Open post
Chiết Khấu Là Gì

Chiết Khấu Là Gì: Chiến Lược Chiến Khấu Và Ví Dụ Thực Tế

Chiết Khấu Là Gì

Chiết khấu xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chúng ta thường gặp những hình thức chiết khấu phổ biến như giảm giá theo phần trăm, chiết khấu theo tổng hóa đơn, mã giảm giá, mã vận chuyển…ở cửa hàng, siêu thị, các sàn thương mại điện tử.

Khi áp dụng chiết khấu phù hợp, chiến lược này có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng doanh số trong thời gian ngắn, hỗ trợ xây dựng nền tảng khách hàng. 

Tuy nhiên, chiết khấu cũng có thể khiến bạn gặp một số bất lợi như ảnh hưởng đến định vị thương hiệu, hoặc khách hàng sẽ có xu hướng chờ đợi thương hiệu có chương trình chiết khấu mới mở hầu bao.

Vậy chiết khấu là gì, chiết khấu như thế nào là phù hợp và nên áp dụng chiến lược chiết khấu cho mô hình doanh nghiệp nào, hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu về chiết khấu trong marketing với bài viết hôm nay.

Chiết Khấu Là Gì Trong Marketing

Chiết Khấu Là Gì Trong Marketing

Chiết khấu là một loại chiến lược giá khuyến mại trong đó giá gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ được giảm với mục đích thu hút sự chú ý của người dùng, đẩy hàng tồn kho và tăng doanh thu.

Mọi người thường có tâm lý bị thu hút bởi chiết khấu, giảm giá, mã khuyến mãi… vì chúng tạo cảm giác rằng họ đang kiếm được một “deal” hời so với mức giá đã hình thành trong tâm trí họ ban đầu (giá mỏ neo). 

Bên cạnh đó, việc áp dụng yếu tố “thời gian” trong các chương trình chiết khấu cũng khiến người dùng có cảm giác cần “hành động ngay” và thực hiện mua sắm. Với nhiều ngành kinh doanh, nhất là e-commerce và bán lẻ, chiết khấu luôn là một trong những chiến lược quan trọng để thúc đẩy và chuyển đổi người dùng.

Hãy cùng xem qua các chiến lược chiết khấu trong thực tế sẽ được triển khai như thế nào.

Chiến Lược Chiết Khấu Phổ Biến

Chiến Lược Chiết Khấu Phổ Biến

Chiết khấu theo số lượng mua hàng

Doanh nghiệp áp dụng chiến lược chiết khấu bằng cách cung cấp mã giảm giá khi khách hàng thực hiện đơn hàng lớn hơn, hoặc mua hàng với số tiền nhiều hơn. Hình thức phổ biến của chiến lược chiết khấu này là “Mua 1 tặng 1”. Theo Brands Vietnam, đây là chiến lược chiếm đến 80% các loại chương trình khuyến mãi. 

Ví dụ về chiến lược chiết khấu theo số lượng mua hàng: Big C - Mua 1 Tặng 1

ví dụ về chiết khấu

Big C áp dụng chiến lược Mua 1 tặng 1 trong ví dụ trên để kích thích mua hàng qua các kênh phân phối mới gồm Zalo OA và App Go.

Chiết khấu theo mùa

Như tên gọi, chiết khấu theo mùa diễn ra trong một mùa bán hàng cụ thể. Đôi khi chiến lược này được sử dụng để đẩy hàng tồn kho. Lấy ví dụ, khi mùa xuân đến, các cửa hàng quần áo hay triển khai chiết khấu, giảm giá quần áo mùa đông vì có thể sẽ bỏ mẫu vào mùa đông năm sau.

Thanh lý hàng tồn

“Thanh lý hàng tồn” thường được triển khai để bán hàng với mức chiết khấu lớn trong thời gian cụ thể để đẩy hàng tồn kho hoặc hàng trưng bày tại cửa hàng. Ví dụ, Điện Máy Xanh hay triển khai thanh lý hàng trưng bày, hàng mẫu thiết bị điện gia dụng với mức giá lên đến 40%.

ví dụ về chiết khấu thanh lý hàng tồn

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí, giảm phí vận chuyển được các cửa hàng online sử dụng để thu hút khách mua hàng. Nếu bạn kinh doanh thương mại điện tử, miễn phí vận chuyển bạn tăng doanh số và giá trị trung bình của đơn hàng.

ví dụ về chiết khấu bằng mã vận chuyển - jenfi capital

Chiết khấu khách hàng mới

Chiết khấu dành cho khách hàng mới có nhiều lợi ích. Một mặt, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng mới, tăng doanh thu. Mặt khác, bạn có thể tăng lưu lượng truy cập trang bán hàng, tăng nhận thức về thương hiệu trên thị trường. 

Chiến Lược Chiết Khấu Phù Hợp Cho Loại Doanh Nghiệp Nào

Đối với lĩnh vực bán lẻ và e-commerce, chiết khấu là chiến lược hiệu quả giúp thanh lý các sản phẩm không cần thiết. 

Nhưng đối với SaaS, chiết khấu có thể là chiến lược có cả ưu điểm và khuyết điểm. Giá cả  khi chiết khấu là sự trao đổi giữa giá trị bạn cung cấp và túi tiền của khách hàng. Hãy cùng nhau phân tích chi tiết.

Ưu & Nhược Điểm Khi Chiết Khấu

Giảm năng lượng cần để thực hiện hành động mua hàng

Khi cung cấp mã giảm giá, chiết khấu, khách hàng không phải cân đo đong đếm quá nhiều khi đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn. Chiết khấu giúp giảm bớt năng lượng kích hoạt khách hàng thực hiện hành động và họ có xu hướng hoàn tất đơn hàng nhanh hơn.

Giúp chốt hợp đồng nhanh hơn

Những hợp đồng giữa bạn và khách hàng đôi khi có thể chốt nhanh hơn khi bạn giảm giá cho khách hàng. Nói cách khác, chiết khấu là cách đơn giản để tăng doanh thu.

Khuyết điểm khi chiết khấu

Giảm hẳn sự sẵn sàng khi chi trả

Sự sẵn sàng chi trả sẽ giảm dần đối với người dùng được giảm giá lần đầu. 

Khi được giảm giá, việc bán thêm các sản phẩm khác (upselling) sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, những khách hàng được giảm giá lần đầu sẽ có tâm lý khó chịu khi bạn xóa bỏ mã chiết khấu và họ buộc phải trả giá đầy đủ vào lần mua tiếp theo. Điều này khiến cho họ khó trở thành khách hàng lặp lại.

Tỷ lệ phần trăm người rời bỏ bỏ sẽ dùng sản phẩm và dịch vụ tăng lên 

Thông thường, giảm giá giúp doanh nghiệp có thêm lượng khách hàng mới nhưng họ chỉ mua một lần. 

Thu Hút Khách Hàng Mà Không Cần Chiến Lược Chiết Khấu 

Thu Hút Khách Hàng Mà Không Cần Chiến Lược Chiết Khấu 

Có nhiều cách bạn có thể thu hút khách hàng mà không cần chiến lược chiết khấu. Dưới đây là ba chiến thuật khác nhau hiệu quả hơn giảm giá trong dài hạn.

Phân cấp thành viên đăng ký

Phân cấp thành viên đăng ký giúp bạn hướng mọi người đến sản phẩm chính của mình đồng thời cho phép bạn thu hút những khách hàng có mức sẵn sàng chi trả thấp hơn. Với cách này, bạn cần một thang đo để phân cấp, nghĩa là khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn nhiều hơn (băng thông, lượt cài đặt, danh bạ, v.v.), thì khách hàng đó sẽ bị tính phí nhiều hơn.

ví dụ về phân cấp thành viên

Thêm giá trị thay vì chiết khấu 

Một phần lý do khiến các doanh nghiệp áp dụng biện pháp giảm giá là vì họ biết người dùng thích nhận ưu đãi và cảm thấy chúng có sự thu hút.

Tuy nhiên, bạn có thể khiến mọi người cảm thấy có lợi hơn mà không cần giảm giá. Lấy ví dụ ở các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, họ có thể tặng thêm gói cước, băng thông… mà không cần chiết khấu.

Hãy nhớ rằng, khi gia tăng giá trị bạn vẫn có thể thu hút người dùng mà không phải đối mặt với những tác động tiêu cực của giảm giá.

Cải thiện chiến lược phân khúc marketing

Bạn có thể thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách cải thiện chiến lược phân khúc thị trường. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ các phân khúc khách hàng của mình, điều gì khiến họ thích thú, điều gì ở sản phẩm của bạn đem lại lợi ích cho họ, điều gì khiến họ mở hầu bao. Sau đó, bạn cần cải thiện thông điệp marketing sâu sắc hơn, cụ thể hơn cho từng phân khúc. 

Kết Luận

Chiết khấu là một trong những chiến lược hiệu quả giúp gia tăng doanh số.  tuy nhiên, chiết khấu không dành cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Jenfi Capital không thể đưa ra lời khuyên 100% rằng bạn nên sử dụng chiết khấu cho doanh nghiệp của mình hay không và nên sử dụng chúng như cách nào sẽ phù hợp nhất.  Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một số chiến lược giá khác với hiệu quả tương tự như chiến lược chiết khấu Ví dụ như  phân cấp các thành viên đăng ký,  cung cấp thêm giá trị cho đơn hàng và cải thiện chiến lược phân khúc marketing của mình. 

Mở Rộng Thị Phần Bắt Đầu Bằng Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Thị Phần Là Gì

Thị Phần Là Gì? Top 5 Cách Mở Rộng Thị Phần Đã Kiểm Chứng

Thị Phần Là Gì

Thị phần (market share) là phần trăm tổng doanh số bán hàng trong một ngành do một công ty cụ thể tạo ra. Là nhà kinh doanh, việc hiểu rõ khái niệm thị phần và chuyển đổi doanh số thành thị phần vô cùng quan trọng. Tăng trưởng thị phần sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận đầu tư, và giảm rủi ro bởi các yếu tố môi trường vĩ mô như thay đổi chính sách. 

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu thị phần là gì và những chiến lược tăng thị phần để tăng lợi nhuận kinh doanh trong bài viết hôm nay.

Thị Phần Là Gì - Hiểu Rõ Về Thị Phần

Thị Phần Là Gì - Hiểu Rõ Về Thị Phần

Thị phần của một công ty là một phần trong tổng doanh số bán hàng của nó so với thị trường hoặc ngành kinh doanh. 

Lấy ví dụ, nếu một ngành nghề bán được 100,000 đơn vị sản phẩm trong một kỳ, và doanh nghiệp của bạn bán được 10,000 đơn vị sản phẩm, thì doanh nghiệp bạn đang giữ 10% thị phần trong thị trường.

Cách Tính Thị Phần

Cách Tính Thị Phần

Để tính toán thị phần của một công ty, trước tiên hãy xác định khoảng thời gian bạn muốn kiểm tra. Một kỳ có thể là một quý tài chính, một năm hoặc nhiều năm.

  • Tiếp theo, hãy tính tổng doanh thu của công ty trong khoảng thời gian đó. 
  • Sau đó, hãy tìm ra tổng doanh thu của ngành hàng của công ty. 
  • Cuối cùng, chia tổng doanh thu của công ty cho tổng doanh thu của ngành. 

Công thức tính thị phần

  • Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường
  • Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Tại Sao Cần Phải Mở Rộng Thị Phần 

thị phần là gì, Tại Sao Cần Phải Mở Rộng Thị Phần 

Các nhà đầu tư và nhà phân tích theo dõi thị phần một cách cẩn thận vì thị phần có thể dùng như một KPI đo lường khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. 

