Làm Sao Để Đàm Phán Các Điều Khoản Tốt Hơn Với Người Cho Vay

5 min read

Doanh nghiệp của bạn sắp sửa bước vào buổi đàm phán và mong muốn nhận được các điều khoản tốt nhất với người cho vay. Vậy thì đừng quá lo lắng bởi thực tế điều này không quá khó khăn đâu. Jenfi sẽ có một số gợi ý dành cho các bạn, theo dõi ngay nội dung tiếp theo của bài viết nhé!

Đàm phán là gì?

Đàm phán là quá trình trao đổi, thảo luận và thuyết phục giữa hai bên hay nhiều bên để đạt được thỏa thuận chung. Đây là kỹ năng mềm quan trọng và gần như không thể thiếu đối với bất kỳ ai.
Đặc biệt, trong những cuộc giao dịch hay ký kết hợp đồng nếu bạn có kỹ năng đàm phán trong kinh doanh càng tốt thì cơ hội nhận các dự án hấp dẫn sẽ càng cao.
Tuy nhiên, nếu lợi ích giữa các bên không đạt được sự cân bằng hay xuất hiện những yêu cầu không thỏa đáng, việc thương lượng sẽ gặp thất bại.

Đàm phán là kỹ năng vô cùng cần thiết
Đàm phán là kỹ năng vô cùng cần thiết

8 cách để đàm phán các điều khoản tốt hơn với người cho vay

Dưới đây Jenfi đã tổng hợp một số cách thương lượng hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng:

Tìm hiểu thông tin về đối tác

Các bạn cần tìm hiểu các thông tin liên quan tới đối tác như: chức danh, chức vụ, tên tuổi, các điểm mạnh/yếu, đặc tính kinh doanh và ai là người có quyền quyết định cuối cùng. Điều này sẽ giúp bạn có thể lên phương án thương lượng cho phù hợp và hướng sự tập trung vào đúng đối tượng. Câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” rất đúng với trường hợp này.

Hãy tìm hiểu đầy đủ các thông tin trước buổi thương lượng
Hãy tìm hiểu đầy đủ các thông tin trước buổi thương lượng

Xác định mục tiêu và lập kế hoạch

Hãy xác định rõ ràng mục tiêu của mình và vạch rõ hướng đi để có thể theo đuổi tới cùng điều mình muốn. Mục tiêu càng rõ ràng bạn càng chủ động, ngược lại nếu không có mục tiêu các bạn sẽ dễ bị đối tác dẫn dắt theo ý muốn của họ và có thể rơi vào tình thế bất lợi. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược với các phương án phản hồi khác nhau còn giúp bạn có thể linh hoạt trong việc xử lý vấn đề. Những tình huống phát sinh hoàn toàn có thể xảy ra ở cuộc đàm phán nhưng nếu nó nằm trong kế hoạch thì sẽ dễ xử lý hơn.

Thiết lập mục tiêu và kế hoạch rất quan trọng
Thiết lập mục tiêu và kế hoạch rất quan trọng

Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu

Luôn ghi nhớ về giá trị riêng của bản thân và lý do vì sao các tham gia buổi thương lượng. Chúng ta thường có tâm lý lo sợ trước những thế lực lớn mạnh hơn mình và đặc biệt là sự cạnh tranh từ những bên khác.Vậy nên, hãy tìm hiểu xem những mối bận tâm của mình có thật sự tồn tại hay không và mình có những điểm mạnh nào những bên khác không có. Chính sự độc đáo và khác biệt của bạn đôi khi lại giúp bạn có được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Luôn nắm rõ điểm mạnh/yếu của bản thân
Luôn nắm rõ điểm mạnh/yếu của bản thân

Kiểm soát tốt cảm xúc

Một người có kỹ năng đàm phán tốt là người không bộc lộ quá nhiều cảm xúc trong buổi thương lượng. Bởi vì đối tác có thể dựa vào đó để nắm bắt tâm lý và điều hướng các bạn theo ý họ. Nói như vậy cũng không có nghĩa bạn phải giữ một vẻ mặt không cảm xúc vì điều này sẽ khiến việc giao tiếp giữa hai bên trở nên khó khăn. Trong một số trường hợp, có thể bên phía đối tác cảm thấy không hài lòng về những yêu cầu từ phía bạn. Lúc này bạn cũng cần giữ sự lịch sự, tôn trọng và thân thiện, đừng tỏ ra khó chịu hay thể hiện sự mất bình tĩnh.

