng đã có một câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chúng ta nên khởi nghiệp? Đơn giản chỉ là: Khởi nghiệp là một trong những cách có thể giải quyết được những vấn đề một cách tốt nhất và đồng thời cung cấp những giải pháp một cách nhanh chóng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhận Vốn Hôm Nay – Tính Ngay Lãi Suất từ Jenfi

$
$

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Số tiền thanh toán trước
-
-
-
Phí 7.5% 9% 10.5%
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Chia sẻ doanh thu (%)
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
Phí
Phí
Phí

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn
  • Số tiền thanh toán trước
    -
  • Phí
    7.5%
  • Tổng số tiền hoàn vốn
    Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
  • Chia sẻ doanh thu (%)
    Số tiền thanh toán trước
  • Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
    Phí
*Chi phí thực tế có thể tăng nhẹ hoặc giảm, phụ thuộc vào kết quả đánh giá tín dụng từ đội ngũ Jenfi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ưu đãi phù hợp với bạn

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho Startup doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên Doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Top 12+ Ý Tưởng Khởi Nghiệp Tốt Nhất 2022 Và Hướng Dẫn Cách Bắt Đầu

Open post
ý tưởng khởi nghiệp

Top 12+ Ý Tưởng Khởi Nghiệp Tốt Nhất 2022 Và Hướng Dẫn Cách Bắt Đầu

ý tưởng khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình thật gặp nhiều thử thách, và theo thống kê có đến 90% các công ty khởi nghiệp gặp thất bại trong năm đầu tiên vì rất nhiều lý do, từ ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, marketing và nguồn vốn. 

Dù mục đích của bạn là kiếm thêm thu nhập với một dự án side hustle,  kinh doanh một công ty nhỏ, hay tạo ra một startup kỳ lân trong 2022, thì mọi thứ đều bắt đầu bằng có được Ý tưởng khởi nghiệp.

Một cách khách quan, những ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất năm 2022 đều liên quan đến mô hình kinh doanh trực tuyến. Bạn hãy chọn một ý tưởng kinh doanh mà bản thân am hiểu và đam mê và xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy xác định xem có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn cung cấp hay không bằng phương pháp Đánh giá thị trường.

Cùng Jenfi xem qua những ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất 2022 trong bài viết sau đây.

Gợi ý: Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp và muốn huy động vốn để thúc đẩy doanh số, Jenfi có những chương trình huy động vốn dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, không thế chấp, lãi suất chỉ từ 7.5% một năm.

ý tưởng khởi nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp là gì?

Ý tưởng khởi nghiệp là lối suy nghĩ có mục đích là tạo ra một sản phẩm (có giá trị vật chất hay tinh thần) khác với những sản phẩm hiện có trên thị trường để tăng tính cạnh tranh, thu hút để kinh doanh và đem lại lợi nhuận.

Ý tưởng khởi nghiệp cần chú trọng những yếu tố nào?

ý tưởng khởi nghiệp

Yếu tố mới mẻ 

Đây là yếu tố tiên quyết đến tính cạnh tranh cho sản phẩm của bạn. Tức là bạn phải tạo ra một sản phẩm mới dựa trên ý tưởng khởi nghiệp mới mà chưa ai từng làm. Sự mới mẻ sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Chính yếu tố này giúp cho ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp của bạn không bị lu mờ trước các ý tưởng khác.

Yếu tố sáng tạo 

Để ý tưởng khởi nghiệp của bạn có thể cạnh tranh với các ý tưởng khác đòi hỏi không thể thiếu yếu tố sáng tạo. Cho dù là có cùng ý tưởng đi chăng nữa, nhưng nếu ý tưởng của bạn sáng tạo hơn, tiết kiệm hơn và phục vụ cho đa dạng khách hàng hơn chắc chắn sẽ khả thi hơn. 

Yếu tố vượt trội 

Vượt trội tức là nổi bật hơn hẳn. Ý tưởng khởi nghiệp của bạn phải có đặc điểm vượt trội nào đó về lộ trình, thời gian hoàn thành, nhân vật lực,... Nói chung là có ưu điểm mà nhiều ý tưởng khác chưa có hoặc không có thì ý tưởng khởi nghiệp của bạn sẽ được đánh giá cao. 

Yếu tố thực tế 

Yếu tố thực tế này rất được coi trọng khi lên ý tưởng khởi nghiệp. Cho dù ý tưởng của bạn sáng tạo, vượt trội, mới mẻ như thế nào nhưng lại xa rời thực tế, thiếu tính khả thi cũng sẽ không được ủng hộ và đánh giá cao. 

Vì thế các doanh nghiệp thường lấy ý tưởng từ nhu cầu người tiêu dùng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn “đi tắt đón đầu” bằng cách khơi gợi nhu cầu người tiêu dùng để làm xuất hiện thêm nhiều ý tưởng kinh doanh khác.

Lợi nhuận 

Nếu khởi nghiệp cần vốn thì thành quả khởi nghiệp chính là lợi nhuận. Ý tưởng khởi nghiệp của bạn dù chi tiết như thế nào, có thời gian thực hiện bao lâu thì lợi nhuận cũng là đích đến cuối cùng. 

Lợi nhuận là sự công nhận và cũng là sự hồi đáp xứng đáng cho công sức của người khởi nghiệp hay nhóm người khởi nghiệp. Họ sẽ lấy lợi nhuận làm động lực phát triển. Mặt khác có thể lấy lợi nhuận hiện tại để đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp khả thi khác nữa.

Top ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất 2022

ý tưởng khởi nghiệp

Viết blog

Viết blog là một trong những ý tưởng khởi nghiệp có chi phí đầu tư thấp nhưng tiềm năng lợi nhuận rất cao. Blog, website là nơi mọi người tìm kiếm thông tin, lời khuyên, nguồn tài nguyên để hỗ trợ, phục vụ công việc hay đời sống của họ.

Bằng việc cung cấp bài viết có giá trị, bạn có thể kiếm tiền qua bài viết của mình với nhiều cách như:

  • Đặt quảng cáo trên website
  • Review sản phẩm và nhận hoa hồng
  • Đặt link tiếp thị liên kết với công ty
  • Bán khóa học trực tuyến
  • Tư vấn trực tuyến một kỹ năng, kiến thức nào đó
  • Nhận tài trợ (Donation) từ người đọc

Để bắt đầu viết blog, bạn cần xác định chủ đề (thị trường khe) và đọc giả của mình (phân khúc thị trường). Các thị trường khe phổ biến như kinh doanh, làm đẹp, đời sống, review sản phẩm, tài chính, tiền kỹ thuật số, giao dịch ngoại hối… được rất nhiều người chú ý trong thời gian này. Bạn cũng cần nắm được kiến thức về SEO, thiết kế, tiếp thị nội dung, viết bài, hiệu đính bài và cần biết cách sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến như mạng xã hội, email…

WordPress là nền tảng tạo blog phổ biến và đơn giản, dễ dùng để quản lý nội dung bài viết, hoặc bạn có thể dùng các nền tảng như Youtube, Tiktok, Facebook… sao cho phù hợp với mục đích và đọc giả của mình. 

Tiếp theo, bạn cần nghiên cứu từ khóa (có thể dùng Google Keyword Planner, Semrush, Ahrefs) để tạo kế hoạch nội dung và sản xuất nội dung đều đặn. Khi đạt được một mức độ người xem nhất định, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền một cách thụ động đều đặn.