Khi thị trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, công ty duy trì được thị phần của mình sẽ tăng doanh thu với tốc độ tương đương với tổng thị trường. Theo đó, doanh thu tăng nhanh sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn đối thủ của nó. 

Việc tăng thị phần có thể giúp công ty mở rộng quy mô hiệu quả. Công ty có thể dùng nhiều cách để mở rộng thị phần như:

  • Hạ giá sản phẩm
  • Quảng cáo hoặc cho ra đời các sản phẩm mới
  • Thu hút các nhóm khách hàng với nhân khẩu học khác

Bạn muốn mở rộng thị phần cho công ty của mình? Dùng nguồn vốn từ Jenfi Capital dành cho tăng trưởng với giá trị lên đến 10 tỷ VND! Đăng ký tại đây hôm nay!

5 Cách Mở Rộng Thị Phần Đã Qua Kiểm Chứng & Ví Dụ

thị phần là gì, 5 Cách Mở Rộng Thị Phần Đã Qua Kiểm Chứng & Ví Dụ

Bạn đã sẵn sàng để mở rộng thị phần, hãy xem qua 5 chiến lược mở rộng thị phần mà những công ty khác đã sử dụng thành công để xây dựng thị phần của họ dưới đây. Bạn có thể chọn chiến lược mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

  • Xây dựng thương hiệu và đầu tư vào marketing
  • Cải tiến (sản phẩm, công nghệ…)
  • Cạnh tranh bằng chiến lược giá
  • Thu hút khách hàng trung thành
  • Mua bán và sáp nhập

Xây dựng thương hiệu và đầu tư vào marketing

Nhận diện thương hiệu là chiến lược cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế 4.0 tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp của bạn không có hoặc chưa có thương hiệu, bạn khó có khả năng tạo thị phần. Thậm chí, bạn không thể xây dựng thân thiết mối quan hệ với khách hàng của mình.

Những doanh nghiệp dẫn đầu rất giỏi trong xây dựng thương hiệu, kết hợp chiến lược marketing để trở nên nổi bật. Những cái tên như Trung Nguyên Coffee, Coffee House, Phúc Long… đều rất xuất sắc trong xây dựng thương hiệu trên thị trường F&B tại Việt Nam.

Một điều khá quan trọng khi xây dựng thương hiệu là bạn cần có chiến lược thương hiệu tổng thể, bao gồm những khía cạnh như tầm nhìn, sứ mệnh, thông điệp của doanh nghiệp. Dựa trên những khía cạnh đó, bạn hãy thiết kế hình ảnh, cá tính thương hiệu phù hợp, nhất quán và tiếp cận khán giả của mình. Khi đó, bạn có thể tạo nên một ấn tượng khó quên trên thị trường.

Bắt đầu xây dựng thị trường, bạn nên lựa chọn một phân khúc, một thị trường ngách. Ví dụ điển hình như FPT. Bắt đầu từ những năm 1990, FPT chỉ cung cấp những dự án tin học cho quốc gia. Đến nay, FPT tham gia vào hầu hết các thị trường trọng điểm tại Việt Nam như viễn thông, giáo dục, đầu tư, chứng khoán, báo chí, bán lẻ, bán sỉ, mua bán và sáp nhập…

Cần kinh phí để tăng nhận thức thương hiệu trên các nền tảng Google, Facebook? Đăng ký cùng Jenfi Capital!

Cải tiến và đổi mới

Để tiếp tục tăng thị phần, bạn cần có công nghệ mới. Apple là một ví dụ hoàn hảo về áp dụng sự đổi mới trong công nghệ và thiết kế để liên tục cho ra đời những sản phẩm mới và giành thị trường.

Một ví dụ khác về liên tục cải tiến và đổi mới để tăng thị phần là bộ máy tìm kiếm Google. Hàng tháng, Google liên tục cập nhật những thuật toán mới để cải thiện kết quả tìm kiếm sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dùng. Trong tất cả các bộ máy tìm kiếm trên thị trường như Bing, Baidu, Yahoo, Duckduckgo …, Google giữ vững thị phần của mình với tỉ lệ hơn 92% trong suốt nhiều năm.

Cải tiến sản phẩm là một trong những ưu tiên của startup công nghệ để mở rộng thị phần. Trong trường hợp sản phẩm không cải tiến được dễ dàng thì bạn có thể cải tiến, thay đổi trong chiến dịch marketing, PR, dịch vụ khách hàng. 

Hãy thử quan sát các chiến dịch quảng cáo của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada…, họ liên tục triển khai các chiến dịch thu hút khách hàng mới như tặng tiền, tặng xu, tặng mã giảm giá, tặng mã vận chuyển khi xem livestream. 

Một khi bạn đã muốn cải tiến để mở rộng thị phần, chắc chắn sẽ có cách để bạn thực hiện. 

Cung cấp giảm giá, lợi ích, phần thưởng ưu đãi để mở rộng thị phần

Chiến lược mở rộng thị phần bằng cạnh tranh giá không mới. Bạn có thể xem xét lại cấu trúc giá và so sánh với đối thủ của mình.

Hãy thu hút thêm người dùng bằng các hình thức giảm giá mới, hoa hồng hay bất kỳ lợi ích nào mà công ty đối thủ chưa áp dụng. Lấy ví dụ, Bae min tại Việt Nam triển khai chiến lược giảm giá đa tầng nhằm thu hút người tiêu dùng và kéo dài thời gian giữ chân khách hàng trên ứng dụng. Hoặc Shopee có Deal 1,000 VND mỗi ngày để thu hút người dùng truy cập ứng dụng liên tục, từ đó cải thiện tổng doanh thu của sàn. 

Chăm sóc khách hàng thân thiết

Hãy chăm sóc khách hàng của mình thật tử tế vì chi phí để duy trì và chăm sóc khách hàng luôn thấp hơn chi phí để có được một khách hàng (customer acquisition cost -CAC) mới.

Loại hình doanh nghiệp Chi phí CAC (theo USD)
Công ty SaaS 205
Giáo dục 862
Marketing online 87
Dịch vụ tài chính 640
Tư vấn kinh doanh 410
Nguồn: First Page Sage

Bảng chi phí CAC trung bình các ngành nghề tại Hoa Kỳ

Để duy trì sự trung thành với thương hiệu, bạn hãy quan sát khách hàng của mình, đối xử với từng khách hàng như một khoản đầu tư. Hãy để cho khách hàng của bạn cảm thấy được trân trọng, được tương tác, và trên tất cả là được lắng nghe và hồi đáp.

Khách hàng sẽ chỉ ra cho bạn những gì họ thích về sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng như những gì bạn có thể cải thiện để đáp ứng nhu cầu của họ. Bạn cần khiến cho họ quay lại mua hàng, từ đó họ sẽ có thể giới thiệu bạn bè và gia đình đến sử dụng sản phẩm của bạn. 

Bằng cách chăm sóc khách hàng cũ, họ sẽ mang đến cho bạn khách hàng mới, và thị phần của doanh nghiệp bạn cũng theo đó tăng cao.

Mua bán - sáp nhập

Đôi khi cách tốt nhất để mở rộng và chiếm lĩnh thị phần là mua một doanh nghiệp.

Thay vì đầu tư vào phát triển một sản phẩm mới, các doanh nghiệp lớn có xu hướng mua các doanh nghiệp nhỏ có sản phẩm phù hợp với nhu cầu mở rộng thị trường của họ.

Ví dụ như Finhay, app tiết kiệm và đầu tư tại Việt Nam gần đây đã mua lại công ty chứng khoán Vina (hơn 15 năm tuổi) để mở rộng sang thị trường đầu tư chứng khoán thay vì thành lập một công ty chứng khoán mới. 

Một ví dụ khác về mở rộng thị phần qua mua bán - sáp nhập là thương vụ MA giữa Vinmart và Masan Consumer năm 2019, giúp Masan tiếp quản thị trường bán lẻ hơn 2600 cửa hàng của Vinmart để mở rộng thị trường tiêu dùng- bán lẻ.

Mở Rộng Thị Phần Bắt Đầu Bằng Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Câu Hỏi Thường Gặp Về Thị Phần

Làm thế nào để mở rộng thị phần?

Một số cách phổ biến để mở rộng thị phần bao gồm: giảm giá, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và quảng cáo.

Mở rộng thị phần là gì?

Mở rộng thị phần có nghĩa là tăng doanh thu của doanh nghiệp bạn bằng cách sử dụng các chiến lược mới, công cụ mới, nguồn vốn mới … để đạt được điều đó.

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Kế Hoạch Truyền Thông Marketing

Unicorn Là Gì? Bài Học Từ Lãnh Đạo Của Các Unicorn Công Nghệ Toàn Cầu

Unicorn Là Gì

Unicorn Là Gì? 

Thuật ngữ unicorn đề cập đến những startup có giá trị dưới 1 tỷ USD. Thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực đầu tư tài chính mạo hiểm, nhưng liệu bạn có biết thuật ngữ unicorn đến từ đâu và tại Việt Nam chúng ta đã có unicorn nào chưa?

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu unicorn là gì, những unicorn hiện nay ở Việt Nam và những lời khuyên từ lãnh đạo các unicorn toàn cầu để vận dụng vào doanh nghiệp của bạn trên con đường chinh phục thị trường trong bài viết sau.

Hiểu Rõ Về Unicorn là gì - Kỳ Lân Trong Giới Khởi Nghiệp

Unicorn Là Gì - jenfi vietnam

Unicorn là gì? Unicorn là thuật ngữ trong trong thế giới tài chính dùng để chỉ những công ty khởi nghiệp tư nhân được định giá trên thị trường ở mức trên 1 tỷ đô la. 

Để đạt được công nhận là Unicorn - kỳ lân khởi nghiệp là một kỳ tích. Khi đó, startup phải có ý tưởng sáng tạo, tầm nhìn rõ ràng về tăng trưởng và kế hoạch kinh doanh vững chắc, cũng như cách để gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư tư nhân.

Nguồn Gốc Của Thuật Ngữ Unicorn Đến Từ Đâu?

Unicorn là gì, Nguồn Gốc Của Thuật Ngữ Unicorn Đến Từ Đâu?

Thuật ngữ unicorn startup, hay dịch ra tiếng Việt là kỳ lân khởi nghiệp được đặt ra vào năm 2013 bởi nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee. 

Aileen Lee đã sắp xếp, phân loại khoảng 60.000 công ty phần mềm và internet nhận được được đầu tư trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2013 và nhận thấy rằng chỉ có 39 công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ đô la. Vì các doanh nghiệp đạt được trạng thái unicorn rất khó như việc tìm ra được một chú kỳ lân trong truyền thuyết.

Những Ví Dụ Về Unicorn Công Nghệ Tại Việt Nam

Unicorn là gì, Những Ví Dụ Về Unicorn Công Nghệ Tại Việt Nam

Theo Forbes Việt Nam, hiện tại chúng ta có bốn unicorn startup gồm: Hiện tại, Việt Nam có bốn kỳ lân công nghệ là VNG, VNLIFE, Sky Mavis và MoMo.

Kỳ lân công nghệ VNG

VNG Corporation (VNG) là một công ty công nghệ, được thành lập vào năm 2004, chuyên về nội dung số và giải trí trực tuyến, mạng xã hội và thương mại điện tử. 

VNG tập trung vào 4 mảng kinh doanh chính, bao gồm trò chơi trực tuyến, nền tảng, thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ đám mây. Nhiều sản phẩm chủ lực do VNG phát triển đã thu hút hàng trăm triệu người dùng như Zalo, ZaloPay, Zing MP3, 123phim.

