Bán Hàng B2B Là Gì? Thông Tin Từ A Đến Z Về B2B

5 min read

Mô hình bán hàng B2B là một trong những lựa chọn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong quá trình kinh doanh. Vậy cụ thể bán hàng B2B là gì? Sự khác biệt giữa mô hình này và B2C là gì? Đọc tiếp bài viết của Jenfi Capital để tìm hiểu ngay!

Bán hàng B2B là gì? Sale B2B là gì?

B2B ((Business-to-Business) mô tả quá trình bán sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Trong mô hình này, người bán là một doanh nghiệp hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các đối tác kinh doanh khác thay vì người tiêu dùng cá nhân. Mô hình B2B có quá trình tiếp thị và bán hàng tương đối phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Bán hàng B2B
Bán hàng B2B là mô hình bán sản phẩm cho khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức

Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng biết được sale B2B là người hoặc nhóm người trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm tìm kiếm, tiếp cận, thuyết phục và đàm phán với các khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh để đạt được mục tiêu bán hàng. Một số công việc cơ bản mà người bán hàng B2B sẽ đảm nhiệm như sau:

  • Nghiên cứu và xác định tệp khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
  • Tiếp cận và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng.
  • Tư vấn và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các cuộc đàm phán hợp đồng và thỏa thuận về giá cả và điều khoản giữa hai bên.

Sự khác biệt giữa bán hàng B2B và bán hàng B2C

Bán hàng B2B
Sự khác biệt giữa bán hàng B2B và bán hàng B2C

Bán hàng B2B (Business-to-Business) và bán hàng B2C (Business-to-Consumer) có nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa hai mô hình bán hàng này:

1. Đối tượng khách hàng

  • B2B: Khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty. Quyết định mua hàng được xác lập thông qua sự xem xét, hội ý và đồng ý của nhiều người trong một đơn vị.
  • B2C: Khách hàng là những người tiêu dùng cá nhân. Quyết định mua hàng của những đối tượng này được đưa ra nhanh hơn và hoàn toàn tùy thuộc vào cảm xúc, sở thích cá nhân của người mua.

2. Phương tiện tiếp thị

  • B2B: Việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thường thông qua hệ thống nhân viên và công cụ chuyên nghiệp trên các nền tảng, tham gia các sự kiện triển lãm trong ngành, tiếp thị trực tiếp với đối tượng, các hình thức quảng cáo,…
  • B2C: Việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thường thông qua việc chạy quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội.

3. Quá trình tiếp thị và bán hàng

  • B2B: Tiếp thị tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ dài hạn. Bên bán sẽ cung cấp những thông tin chuyên sâu để chứng minh năng lực bản thân, từ đó xây dựng sự hợp tác lâu bền trong tương lai.
  • B2C: Tiếp thị thường xoay quanh việc tạo ấn tượng một cách nhanh chóng để thúc đẩy khách hàng mua sắm ngay lập tức (ví dụ như giảm giá, tặng quà,…).

4. Phương thức và điều khoản thanh toán

  • B2B: Các điều khoản và phương thức thanh toán thường sẽ được thương lượng và xác định bằng văn bản có giá trị như hóa đơn, hợp đồng cho phép doanh nghiệp, thỏa thuận mua bán,…
  • B2C: Hình thức thanh toán đơn giản hơn thông qua việc trả tiền trực tiếp hoặc giao dịch trực tuyến.

Tóm lại, B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh hướng tới kiểu khách hàng khác nhau, đòi hỏi người thực hiện phải đề ra chiến lược kinh doanh, tiếp thị và quản lý khác nhau để bán hàng thành công. Tùy vào loại hình sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình mô hình phù hợp.

Quy trình bán hàng B2B

Quy trình bán hàng B2B là quy trình mà các doanh nghiệp sử dụng để bán sản phẩm, dịch vụ của họ cho các công ty hoặc tổ chức khác. Quy trình này sẽ phức tạp hơn so với quy trình bán hàng B2C do đòi hỏi nhiều sự tương tác, thương thảo qua lại giữa hai đơn vị để có thể xác lập mối quan hệ hợp tác dài hạn.

Bán hàng B2B
Quy trình bán hàng B2B

Dưới đây là mô tả tổng quan về quy trình bán hàng B2B cơ bản:

  • Xác định khách hàng tiềm năng: Tìm hiểu về các doanh nghiệp có tiềm năng trong việc trở thành khách hàng của bạn (nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ, khả năng thanh toán của họ,…). Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu về những người có khả năng ra quyết định mua hàng trong tổ chức đó.
  • Phát triển chiến lược tiếp cận khách hàng: Bạn có thể xây dựng danh sách thông tin giúp bạn liên hệ và kết nối được với khách hàng. Chuẩn bị đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp để có thể gửi cho khách hàng bất cứ khi nào họ cần.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Tiến hành liên hệ với khách hàng tiềm năng qua các phương thức như email, điện thoại, các phương tiện truyền thông xã hội,… để tạo ra sự tương tác hoặc cuộc trò chuyện đầu tiên.
  • Đề xuất, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Đưa ra những gợi ý hoặc tạo cơ hội để khách hàng tiềm năng biết đến giá trị của sản phẩm mà bạn đang cung cấp có thể đáp ứng cho nhu cầu họ như thế nào.
  • Thương thảo và đàm phán: Bàn bạc về các điều khoản quy định trong hợp đồng, giá cả, chính sách thanh toán, quyền và nghĩa vụ của hai bên,… để đạt được thỏa thuận cuối cùng.
  • Xây dựng hợp đồng, thỏa thuận mua bán: Đưa ra bản hợp đồng chính thức hoặc thỏa thuận mua bán chứa tất cả các điều khoản và hai bên đã bàn bạc trước đó.
  • Giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ: Giao sản phẩm cho khách hàng theo tiến độ và số lượng đã quy định hoặc cung cấp các gói dịch vụ theo thỏa thuận. Lưu ý, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ kỹ thuật khi khách hàng gặp vấn đề.

Quy trình này có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào lĩnh vực và loại sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp.

Tổng kết

Jenfi Capital vừa gửi đến bạn những thông tin về mô hình bán hàng B2B là gì, sự khác biệt giữa B2B và B2C, quy trình kinh doanh B2B cơ bản để bạn tham khảo. Để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác trong quá trình kinh doanh và marketing sản phẩm của mình, hãy thường xuyên truy cập vào Jenfi Blog để đọc thêm các bài viết thú vị khác.

Mở rộng kinh doanh cùng Jenfi

Những doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh nhưng lại gặp vấn đề về tài chính và muốn được hỗ trợ, hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với Jenfi Capital ngay hôm nay. Với quy trình đăng ký vay đơn giản, dễ hiểu và không yêu cầu tài sản thế chấp, chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận được tiền khi cần thiết.

Ngoài ra, để nhận tư vấn cụ thể về tình hình của doanh nghiệp, bạn hãy đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây

Bán hàng B2B

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x