Mua bán trên sàn thương mại Lazada, Shoppee, Tiki

Kinh doanh thương mại trên các sàn như Lazada, Shoppee, Tiki có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ cho chủ doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp kinh doanh phụ kiện trên Shopee đã kiếm được hơn 3 tỷ đồng một tháng

Mua bán trên các sàn thương mại điện tử là một nghệ thuật: Bạn cần tìm được nguồn hàng tốt, có thị trường đủ lớn, nhập hàng và bán lại trên mạng để kiếm lười. Bạn có thể tìm nguồn hàng bán sỉ từ Trung Quốc qua Alibaba, hoặc các nhà sản xuất OEM tại Việt Nam. Nếu ít vốn, bạn có thể thử chương trình Dropshipping nếu không muốn mua và trữ hàng hóa.

Để bắt đầu, bạn chỉ cần đăng ký gian hàng trên sàn thương mại điện tử, tạo tài khoản ngân hàng. Tiếp theo, hãy nghiên cứu chọn một sản phẩm kinh doanh thương mại có tiềm năng theo 5 bước sau:

ý tưởng khởi nghiệp

Bước 1: Khảo sát sản phẩm đó trên các sàn TMĐT

Bước này giúp bạn nắm được tỷ lệ người kinh doanh sản phẩm này, mức giá trung bình, xem phản hồi và thị hiếu người dùng để xem sản phẩm này có thật sự có thị trường tiềm năng không.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và nhà cung cấp

Bạn có thể mua hàng mẫu từ NPP trong nước, các công ty OEM trong nước hoặc từ Alibaba… hãy nhớ xem và đánh giá kỹ chất lượng hàng mẫu. Tiếp theo, hãy xem kỹ điều kiện đặt hàng, MOQ, hình thức thanh toán…để chọn ít nhất 2 nhà cung cấp phù hợp.

Bước 3: Đăng sản phẩm chuẩn SEO

Tối ưu tất cả mọi thứ khi đăng sản phẩm từ Tên, Mô Tả, Hình Ảnh, Video, Từ Khóa, Thông tin bổ sung…. Để người dùng có thể mua ngay mà không phải rời khỏi trang bán hàng của bạn để tìm thêm nguồn thông tin.

Bước 4: Kiểm tra độ nhạy của sản phẩm và mức độ chấp nhận của thị trường

Thử chạy quảng cáo để xem phản ứng của thị trường để đánh giá mức độ thành công của sản phẩm, từ đó điều chỉnh, scale up để đem lại lợi nhuận theo cấp số nhân.

Bước 5: Tái nhập hàng

Dựa vào tốc độ bán ra và phản hồi của khách hàng để ra quyết định nhập số lượng lớn, vừa đủ hay ngưng không bán sản phẩm này nữa.

Gợi ý: Jenfi sẽ giúp bạn nguồn vốn cho các hoạt động tiếp thị trên các nền tảng quảng cáo, giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo với tính năng Jenfi Insights, giúp bạn tập trung vào kinh doanh mà không cần lo về nguồn vốn.

Công ty quảng cáo trực tuyến

Một trong những thách thức khi kinh doanh trong 2022 của rất nhiều doanh nghiệp là tìm ra cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thật hiệu quả trên các nền tảng kỹ thuật số. Nếu bạn có kỹ năng về sản xuất nội dung, chạy quảng cáo đa nền tảng Facebook ads, Google ads, Zalo ads, tạo các landing page, thử nghiệm A/B… thì xây dựng một công ty quảng cáo trực tuyến sẽ là một ý tưởng khởi nghiệp thật sự tiềm năng.

Dĩ nhiên, việc xây dựng một công ty quảng cáo trực tuyến từ số không sẽ không hề dễ dàng. Bạn cần có chiến lược thích hợp:

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể

  • Hợp tác với người khác
  • Thuê người có kinh nghiệm

Nếu bạn đã có kinh nghiệm, bạn cần

  • Tìm cách để trở nên khác biệt trong ngành
  • Đừng ngại khi làm việc với tư cách bên thứ ba (white labeling)
  • Triển khai những gì bạn trình bày với khách
  • Phục vụ khách hàng thật tận tâm

Đào tạo trực tuyến

Trong thời đại 4.0 ngày nay, việc học online trở nên dễ dàng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bạn có thể ngồi tại nhà hoặc cơ quan để học bất cứ kiến thức, lĩnh vực nào mà bạn yêu thích. 

Các khóa học phổ biến nhất hiện nay thuộc nhiều lĩnh vực như Ngôn ngữ (Anh, Hàn, Nhật…), Marketing, Thiết Kế, Lập Trình, Đồ Họa, Website, Kinh Doanh, Kỹ năng (Thuyết trình, tư duy), Yoga, tạo sản phẩm thủ công (Nến thơm).

Bạn có thể dạy mở lớp dạy online trên Google Meet, Zoom, hoặc tạo các khóa học được ghi hình sẵn và bán trên các nền tảng như Unica, VioEdu (tiếng Việt), Udemy, Coursera (tiếng Anh). 

Dịch vụ dọn dẹp

Một trong những vấn đề thường gặp của những gia đình làm việc 9-5 là không có thời gian cũng như sức lực để dọn dẹp nhà cửa. Mặc dù họ có thể thuê người giúp việc theo giờ nhưng lại gặp khó khăn vì nhiều vấn đề như an toàn, chất lượng dịch vụ. Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực dọn dẹp sắp xếp nhà cửa có thể giúp bạn có được nguồn khách hàng ngay vì thị trường có nhu cầu cao trong khi ít đơn vị cung cấp dịch vụ này.

Để bắt đầu kinh doanh dịch vụ dọn dẹp, bạn cần đăng ký một công ty TNHH để có tư cách pháp nhân và tạo sự uy tín, tạo các SOPs (Quy trình làm việc), thuê nhân sự và hướng dẫn họ, tiếp theo là tìm kiếm khách hàng ở nơi bạn đang sinh sống.

Hãy chụp lại quá trình làm việc tại nhà khách và dùng chúng như các bằng chứng để tạo quảng cáo, cho khách hàng thấy được chất lượng dịch vụ của bạn như thế nào. 

Kinh doanh dịch vụ giặt quần áo, làm sạch giày dép

Vấn đề khi sinh sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… là mọi người quá bận rộn để có thời gian tự giặt giũ. Đây là một thị trường kinh doanh khá thực tế vì hầu như người trẻ rất ít thời gian (hoặc không thích) giặt quần áo.

Để bắt đầu kinh doanh dịch vụ giặt giũ, hãy nghiên cứu vị trí đông đúc (khu trọ, khu sinh viên hoặc người đi làm), tìm kiếm mua máy giặt công suất lớn với giá thấp, học các kiến thức căn bản về bột giặt, nước xả, nước tẩy… để giặt sạch thơm quần áo mà không làm hỏng chất liệu của khách hàng.

Để quảng cáo dịch vụ giặt quần áo, bạn có thể tạo tờ rơi và phát cho các khu trọ lân cận và cung cấp dịch vụ tốt hơn so với những tiệm giặt là khác trong khu vực (ví dụ: giao tận nơi, chiết khấu khi giới thiệu khách…)

Làm đồ handmade 

Nếu bạn là một người khéo tay, lại có máu kinh doanh và không ngại cần mẫn, tỉ mỉ để làm ra những món đồ handmade xinh xắn thì thời của bạn đã đến rồi đấy. 