Công ty là "Công ty khởi nghiệp kỳ lân đầu tiên của Việt Nam" theo The ASEAN Post. 

Kỳ lân công nghệ VNLife

VNLife, chủ quản của VNPay, là doanh nghiệp thứ hai ở Việt Nam được định giá trên 1 tỷ USD.

Có lẽ nhiều người không biết đến VNLife, nhưng chúng ta ai cũng đã từng sử dụng dịch vụ của VNLife - chính là ví điện tử VNPay. Ví điện tử VNpay là mạng lưới thanh toán bằng mã QR phổ biến hàng đầu Việt Nam với sự hỗ trợ của hơn 33 ngân hàng nội địa. 

Kỳ lân công nghệ Sky Mavis

Sky Mavis - doanh nghiệp đứng sau tựa game blockchain Axie Infinity cũng từng đạt được trạng thái kỳ lân, và là doanh nghiệp thứ ba ở Việt Nam đạt mốc vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong khi VNG mất 10 năm hay VNLife mất 14 năm thì Sky Mavis chỉ mất 4 năm để được cộng đồng công nhận là startup unicorn. 

Theo LinkedIn, Sky Mavis có trụ sở chính tại Singapore và có văn phòng tại TP.HCM. Công ty đã huy động được 311 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Andreessen Horowitz, Accel, Paradigm và tỷ phú Mark Cuban, và được định giá 3 tỷ USD, theo CB Insights.

Kỳ lân công nghệ  M_Service

Được thành lập vào năm 2007 và có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, M_Service là nhà điều hành của MoMo, ví di động hàng đầu Việt Nam cho phép người dùng thực hiện thanh toán kỹ thuật số, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, v.v.

M_Service là một trong những công ty fintech tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với giá trị 2,27 tỷ USD và cũng đã huy động được tổng cộng 433,7 triệu USD, theo CB Insights. Doanh nghiệp được tài trợ bởi các nhà đầu tư lớn trên thế giới như Ngân hàng Mizuho và Warburg Pincus.

Bài Học Từ Lãnh Đạo Của Các Unicorn Công Nghệ Toàn Cầu

Bài Học Từ Lãnh Đạo Của Các Unicorn Công Nghệ Toàn Cầu

Những kỳ lân công nghệ hoặc sẽ phá vỡ thị trường truyền thống hoặc sẽ tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, nhờ vào những cải tiến công nghệ và chiến lược xây dựng thị trường hiệu quả. 

Tuy nhiên, các unicorn vẫn đối mặt với những thách thức tương tự bất kỳ doanh nghiệp startup nào, do đó việc nghiên cứu cách họ đối diện và xử lý vấn đề sẽ rất có lợi cho chúng ta.

Dưới đây là những bài học từ các unicorn công nghệ toàn cầu với tổng giá trị vượt hàng trăm tỷ USD. Hãy tham khảo và áp dụng vào doanh nghiệp của bạn để từng bước tiến đến con đường trở thành kỳ lân của mình.

Brian Chesky, Airbnb

"Nếu chúng tôi cố gắng nghĩ ra một ý tưởng hay, chúng tôi sẽ không thể nghĩ ra một ý tưởng hay nào cả. Bạn chỉ cần có một giải pháp cho một vấn đề trong cuộc sống của chính mình." 

Peter Thiel, Palantir

"Tạo ra giá trị là chưa đủ. Bạn cũng cần nắm bắt một số giá trị mà bạn tạo ra" 

Evan Spiegel, Snapchat

"Tôi không muốn phá vỡ bất cứ điều gì. Chúng tôi không bao giờ quan niệm sản phẩm của mình là phá cách. Chúng tôi không nhìn vào điều gì đó và nói 'hãy phá vỡ những quy tắc đó". Vấn đề chỉ là chúng tôi có thể phát triển một vài điều và làm cho chúng trở nên tốt hơn. " 

Elon Musk, SpaceX

"Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là phải có một vòng lặp phản hồi, trong đó bạn liên tục suy nghĩ về những gì bạn đã làm và cách bạn có thể làm điều đó tốt hơn." 

Adi Tatarko, Houzz

"Bootstrapping là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với chúng tôi. Các doanh nhân dành sáu tháng đầu tiên của năm để theo đuổi các nhà đầu tư. Họ ra ngoài thị trường, họ tạo ra các bài thuyết trình và gặp gỡ các nhà đầu tư. Tại sao không dành vài tháng đầu tiên để tạo ra một sản phẩm mà mọi người sử dụng và yêu thích." 

Adam Neumann, WeWork

"Khi tôi gặp vợ, tôi tập trung vào việc kiếm tiền nhưng thất bại thảm hại. Cô ấy dạy tôi rằng 'thành công tài chính không bao giờ có thể là mục tiêu, chỉ là sản phẩm phụ của việc sống có mục đích". Đó là một sự thay đổi cuộc chơi đối với tôi. " 

Logan Green, Lyft

"Nếu bạn không hoàn toàn quyết tâm để giải quyết một vấn đề hoặc nhìn thấu đáo điều gì đó, thì việc tiếp tục đi sẽ không có ý nghĩa gì. Bạn phải tìm ra cách để tiếp tục." 

Kenneth Lin, Credit Karma

"Nếu bạn có thể loại bỏ rào cản nhỏ xuất hiện khi người dùng trải nghiệm sản phẩm, mọi người sẽ tiếp tục. Và điều đó sẽ làm cho cuộc sống của họ tốt hơn." 

Những Lựa Chọn Sau Khi Trở Thành Kỳ Lân Công Nghệ

Sau khi trở thành unicorn, các startup chọn những hướng phát triển và thoát vốn như:

Giữ nguyên trạng thái là công ty tư nhân

Những người sáng lập muốn giữ quyền kiểm soát có xu hướng giữ công ty kỳ lân dưới hình thức công ty tư nhân. Tuy nhiên, cách này có thể hạn chế tiềm năng phát triển của unicorn. Bên cạnh đó, người sáng lập còn phải tìm cách hoàn vốn và lãi tức cho nhà đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp của họ.

Theo nghiên cứu của Mckinsey trên 3,400 công ty phần mềm, xu hướng những công ty phần mềm kéo dài trạng thái là công ty tư nhân đang diễn ra mạnh mẽ. Trước đây, những doanh nghiệp công nghệ tại Hoa Kỳ thường sẽ trở thành công ty đại chúng trong chỉ 4 năm. Tuy nhiên, hiện tại quãng thời gian này được kéo dài ra đến 11 năm.

Trở thành công ty đại chúng

Các công ty được tiếp cận với nguồn vốn để tăng trưởng thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, một số ban lãnh đạo công ty kỳ lân có thể trì hoãn IPO vì một khi đã IPO, quyền kiểm soát của họ có thể bị pha loãng. 

Mua bán và sáp nhập

Chủ sở hữu kỳ lân công nghệ có thể đạt được mục tiêu tài chính của họ nhanh hơn bằng cách bán doanh nghiệp của họ cho một tập đoàn lớn. 

Jenfi Capital - Nhận nguồn vốn tăng trưởng để chinh phục thị trường mà không mất quyền sở hữu doanh nghiệp

Jenfi Capital là quỹ huy động vốn tăng trưởng tiên phong tại Việt Nam, nơi bạn có thể tiếp cận nguồn vốn cho các hoạt động marketing, mua hàng hóa, ... không cần thế chấp và không mất cổ phần như huy động vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Mô hình hoàn vốn linh hoạt theo doanh số thực của doanh nghiệp. Đăng ký huy động vốn từ Jenfi tại đây để nhận đến 10 tỷ VND trong 5 ngày sau khi thẩm định hoàn tất.

Nicky Minh

CTO and co-founder

8 Bước Lập Kế Hoạch Truyền Thông Marketing Cho Doanh Nghiệp

Open post
Kế Hoạch Truyền Thông Marketing

8 Bước Lập Kế Hoạch Truyền Thông Marketing Cho Doanh Nghiệp

Kế Hoạch Truyền Thông Marketing

Các công ty công nghệ, startup, thương hiệu mới thường đặt ra những câu hỏi như: 

Liệu chúng ta có cần truyền thông về doanh nghiệp trên mạng xã hội không?

  • Chúng ta giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình như thế nào?
  • Làm sao để định vị sản phẩm và thâm nhập thị trường?
  • Làm sao để chiếm thị phần cho sản phẩm?
  • Khi có sự cố hoặc phàn nàn, ta sẽ giải quyết theo lộ trình nào?

Những vấn đề này là nền tảng của doanh nghiệp và có thể được giải quyết với kế hoạch truyền thông marketing. 

Trong bài viết này, cùng Jenfi Capital tìm hiểu về kế hoạch truyền thông marketing là gì, tầm quan trọng của kế hoạch truyền thông trong nội bộ, bên ngoài và Hướng dẫn từng bước xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho doanh nghiệp của bạn.

Kế Hoạch Truyền Thông Marketing Là Gì & Tầm Quan Trọng

Kế Hoạch Truyền Thông Marketing Là Gì & Tầm Quan Trọng

Kế hoạch truyền thông marketing (marketing communication plan) đề cập đến những thông điệp đều đặn, nhất quán mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu bằng những phương tiện truyền thông khác nhau. 

Kế hoạch truyền thông trong marketing bao gồm thông điệp của bạn (những gì bạn muốn truyền tải), phương tiện (nơi bạn chia sẻ thông điệp) và mục tiêu (bạn muốn truyền tải thông điệp cho ai).

Bên cạnh đó, kế hoạch truyền thông cần bao quát những vấn đề chưa xảy ra và phương án giải quyết (thường liên quan đến khủng hoảng truyền thông).

Hãy giả định rằng bạn đã xây dựng một bản kế hoạch truyền thông cho mỗi nhóm mục tiêu của doanh nghiệp (ví dụ: khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết, nhà phân phối, nhà đầu tư,...). Hãy thử kiểm tra lại bản kế hoạch của bạn với những câu hỏi sau:

  • Kế hoạch truyền thông của bạn có những giới hạn nào không?
  • Kế hoạch này có giải quyết tốt vấn đề truyền thông nội bộ và bên ngoài không?
  • Bạn sử dụng những KPI nào để đánh giá mục tiêu truyền thông của mình?
  • Bạn có quy trình để xử lý tình huống khẩn cấp chưa?
  • Bạn có lộ trình để xử lý khủng hoảng truyền thông hoặc phàn nàn từ người dùng chưa?
  • Bạn sử dụng kênh nào để giao tiếp với khách hàng mục tiêu?

Đây là những vấn đề phức tạp và thường bị bỏ sót trong kế hoạch truyền thông marketing. Thay vào đó, công ty, startup… thường chọn cách phổ biến là xử lý khi tình huống phát sinh trong thực tế.

Tuy nhiên, cái giá phải trả của việc thiếu kế hoạch truyền thông khi phát sinh vấn đề thường quá đắt. Một kế hoạch truyền thông hiệu quả sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề triệt để, thấu đáo nhờ sự chuẩn bị từ sớm. 

Phân Loại Kế Hoạch Truyền Thông Marketing

Phân Loại Kế Hoạch Truyền Thông Marketing

Kế hoạch truyền thông marketing là một phần nhỏ nằm trong kế hoạch marketing. Các hoạt động kinh doanh thường bắt đầu với một kế hoạch kinh doanh, dẫn đến một kế hoạch marketing tổng thể, và theo sau đó là các kế hoạch truyền thông marketing và các chiến lược quảng cáo

Chiến lược  Kế hoạch kinh doanh
Chiến lược Kế hoạch marketing
Triển khai Kế hoạch truyền thông marketing
Triển khai Chiến lược quảng cáo

Phân cấp các kế hoạch trong doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh

  • Một kế hoạch kinh doanh đưa ra các mục tiêu cho toàn bộ tổ chức theo một khung thời gian cụ thể. 
  • Ví dụ: lợi tức đầu tư, mục tiêu cạnh tranh, mục tiêu hiệu quả và mục tiêu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 
  • Để đưa kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, nhiều kế hoạch khác cần triển khai như: kế hoạch tài chính, nhân sự, tiếp thị và đổi mới.

