Sự khác biệt giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

5 min read

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là hai khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và giao dịch thương mại. Chúng liên quan đến việc giảm giá hoặc ưu đãi cho các đối tác kinh doanh hoặc khách hàng. Vậy cụ thể từng khái niệm là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của Jenfi Capital.

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại (Trade Discount) là một khoản giảm giá hoặc ưu đãi mà nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ áp dụng cho người mua hàng khi họ mua hàng hóa của người bán với khối lượng lớn. Loại chiết khấu này thường được áp dụng cho các đại lý, nhà bán lẻ,… giúp họ mua được hàng hóa của nhà sản xuất với giá tốt.

Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán (Cash Discount) là khoản giảm giá hoặc ưu đãi mà người mua có thể nhận được nếu họ thanh toán xong giá trị hóa đơn trước thời hạn đã xác định trong hợp đồng mua bán.

Phân biệt chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Như vậy, chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại đều là phần giá trị mà bên mua được hưởng từ bên bán theo thỏa thuận. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau cơ bản, bạn có thể tham khảo trong bản sau:

Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán
Khái niệm Là khoản giảm giá mà người mua nhận được khi mua hàng với số lượng lớn. Là khoản giảm giá mà người mua nhận được khi thanh toán hóa đơn bán hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận mua bán.
Hóa đơn Có thể trừ trực tiếp vào hóa đơn bán hàng hoặc lập thêm hóa đơn điều chỉnh giảm giá cho bên mua. Không trừ vào giá trị trên hóa đơn.
Vai trò Có thể xử lý nhanh chóng tình trạng hàng tồn kho của bên bán hàng, đặc biệt là đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn ngày. Giúp bên bán nhanh chóng thu hồi nợ mua hàng, có nguồn vốn để tiếp tục sản xuất sản phẩm.

 

Thời điểm phát sinh chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Khi nào chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại sẽ bắt đầu có hiệu lực? Sau đây là thời điểm phát sinh giá trị của chúng:

  • Các khoản chiết khấu thương mại sẽ bắt đầu phát sinh ngay từ thời điểm đơn hàng được tạo lập. Ví dụ: Doanh nghiệp X mua địa chỉ domain với mức giá 1,000,000đ/năm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp X mua gói dịch vụ để sử dụng domain trong vòng 3 năm thì giá sẽ được giảm 20%, tức 2,400,000đ (thay vì 3,000,000đ như mức giá gốc).
  • Các khoản chiết khấu thanh toán sẽ bắt đầu phát sinh ngay từ thời điểm bên mua tiến hành thanh toán hóa đơn bán hàng cho bên bán. Ví dụ: Doanh nghiệp X mua gói dịch vụ để sử dụng domain trong vòng 3 năm với giá tổng cộng là 2,400,000đ và sẽ thanh toán trong vòng tối đa 1 năm kể từ ngày ký hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp X thanh toán toàn bộ số tiền trong vòng tối đa 3 tháng sẽ được giảm thêm 5%.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Cách hạch toán chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại dựa theo Thông tư 200/2014/TT/BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, hạch toán đối với khoản chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán như sau:

  • Hạch toán chiết khấu thương mại:
    • Bên bán: Nợ tài khoản 111, 112, 131 là tổng số tiền phải nhận về; có tài khoản 511 là doanh thu bán hàng ghi trên hóa đơn (đã trừ đi phần chiết khấu và chưa tính thuế); có tài khoản 3331 là thuế giá trị gia tăng đầu ra.
    • Bên mua: Nợ tài khoản 156 là giá trị đơn hàng (chưa tính thuế); nợ tài khoản 133 là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; có tài khoản 111, 112, 131 là giá trị đơn hàng đã bao gồm thuế.
  • Hạch toán chiết khấu thanh toán:
    • Bên bán: Nợ tài khoản 635 là chi phí tài chính; có tài khoản 111, 112, 131 là giá trị phần chiết khấu thanh toán trả bằng tiền mặt/tiền gửi ngân hàng/bù trừ khoản phải thu.
    • Bên mua: Nợ tài khoản 111, 112, 331 là giá trị chiết khấu thanh toán nhận bằng tiền mặt/tiền gửi ngân hàng/bù trừ khoản phải trả.

Tổng kết

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán thường được sử dụng để khuyến khích việc mua sắm hoặc thanh toán nhanh hơn, và chúng có thể tạo lợi ích cho cả người mua và người bán trong giao dịch thương mại. Hy vọng bài viết của Jenfi Capital đã giúp bạn phân biệt được hai khái niệm này để ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình một cách phù hợp.

Mở rộng kinh doanh cùng Jenfi

Những doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh nhưng lại gặp vấn đề về tài chính và muốn được hỗ trợ, hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với Jenfi Capital ngay hôm nay. Với quy trình đăng ký vay đơn giản, dễ hiểu và không yêu cầu tài sản thế chấp, chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận được tiền khi cần thiết.

Ngoài ra, để nhận tư vấn cụ thể về tình hình của doanh nghiệp, bạn hãy đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x