Những món đồ handmade nhỏ gọn theo đủ phong cách từ đơn giản, hiện đại cho đến hoài cổ như túi thơm, giỏ xách, ví tiền, thậm chí là giày dép,... không cần bạn chuẩn bị số vốn quá lớn. Chỉ tầm 20 - 30 triệu thì bạn đã có thể khởi nghiệp làm đồ handmade.

Hơn nữa, những món đồ bắt mắt này rất dễ bán ra vì chúng có giá thành thường không cao. Vốn không cao mà lãi không hề thấp. Yêu cầu ở đây bạn chỉ cần tỉ mỉ bỏ ra thời gian, công sức là được. 

Kinh doanh tự do tại nhà 

Những ý tưởng kinh doanh tự do tại nhà phổ biến nhất hiện nay là mở shop thời trang, tiệm nails và làm tóc, tiệm spa, dịch vụ trông trẻ, tiệm bán tạp hóa nhỏ lẻ,... 

Bạn có sẵn mặt bằng hoặc vị trí để kinh doanh, không tốn tiền thuê nhà. Đồng thời có bạn bè hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ. 

Vào những tháng đầu mới bắt đầu kinh doanh, doanh thu chưa được cao cũng sẽ không làm bạn cảm thấy áp lực. Đến khi việc kinh doanh đi vào ổn định thì bạn đã có thể thu về lợi nhuận ổn định tùy theo chất lượng sản phẩm của bạn.  

Bán đồ ăn thức uống bình dân 

Nói đến món ăn đường phố Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận sự đa dạng của chúng. Nhất là những món ăn thức uống bình dân vẫn mang hương vị đặc trưng mà còn có giá cả rất rẻ so với các món được bán trong hàng quán cao cấp. 

Bạn hãy khởi nghiệp kinh doanh đồ ăn bằng những món ăn quen thuộc đối với người Việt như bún, phở, bánh mì, xôi vào buổi sáng. Ngoài ra bán cháo dinh dưỡng cũng đang là xu hướng mới cho các gia đình muốn kinh doanh đồ ăn bình dân. 

Nếu bạn tìm được mặt bằng tốt ở nơi khá đông đúc, nhộn nhịp, có thể bán trà đá vỉa hè. Ngành nghề này không cần vốn nhiều, tầm 2-3 triệu thì bạn đã có thể khởi nghiệp được.

Bán đồ đặc sản 

Mỗi tỉnh thành trên khắp mọi miền đất nước đều có những đặc sản riêng của mình. Vì thế kinh doanh đặc sản cũng là một ý tưởng cực kỳ thông minh và nhạy bán.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn hàng chất lượng tại nơi mình sinh ra, giúp chúng được nhiều người biết đến hơn.

Đã gọi là đặc sản tất nhiên phải quý, độc đáo. Điển hình như ba khía múi Cà Mau, kẹo dừa Bến Tre, bánh pía Sóc Trăng, nem chua Thanh Hóa,... Nhờ tính độc đáo này mà bạn rất dễ bán hàng. Khách hàng không những mua để ăn mà còn để biếu cho người thân, bạn bè, cấp trên nữa đấy!

Làm nghề tự do 

Đây là nhóm ý tưởng khởi nghiệp nổi trội hiện nay của các bạn trẻ. Đó là các nghề viết content tự do, chụp thuê ảnh sản phẩm, lập trình ứng dụng, thiết kế website,... Nhóm những công việc này không đòi hỏi về vốn nhiều như các nhóm nghề trên.

Tuy nhiên đòi hỏi bạn thật sự đầu tư chất xám và nghiêm túc với công việc mình làm. Có như thế bạn không cần đi đâu xa hoặc đến cơ quan mỗi ngày vẫn có thể đảm bảo thu nhập đáng kể, ổn định mỗi tháng cho mình. 

Livestream bán hàng online tại nhà

Những mẹ bỉm sữa, sinh viên hay nhân viên văn phòng đều dễ dàng khởi nghiệp với ngành bán hàng online. Đây chắc hẳn không còn là ngành nghề lạ lẫm gì. Quan trọng nhất bạn cần tìm được sản phẩm độc đáo về chất lượng hoặc giá cả để nâng cao sức cạnh tranh.

Bán hàng online là ý tưởng giúp bạn khởi nghiệp làm chủ tại nhà. Bạn không cần đầu tư, nâng cấp mặt bằng hoặc phải trưng bày sản phẩm. Chỉ cần chuẩn bị thật tốt một góc nhỏ để chụp hình mặt hàng bạn bán. Bên cạnh đó chăm chỉ, chu đáo, tận tâm trả lời tin nhắn, cuộc gọi từ khách hàng đảm bảo bạn sẽ bán hàng dễ dàng. 

Những lưu ý để có ý tưởng khởi nghiệp tốt 

ý tưởng khởi nghiệp

Như đã nói ở trên, ý tưởng khởi nghiệp cần đảm bảo các yếu tố mới mẻ, sáng tạo, vượt trội, thực tế và lợi nhuận. Nhưng để có ý tưởng khởi nghiệp tốt như vậy, các bạn đừng quên một vài lưu ý quan trọng sau:

  • Ý tưởng khởi nghiệp càng cụ thể, bài bản, bạn càng có thể kiểm soát rủi ro tốt;
  • Trước khi lên kế hoạch cho ý tưởng khởi nghiệp của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của những người vừa dày dặn kinh nghiệm vừa thân thiết, đáng tin tưởng;
  • Ý tưởng khởi nghiệp phải thực tế, bạn cần suy xét đến vốn, nhân lực, vật lực, đối thủ đang thực hiện cùng ý tưởng,... Không nên nóng vội kẻo làm mất đi lợi thế cạnh tranh của chính mình. Từ đó dẫn đến tình trạng bị đối thủ chèn ép. Thậm chí chưa thực hiện được ⅓ ý tưởng thì bạn đã bị hết vốn hoặc không còn ai thực hiện cùng. 

Trên đây là những chia sẻ thực tế của Jenfi về các ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất 2022. Hãy chuẩn bị chu đáo và chi tiết để ý tưởng của bạn được đưa vào thực tế sớm nhất. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi những chia sẻ mới nhất từ chúng tôi nhé!

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam qua chuỗi bài viết sau:

  1. Đánh Giá Thị Trường – Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu
  2. Tư Duy Thiết Kế - Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

ý tưởng khởi nghiệp

Nicky Minh

CTO and co-founder

Tư Duy Thiết Kế: Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Open post

Tư Duy Thiết Kế: Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam !

Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển thì việc cạnh tranh về sản phẩm ngày càng cao. Do đó để có được hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp cần lắng nghe những vấn đề từ khách hàng để đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của họ.

Một trong những công cụ hiệu quả để thực hiện quá trình này là Tư duy thiết kế (Design thinking). Hãy cùng Jenfi tìm hiểu:

  • Tư duy thiết kế là gì? 
  • Lợi ích khi ứng dụng tư duy thiết kế trong kinh doanh
  • 4 nguyên tắc quan trọng của Tư duy thiết kế
  • 5 Bước thực hiện Tư duy thiết kế 

Tư duy thiết kế là gì?

tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế là một giải pháp giúp doanh nghiệp sáng tạo và giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả hơn. Nó được thực hiện dựa vào nhiều phương pháp và quy trình thực hiện và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, kỹ thuật, trong kinh doanh,...