Kế hoạch marketing

Kế hoạch marketing cũng bao gồm các mục tiêu tiếp thị và chiến lược để đạt được những mục tiêu, ví dụ như giành thị phần, số lượng sản phẩm bán được và kênh phân phối.

Kế hoạch truyền thông marketing

Kế hoạch truyền thông marketing là điểm khởi đầu cho kế hoạch tiếp thị / truyền thông nhằm xác định công cụ và nguồn lực để tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Chiến lược quảng cáo 

Cuối cùng, chiến lược quảng cáo là những chiến lược cụ thể để tiếp cận những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau để đạt các mục tiêu như nhận thức về thương hiệu, hứng thú và nhu cầu.

8 Bước Xây Dựng Kế Hoạch Truyền Thông Marketing Cho Doanh Nghiệp Bạn

Xây Dựng Kế Hoạch Truyền Thông Marketing Cho Doanh Nghiệp Bạn

Kiểm tra & Phân tích tài liệu truyền thông hiện tại của bạn

Trước khi bắt đầu tạo một kế hoạch truyền thông, trước tiên bạn cần quyết định xem nó phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn hay không. Vì vậy, bạn phải kiểm tra lại và phân tích các tài liệu truyền thông hiện tại của công ty của mình. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những lổ hổng hiện hữu và cải thiện chúng.

ví dụ mẫu tài liệu truyền thông nội bộ

Ví dụ: bạn muốn xây dựng kế hoạch truyền thông mới cho một chiến dịch tiếp thị sắp tới. Điều trước tiên bạn cần làm là tiến hành kiểm tra để xác định những lỗ hổng trong chiến dịch tiếp thị hiện tại của mình.

Sau khi kiểm tra, bạn có thể nhận ra rằng có một lỗ hổng lớn trong chiến dịch tiếp thị hiện tại - có thể là sử dụng thông điệp không phù hợp với nhân khẩu học, sử dụng kênh tiếp thị không phù hợp với mô hình kinh doanh. 

Từ đó, bạn có thể đảm bảo kế hoạch truyền thông mới sẽ xử lý được những lổ hổng này.

Để tiến hành kiểm tra và phân tích, bạn có thể bắt đầu với năm bước sau:

  • Xác định phạm vi: Bạn muốn hướng đến loại nội dung nào (bài viết, hình ảnh, video)? Bạn sẽ xem qua tất cả các loại nội dung mình đang có chứ?
  • Thu thập và tổng hợp: Tập hợp tất cả nội dung kỹ thuật số trong năm vừa qua hoặc lâu hơn và xem xét kỹ hơn chúng.
  • Đừng quên thu thập thông tin từ các thành viên trong nhóm và các bên liên quan: bạn sẽ phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm hay khảo sát? Chọn phương pháp phù hợp nhất với tất cả các bên.
  • Phân tích thông tin từ bên ngoài: Xem lại tất cả các kênh truyền thông xã hội của bạn để xác định những gì cộng đồng nghĩ và biết về bạn
  • Thực hiện Phân tích SWOT: Đưa tất cả dữ liệu đã thu thập vào phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa). Điều này cho phép bạn xác định phương pháp và phương pháp truyền thông nào đang có hiệu quả và phương pháp nào không.

Thiết lập các mục tiêu truyền thông SMART trên Kết quả trên

Tiếp theo, bạn sẽ đặt một vài mục tiêu dựa trên dữ liệu bước 1. 

Ví dụ, bạn cần thúc đẩy phản hồi tích cực trên mạng xã hội về một sản phẩm, dịch vụ? Hoặc bạn chỉ muốn trình bày trình bày một dự án đang thực hiện với khách hàng để đảm bảo rằng dự án đó đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách và phù hợp.

Dù mục tiêu truyền thông của bạn là gì, hãy đảm bảo rằng các mục tiêu này tuân theo mô hình SMART - Cụ thể, Có thể đo lường, Có thể đạt được, Có liên quan và Ràng buộc thời gian.

Tìm hiểu kỹ về đối tượng mục tiêu của bạn

Bước tiếp theo là xác định và hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn đang cố gắng tiếp cận những nhóm đối tượng nào?

Ví dụ, nếu kế hoạch truyền thông dành cho khách hàng, bạn cần thiết lập chân dung khách hàng. Điều gì khiến họ thích thú? Điều gì khiến họ thức trắng đêm theo dõi?

Nếu bạn đang nhắm mục tiêu đến các nhà đầu tư, bạn có thể cần tạo một tài liệu KPI để truyền đạt kế hoạch tiếp thị, khả năng triển khai kế hoạch của bạn và kết quả tài chính đạt được khi thực hiện kế hoạch.

Vấn đề cốt lõi ở đây là hiểu được đối tượng của mình ở mức độ sâu hơn. Sau đó, bạn có thể tạo một mẫu kế hoạch truyền thông phù hợp với họ.

Thêm thông tin chi tiết về nội dung truyền thông

Ở bước này, bạn sẽ phác thảo và viết kế hoạch truyền thông marketing ở dạng bảng hoặc biểu đồ phân tích. Trong đó, bạn cần nêu bật những thông điệp chính mà bạn cần đưa ra, những người bạn đang muốn hướng đến và kênh truyền thông phù hợp.

Chọn kênh truyền thông

Tiếp theo, bạn cần chọn các kênh truyền thông mà bạn sẽ chia sẻ thông điệp của mình. Có rất nhiều kênh truyền thông marketing, tại đây Jenfi Capital chỉ đề cập đến một số kênh phổ biến:

Podcast

Podcast là kênh truyền thông chưa được khai thác đúng mức hiện nay. Con số khổng lồ cho thấy có đến 32% nhà tiếp thị muốn học cách sử dụng podcasting và 23% có kế hoạch tăng podcasting. Khi được sử dụng đúng cách, podcast sẽ xây dựng lòng tin, củng cố thương hiệu của bạn và nâng vị thế của bạn lên thành một chuyên gia trong ngành.

Email marketing

Gần chín trong số mười nhà tiếp thị sử dụng tiếp thị qua email để phân phối nội dung qua email. Hơn nữa, ROI dự kiến ​​là 42 đô la cho mỗi 1 đô la bạn chi cho tiếp thị qua email.

Dữ liệu này cho thấy email marketing là một trong những kênh truyền thông có ROI cao nhất hiện nay.

Trong trường hợp bạn chưa biết, tiếp cận cộng đồng và bản tin là hai trong số các loại email phổ biến nhất hiện nay.

Press release - Thông cáo báo chí

Thông cáo báo chí rõ ràng, ngắn gọn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thiết lập lại hình ảnh thương hiệu. Thông cáo báo chí là kênh đem lại độ tin cậy vượt trội mà chưa có kênh tiếp thị nào có thể đạt được sức mạnh như vậy.

Truyền thông mạng xã hội

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng khi giao tiếp với khách hàng mục tiêu.

73% các nhà tiếp thị tin rằng tiếp thị truyền thông xã hội “rất hiệu quả” hoặc “hiệu quả phần nào” cho doanh nghiệp của họ. Bạn cần chọn mạng xã hội dựa trên nơi đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực nhất. Facebook dẫn đầu đối với hầu hết nam giới và phụ nữ năng động, Và Instagram đứng thứ hai, nhưng nhân khẩu học về độ tuổi rất khác nhau.

Cần kinh phí để chạy quảng cáo mạng xã hội? Đăng ký nhận vốn cùng Jenfi Capital tại đây!

Điều chỉnh thông điệp phù hợp với kênh truyền thông và đối tượng mục tiêu

Đến đây, bạn đã có những ý tưởng chính về thông điệp, đối tượng mục tiêu và kênh truyền thông. Bước tiếp theo là bạn mang cả ba khía cạnh này lại với nhau và tạo ra một ma trận thông điệp!

ma trận thông điệp - jenfi capital

Về cốt lõi của nó, ma trận thông điệp là biểu đồ đơn giản, tóm tắt các bên liên quan chính và các mục tiêu kinh doanh cơ bản, nội dung thông điệp, (các) kênh giao tiếp và khung thời gian (theo thứ tự đó).

Thực hiện Chiến lược Truyền thông với Lịch Tiếp thị

marketing calendar - lịch tiếp thị - jenfi capital

Ở bước này, bạn lập kế hoạch chia sẻ thông điệp theo khung thời gian cụ thể.

Điều này sẽ cung cấp khả năng hiển thị toàn công ty về những gì các thành viên trong nhóm của bạn đang làm, giúp việc thực hiện dễ dàng hơn và giúp các bên liên quan hiểu những gì cần phải làm và cần làm khi nào.

Đo lường kết quả của kế hoạch của bạn

Đo lường kết quả của kế hoạch sau khi triển khai, xác định điều gì đem lại kết quả tốt, điều gì không có hiệu quả và cải thiện những khía cạnh đó vào lần sau.

Ví dụ: thành công của bạn trong lĩnh vực Press Release có thể được đo lường bằng một loạt các kết quả từ giai đoạn nhận thức thương hiệu đến doanh số. Dưới đây là một số thang đo

  • số lượng đề cập trên các trang web và blog khác nhau
  • số lượt truy cập trang web hoặc lượt đăng ký từ mỗi bài viết
  • số lượng backlink
  • lượt truy cập trang web từ lượt chia sẻ trên mạng xã hội

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Linkedin Là Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Linkedin Cho Doanh Nghiệp Trong 2022

Open post
Linkedin Là Gì?

Linkedin Là Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Linkedin Cho Doanh Nghiệp Trong 2022

Linkedin Là Gì?

Linkedin là gì? Linkedin là nền tảng mạng xã hội cho nghề nghiệp để kết nối, chia sẻ, học hỏi và phát triển sự nghiệp. Dù Linkedin là một trong những mạng xã hội lớn nhất hiện tại, vẫn còn khá nhiều người trẻ tại Việt Nam chưa sử dụng Linkedin, hoặc chưa biết cách để tận dụng những lợi ích của Linkedin để phát triển sự nghiệp. Ở khía cạnh khác, nhiều doanh nghiệp cũng chưa khai thác triệt để sức mạnh của Linkedin để quảng bá doanh nghiệp của mình.

Để thấy được sức mạnh của Linkedin, hãy xem các số liệu sau từ Social Pilot:

  • LinkedIn có 772 triệu người dùng và 30 triệu công ty đang hoạt động, cho phép bạn tiếp cận thị trường việc làm chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, khiến Linkedin trở thành nền tảng tuyệt vời để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • InMail - chức năng email premium của Linkedin có có tỷ lệ mở email trung bình lên đến 52% so với 21,3% của các hình thức email marketing khác.
  • Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (cost per lead) trên LinkedIn thấp hơn 28% so với Google AdWords.
  • LinkedIn có 90 triệu người là chuyên gia, 63 triệu người có quyền ra quyết định và 17 triệu người lãnh đạo cấp cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp của bạn có đủ không gian để tiếp cận đúng người có thể ra quyết định hợp tác.

Trong bài viết này, Jenfi Capital sẽ giới thiệu những điều bạn cần biết về Linkedin, cách sử dụng Linkedin để kết nối và có được cơ hội kinh doanh trên mạng lưới công việc này.