Đừng bộc lộ rõ cảm xúc của mình trong buổi đàm phán
Đừng bộc lộ rõ cảm xúc của mình trong buổi đàm phán

Giữ sự chủ động

Đừng để bản thân trở nên bị động trong cuộc đàm phán mà hãy cố gắng chèo lái câu chuyện và chủ động trong việc đưa ra yêu cầu. Muốn làm được điều này không hề dễ dàng, đòi hỏi các bạn phải rèn luyện sự hoạt ngôn, khéo léo và khả năng thuyết phục người khác. Khi phía đối tác đang dần có tín hiệu nhượng bộ đừng tỏ thái độ đắc chí mà hãy giữ sự khiêm tốn và xem đó như một điều tất yếu. Bởi sự hợp tác là dựa trên mối quan hệ win win đôi bên cùng có lợi.

Chủ động để tăng cơ hội giành được điều khoản tốt
Chủ động để tăng cơ hội giành được điều khoản tốt

Lắng nghe và im lặng đúng lúc

Việc lắng nghe người khác là thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho họ. Chúng ta sẽ dễ mắc phải sai lầm nếu nói quá nhiều nhưng lại lắng nghe quá ít. Mỗi bên đều cần cơ hội trình bày như nhau, biết im lặng đúng lúc cũng là cơ hội để bạn đánh giá và cân nhắc kỹ càng về các yêu cầu từ phía đối phương. Nếu có điều gì thắc mắc đừng ngần ngại đặt câu hỏi trực tiếp, hạn chế nói lan man, dài dòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ngược lại xác nhận xem đối phương có thật sự hiểu ý mình không.

Đừng chỉ nói bạn còn phải biết lắng nghe
Đừng chỉ nói bạn còn phải biết lắng nghe

Xây dựng lòng tin

Không có cách nào tuyệt vời hơn để xây dựng lòng tin đó là sự thành thật. Tuyệt đối không nói dối, nói lấp lửng và không lợi dụng sự sơ hở của đối phương. Thành thật chính là một biểu hiện của sự đáng tin cậy nó được thể hiện qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, hành động của bạn. Chỉ khi tạo được lòng tin bạn mới có thể khiến đối tác muốn hợp tác và cho vay với các điều khoản tốt nhất.

Cố gắng tạo lòng tin với đối tác bằng sự chân thật
Cố gắng tạo lòng tin với đối tác bằng sự chân thật

Hạn chế thương lượng quá nhiều

Cái gì nhiều quá thì cũng không tốt, do đó hãy biết tiết chế và dừng đúng lúc để việc đàm phán diễn ra tốt đẹp. Đừng liên lục thay đổi lập trường và yêu cầu hết cái này đến cái kia bởi nó sẽ cho thấy bạn là một người lập trường không vững vàng và thiếu chính kiến. Tệ hơn nữa, đối tác sẽ đánh giá thấp giá trị của bạn và họ sẽ không còn muốn hợp tác với bạn nữa.

Thương lượng quá nhiều cũng không tốt
Thương lượng quá nhiều cũng không tốt

Tổng kết

Đàm phán nói chung và thương lượng trong kinh doanh nói riêng là kỹ năng rất cần thiết với mỗi chúng ta. Do đó, hãy luôn cố gắng rèn luyện và bổ sung kiến thức để nâng cao khả năng của bản thân. Chúc các bạn sẽ luôn thành công trong những buổi thương lượng. Bên cạnh đó, còn nhiều thông tin thú vị về tài chính được cập nhật tại website: Jenfi , các bạn nhớ theo dõi thường xuyên nhé!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi

Doanh nghiệp nào đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh và cần hỗ trợ tài chính, hãy nhanh chóng đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi. Jenfi Capital có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp với khoản vay lên đến 10 tỷ VND. Chúng tôi đảm bảo trình đăng ký vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp và các bạn sẽ nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.
Để tìm hiểu thông tin chi tiết, các bạn hãy đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x