Tư duy thiết kế tập trung nhiều vào khách hàng, người tiêu dùng và những khách hàng và người tiêu dùng là người đầu tiên và quan trọng nhất để tìm hiểu nhu cầu, lợi ích của họ và đưa ra những giải pháp để đáp ứng được những nhu cầu đó, do đó ta gọi những phương pháp mà tư duy thiết kế mang lại là cách để giải quyết một vấn đề. 

Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đã thực hiện những phương pháp này với sản phẩm của họ. Ví dụ như Google, Samsung, Apple,... Và có một số trường đại học lớn hiện nay họ cũng đã có áp dụng những phương pháp này trong quá trình giảng dạy của họ (Stanford, Harvard,..)

Mặc dù đây là phương pháp đã xuất hiện từ rất lâu nhưng chỉ mới được ứng dụng rộng rãi trong những khoảng thời gian gần đây. Có nhiều tác giả đã vận dụng phương pháp này và xuất bản chúng thành những quyển sách và đem đến cho người đọc nhiều thông tin hữu ích.

Tại sao công ty nên sử dụng tư duy thiết kế?

tư duy thiết kế

Trong các doanh nghiệp và công ty thì tư duy thiết kế là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Nếu không có tư duy thiết kế thì doanh nghiệp có thể bị lạc hậu đối với những sản phẩm của họ và họ không thể bán sản phẩm ra ngoài thị trường và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 

Doanh nghiệp trước khi sử dụng tư duy thiết kế có thể là soát kiểm tra sản phẩm một cách chỉnh chu và hoàn thiện nhất trước khi đưa sản phẩm đến khách hàng và giúp khách hàng có một trải nghiệm đối với sản phẩm tốt hơn.

Trong kinh doanh thì tư duy thiết kế có một vai trò quan trọng giúp ta có thể thực hiện nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có những trải nghiệm về sản phẩm một cách sâu hơn từ đó mà doanh nghiệp có thể có được những cách để giải quyết hoặc cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Và nhận thấy tầm quan trọng của tư duy thiết kế đem lại mà đây là một phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân trên khắp thế giới lựa chọn chọn và áp dụng.

Những sản phẩm khi áp dụng tư duy thiết kế sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng và đem lại cho khách hàng một sự tin tưởng và thích thú hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp ở nước ngoài thường sử dụng phương pháp tư duy thiết kế rất nhiều còn ở Việt Nam thì vẫn còn hạn chế.

Lợi ích khi ứng dụng tư duy thiết kế trong doanh nghiệp

tư duy thiết kế

Có rất nhiều lợi ích khi bạn áp dụng tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh như:

Tạo ra các giải pháp sáng tạo

Con người không thể giải quyết vấn đề nếu họ không tin rằng một giải pháp tồn tại. Phương pháp lặp đi lặp lại cho phép giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong những trường hợp trước đây được coi là không thể giải quyết.

Mở rộng kiến ​​thức 

Khi tiếp xúc với một loạt các giải pháp khả thi và ý tưởng mới mẻ, từng thành viên trong công ty sẽ được mở rộng kiến thức so với cách tiếp cận truyền thống (vốn thiên về một câu trả lời duy nhất là được hay không.)

Thấy trước những vấn đề chưa phát sinh

Bằng cách tiếp cận quan sát người tiêu dùng và sản phẩm, bạn còn có thể phát hiện ra các giải pháp tiềm năng cho các vấn đề có thể chưa phát sinh ở thời điểm hiện tại

Ưu tiên nhu cầu của khách hàng 

Trong thực hành tư duy thiết kế, bạn sẽ kiểm tra liên tục vấn đề để tìm ra các giải pháp và ý tưởng khả thi liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến.

4 Nguyên tắc quan trọng của Tư duy Thiết kế 

tư duy thiết kế

Có bốn nguyên tắc của tư duy thiết kế do Christoph Meinel và Larry Leifer tại Viện Thiết kế Hasso-Plattner, Đại học Stanford khởi xướng:

Quy tắc con người là trung tâm

Quy tắc này dựa trên ý tưởng rằng quan điểm lấy con người làm trung tâm sẽ luôn giải quyết các vấn đề kỹ thuật theo cách thỏa mãn nhu cầu của con người.

Quy tắc không kiểm soát

Bạn cần suy nghĩ sáng tạo và từ bỏ hoàn toàn nhu cầu kiểm soát một vấn đề. Từ đó, bạn sẽ có thể suy nghĩ và thử nghiệm tự do hơn và có sự tự tin sáng tạo để xem xét các giải pháp mới.

Quy tắc đảo ngược thiết kế 

Bạn phải nhìn về quá khứ để xem công nghệ trước đây đã giải quyết nhu cầu của con người như thế nào. 

Khi hiểu được quá khứ, bạn có thể tìm ra các cách để đáp ứng nhu cầu của con người trong tương lai.

Quy tắc hữu hình

Quy tắc mới nhất trong bốn quy tắc tại thời điểm xuất bản nguyên tắc, quy tắc hữu hình gợi ý rằng tạo một sản phẩm hữu hình là cách tốt nhất để hiểu sâu hơn liệu một sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu của con người hay không.

Các giai đoạn của tư duy thiết kế

tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế được hình thành qua 5 giai đoạn được quy chuẩn hóa theo Học viện Thiết kế của Trường Đại học Stanford năm 1970. Và hiện tại thì quy trình này vẫn được thực hiện một cách rộng rãi và được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và kinh doanh.

5 giai đoạn của tư duy thiết kế được thể hiện như sau:

  • Thấu hiểu, đồng cảm (Empathize) với khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ
  • Xác định vấn đề (Define) của khách hàng, nhu cầu của họ là gì?
  • Lên ý tưởng, sáng tạo (Ideate) đối với sản phẩm
  • Xây dựng các mẫu (Prototype) để triển khai ý tưởng về sản phẩm
  • Thử nghiệm (Test) mẫu, kiểm tra sản phẩm và thu nhận phản hồi

Giai đoạn 1: Thấu hiểu, đồng cảm

Đồng cảm và thấu hiểu khách hàng là giai đoạn đầu tiên và quan trọng mà bạn cần thực hiện để hiểu về khách hàng cũng như là xây dựng được những mục tiêu và giải pháp tư duy thiết kế cho sản phẩm.

Tìm hiểu nguyên nhân mà doanh nghiệp gặp khó khăn đối với sản phẩm, nguyên nhân khiến cho sản phẩm không được thị trường chấp nhận vào không được sự ủng hộ của khách hàng.

Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần thực hiện đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được những thiếu sót của sản phẩm hoặc những trải nghiệm không tốt mà khách hàng nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm, tại sao họ chưa hài lòng về sản phẩm của mình. Để từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giải quyết những vấn đề trên và có thể đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Xác định vấn đề

Trong bữa thứ hai của tư duy thiết kế những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được từ sự thấu hiểu và đồng cảm trong giai đoạn 1 của khách hàng. Bắt đầu thực hiện phân tích để đưa ra những mẫu chốt của vấn đề cần thay đổi và điều chỉnh đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Những vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng bằng việc hệ thống thành một sơ đồ hóa và có thể giải quyết từng nhóm một cách thuận lợi và hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp đi được đúng hướng vấn đề cần giải quyết. 