Linkedin là gì?

Linkedin là gì?

Linkedin Là Gì? Linkedin là mạng xã hội nghề nghiệp để kết nối và networking. Đây là nơi chuyên về phát triển nghề nghiệp, kết nối chuyên môn, thảo luận về ngành nghề và những hoạt động khác liên quan đến kinh doanh. Người dùng Linkedin có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Linkedin Dùng Cho Cá Nhân

Linkedin Dùng Cho Cá Nhân

Linkedin là mạng xã hội dành cho những ai muốn xây dựng hồ sơ cá nhân về sự nghiệp của mình, để duy trì kết nối với những người quen, đồng nghiệp, đối tác, hoặc tìm kiếm cơ hội làm việc mới. Dù bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp hay một nhân viên thâm niên thì Linkedin giúp bạn có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp một cách nghiêm túc nhất.

Bạn có thể hình dung nền tảng Linkedin như Facebook vì chúng có nhiều tính năng giống nhau như: gửi yêu cầu kết bạn, trò chuyện, theo dõi Trang doanh nghiệp, … nhưng Linkedin tập trung vào định hướng phát triển nghề nghiệp nhiều hơn với những tính năng riêng như: tạo CV công việc, nhận chứng chỉ kỹ năng được Linked xác nhận, tham gia tuyển dụng, tham gia khóa học….

Linkedin Dùng Cho Doanh Nghiệp 

Linkedin là gì? Linkedin Dùng Cho Doanh Nghiệp 

Với Linkedin, doanh nghiệp có thể tạo tài khoản doanh nghiệp để networking, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, chia sẻ những suy nghĩ hay chiến lược để marketing bằng kiến thức chuyên môn (thought leadership). Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tuyển dụng trực tiếp trên Linkedin để tiếp cận những ứng viên có trình độ cao đang hoạt động trên Linkedin.

Sử Dụng Linkedin Để Phát Triển Doanh Nghiệp Như Thế Nào

Linkedin là gì Sử Dụng Linkedin Để Phát Triển Doanh Nghiệp Như Thế Nào

Theo Sprout Social, các doanh nghiệp tiếp thị trên LinkedIn trung bình tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn 277% so với những doanh nghiệp chỉ tham gia tiếp thị trên Facebook. Các nhà tiếp thị B2B được khảo sát cũng nói rằng LinkedIn tạo ra hơn 80% khách hàng tiềm năng trên các trang mạng xã hội của họ. Nếu sử dụng đúng cách, LinkedIn là một công cụ tiếp thị hiệu quả có thể đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.

Hãy lưu ý rằng các chiêu trò bán hàng và quảng cáo rầm rộ trên LinkedIn không mang lại hiệu quả. Bạn cần có một kế hoạch cụ thể khi sử dụng LinkedIn để tiếp cận người tiêu dùng. 

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thiết lập tài khoản Linkedin cho doanh nghiệp của bạn, cùng những cách marketing doanh nghiệp hiệu quả nhất trên Linkedin, cập nhật đến 2022.

Cách Thiết Lập Trang Linkedin Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Trang LinkedIn doanh nghiệp cũng quan trọng như trang web của doanh nghiệp. 

Bạn có thể tạo trang doanh nghiệp LinkedIn miễn phí với email của mình. 

Bước 1: Truy cập https://www.linkedin.com/company/setup/new/ để tạo một trang doanh nghiệp mới.

Bạn có những lựa chọn loại hình kinh doanh gồm:

  • Doanh nghiệp: nhỏ, vừa, và lớn
  • Trang trưng bày
  • Cơ quan đào tạo: trường đại học, viện đào tạo

Linkedin là gì Cách Thiết Lập Trang Linkedin Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Bước 2: Bạn chọn vào Doanh Nghiệp, sau đó sẽ được dẫn đến một trang điền thông tin. Tại đây, bạn cung cấp những thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp, trang web, ngành nghề… 

Cách Thiết Lập Trang Linkedin Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Sau khi bạn điền tất cả thông tin, hãy chọn hộp xác minh để xác nhận rằng bạn được phép điều hành tài khoản thay mặt cho doanh nghiệp của mình.

Cách Thiết Lập Trang Linkedin Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Bước ba: Chọn “Tạo trang”. Bạn có thể nhận được thông báo lỗi nếu trang công ty của bạn không đáp ứng các yêu cầu, Bạn cũng có thể bị từ chối vì bạn đã vượt quá giới hạn tạo trang của mình.

Sau khi có Trang doanh nghiệp, hãy áp dụng ngay những cách dưới đây để bắt đầu marketing doanh nghiệp trên Linkedin thật hiệu quả.

Top Chiến Lược Marketing Doanh Nghiệp Trên Linkedin Từ Chuyên Gia Đầu Ngành

Top Chiến Lược Marketing Doanh Nghiệp Trên Linkedin

Tìm kiếm khách hàng mục tiêu có khả năng chuyển đổi cao và kết nối 

Việc nhắm đến khách hàng mục tiêu có khả năng chuyển đổi cao trên Linkedin là tính năng cực kỳ hiệu quả trong marketing online. Bạn có thể nhắm mục tiêu chính xác về ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, vai trò quản lý (ví dụ: CEO, CTO…) của những người mà bạn biết họ có khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn.

Ví dụ, nếu bạn bán một sản phẩm phần mềm kế toán cho startup tại Việt Nam, bạn có thể triển khai chiến dịch quảng cáo chỉ hiển thị với công ty tại Việt Nam có ít hơn 100 nhân viên, và chỉ hiển thị với những cá nhân quản lý ở những công ty đó.

Tìm cách để khách hàng tiềm năng biết đến một cách tự nhiên

Judy Schramm, Giám đốc điều hành của Pro Resource Inc. cho biết: 

“Công ty của tôi giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo ra khách hàng tiềm năng trên LinkedIn. Khách hàng cho chúng tôi biết nhóm người nào là khách hàng chất lượng cao của họ. Chúng tôi tìm kiếm trên LinkedIn những người phù hợp với tiêu chí của họ và sau đó giới thiệu họ. Sau đó, chúng tôi giữ liên lạc với những người đã bày tỏ sự quan tâm, một lần nữa bằng cách sử dụng LinkedIn. Chúng tôi cập nhật trạng thái hàng ngày và các bài đăng trên blog LinkedIn hàng tuần để giữ tên khách hàng trước mạng của họ. Chúng tôi cũng gửi email hàng tháng chia sẻ thông tin về các loại vấn đề mà khách hàng của chúng tôi có thể giải quyết cho khách hàng của họ và chia sẻ kết quả họ đã đạt được cho các khách hàng khác. “

Kết quả là một quy trình đơn giản, không tốn kém, có hệ thống để tạo ra khách hàng tiềm năng, với tất cả công việc được thực hiện thông qua LinkedIn. 

Tạo danh sách email khách hàng tiềm năng

Bradford Hines, người sáng lập YumDomains và HungryKids.org chia sẻ:

“Bạn hãy tạo danh sách email marketing trên LinkedIn, hãy viết một vài dòng để cảm ơn những người đã kết nối với bạn và hãy mời họ tham gia vào danh sách email marketing của mình.  LinkedIn cho phép bạn nhắn tin cho 50 người cùng lúc theo cách này.”

Sử dụng các bản tin được tài trợ

Với bản tin được tài trợ trên Linkedin feed, bạn có thể hiển thị bài viết của mình đến feed của các khách hàng mục tiêu. Hình thức quảng cáo trả phí trên Linkedin này khá giống với quảng cáo trên Facebook, tuy nhiên điểm thật sự khác biệt là bạn có thể tùy chỉnh tên công ty, vị trí quản lý, kỹ năng, ngành nghề… 

Hình thức này rất thích hợp với chiến lược marketing bằng kiến thức chuyên môn, thu hút những khách hàng mục tiêu có khả năng mua hàng cao. Trong thời đại ngày nay, mọi người đều dị ứng với quảng cáo nhưng luôn muốn có được những kiến thức có ích và miễn phí. Bạn có thể quảng cáo những nội dung đã sáng tạo trong chiến lược content marketing như ebook, infographic, video… bằng bản tin được tài trợ trên Linkedin. 

Nếu nội dung của bạn nhắm đúng thị trường mục tiêu và thật sự thu hút, bạn có thể tạo ra doanh thu. 

Cần kinh phí chạy quảng cáo bản tin tài trợ trên LinkedIn và quảng cáo trả phí trên Google, Facebook...? Đăng ký cùng Jenfi Capital!

Đăng tải nội dung chất lượng cao

Nội dung chất lượng cao có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi nếu giải quyết được hai yêu cầu. Một là, nội dung của bạn phải hướng dẫn người đọc giải quyết được vấn đề của họ hoặc làm sao để họ trở nên tốt hơn. Thứ hai, bạn cần thể hiện bản thân là một “thought leader” - một chuyên gia trong lĩnh vực, ngành nghề của mình. 

Hai điều trên sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội kinh doanh nếu bạn đem lại giá trị thật sự cho người đọc. 

Đăng tải nội dung trực tiếp lên Linkedin

Đăng tải nội dung trực tiếp lên Linkedin có thể giúp bạn xếp thứ hạng cao trên bộ máy tìm kiếm, từ đó tăng lượng truy cập đến trang doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, nếu bài viết của bạn thật sự thu hút, Linkedin sẽ hiển thị bài viết của bạn trên các hashtag của nền tảng và bạn có thể tiếp cận hàng chục nghìn người đọc. Đây là một trong những chiến lược tăng trưởng hay trên Linkedin và ít tốn kém.

Tối ưu trang Linkedin của doanh nghiệp bạn

Theo WWOZ 90.7 FM, việc tạo một tài khoản Linkedin doanh nghiệp rồi bỏ mặc còn tệ hơn cả việc không tạo tài khoản. 

Một khi bạn đã tạo tài khoản Linkedin doanh nghiệp, đây là “bộ mặt” của doanh nghiệp và bạn cần cập nhật thông tin, duy trì sự hiện diện trên Linkedin đều đặn và đồng bộ với những nền tảng khác (màu sắc, thiết kế, thông tin…). 

Bạn cần hoạt động đều đặn trên Linkedin (tần suất tùy vào doanh nghiệp bạn) để mọi người biết rằng bạn vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thường. 

Nhận URL tùy chỉnh trên Linkedin

Đối với những tài khoản Linkedin đã hoạt động một thời gian và có nhiều khách hàng tiềm năng trên Linkedin, bạn nên xác nhận URL tùy chỉnh của mình trên Linkedin. URL tùy chỉnh nên chứa thông tin quan trọng như tên bạn hoặc doanh nghiệp bạn, điều này vô cùng thiết thực nhất là khi bạn tham gia networking gặp đối tác mới, họ có thể tìm kiếm thông tin về bạn trên Google để hiểu thêm về bạn. 

Khi xác nhận URL tùy chỉnh trên Linkedin, hồ sơ của bạn sẽ dễ dàng xuất hiện trên bộ máy tìm kiếm Google hơn.

Những Công Cụ Hỗ Trợ Linkedin Marketing

Những Công Cụ Hỗ Trợ Linkedin Marketing

Có một số công cụ có thể hỗ trợ các hoạt động marketing trên LinkedIn trở nên đơn giản và tăng hiệu suất cao hơn. Dưới đây là một số công cụ marketing phổ biến nhất cho LinkedIn

Canva

Canva là một ứng dụng thiết kế hình ảnh giúp bạn dễ dàng tạo đồ họa và hình ảnh của riêng mình để sử dụng trong các bài đăng trên LinkedIn của mình. 

