Sử Dụng Phân Tích Dữ Liệu Để Đưa Ra Quyết Định Kinh Doanh Sáng Suốt

5 min read

Trong thời đại thông tin, nhu cầu hiểu và phân tích dữ liệu của doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các công ty công nghệ đang không ngừng phát triển các công cụ giúp doanh nghiệp thu thập, hiểu và tận dụng những dữ liệu quý giá để đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn. 

Hãy cùng Jenfi bắt đầu cuộc hành trình khám phá phương pháp phân tích dữ liệu kinh doanh trong bài viết này.

Phân tích dữ liệu là gì? Tại sao cần phân tích các dữ liệu?

Phân tích dữ liệu là quá trình biến đổi dữ liệu thô thành thông tin chuyên sâu và hữu ích. Nó bao gồm việc sử dụng một loạt công cụ, công nghệ, quy trình để khám phá xu hướng và giải quyết các vấn đề dựa trên dữ liệu có sẵn. Trong quá trình này, dữ liệu được sàng lọc, biến đổi, phân loại để rút ra các thông tin quan trọng và ý nghĩa.

phân tích dữ liệu
Phân tích các dữ liệu là quá trình biến đổi dữ liệu thô thành thông tin chuyên sâu và hữu ích.

Phân tích các dữ liệu không chỉ giúp tìm hiểu thông tin ẩn chứa trong dữ liệu, mà còn có thể ảnh hưởng đến quy trình kinh doanh. Nó cung cấp cái nhìn sâu hơn, giúp định hình và cải thiện các quy trình kinh doanh hiện có, cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định, từ việc xác định xu hướng thị trường cho đến đưa ra dự báo.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích mô tả

Phân tích mô tả là một phương pháp khởi đầu cho quá trình phân tích dữ liệu và nó được sử dụng để trả lời câu hỏi “điều gì đã xảy ra?”. Quá trình này bao gồm việc thu thập, sắp xếp và diễn giải dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra những thông tin giá trị cho doanh nghiệp.

Một ví dụ phổ biến về phân tích mô tả là các báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu và tình hình kinh doanh của một công ty,…

>> Xem thêm: Cách lập báo cáo tài chính chi tiết nhất 2023

Tuy phân tích mô tả không thể dự đoán kết quả trong tương lai nhưng nó giúp doanh nghiệp xác định được các vấn đề đang diễn ra. Ngoài ra, phân tích mô tả cũng giúp bạn sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu cho các phân tích tiếp theo.

Phân tích khám phá

Phương pháp phân tích này bao gồm việc tìm lỗi, phát hiện dữ liệu, tạo bản đồ cấu trúc dữ liệu, liệt kê các điểm bất thường và thiết lập các tham số. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn có một tập dữ liệu hoàn chỉnh. Các dữ liệu này tạo nền tảng cho các phân tích tiên tiến hơn, như học máy và xây dựng mô hình dữ liệu.

Phân tích chẩn đoán

Phân tích chẩn đoán giúp bạn trả lời câu hỏi: Tại sao điều này xảy ra? Phân tích chẩn đoán đi sâu vào dữ liệu để tìm kiếm thông tin chi tiết và có giá trị.

Phân tích chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật như khám phá dữ liệu (exploratory analysis), xem chi tiết (drill-down), khai thác dữ liệu (data mining) và phân tích tương quan (correlations).

Phân tích dự đoán

Phân tích dự đoán là một phương pháp giúp dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa trên cơ sở dữ liệu. Phương pháp này sử dụng kết quả từ các phương pháp phân tích mô tả, khám phá và chẩn đoán đã được thực hiện trước đó, kết hợp với học máy (ML) và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này cho phép bạn phát hiện các xu hướng trong tương lai và nhận biết các vấn đề tiềm ẩn trong dữ liệu của bạn.

phân tích dữ liệu
Phân tích dự đoán là một phương pháp giúp dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa trên cơ sở dữ liệu.