Giai đoạn 3: Lên ý tưởng sáng tạo

Trong giai đoạn này thì cá nhân có thể áp dụng kỹ năng brainstorming để sáng tạo được những ý tưởng hay đối với sản phẩm và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.

Khi sáng tạo được càng nhiều ý tưởng thì càng có nhiều cơ hội để giải quyết được những vấn đề về sản phẩm hơn và có thể giúp lựa chọn ra được những ý tưởng tối ưu nhất

Giai đoạn 4: Xây dựng các mẫu

Tại bước này thì doanh nghiệp có thể loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu để có thể thay đổi và xem chúng có thích hợp với những nhu cầu của khách hàng hay không và ra mắt những mẫu thử nghiệm để phù hợp với những ý tưởng được đề xuất.

Trong bước này doanh nghiệp cần nhìn nhận ra được vấn đề mà sản phẩm của doanh nghiệp đang mắc phải và đề xuất những ý tưởng để cải thiện và giúp sản phẩm được hoàn chỉnh hơn

Giai đoạn năm: Thử nghiệm

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình tư duy thiết kế và giai đoạn này có thể thực hiện nhiều lần để có thể xuất ra được những mẫu thử và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất và được họ đón nhận nhiều nhất.

Giai đoạn thử nghiệm là một cơ hội tuyệt vời để giúp doanh nghiệp, cá nhân có thể kiểm tra và những giải pháp để thực hiện phát triển sản phẩm tốt hơn.

Khi thực hiện thử nghiệm thì không nên giải thích quá nhiều về sản phẩm để cho khách hàng có được một trải nghiệm những phản hồi chân thực nhất đối với sản phẩm của bạn.

Lời kết

Tư duy thiết kế là một giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi, sáng tạo sản phẩm của mình. Qua những thông tin về tư duy thiết kế được bài viết chia sẻ trên giúp bạn hiểu được tư duy thiết kế là gì. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm và có thể khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

đánh giá thị trường

Nicky Minh

CTO and co-founder

Đánh Giá Thị Trường – Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu

Open post
đánh giá thị trường

Đánh Giá Thị Trường - Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu

Bạn có một ý tưởng kinh doanh, huy động vốn thành công và tự tin có thể triển khai ý tưởng kinh doanh này thành một doanh nghiệp thật sự. Vậy, tiếp theo bạn cần làm gì? 

Công việc tiếp theo bạn cần làm là Đánh giá thị trường (Market Validation), xác định xem sản phẩm, dịch vụ của bạn có sẵn sàng được thị trường chấp nhận hay không. Bằng cách này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức thay vì hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ mà không biết được tiềm năng khai thác ra sao.

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam 

đánh giá thị trường

Tất cả những ý tưởng kinh doanh về sản phẩm và dịch vụ ban đầu nghe có vẻ tốt nhưng khi ra thị trường thì chúng có thể bị từ chối bởi những khách hàng này. Khi sản phẩm có thể gia nhập vào thị trường là chúng bắt đầu có lợi thế, và việc đánh giá thị trường theo một điều kiện thực tế trở nên rất quan trọng trước khi sản phẩm ra mắt. 

Cùng tìm hiểu đánh giá thị trường là gì, những bước thực hiện đánh giá thị trường và tại sao chúng lại quan trọng như vậy nhé.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét:

  • Định nghĩa về đánh giá thị trường
  • Tại sao các công ty cần xác nhận thị trường
  • Quy trình từng bước để thực hiện nghiên cứu xác nhận thị trường
  • Các phương pháp xác thực thị trường chính
  • Ví dụ thực tế 

Đánh Giá Thị Trường Là Gì? Định Nghĩa

đánh giá thị trường

Đánh giá thị trường là quá trình xác định sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh có nhu cầu gì trong thị trường mục tiêu. 

Đây là một bước quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm và được dùng để đánh giá mức độ khả thi của sản phẩm, dịch vụ này trong thị trường mục tiêu 

Trước khi bắt đầu đánh giá thị trường, bạn phải xác định thị trường mục tiêu của mình. 

Bạn có thể thực hiện đánh giá thị trường với nhiều thị trường mục tiêu khác nhau, tuy nhiên cách này tốn nhiều công sức và thời gian. Thay vào đó, bạn hãy thu hẹp thị trường mục tiêu thành một nếu bạn đang định vị thị trường, và chỉ từ 2 hoặc 3 thị trường nếu bạn đang thử nghiệm tìm kiếm thị trường mục tiêu.

Tại sao nên đánh giá thị trường?

đánh giá thị trường

Đánh giá thị trường rất có lợi đối với doanh nghiệp vì bạn sẽ có thể:

  • Tránh tạo ra các sản phẩm hoàn thiện nhưng không ai cần
  • Đảm bảo sản phẩm bạn có đủ nguồn vốn để phát triển và thị trường đủ rộng để kinh doanh

Khi nào bạn nên đánh giá thị trường

Việc đánh giá thị trường có thể dùng khi bắt đầu một ý tưởng khởi nghiệp, khi bạn tạo một sản phẩm hay dịch vụ mới và ra mắt chúng.

Đôi khi, bạn có thể triển khai khi tạo thêm tính năng mới trong những sản phẩm hiện tại.

Phương pháp nào dùng để đánh giá thị trường?

Hai cách tiếp cận phổ biến nhất thường được sử dụng trong việc đánh giá thị trường đó là 

  • Phỏng vấn trực tiếp những người trong thị trường mục tiêu của sản phẩm
  • Gửi khảo sát gián tiếp đến những người này. 
  • Tạo sản phẩm tối thiểu (Minimum Viable Product)
  • Thử nghiệm sản phẩm
  • Phương pháp dùng phần mềm

Điều quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thị trường là: Phải liên hệ được trực tiếp và có được phản hồi từ khách hàng trong thị trường mục tiêu của sản phẩm.

Bên dưới, Jenfi hướng dẫn bạn từng bước thực hiện đánh giá thị trường trước khi xây dựng một sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh.

Các bước thực hiện đánh giá thị trường

đánh giá thị trường

Viết ra các mục tiêu, giả định, lý thuyết về sản phẩm hay dịch vụ

Lập ra các mục tiêu của doanh nghiệp là bước đầu tiên trong việc đánh giá thị trường. 

Các mục tiêu có thể bao gồm:

  • Giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp là gì?
  • Khách hàng hàng mục tiêu của sản phẩm và những giả định thực hiện đối với những khách hàng này là gì?
  • Thông tin về sản phẩm giá cả và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Các giả định và lý thuyết có thể bao gồm:

  • Thị trường đang có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn
  • Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn sẵn sàng sử dụng sản phẩm
  • Sản phẩm sẽ giải quyết được vấn đề của khách
  • Mô hình định giá của bạn phù hợp với khách hàng mục tiêu 

Khi trả lời được những câu hỏi trên có thể giúp bạn bạn tìm ra giá trị và phân biệt được những yếu tố đặc biệt về sản phẩm mà doanh nghiệp đang đầu tư.

Đánh giá về thị phần và quy mô thị trường

Việc ước tính về quy mô của thị trường mục tiêu và thị phần của chúng có thể giúp bạn đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp cũng như xác định những yếu tố liên quan đến việc ra mắt sản phẩm của doanh nghiệp.