Hình ảnh làm cho bài đăng của bạn trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn, đồng thời bằng cách tạo hình ảnh của riêng bạn, bài viết của bạn sẽ nổi bật hơn. 

Với Canva, bạn cũng có thể tạo GIF và video bằng cách sử dụng bản ghi hoặc cảnh quay (tự quay hoặc từ footage có sẵn trên Canva).

SlideShare

Nếu bạn có muốn trình bày hoặc báo cáo và chia sẻ trên trang LinkedIn, thì SlideShare là công cụ tốt nhất. SlideShare là công cụ chia sẻ nội dung tích hợp của LinkedIn, do đó bạn sẽ dễ dàng tải lên các tệp PDF, Word, PowerPoint hoặc OpenDocument. 

Thậm chí, SlideShare còn ghi lại số liệu phân tích, vì vậy bạn có thể theo dõi mức độ tương tác qua nội dung của mình.

Hootsuite

Hootsuite là một công cụ quản lý truyền thông xã hội giúp bạn theo dõi quá trình đăng bài, lên lịch, phân tích, nhận xét….

IFTTT

IFTTT là viết tắt của ‘If This Then That.’ Công cụ tiếp thị LinkedIn giúp bạn tự động hóa các tác vụ cụ thể thông qua các ứng dụng của bên thứ ba. 

IFTTT có các công thức được xác định trước để tự động hóa những công việc trên LinkedIn. Ví dụ, bạn có thể lên lịch các bài đăng trên mạng xã hội của mình theo giờ chính xác, chia sẻ bài đăng trên LinkedIn của bạn trên Facebook với một thẻ bắt đầu bằng # cụ thể, chia sẻ một tweet mỗi khi bạn xuất bản một bài đăng, v.v.

Tạm Kết

Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và chi phí tiếp thị trả phí ngày càng đắt đỏ, việc tìm được những người có khả năng ra quyết định của một doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm sẽ có thể đem lại hiệu quả thật sự. Và Linkedin, nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp nhất thế giới sẽ là sân chơi lớn để bạn bắt đầu. Hy vọng Jenfi Capital đã giúp bạn hiểu rõ Linkedin là gì và những kiến thức về Linkedin cần thiết nhất để tạo tài khoản Linkedin thật chuyên nghiệp và tiếp thị hiệu quả trên Linkedin.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Content Marketing: Hướng Dẫn Toàn Tập Dành Cho Marketer

Open post
Content Marketing

Content Marketing: Hướng Dẫn Toàn Tập Dành Cho Marketer

Content Marketing

Có lẽ khi nghe đến cụm từ “content marketing”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những nội dung PR được chia sẻ trên website, blog, Facebook, Tiktok và Youtube.

Tuy nhiên sự thật thì content marketing đã tồn tại từ rất lâu.

Content marketing về bản chất là nghệ thuật kể chuyện (story telling). Con người chúng ta luôn thích nghe những câu chuyện đặc sắc, thú vị và dành sự chú ý cho những câu chuyện ấn tượng. Từ rất lâu các thương hiệu, doanh nghiệp… đã biết cách sử dụng nghệ thuật kể chuyện để thu hút khách hàng của họ. 

Theo Viện Tiếp Thị Nội Dung Hoa Kỳ, lịch sử của content marketing có thể đã bắt đầu vào những năm 1730, khi “Poor Richard” - bút danh của Benjamin Franklin xuất bản những tập lịch in hàng năm để giới thiệu về doanh nghiệp in ấn của ông.

lịch sử của content marketing

Và kể từ khi internet phát triển mạnh mẽ, sáng tạo ra nhiều kênh truyền thông xã hội khác nhau cho mục đích content marketing thì doanh nghiệp càng có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng. 

Hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu xem Content marketing là gì ở thời điểm hiện tại, cùng những ví dụ về áp dụng content marketing thành công trong bài viết hôm nay.

Content Marketing: Tổng Quan

Content marketing được Viện Tiếp Thị Nội Dung Hoa Kỳ nhìn nhận là:

“Một phương pháp marketing chiến lược, tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng được xác định rõ ràng - và cuối cùng là thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động có lợi.”

Nói đơn giản hơn, content marketing là một chiến lược dài hạn, tập trung vào xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng mục tiêu, bằng cách sáng tạo những nội dung chất lược cao và có liên quan đến họ, sau đó phân phối đến họ định kỳ.

Content marketing tạo cảm giác bạn thật sự quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Trong thế giới hiện tại, khách hàng muốn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vì thế giới marketing càng ngày càng ồn ào, náo nhiệt, do đó thu hút sự chú ý của khách hàng ngày càng khó và có giá trị với doanh nghiệp.

Và content marketing có thể giúp doanh nghiệp bạn thu hút sự chú ý của họ theo cách thật tự nhiên, tạo sự gắn kết giữa bạn và khách hàng. Bằng cách triển khai những chiến lược content marketing hiệu quả, bạn có thể đạt được những kết quả như: tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số, tăng nhận thức thương hiệu… và nhiều hơn thế nữa.

Tuy nhiên, content marketing không phải là tạo ra nội dung và hy vọng sẽ có người xem và tương tác với chúng. Content marketing là việc bạn thiết kế trang web, video, ebook, bài đăng… tập trung vào khách hàng mục tiêu để họ tin tưởng và chọn thương hiệu của bạn một cách tự nhiên nhất. 

Định Nghĩa Content Marketing

Định Nghĩa Content Marketing

The Hubspot, định nghĩa của content marketing là “Tiếp thị nội dung là quá trình lập kế hoạch, tạo, phân phối, chia sẻ và xuất bản nội dung qua các kênh như phương tiện truyền thông xã hội, blog, trang web, podcast, ứng dụng, thông cáo báo chí, ấn phẩm in, v.v. Mục tiêu là tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn và tăng nhận thức về thương hiệu, doanh số bán hàng, mức độ tương tác và lòng trung thành.”

Tại Sao Content Marketing Ngày Càng Quan Trọng

Có 5 lý do cho thấy content marketing là một phần cần thiết trong chiến lược marketing hiện đại gồm:

  • Hướng dẫn khách hàng tiềm năng của bạn về các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp của bạn 
  • Cho khách hàng thấy cách mà các sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể giúp khách hàng giải quyết những vấn đề của họ
  • Tạo cảm giác về cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn

Các Hình Thức Content Marketing Hiện Nay

Các Hình Thức Content Marketing Hiện Nay

Content marketing online 

Content marketing online là bất kỳ loại nội dung, tài liệu nào được bạn đăng tải lên không gian mạng. Tuy nhiên, khi đề cập đến Content marketing online thì mục tiêu chính vẫn là nội dung trên website của bạn. Một trang web có chiến lược hiệu quả về nội dung, từ khóa, backlink… sẽ giúp bạn đạt thứ hạng cao hơn trên các bộ máy tìm kiếm (Google, Bing…) và giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu khi họ tìm kiếm chủ đề.

Nội dung blog của Jenfi Capital là một ví dụ điển hình về content marketing online, giúp bạn cập nhật những kiến thức quan trọng và nền tảng về startup, marketing, kinh doanh, ngân hàng…

Content marketing online ví dụ

Content marketing mạng xã hội

Theo thống kê từ Statista, hiện tại có hơn 4,26 tỷ người đang sử dụng các mạng xã hội toàn cầu, được dự đoán sẽ tăng đến 6 tỷ người vào 2027. Đó cũng là lý do tại sao các thương hiệu, doanh nghiệp lại ưa chuộng marketing trên các mạng xã hội đến vậy. 

Content marketing mạng xã hội

Có rất nhiều mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, LinkedIn, Tiktok, Zalo, Lotus,... với nhân khẩu học khác nhau để bạn có thể lựa chọn cách sáng tạo nội dung và chia sẻ nội dung với khán giả của mình (tạo bài viết ngắn, video ngắn, hình ảnh, livestream, …)

Infographic Content Marketing

Infographic là những hình ảnh trực quan mang nội dung, dữ liệu được trình bày một cách súc tích, dễ hiểu, bắt bắt. Với sự kết hợp của những từ ngữ đơn giản, dữ liệu rõ ràng, hình ảnh thu hút, Infographic là cách để truyền đạt thông điệp đến khán giả một cách hiệu quả. Infographic Content Marketing thích hợp với mục đích chắt lọc thông tin hoặc tối giản những thông tin, dữ liệu phức tạp để người đọc phổ thông có thể hiểu được.

Blog content marketing

Blog là một trong những cách để thực hiện inbound marketing hiệu quả. Với một blog (hoặc một hệ thống blog riêng của doanh nghiệp), bạn có thể quảng bá nội dung của mình đến người đọc mà có toàn quyền quyết định những gì bạn muốn chia sẻ.

Podcast content marketing

Podcast tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây là thị trường khe thu hút rất nhiều lượng theo dõi. Với nhiều lợi ích như ít cạnh tranh, tăng sự tương tác với khán giả, chi phí thấp… một vài doanh nghiệp tại Việt Nam đã lựa chọn podcast làm một trong các chiến lược marketing chính của họ. 

Content video marketing

ví dụ Content video marketing

Theo dữ liệu thống kê về video marketing của Wyowl, kênh marketing video sẽ tiếp tục bùng nổ trong nhiều năm tiếp theo. Một trong các dữ liệu thú vị của Wyowl cho thấy có đến 96% người xem video để hiểu thêm về sản phẩm và dịch vụ, và 88% người được phỏng vấn nói rằng họ đã được thuyết phục và mua sản phẩm, dịch vụ khi xem video của thương hiệu.

Video marketing có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện tỷ lệ ROI, và giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khán giả một cách tự nhiên hơn. Bạn có thể chia sẻ video trên các nền tảng mạng xã hội, nền tảng phát video, các trang đích hoặc các trang web của doanh nghiệp.

Content marketing trả phí

Quảng cáo trả phí giúp bạn tiếp cận ngay một lượng lớn khách hàng tiềm năng, trên nền tảng mà bạn muốn xuất hiện, với mức chi phí bạn muốn chi trả. Quảng cáo trả phí có thể đem lại hiệu quả cao hơn nếu bạn kết hợp với các chiến lược inbound marketing để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bạn có thể quảng cáo dưới nhiều hình thức: banner, hình ảnh, video, nội dung tài trợ, bài viết PR,...trên các nền tảng Google, Facebook,... hoặc trên các hệ thống website thông qua dịch vụ quảng cáo.

Ví Dụ Về Các Hình Thức Content Marketing Hiệu Quả

Dưới đây là những ví dụ về content marketing để bạn có thể hiểu rõ hơn và kết hợp content marketing vào chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp bạn.

Ví dụ về infographic content marketing

Ví dụ về infographic content marketing

Hình ảnh giới thiệu bánh mì Sài Gòn được một họa sĩ kỹ thuật số giới thiệu trên Behance. Infographic này thể hiện được trình độ thiết kế, kiến thức, dễ hiểu và ấn tượng. Văn hóa bánh mì tại Việt Nam trong hàng trăm năm được gói gọn trong một hình ảnh và người yêu ẩm thực đường phố Việt Nam có thể nhớ ngay những thông tin quan trọng về bánh mình. Hình ảnh được đăng tải vào 2015 và thu hút được hơn 1,500 lượt truy cập trên Behance.

Ví dụ về blog content marketing

Ví dụ về blog content marketing

Jenfi có một hệ thống blog doanh nghiệp, chia sẻ những kiến thức liên quan đến kinh doanh, startup, bí quyết marketing, thương mại điện tử và những cách để tối ưu hiệu suất kinh doanh cho đọc giả tại các thị trường Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia.