Trong lĩnh vực kinh doanh, các ngành nghề có thể sử dụng phân tích dự đoán để giảm rủi ro, tối ưu hoá hoạt động và tăng doanh thu.

Ví dụ, trong lĩnh vực tài chính, phân tích dự đoán đã được sử dụng từ lâu để phát hiện và giảm thiểu gian lận, đánh giá rủi ro tín dụng, tận dụng cơ hội bán kèm bán thêm và duy trì mối quan hệ với khách hàng có giá trị. 

Phân tích đề xuất

Phân tích đề xuất là một phương pháp phân tích hiệu quả trong nghiên cứu. Nó giúp trả lời các câu hỏi: “Cái gì sẽ xảy ra?” và “Chúng ta nên làm gì tiếp theo?”. 

Phương pháp phân tích này sử dụng dữ liệu có sẵn để dự đoán những gì có thể xảy ra và đề xuất các phương án tốt nhất dựa trên mô phỏng và phân tích toàn diện dữ liệu đó. Điều này giúp bạn tạo ra chiến dịch, dịch vụ và thông tin liên lạc phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng ở mức cá nhân, từ đó tăng số lượng khách hàng mới, duy trì và gia tăng sự hài lòng của khách hàng hiện tại. 

phân tích dữ liệu
Phân tích đề xuất là một phương pháp hiệu quả trong nghiên cứu.

Áp dụng phân tích dữ liệu trong kinh doanh

Dưới đây là 7 phương pháp quan trọng để phân tích dữ liệu trong kinh doanh:

  • Phân tích cụm: Đây là kỹ thuật nhóm các phần tử dữ liệu giống nhau với nhau. Phương pháp này thường được sử dụng để tìm mô hình ẩn trong dữ liệu hoặc để cung cấp ngữ cảnh cho một xu hướng hoặc tập dữ liệu.
  • Phân tích theo nhóm: Phương pháp này sử dụng dữ liệu lịch sử để kiểm tra và so sánh một phân đoạn cụ thể về hành vi của người dùng, sau đó có thể nhóm lại với những phân đoạn khác có đặc điểm tương tự. Điều này cho phép doanh nghiệp hiểu tác động của các chiến dịch marketing đối với các nhóm khách hàng cụ thể.
  • Phân tích hồi quy: Phương pháp này sử dụng dữ liệu lịch sử để hiểu giá trị của dữ liệu phụ thuộc khi biến độc lập thay đổi. Nó giúp dự đoán các kết quả và đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.
  • Mạng nơron: Một trong những lĩnh vực ứng dụng phổ biến của mạng nơron là phân tích dữ liệu dự đoán một cách nhanh chóng. Để triển khai tính năng này, các công cụ báo cáo Business Intelligence (BI) được sử dụng như Predictive Analytics Tool. 
  • Phân tích nhân tố: Phương pháp này giúp tóm tắt các biến khác nhau thành các nhóm đồng nhất để hợp lý hóa dữ liệu.
  • Khai thác dữ liệu: Phương pháp này sử dụng các chỉ số kỹ thuật và insights để có thêm giá trị, hướng và ngữ cảnh. Nó giúp xác định các yếu tố phụ thuộc, quan hệ, mô hình dữ liệu và xu hướng.
  • Phân tích văn bản: Phương pháp này sắp xếp và trích xuất dữ liệu từ văn bản để phát triển thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.

Kết luận

Phân tích dữ liệu đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý tổng thể và đã mang lại sự thay đổi đáng kể cho hoạt động của các doanh nghiệp. Với sự tiến bộ không ngừng trong công nghệ dữ liệu, nhu cầu về những chuyên gia kinh doanh có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. 

Hãy khám phá ngay trang web của Jenfi để có thông tin chi tiết về các giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp của bạn!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi

Doanh nghiệp nào đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh và cần hỗ trợ tài chính, hãy nhanh chóng đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi. Jenfi Capital có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp với khoản vay lên đến 10 tỷ VND. Chúng tôi đảm bảo trình đăng ký vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp và các bạn sẽ nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết, các bạn hãy đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x