Bằng cách so sánh các yếu tố khác nhau với toàn bộ thị trường, ví dụ như dữ liệu bán hàng, số lượng công ty hiện tham gia thị trường và thị phần của họ, các phân khúc khách hàng khác nhau… bạn có thể xác định xem sản phẩm của bạn sẽ phù hợp với phân khúc nào và khả năng chiếm được bao nhiêu thị phần trong phân khúc đó.

Số lượng tìm kiếm hàng tháng liên quan đến sản phẩm của bạn

Số lượng tìm kiếm hàng tháng (Monthly Volume) của sản phẩm, dịch vụ tương tự trên các công cụ tìm kiếm sẽ có thể giúp bạn đánh giá xem có bao nhiêu người dùng đang tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ đó. 

Các công cụ marketing trực tuyến như Google Keyword Planner, Semrush, Ahrefs sẽ cung cấp dữ liệu chính xác có bao nhiêu người đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ. 

Trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa có mặt trên thị trường, hãy thử tìm kiếm những từ khóa dài (Long-tail Keyword) về những vấn đề xung quanh. Ví dụ, nếu bạn định triển khai dịch vụ Capital-As-A-Service (CAAS)- Huy động vốn tăng trưởng Jenfi đang cung cấp, thay vì tìm kiếm về CAAS, hãy mở rộng từ khóa tìm kiếm các từ khóa như:

  • Vay tín chấp doanh nghiệp lãi suất thấp
  • Vay tín chấp doanh nghiệp siêu nhỏ

Bằng cách này, bạn sẽ hiểu được rằng trong thị trường hiện nay, khách hàng có đang cần đến sản phẩm của bạn hay không.

Một công cụ khác có thể dùng là Google Trend (miễn phí). Bạn có thể dùng công cụ này để xem mức độ quan tâm của một từ khóa nào đó theo thời gian và xác định xem nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ có ổn định hay đang thoái trào.

Phỏng vấn khách hàng

Các doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn với phân khúc thị trường mục tiêu đối với sản phẩm để tìm hiểu về tiềm năng của sản phẩm trong trong hiện tại. 

Những vấn đề có thể hỏi khách hàng tiềm năng ví dụ như 

  • Động lực, sở thích, nhu cầu của họ và những sản phẩm hiện tại họ đang sử dụng là gì? 
  • Những vấn đề họ đang gặp với sản phẩm hiện tại
  • Mong muốn một sản phẩm trong mơ của họ 

Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thực hiện khảo sát khách hàng hàng bằng việc gửi form và nhận phản hồi.

Những phản hồi của khách hàng có thể phản ánh được rằng sản phẩm của doanh nghiệp có được đón nhận hay không. Trong trường hợp nếu sản phẩm của doanh nghiệp ít người biết đến thì doanh nghiệp có thể có những biện pháp để cải thiện sản phẩm và đem đến cho khách hàng những thông tin mới về sản phẩm của mình.

Thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ của công ty

Khi doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm ở phân khúc phù hợp, lúc này bạn có thể thực hiện qua 2 thử nghiệm alpha và beta.

Thử nghiệm alpha 

Thử nghiệm alpha là khi nhân viên nội bộ công ty thử nghiệm một sản phẩm với mục đích là để loại bỏ bất kỳ lỗi, sự cố hoặc đặc điểm nào trong sản phẩm không phù hợp trước khi sản phẩm có sẵn cho người dùng bên ngoài.

Thử nghiệm beta 

Thử nghiệm beta là khi một sản phẩm được một nhóm người dùng giới hạn thử nghiệm để xác định vấn đề còn tồn đọng. 

Trong trường hợp của một phần mềm hoặc ứng dụng, thử nghiệm beta có thể được công khai với thông báo cho người dùng biết phiên bản họ đang thử nghiệm chưa hoàn thành.

Thử nghiệm sản phẩm với người dùng thật có thể phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu sản phẩm của bạn bị lỗi hay khó sử dụng, gây ảnh hưởng đến khách hàng thì khách hàng có thể bỏ sản phẩm của bạn và lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Lợi ích của việc đánh giá thị trường

đánh giá thị trường

Có nhiều lý do mà doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá thị trường trước khi phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ ra mắt thị trường. Những lợi ích mang lại:

Việc đánh giá thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro và hạn chế được thời gian phát triển sản phẩm và việc thành công trong việc tiếp cận thị trường sẽ thuận lợi hơn. 

Khi một doanh nghiệp có một một ý tưởng cho một tính năng mới hoặc một sản phẩm hoàn toàn mới, ý tưởng đầu tiên có vẻ khả thi, thậm chí khéo léo. 

Nhưng cho đến khi sản phẩm được thực hiện hoạt động đánh giá thị trường thì việc tiến hành các cuộc phỏng vấn xác nhận của khách hàng để tìm hiểu liệu họ có quan tâm đến sản phẩm hay không, nhóm có thể thiếu các sai sót lớn.

Và khi thực hiện đánh giá thị trường thì doanh nghiệp có thể phát hiện ra được những vấn đề này trước khi sản phẩm được ra mắt. Và đây là cách dễ dàng để xem xét việc ý tưởng đối với sản phẩm đó có đáng để thực hiện hay không.

Khi doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh đầy cảm hứng, đừng bỏ qua giai đoạn đánh giá thị trường. Trong trường hợp khách hàng đã sẵn sàng trả tiền cho giải pháp của doanh nghiệp thì khi đó có thể xem xét ý tưởng đó là hợp lệ.

Khi xác nhận ý tưởng không nên chần chừ để có thể hiểu thị trường tốt hơn và nghiên cứu về những thách thức khắc phục, tránh những sai lầm tốn kém và tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn.

Lời kết

Bài viết đã cung cấp những thông tin về đánh giá thị trường giúp bạn hiểu được đánh giá thị trường là gì và các bước để đánh giá thị trường trước khi ra mắt sản phẩm của doanh nghiệp. 

Đánh giá thị trường là bước quan trọng mà bắt buộc mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp cần thực hiện để phát triển sản phẩm của mình và giúp công ty có được lợi nhuận trong tương lai.

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

đánh giá thị trường

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

Open post
Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

Nợ xấu hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi,..là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nợ xấu là gì và sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu bạn để phát sinh nợ xấu? Làm thế nào để phòng tránh rơi vào nhóm nợ xấu? Những thông tin liên quan đến chủ đề này sẽ được chúng tôi tổng hợp qua bài viết sau đây!

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? Nợ xấu là thuật ngữ chỉ các cá nhân, doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng nhưng không thể trả nợ khi tới hạn thanh toán. Thời gian để quá hạn nhiều ngày. Khoản nợ này bảo gồm cả gốc lẫn lãi theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Nợ xấu còn được gọi bằng những từ đồng nghĩa khác như nợ quá hạn, nợ khó đòi. 

Khi có nhóm khách hàng vào danh sách nợ xấu. Ngân hàng sẽ rất khó có thể thu hồi được khoản tiền đã cho vay.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

2. Những nguyên nhân nào gây phát sinh nợ xấu?

Nợ xấu là gì? Hiểu được bản khái niệm nợ xấu là gì, bạn cũng sẽ phần nào hình dung được những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu. 