Jenfi Capital xuất bản nội dung đều đặn để đọc giả luôn cập nhật được những kiến thức có giá trị và có thể áp dụng thực tế. Những kiến thức này phần lớn đều liên doanh đến lĩnh vực kinh doanh với mục tiêu giúp Jenfi có thể mang lại kiến thức cho những ai đang làm kinh tế, đồng thời tăng nhận thức thương hiệu Jenfi Capital trên thị trường. 

Ví dụ về Podcast content marketing

Ví dụ về Podcast content marketing

Vietcetera lựa chọn podcast làm phương tiện để tiếp cận khán giả trẻ. Không những Vietcetera đã xây dựng nên hàng loạt kênh podcast chất lượng cao với nhiều chủ đề thường ngày như trò chuyện, trải nghiệm, học cách thiền, học cách yêu bản thân… đến những podcast chuyên về marketing, nghệ thuật và thiết kế, đổi mới kinh doanh. 

Có thể nói đây là một trong những kênh podcast mà nằm trong danh sách nghe hàng ngày của thế hệ Y và Gen Z tại Việt Nam

Triển Khai Chiến Lược Content Marketing Hiệu Quả

Chiến Lược Content Marketing Hiệu Quả

Chiến lược content marketing về cơ bản gồm 7 bước:

  1. Đặt mục tiêu theo tiêu chuẩn SMART.
  2. Xác định KPI của bạn.
  3. Chọn các kênh nội dung của bạn.
  4. Quyết định loại nội dung.
  5. Thiết lập ngân sách.
  6. Tạo và phân phối nội dung.
  7. Phân tích và đo lường kết quả.

Hãy đi sâu vào nội dung từng bước để học cách tạo chiến lược content marketing hiệu quả cùng Jenfi Capital.

Đặt mục tiêu theo tiêu chuẩn SMART

Bước đầu tiên trong xây dựng chiến lược content marketing là đặt mục tiêu theo tiêu chuẩn SMART. SMART là viết tắt của S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu M – Measurable : Đo lường được A – Attainable : Có thể đạt được Relevant: Có liên quan và Time-bound: Có thời gian cụ thể.

Một số ví dụ về mục tiêu theo tiêu chuẩn SMART như:

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Tăng doanh thu
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Nâng cao lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng
  • Xây dựng mối quan hệ và niềm tin với khách hàng
  • Thu hút các đối tác chiến lược

Xác định KPI cần đạt

Tiếp theo, bạn cần thiết lập những thang đo về hiệu suất cho các mục tiêu đã đặt ra (KPI: Key performance Indicator). KPI giúp bạn đo lường định lượng về hiệu suất so với mục tiêu cần đạt được.

Một số KPI theo mục tiêu như

Mục tiêu SMART KPI
Nâng cao nhận thức về thương hiệu Lưu lượng truy cập trang web, người theo dõi trên mạng xã hội, lượt đăng ký đăng ký, lượt đề cập (bởi khách hàng và đối tác)
Tăng doanh thu Doanh số hàng ngày, lưu lượng truy cập trang web
Tăng tỷ lệ chuyển đổi Tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng, tỷ lệ giao hàng, xu hướng giá cạnh tranh
Nâng cao lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng Khách hàng quay lại, người quảng bá, đánh giá sản phẩm, giới thiệu
Tăng mức độ tương tác của khách hàng Thích, chia sẻ, theo dõi, đề cập, backlink
Xây dựng mối quan hệ và niềm tin với khách hàng Khách hàng cũ, người quảng bá, người theo dõi, lượt đề cập
Thu hút các đối tác chiến lược Quan hệ đối tác, đề cập, backlink mới

Chọn các kênh nội dung của bạn

Tiếp theo, bạn xác định loại nội dung và hình thức bạn sẽ tạo nội dung (video, bài viết, hình ảnh…). Bạn có thể bắt đầu bằng cách suy nghĩ về nhóm khách hàng mục tiêu và hành trình mua hàng của họ.

Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây để giúp bạn lựa chọn được loại nội dung và hình thức phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình:

  • Họ cần gì ở bạn?
  • Họ đang gặp vấn đề gì và muốn gì?
  • Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Bạn có thể làm gì để giúp họ?
  • Họ dành thời gian ở đâu nhiều nhất?

Chọn các kênh nội dung

Khi bạn đã quyết định loại nội dung, đã đến lúc chọn các kênh nội dung cụ thể để triển khai. Bạn sẽ chia sẻ nội dung của mình ở đâu? 

Thiết lập ngân sách

Ở bước này, hãy thiết lập khoản ngân sách dành cho hoạt động content marketing. Hãy nghĩ về loại nội dung bạn tạo và kênh phân phối nội dung.

Tiếp theo, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để xác định mức ngân sách:

  • Bạn có cần ngân sách để mua phần mềm, ứng dụng, thiết bị nào không?
  • Bạn có cần thuê nhân viên, freelancer chuyên trách về content marketing như: thiết kế, viết nội dung, quản lý tài khoản mạng xã hội không?
  • Bạn có cần trả tiền cho quảng cáo trả phí hay không?
  • Bạn có cần đăng ký mua các công cụ để đo lường hiệu suất content marketing hay không?

Tạo và phân phối nội dung

Tạo và phân phối nội dung của bạn để tiếp cận khách hàng mục tiêu và chuyển đổi họ thành khách hàng thật sự. Ban cần đảm bảo sản xuất nội dung và chia sẻ nội dung đều đặn và khuyến khích những người tiếp cận nội dung ấy chia sẻ với mọi người xung quanh. 

Phân tích và đo lường kết quả

Cuối cùng, hãy phân tích và đo lường kết quả để tối ưu hiệu suất content marketing.

Xem xét các mục tiêu và KPI của bạn để xác định xem bạn đã thành công hay chưa.  Bạn đã đạt được mục tiêu và KPI của mình chưa? Bạn có thể sử dụng một số công cụ để đo lường hiệu suất như: 

  • SharedCount
  • Sprout Social
  • Google Analytics
  • SharedCount
  • Mention

Những Đặc Điểm Của Chiến Lược Content Marketing Hiệu Quả

Những Đặc Điểm Của Chiến Lược Content Marketing Hiệu Quả

Tạo thêm giá trị cho khách hàng vượt xa mong đợi

Content marketing không phải là chỉ chia sẻ thông tin về sản phẩm của bạn đến khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng. Điều quan trọng là bạn cần tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng, ví dụ như giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn kinh doanh nhanh chóng, hay là giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi đi mua sắm.

Cho dù giá trị đó là gì, bạn hãy cố gắng tạo nội dung mang lại giải pháp cho nhu cầu của khách hàng. Có thể sản phẩm, dịch vụ của bạn là giải pháp cho vấn đề của khách, nhưng nếu bạn không phải đang viết trang mô tả sản phẩm thì chỉ nên thêm sản phẩm của mình vào những nơi phù hợp.

Lấy ví dụ dưới đây, Paula Choice giúp khách hàng của mình hiểu rõ hơn về cách dưỡng và chăm sóc da với Từ điển thành phần gồm hơn 1800 chất để mọi người có thể tiếp cận nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất có thể. 

Hướng đến các giai đoạn trong hành trình mua hàng

Đem lại giá trị và giải đáp thắc mắc của khách hàng thôi vẫn chưa đủ. Trong từng loại nội dung bạn tạo ra, hãy hướng đến các giai đoạn trong hành trình mua hàng.

Thông thường, hành trình mua hàng có thể chia làm ba giai đoạn: nhận thức, cân nhắc và ra quyết định.

Trong giai đoạn nhận thức, khách hàng vẫn đang tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề của họ. Trong giai đoạn cân nhắc, họ có thể so sánh các giải pháp. Trong giai đoạn ra quyết định, họ sẽ chọn một giải pháp phù hợp nhất.

Lấy ví dụ, nếu bạn viết nội dung với chủ đề “...là gì?”, có thể người đọc nội dung này đang trong giai đoạn nhận thức và chưa sẵn sàng mua hàng. 

Ngược lại, nếu người đọc tìm kiếm thông tin như “ A so sánh với B”, có thể họ đang ở giai đoạn cân nhắc các giải pháp. 

Duy trì sự nhất quán trong hình ảnh và chất giọng của thương hiệu

Bất kể bạn đang tạo một bài đăng blog, trang web hay ebook thì người đọc sẽ hình thành cách nhìn nhận về thương hiệu của bạn. Bạn có thể sử dụng giọng điệu cá tính, chân thành, hài hước, rõ ràng,... và hãy duy trì nhất quán xuyên suốt những nội dung marketing tạo ra.

Do vậy, hãy tạo những hướng dẫn phong cách viết, hướng dẫn phong cách sáng tạo nội dung cho thương hiệu, trong trường hợp có nhiều người tham gia vào quá trình tạo nội dung. Với tài liệu này, bạn có thể đảm bảo mọi người (kể cả freelancer) có thể duy trình sự nhất quán cần có.

Những Nguồn Kiến Thức Về Content Marketing Hữu Ích

Top những trang web, nền tảng, công cụ hữu ích cho content marketing gồm:

  1. HubSpot Academy: đào tạo về tiếp thị nội dung hiệu quả
  2. Viện Tiếp thị Nội dung (Content Marketing Institute): thông tin về tiếp thị nội dung trực tuyến tốt nhất hiện nay.
  3. Các bài viết trên blog về tiếp thị nội dung, xu hướng, chiến lược và thủ thuật của các chuyên gia trong ngành như Niel Patel, Guy Kawasaki, Ahrefs, Semrush…
  4. Podcast về tiếp thị nội dung: ví dụ như M.A.D của Vietcetera
  5. Google Xu hướng: cho phép bạn tìm kiếm các xu hướng trên các chủ đề rộng lớn như tiếp thị nội dung hoặc các chủ đề thích hợp trong tiếp thị nội dung.
  6. Sách điện tử và nghiên cứu điển hình về tiếp thị nội dung và các chiến lược tiếp thị nội dung cụ thể.
  7. Thống kê về tiếp thị nội dung từ Statista.
  8. Canva: sáng tạo nội dung và quản lý nội dung miễn phí
  9. Các công cụ quản lý mạng xã hội miễn phí hoặc trả phí, như HubSpot, Buffer hoặc Sprout Social.
  10. Các công cụ quản lý dự án và nội dung: Trello, Asana.
  11. Phần mềm tiếp thị miễn phí hoặc trả phí để kết nối nhóm tiếp thị nội dung, kế hoạch, chiến 
  12. Phần mềm tiếp thị qua email miễn phí hoặc trả phí: Mailchimp
  13. Các nền tảng như Twitter, LinkedIn, Facebook…

Tạm Kết

Với content marketing, bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Có nhiều triển khai content marketing để tăng doanh thu, nâng cao nhận thức và sự công nhận thương hiệu, đồng thời xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Kênh MT là gì? Modern Trade tác động đến doanh nghiệp bạn ra sao?

Open post
MT là gì

Kênh MT là gì? Tìm hiểu về Modern Trade và Các Kênh Phân Phối Khác

MT là gì

Cập nhật: 2023

Modern Trade ngày càng quan trọng trong kinh tế toàn cầu và điều cần thiết là các doanh nghiệp phải hiểu các yếu tố và xu hướng chính của hệ thống phức tạp này. Bài viết này từ Jenfi Capital sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về Modern Trade (thương mại hiện đại), bao gồm các yếu tố chính, lợi ích và xu hướng modern trade trong những năm gần đây.

Cần nguồn vốn ngắn hạn để mua hàng hóa? Đăng ký cùng Jenfi Capital ngay hôm nay!

MT là gì? Định nghĩa về MT - Modern Trade

MT là gì? Định nghĩa về MT - Modern Trade

Giới thiệu về modern trade: Modern trade là gì? Kênh MT là gì?

