4 Tiêu Chí Phân Biệt Giữa Vốn Điều Lệ Và Vốn Chủ Sở Hữu

5 min read

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là hai nguồn vốn có tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tuy chúng có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau nhưng không ít người vẫn còn bị nhầm lẫn vì chưa thực sự hiểu rõ. Trong bài viết dưới đây, Jenfi sẽ giúp bạn nhận biết sự khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, hãy cùng theo dõi nhé!

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác biệt gì?

Về định nghĩa

Vốn điều lệ là vốn mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành sở hữu chung hoặc chủ sở hữu của công ty đó.
Vốn chủ sở hữu là vốn do Nhà nước, doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia góp vốn. Những đối tượng trên khi mua và nắm giữ cổ phiếu chính là chủ sở hữu.

Về cơ chế hình thành

Vốn điều lệ ban đầu được quyết định dựa trên thỏa thuận của ban lãnh đạo hoặc các cổ đông sáng lập dựa vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính của công ty. Theo đó, các cổ đông, thành viên đóng góp vốn hoặc cam kết đóng góp trong một khoảng thời gian nhất định được quy định trong điều lệ.

Vốn chủ sở hữu do nhà nước cấp, chủ doanh nghiệp bỏ ra hoặc đóng góp vốn ban đầu. Sau đó, vốn được bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc thu từ những nguồn khách của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu được bổ sung bằng lợi nhuận để lại của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu được bổ sung bằng lợi nhuận để lại của doanh nghiệp

Về ý nghĩa

Vốn điều lệ có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là cam kết giữa thành viên với các khách hàng, đối tác về mức trách nhiệm vật chất. Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn là cơ sở để phân chia quyền lợi và trách nhiệm đối với thành viên góp vốn. Theo đó, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn họ đã góp và không vượt qua mức đầu tư của họ.
Vốn chủ sở hữu được coi là nguồn tài trợ quan trọng cho doanh nghiệp và cũng là nền tảng để xác định giá trị của doanh nghiệp. Nó phản ảnh cho tình hình tăng hoặc giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bị phá sản, nguồn vốn được ưu tiên cho việc trả nợ và phần còn lại được phân chia theo tỷ lệ đóng góp ban đầu cho các cổ đông.

Về nghĩa vụ nợ

Vốn điều lệ vừa được xem là một tài sản vừa là một khoản nợ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản.
Vốn chủ sở hữu do doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng góp vốn hoặc tạo ra từ kết quả kinh doanh nên không thể coi là một khoản nợ nếu doanh nghiệp phá sản.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có ưu nhược điểm gì?

Vốn điều lệ

Ưu điểm

Đầu tiên, đây là cơ sở để xác định tỷ lệ góp vốn từ đó có thể phân chia quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trong trường hợp công ty bị giải thể hoặc phá sản. Như vậy, cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm dựa theo số vốn của họ đã góp, từ đó có thể bảo vệ tài sản cá nhân của cổ đông và các chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, vốn điều lệ là căn cứ để đánh giá năng lực hoạt động, tiềm lực kinh tế, khả năng phát triển của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

Đồng thời, vốn điều lệ đủ lớn sẽ tạo điều kiện vững chắc để công ty phát triển và tăng khả năng ứng phó với các thách thức tài chính.
Cuối cùng, việc sở hữu vốn điều lệ càng cao càng chứng tỏ được mức độ uy tín và tạo lòng tin với khách hàng, đối tác. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thu hút thêm cơ hội kinh doanh và sự hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư.

Vốn điều lệ càng lớn càng chứng minh độ uy tín của doanh nghiệp
Vốn điều lệ càng lớn càng chứng minh độ uy tín của doanh nghiệp

Nhược điểm

Vốn điều lệ có thể là trở ngại đối với các doanh nghiệp khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Trong trường hợp vốn điều lệ ban đầu không quá cao doanh nghiệp sẽ rất khó để tham gia vào một số ngành nghề đặc thù. Đó là những ngành nghề cần nhiều chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị hoặc phải đầu tư cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu để cạnh tranh.
Cùng với đó, vốn điều lệ được biết là vốn thực được góp từ ban đầu của các thành viên, vì thế nó có thể làm giới hạn tài nguyên. Trong trường hợp công ty cần nguồn vốn lớn hơn để mở rộng dự án hoặc cạnh tranh với đối thủ thì vốn điều lệ có thể chưa đủ để đáp ứng.
Mặt khác, cam kết góp vốn của các thành viên là có thời hạn mà vốn điều lệ cần được duy trì liên tục để không bị giảm xuống quá mức. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược để ổn định cũng như thúc đẩy vốn điều lệ nhằm đảm bảo hoạt động tài chính cho công ty.

Vốn chủ sở hữu

Ưu điểm

Khác với vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp không bị cần lo lắng trong việc huy động vốn mà có thể sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ nên chủ sở hữu không cần lo lắng về các khoản nợ hay lãi.
Không chỉ vậy, với vốn chủ sở hữu doanh nghiệp còn có thể chủ động hơn trong việc đầu tư và thoải mái sử dụng theo các mục đích kinh doanh mà không phải chịu bất kỳ tác động nào.

Với vốn chủ sở hữu doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đầu tư
Với vốn chủ sở hữu doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đầu tư

Nhược điểm

Chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm với số vốn họ đã góp. Trong trường hợp kinh doanh gặp trục trặc hoặc làm ăn thua lỗ, họ sẽ phải gánh chịu rủi ro tài chính vô cùng lớn mà không có người cùng san sẻ để giảm bớt gánh nặng tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty phải chia cho các cổ đông là chủ sở hữu của các cổ phần. Do đó, chủ sở hữu của doanh nghiệp không được hưởng toàn bộ phần lãi đó.
Khi chủ sở hữu công ty đưa ra các quyết định còn phải dựa vào lợi ích của các chủ đầu tư khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào các đối tác cũng đồng ý với các quyết định đưa ra nên xung đột có thể sẽ nảy sinh.

Tổng kết

Khi tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động của công ty, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, đặc biệt là với hai hình thức vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu mà Jenfi vừa chia sẻ. Bên cạnh đó, còn rất nhiều thông tin thú vị về lĩnh vực tài chính, bạn hãy cập nhật thường xuyên tại chuyên mục Blog của Jenfi nhé!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi

Các doanh nghiệp cần mở rộng kinh doanh nhưng gặp vấn đề về tài chính hãy nhanh tay đăng ký huy động vốn tăng trưởng Jenfi. Chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp bạn khoản vay lên đến 10 tỷ VND. Quy trình đăng ký đơn giản và không yêu cầu tài sản thế chấp, giúp công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.
Để hiểu rõ hơn về trường hợp của doanh nghiệp bạn, hãy đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x