Một vào nguyên nhân chủ yếu, đa số người dùng phải có thể kể đến như sau:

  • Khách hàng cố tình không thực hiện thanh toán khoản vay đúng với thời hạn được đã quy định rõ trong hợp đồng vay tiền. Nguyên nhân chính có thể do không đủ khả năng tài chính nên chấp nhận để phát sinh nợ xấu.
  • Khách hàng quên, vô tình hoặc cố tình không thanh toán hoặc thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng. Kể cả việc chỉ cần thanh toán số tiền tối thiểu như nội dung bảng sao kê ngân hàng gửi đến theo kỳ sao kê.
  • Lạm dụng sử dụng thẻ tín dụng. Tiêu dùng các khoản chi tiêu vượt quá hạn mức thấu chi của thẻ sau đó không có khả năng chi trả.
  • Sử dụng thẻ tín dụng đăng ký mua trả góp dịch vụ, sản phẩm nhưng không thanh toán đúng thời hạn.

3. Phân loại các nhóm nợ xấu theo hệ thống CIC

Danh sách những người mắc nợ xấu sẽ được cập nhật đầy đủ trên hệ thống của CIC Việt Nam (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC). 

Theo CIC Việt Nam, nợ xấu được phân loại thành 5 nhóm như sau:

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ XẤU
Tên phân loại Mô tả
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ mà khách hàng trả nợ trong hạn
  • Các khách hàng trả nợ quá hạn dưới 10 ngày. Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi theo thời hạn cam kết.
  • Trường hợp này người vay sẽ phải trả thêm tiền lãi phạt quá hạn là 150%
Nhóm 2 - Nợ cần lưu ý
  • Các khoản nợ mà khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 10 đến đủ 29 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá quá hạn trong khoảng từ từ 30 đến đủ 59 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng miễn/giảm lãi suất do khách hàng không đủ khả năng chi ra như hợp đồng đã ký kết.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ bị mất vốn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 90 đến dưới 180.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 – Nợ có nguy cơ bị mất vốn
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên theo hợp đồng tín dụng
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại
  • Các khoản nợ tiếp tục để quá hạn sau khi được điều chỉnh lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ tiếp tục được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

4. Nợ xấu gây ảnh hưởng gì?

Nếu chưa biết nợ xấu là gì, có thể bạn sẽ còn khá chủ quan với nợ xấu. Nhưng những ảnh hưởng tiêu cực sau đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Cố gắng đừng bao giờ để mình vướng vào nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ có thông tin nằm trong danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Bao gồm những thông tin cá nhân và: Khoản vay quá hạn, dư nợ quá hạn, thời gian quá hạn,..

Thông tin lịch sử nợ xấu được lưu giữ trên CIC với thời hạn từ 3 đến 5 năm với các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên. Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng hoặc các công ty tài chính. 

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

Khi đã nằm trong nhóm nợ quá hạn được lưu trữ thông tin trên CIC. Người vay nợ sẽ rất khó khăn khi có nhu cầu tiếp tục vay sau này tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác. Nếu nằm trong nhóm nợ nhóm nợ xấu 1 và 2. Khi có có nhu cầu muốn tiếp tục đăng ký vay tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, công ty tài chính khác. Người vay cần xử lý thủ tục khá khắt khe như sau:

  • Thanh toán hết các khoản nợ trước đó. Bao gồm đủ cả gốc và lãi.
  • Chứng minh mình không thường xuyên bị xếp vào nhóm nợ xấu.
  • Chứng minh thu nhập ổn định, có khả năng tài chính để chi trả các khoản nợ theo cam kết.
  • Có người bảo lãnh cho vay. Người bảo lãnh cũng phải đáp ứng được đủ các điều kiện do phía ngân hàng, tổ chức tín dụng hay công ty tài chính yêu cầu.
  • Có tài sản còn giá trị pháp lý đảm bảo khoản vay.

Đặc biệt, những trường hợp nợ xấu trong nhóm 3, 4 và 5 thì muốn đăng ký tiếp tục vay hầu như là không thể. Khách hàng buộc phải thanh toán đủ các khoản nợ và chờ đủ thời gian xóa thông tin lưu trữ trên CIC. Một số ngân hàng thậm chí rất khắt khe với những khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu từ 3 đến 5. Họ mặc định không chấp nhận giao dịch với những khách hàng có nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

Để đảm bảo cơ hội xét duyệt vay trong tương lai. Khách hàng cần hết sức lưu ý, tránh để rơi vào các nhóm nợ xấu và có lưu vết trên CIC.

5. Có thể xóa được lịch sử nợ xấu không?

Khi đã hiểu được nợ xấu là gì và những ảnh hưởng tiêu cực khi để nợ xấu lưu lại lịch sử trên CIC. Rất nhiều người hoang mang đặt câu hỏi: “Có thể xóa được lịch sử nợ xấu không?”

Đây là câu trả lời để bạn nắm thông tin:

Đối với các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng

Khá may mắn là nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng và đã tất toán xong. Lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ không bị lưu trữ trên hệ thống CIC. Trường hợp này khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình ảnh hưởng đến nhu cầu vay sau này.

Đối với các khoản xấu trên 10 triệu đồng

Cách duy nhất trong trường hợp này là ngay lập tức trong thời gian ngắn nhất tất toán toàn bộ các khoản nợ, bao gồm cả gốc lẫn lãi. Sau khi thanh toán khoản vay nên yêu cầu ngân hàng xác minh và ra văn bản xác nhận đã trả hết nợ.
Khoảng 12 tháng sau khi hoàn tất các thông tin thanh toán. Thông tin trên CIC của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính. 

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hay ngân hàng đều có quy định nếu khách hàng đã có lịch sử nợ xấu trong nhóm 3, 4, 5 thì bắt buộc phải sau khoảng thời gian 5 năm mới nhận hồ sơ xét duyệt cho các khoản vay mới.

6. Làm thế nào để không vướng vào nợ xấu?

Hiểu rõ được nợ xấu là gì. Chắc chắn không ai muốn để mình vướng vào nợ xấu. 

Tránh gặp phải những phát sinh khó khăn không đáng có do nợ xấu gây nên. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn không vướng vào nợ xấu.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

6. 1 Chủ động đánh giá tình hình tài chính trước khi vay

Vì ảnh hưởng của nợ xấu tác động rất lớn đến những kế hoạch trong tương lai. Nên trước khi đưa ra quyết định vay ngân hàng hay công ty tài chính nào đó, cần phải tính toán thật kỹ.

Khách hàng cần chủ động tìm hiểu những thông tin về lãi suất, thời hạn, số tiền phải thanh toán hàng tháng. Sau đó đánh giá tình hình tài chính của mình xem liệu có đủ khả năng chi trả trong suốt quá trình vay không. 

Để đảm bảo an toàn và có những phương án dự phòng cho những biến cố cuộc sống. Tốt nhất không nên lựa chọn những khoản vay có mức thanh toán vượt quá 50% tổng thu nhập của bạn hàng tháng. Hoặc bạn cũng nên cân nhắc giảm số tiền vay xuống để phù hợp với khả năng tài chính.

6.2 Đừng cố gắng vay nếu đang có lịch sử vay tiền không tốt

Nếu lịch sử tín dụng của bạn đang nằm trong nhóm nợ xấu. Tốt nhất hãy dừng ý định tiếp tục vay. Điều này sẽ làm giảm uy tín tín dụng của bạn xuống mức thấp. Các ngân hàng sẽ rất e dè khi bạn nộp đơn xét duyệt vay sau này. Nhất là đối với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ Credit card.

