Tìm hiểu về sản phẩm: Khái niệm, cấp độ cấu thành và phân loại

5 min read

Khi nói về sản phẩm, chúng ta thường liên tưởng đến những đồ vật, hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng hằng ngày. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi chúng là gì và nó được cấu thành như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, cấp độ cấu thành và phân loại sản phẩm. Cùng Jenfi tìm hiểu chi tiết!

Tìm hiểu về khái niệm sản phẩm

Trong lĩnh vực Marketing, sản phẩm chính là chữ P đầu tiên trong mô hình 4P (Product) cho biết những mặt hàng hoặc dịch vụ mà được sản xuất và cung cấp ngoài thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với lĩnh vực bán lẻ, chúng còn được gọi là hàng hóa hoặc trong sản xuất thì đó chính là nguyên liệu thô và được bán khi thành phẩm. Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, sản phẩm được tạo ra đều nhằm để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người.

Hiện nay trên thị trường có vô vàn sản phẩm khác nhau được chào bán với đủ loại hình, mức giá,… Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn cần có những chiến lược tiếp thị hiệu quả để giúp sản phẩm của mình tiếp cận được nhiều khách hàng.

sản phẩm
Không phải ai cũng hiểu rõ sản phẩm là gì

>>> Đọc thêm: Khai Thác Vòng Đời Sản Phẩm: Giải Thích & Ví Dụ

Cấp độ cấu thành của sản phẩm là gì?

Một đơn vị sản phẩm có thể được cấu thành từ nhiều yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau. Do đó, chức năng Marketing của mỗi loại sản phẩm sẽ có sự khác biệt. Khi tạo ra một sản phẩm nào đó, đơn vị sản xuất sẽ xếp chúng theo 3 cấp độ: sản phẩm cốt lõi (lâu bền), sản phẩm hiện thực (không lâu bền) và sản phẩm bổ sung (dịch vụ)

sản phẩm
Một đơn vị sản phẩm có thể được cấu thành từ nhiều yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau

Cấp độ 1: Sản phẩm cốt lõi (lâu bền)

Sản phẩm cốt lõi là sản những sản phẩm được tạo ra dựa trên nhu cầu và lợi ích thiết thực của người mua. Chính vì vậy, để sáng tạo ra một mặt hàng thì nhà sản xuất phải nghiên cứu để biết được người mua cần gì? Khách hàng mong muốn sản phẩm đáp ứng nhu cầu nào và đem lại lợi ích gì?,…để mang lại giá trị cho khách hàng

Ví dụ khách hàng muốn mua một chiếc ô tô để làm phương tiện di chuyển nhưng đồng thời họ cũng quan tâm đến những lợi ích khác như: Thiết kế hiện đại, đẹp mắt, xe có nhiều tính năng thông minh,…

Cấp độ 2: Sản phẩm hiện thực (không bền lâu)

Tính không bền lâu của sản phẩm là gì? Đó chính là việc chúng sẽ bị tiêu hao đi sau vài lần sử dụng. Sản phẩm cấp độ 2 được gọi là sản phẩm hiện thực vì chúng thể hiện các yếu tố thực tế của hàng hóa, bao gồm:

  •  Đặc tính
  •  Hình thức bên ngoài
  •  Đặc thù
  • Thông tin cụ thể về sản phẩm

Những yếu tố này thường được khách hàng cảm nhận và đánh giá thông qua giác quan để có sự so sánh các sản phẩm với nhau. Khách hàng cũng dựa vào những yếu tố hiện thực để quyết định chọn mua mặt hàng đó.

Cấp độ 3: Sản phẩm bổ sung

Cấp độ 3 là giai đoạn sản phẩm được bổ sung thêm những yếu tố để tạo ra giá trị độc đáo và tăng tính hấp dẫn cho khách hàng. Sản phẩm bổ sung (dịch vụ) bao gồm các hoạt động liên quan đến khách như: Chăm sóc khách hàng, hậu mãi, gói bảo hành mở rộng và những tùy chọn tùy chỉnh,... Việc ứng dụng sản phẩm bổ sung cũng chính là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo ra sức cạnh tranh, nâng cao cơ hội tiếp cận khách hàng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

>>> Đọc thêm: Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Lưu Ý Dân Marketing Cần Biết

Phân loại các sản phẩm thường gặp

Trong cuộc sống chúng ta có thể thấy có rất nhiều sản phẩm khác nhau, từ vô hình đến hữu hình. Để phân loại, thông thường dựa vào 4 yếu tố cơ bản. Vậy yếu tố để phân loại sản phẩm là gì?  

sản phẩm
Có 4 yếu tố để phân loại sản phẩm

Phân loại theo nhóm khách hàng

Trong kinh doanh, khách hàng thường được chia thành 2 nhóm chủ đạo, tương ứng với 2 loại sản phẩm:

  •  Khách hàng là người tiêu dùng, tương ứng với sản phẩm giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)
  •  Khách hàng là doanh nghiệp, tương ứng với sản phẩm giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

Phân loại theo hành vi mua hàng

Dựa vào hành vi mua hàng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp thường sản xuất sản phẩm với chức năng riêng, bao gồm:

  • Sản phẩm tiện lợi
  • Sản phẩm mua sắm
  • Sản phẩm chuyên môn
  • Sản phẩm ít được mua

Phân loại theo sản phẩm kinh doanh

Sản phẩm kinh doanh là gì? Đây là nhân tố giúp nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phục vụ kinh doanh và phần mềm hỗ trợ kinh doanh. Cụ thể:

  • Các sản phẩm phục vụ kinh doanh: Nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, vật tư sản xuất.
  • Các phần mềm hỗ trợ kinh doanh: Ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm chấm công, ứng dụng kế toán,...

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động, kinh doanh

Một cách khác để phân loại sản phẩm chính là dựa theo ngành và lĩnh vực hoạt động. Trong đó, gồm có 2 loại:

  • Sản phẩm thị trường dọc (Vertical Marketing Products): sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.
  • Sản phẩm thị trường ngang (Horizontal Marketing Products): sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau để đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng.

>>> Đọc thêm: Bán Gì Không Sợ Ế: Cách Giúp Bạn Tìm Ra Sản Phẩm Vàng

Tổng kết

Như vậy, có thể thấy sản phẩm không chỉ đơn giản là những đồ vật mà chúng ta sử dụng hàng ngày, mà còn là sự kết hợp phức tạp của các cấp độ cấu thành. Từ những yếu tố cốt lõi đến những tính năng bổ sung, sản phẩm thể hiện sự sáng tạo và khả năng đáp ứng nhu cầu của con người. Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm trong đời sống. Hãy luôn theo dõi website của Jenfi để được cập nhật những thông tin hữu ích!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi!

Bạn đang tìm kiếm một khoản vốn lớn để đầu tư sinh lời hay mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình? Hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi! Jenfi Capital có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn khoản vay lên đến 10 tỷ VND mà không yêu cầu tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký vay rất đơn giản và dễ hiểu, giúp các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của cá nhân hay doanh nghiệp, bạn có thể đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

sản phẩm
sản phẩm

 

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x