6.3 Chủ động thanh toán nợ đúng hạn 

Nếu đã biết nợ xấu là gì và nợ xấu để lại những hậu quả gì, thì khách hàng nên chủ động thanh toán nợ đúng thời hạn. 

Hãy ghi nhớ thật kỹ thời điểm phải thanh toán và đừng để trả nợ sau mốc deadline đó.

Lưu ý rằng thời gian thanh toán khoản nợ là thời gian mà ngân hàng nhận được tiền. Không phải thời gian bạn chuyển tiền. Nhiều trường hợp thanh toán qua thẻ ATM Smart Banking nhưng nghẽn mạng hoặc chậm giao dịch, tiền không đến ngân hàng đúng thời hạn cũng sẽ bị tính là quá hạn.

6.4 Có kế hoạch chi tiết trước khi quyết định vay

Hãy sử dụng đúng mục đích và có kế hoạch tốt nhất để số vốn vay có thể mang về lợi nhuận. Từ đó nâng cao khả năng kinh tế để trả nợ đúng hạn.

Khách hàng cũng nên dự trữ một khoản tiền để có thể kịp thời xoay sở cho việc thanh toán nếu có những tình huống bất lợi phát sinh.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

6.5 Liên hệ với ngân hàng khi nhận thấy có khả năng không thể trả nợ đúng hạn

Khi nhận thấy có khả năng không thể trả nợ đúng thời hạn theo cam kết trong hợp đồng. Việc đầu tiên bạn nên là là liên hệ với tổ chức cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính) để được tư vấn, tìm phương án giải quyết tối ưu nhất cho cả hai bên.
Hãy bỏ ngay ý định cắt đứt liên lạc với các tổ chức cho vay để trốn nợ. Hành động này gây thiệt hại cho chính bạn rất nhiều sau này. Thậm chí phải ra tòa án để giải quyết các khoản vay.

Trên đây là những nội dung xoay quanh vấn đề nợ xấu là gì và các thông tin cần nắm liên quan đến nợ xấu.
Hy vọng rằng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. Giúp mọi người hiểu rõ được nợ xấu là gì và không để vướng vào nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

 

Chỉ số ROA là gì? Cách xác định chỉ số ROA

Open post

Chỉ số ROA là gì? Cách xác định chỉ số ROA

Khi quản lý một doanh nghiệp, ROA là chỉ số vô cùng quan trọng, được đặc biệt quan tâm trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản mang lại lợi nhuận cho công ty. Để hiểu rõ hơn về khái niệm ROA là gì, cũng như nắm được ý nghĩa và cách xác định chỉ số ROA, hãy cùng Jenfi.vn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết này.

Chỉ số ROA là gì? 

roa là gì

ROA - tên gọi đầy đủ là Return On Assets, được hiểu là tỷ suất sinh lời tính trên tổng tài sản. ROA là chỉ số thể hiện được hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản kinh doanh. Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Cách xác định chỉ số ROA

roa là gì

Công thức để tính chỉ số ROA như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế ( Earnings) / Tài sản ( Assets) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận ròng của cổ phiếu thường. ( Lợi nhuận sau thuế = tổng thu - tổng chi - thuế thu nhập doanh nghiệp )
  • Tài sản: tổng số lượng tài sản bình quân của công ty/ doanh nghiệp. ( Tổng tài sản = vốn chủ sở hữu + nợ)
  • Đơn vị tính của ROA là %. 

Ví dụ: Công ty A có thu nhập ròng khoảng 1 tỷ. Tổng tài sản hiện tại công ty đang sở hữu là 5 tỷ. Vậy chỉ số ROA - tỷ suất sinh lời của công ty A là ⅕ x 100% = 20%. Một công ty B khác có thu nhập cũng là 1 tỷ, nhưng tổng tài sản là 10 tỷ, thì chỉ số ROA của công ty B là 1/10 x 100% = 10%. So sánh giữa công ty A và công ty B thì công ty A hoạt động hiệu quả hơn, có thể tiềm năng đầu tư hơn công ty B. 

Ý nghĩa của chỉ số ROA

roa là gì

Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả thông qua hoạt động quản lý tài sản và đầu tư sinh lời của công ty. Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể đánh giá được với 1 đồng tài sản đầu tư, thì công ty hoặc doanh nghiệp này có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. 

Nếu chỉ số ROA cao và ổn định trong thời gian dài tức là công ty đang hoạt động hiệu quả, có lãi, có tiềm năng phát triển. Từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của công ty/ doanh nghiệp. 

Ngoài ra, ROA cùng còn để so sánh hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp giữa nhiều mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên, khi đánh giá ROA qua các thời kỳ sẽ có nhiều sai số vì nó phải được đánh giá dựa trên cùng một cơ sở về chi phí, chính sách kế toán… 

Bên cạnh đó, ROA cũng được dùng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong cũng một lĩnh vực. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào vốn đầu tư lớn thì ROA sẽ thấp hơn. Do đó, để so sánh giữa 2 công ty thì bạn không thể chỉ dựa vào chỉ số ROA giữa các ngành mà phải so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? 

roa là gì

Chỉ số ROA sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Lĩnh vực công ty đang tham gia hoạt động. Ví dụ, công ty hoạt động ngành công nghệ thông tin, không yêu cầu tài sản lớn thì ROA thường cao. Trong khi các công ty ngành công nghiệp nặng thường yêu cầu vốn lớn thì ROA tương đối thấp. 
  • So sánh ROA giữa các đối thủ kinh doanh cùng một ngành. Công ty hoặc doanh nghiệp nào có ROA lớn hơn chỉ số trung bình ngành thì tức là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. 
  • So sánh kết quả ROA hiện tại và quá khứ. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi chỉ số ROA của nó tăng trưởng qua các năm và cao hơn chỉ số trung bình ngành. 

Những lưu ý khi phân tích ROA

Khi đánh giá và phân tích chỉ số ROA, chúng ta cần chú ý đến dữ liệu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 

Nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp tăng trưởng qua các năm tức là tín hiệu tốt, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhưng nếu chỉ số lúc tăng lúc giảm thì cần chú ý phân tích và xem xét kỹ hơn. 

Bên cạnh đó, khi tiến hành phân tích chỉ số ROA, bạn cũng cần phân tích kèm theo cả ROE, ROS, và tỷ lệ đòn bẩy tài chính để đánh giá chính xác hơn.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

roa là gì

ROE - Return On Common Equity là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, dùng để đánh giá khả năng sinh lời trên vốn của cổ đông. 

Chỉ số ROA và ROE có mối liên hệ tương quan với nhau qua mô hình phân tích Dupont, theo công thức tính Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu. 

Khi kết hợp cả chỉ số ROA và ROE, nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách chính xác hơn.

Kết luận

Chỉ số ROA là gì? ROA là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số ROA, chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, so sánh kết quả của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả cùng với tăng trưởng doanh số là phương thức giúp các startups, doanh nghiệp SME có thể phát triển và mở rộng nhanh hơn. Theo đó, Jenfi hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn cho các hoạt động tăng trưởng như Quảng cáo trực tuyến, mua hàng hóa… với lãi suất cạnh tranh mà không cần thế chấp tài sản. Điều này có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh mà không phải mạo hiểm như các hình thức vay vốn truyền thống.

Đăng ký và thẩm định trong 3 phút với Jenfi tại đây

 

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 16 17 18 19 20 21

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top