Modern trade (Thương mại hiện đại, kênh MT) đề cập đến quy trình, tổ chức, kế hoạch bán lẻ và phân phối hàng hóa trên quy mô lớn như đại siêu thị, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi. Modern trade thường liên quan đến việc sử dụng công nghệ và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đảm bảo cung cấp hiệu quả hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.

"MT là viết tắt của thuật ngữ kinh doanh Modern Trade - là các kênh phân phối hàng hóa hiện đại theo mô hình chuỗi như siêu thị, siêu thị mini… trong đó các hoạt động trong chuỗi cung ứng như dự trữ hàng hóa, hậu cần, thanh toán… đều được tổ chức và sắp xếp hiệu quả."

Các loại hình của kênh MT tại Việt Nam có 4 loại: hypermarket (trung tâm phức hợp mua sắm như Big C, Coop, Aeon Mall), siêu thị mini (Winmart, Coop Food,...), cửa hàng tiện lợi (Circle K), và chuỗi cửa hàng (Long Châu, Nguyễn Kim,...)

Các đặc điểm nổi bật của kênh MT bao gồm:

  • Không có sự tương tác trực tiếp giữa người bán và khách hàng. Khách hàng tự mình lấy sản phẩm và thanh toán.
  • Có nhiều hoạt động khuyến mãi, chiết khấu, giảm giá… để thu hút sự chú ý của người mua.
  • Nhiều dòng sản phẩm, đa dạng cho nhiều phân khúc khách hàng.
  • Những cơ sở kinh doanh theo MT thông thường sẽ liên hệ trực tiếp với bên nhà sản xuất để mua hàng để có được mức giá & chiết khấu tốt nhất mà không cần bất kỳ bên trung gian nào.
  • Các thương hiệu mới có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng thông qua kênh MT.
  • Việc phân phối có tổ chức hơn và tạo được niềm tin trong tâm trí người mua.

Các yếu tố chính của thương mại hiện đại

Kênh MT bao gồm các yếu tố:

  • Các công ty quy mô lớn như đại siêu thị, siêu thị và siêu thị nhỏ 
  • Sử dụng công nghệ và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa chuỗi cung ứng 
  • Cung cấp hiệu quả hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng
  • Định hướng ý thức về công việc của tổ chức công đoàn 
  • Đơn đặt hàng số lượng lớn để tối đa hóa lợi ích
  • Thuế do người tiêu dùng trong nước trả đối với hàng nhập khẩu 
  • Hoạt động hậu cần: chẳng hạn như hoạt động giao hàng và Tối ưu hóa giao hàng.

Lợi ích của thương mại hiện đại

Thương mại hiện đại đem lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp như: tăng hiệu quả, cải thiện dịch vụ khách hàng, hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, tiếp cận thị trường toàn cầu, tiết kiệm chi phí, cung cấp sản phẩm và dịch vụ nâng cao cũng như cải thiện hoạt động hậu cần. 

Ngoài ra, thương mại hiện đại cho phép các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ mới nhất để tối ưu hóa hoạt động của họ và tạo ra các nguồn doanh thu mới. 

Hơn nữa, khách hàng mua sắm qua kênh MT sẽ được phục vụ tốt hơn, thời gian giao hàng nhanh hơn. 

GT là gì? Định nghĩa về GT - General Trade

GT là gì? Định nghĩa về GT - General Trade

GT là viết tắt của thuật ngữ kinh doanh General Trade - là các kênh phân phối hàng hóa truyền thống, nơi người bán có mối quan hệ tương tác trực tiếp với người mua. Kênh phân phối này thường gặp ở các cửa hàng tiện lợi, kinh doanh tại chợ, kinh doanh tại nhà, kinh doanh bán sỉ hàng hóa, bán dạo… 

Theo thống kê tại thị trường Việt Nam, GT chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, lên đến 75%.

Các đặc điểm nổi bật của kênh GT bao gồm:

  • Thời gian mua hàng thường ngắn.
  • Họ có nhu cầu đặt hàng một hoặc nhiều loại hàng hóa thường xuyên.
  • Người mua có ít sự lựa chọn về thương hiệu, chủng loại hơn so với kênh MT và OT. Nguồn cung sẽ phụ thuộc vào số lượng hàng hóa của bên bán. 
  • Kênh GT phổ biến ở các nước đang phát triển. Lấy ví dụ, Unilever phân phối hàng hóa qua kênh GT lên đến 82% tổng lượng hàng hóa của tập đoàn này tại Việt Nam.   

OT là gì? Định nghĩa về OT - Online Trade

OT là gì? Định nghĩa về OT - Online Trade

Online Trade - Thương mại điện tử, hay được biết với những cái tên khác như Kênh phân phối online (OT), e-commerce… ngày càng chiếm thị phần lớn trong tiêu dùng tại Việt Nam. Dưới sự thúc đẩy của Covid-19, mua sắm hàng hóa qua kênh Online Trade càng phát triển do mọi người hình thành thói quen mua hàng hóa, giao dịch trực tuyến trong thời gian giãn cách dài hạn. 

Tại Việt Nam, kênh OT (e-commerce) phát triển cực thịnh trong vài năm trở lại đây với ba loại hình chính gồm:

  • Loại hình marketplace: gồm những người bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Tiktok, sàn thương mại điện tử… chiếm đến khoảng 80% doanh thu ngành
  • Loại hình e-commerce Affiliate: Grab, Now, Bae Min… chiếm khoảng 10% doanh thu.
  • Loại hình nhà bán lẻ: Tiki, Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động… chiếm khoảng 10% doanh thu.

Các đặc điểm nổi bật của kênh OT bao gồm:

  • Có thể mua bán tất cả các mặt hàng hợp pháp mà bạn có thể nghĩ đến: từ những vật gia dụng đến những sản phẩm nhỏ như tăm, kim, quẹt ga.
  • Không cần phải đến trực tiếp cửa hàng để giao dịch.
  • Các sản phẩm có thể hoàn trả tùy theo chính sách người bán
  • Nhiều phương thức thanh toán: từ POD, thanh toán qua thẻ, thanh toán qua ví điện tử…
  • Quá trình mua hàng diễn ra từ vài ngày (mua trong nước), lên đến một vài tuần (mua từ nước ngoài)

So sánh kênh Modern Trade và kênh General Trade

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của hai kênh Modern Trade và kênh General Trade, trước tiên hãy xem qua bảng so sánh MT và GT dưới đây:

Yếu tố Modern Trade  General Trade
Hình thức Kinh doanh theo chuỗi với nhiều địa điểm, có nhà đầu tư, được quản lý bởi đội ngũ được đào tạo bài bản. Kinh doanh tại một địa điểm bởi doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
Người ra quyết định Quá trình ra quyết định có nhiều bên tham gia, thời gian diễn ra dài hơn. Thường có một hoặc hai người có quyền ra quyết định.
Quan hệ với người mua hàng Giới hạn tương tác trực tiếp Tập trung vào quan hệ tương tác trực tiếp giữa người bán và người mua
Nhu cầu Ổn định Biến động - phụ thuộc vào sản phẩm có sẵn tại cửa hàng.
Nhóm khách hàng Đông đúc, có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn người tại một thời điểm. Tập trung tại khu vực lân cận là chủ yếu.
Thương hiệu & Đóng gói Kinh doanh hàng hóa có thương hiệu, đóng gói và mô tả chi tiết trên bao bì. Có thể không có thương hiệu & đóng gói.
Danh mục sản phẩm Đa dạng, lên đến hàng nghìn sản phẩm. Giới hạn, lên đến vài trăm sản phẩm.
Mở rộng quy mô kinh doanh * Có thể thúc đẩy tăng doanh số nhờ các chương trình khuyến mãi lớn. Thường được bán với giá bán lẻ, ít chương trình khuyến mãi.
Thiếu hụt hàng hóa Ít khi xảy ra nhờ bộ phận quản lý hàng hóa chuyên nghiệp. Có thể xảy ra, tùy thuộc vào các sản phẩm có sẵn tại cửa hàng (hoặc nhà phân phối cấp trên).
Dòng tiền Dòng tín dụng dài hạn Dòng tín dụng ngắn hạn

Có thể cung cấp tín dụng cho khách mua dưới dạng gối đầu (tùy thuộc mối quan hệ giữa đôi bên)

* Mở rộng quy mô kinh doanh với Quỹ Huy Động Vốn Dựa Theo Doanh Thu, không thế chấp tài sản!

Mặc dù kênh MT có những lợi điểm để mở rộng quy mô và tăng trưởng, các doanh nghiệp kinh doanh kênh GT cũng có những vị thế riêng cho người tiêu dùng. Đơn cử, mặc dù kênh GT khó có thể cạnh tranh về giá so với kênh GT, nhưng nhờ vào mối quan hệ với khách hàng và sự tiện lợi trong mua sắm, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng các kênh GT trong nhiều thị trường.

Câu hỏi thường gặp về thương mại hiện đại:

Thương mại hiện đại là gì? MT là gì?

Thương mại hiện đại có hai ý nghĩa chính. Thứ nhất, Thương mại hiện đại là hệ thống giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia dựa trên các thỏa thuận và quy tắc quốc tế. Thứ hai, khi đề cập về Kênh Modern Trade (Thương mại hiện đại, kênh MT) thì liên quan đến quy trình bán lẻ và phân phối hàng hóa cho các chuỗi bán lẻ hàng hóa như siêu thị.

Thương mại hiện đại ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Thương mại hiện đại giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động và tiếp cận thị trường mới. Modern trade cũng mở ra cơ hội để kinh doanh hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, các hiệp định thương mại hiện đại thường có các điều khoản đảm bảo các doanh nghiệp có thể hoạt động tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Những lợi ích của thương mại hiện đại là gì?

Thương mại hiện đại có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó cũng có thể giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể hoạt động tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Chủ đề liên quan: thương mại quốc tế, tự do hóa thương mại, thương mại kỹ thuật số, bán lẻ hiện đại, phân phối hiện đại, thương mại điện tử, thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng, hậu cần, bán lẻ, hàng tiêu dùng.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Chiến Lược Marketing Là Gì? Tìm Hiểu 9 Marketing Framework Tốt Nhất

Open post
Chiến Lược Marketing Là Gì

Chiến Lược Marketing Là Gì? Tìm Hiểu 9 Marketing Framework Tốt Nhất

Chiến Lược Marketing Là Gì

Marketing là một lĩnh vực kết hợp giữa sáng tạo và khoa học. Ngày nay, marketer cần sử dụng nhiều kỹ năng như óc phân tích, nghiên cứu dữ liệu, quản lý dự án, sáng tạo nội dung… và hàng loạt công cụ hỗ trợ để triển khai chiến lược marketing.

Xu hướng marketing thay đổi theo sự phát triển của công nghệ, đồng nghĩa với việc người làm marketing cần cập nhật liên tục những phương thức tiếp thị mới, thuê nhân sự làm việc… và vấn đề nảy sinh khi bạn không thể theo dõi công việc nhiều người trong team, và khi họ đang có tiến độ công việc khác nhau.

Do đó, để đơn giản hóa và dễ quản lý công việc, bạn cần một chiến lược marketing tổng thể, một khung chương trình để triển khai các chiến lược ngắn hạn và đạt được mục tiêu. 

Cùng Jenfi Capital điểm qua 9 chiến lược marketing tổng thể, hay nói cách khác là 9 marketing framework, lý do tại sao bạn nên lựa chọn một chiến lược và cách chọn một chiến lược phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Bạn cần vốn để triển khai marketing trực tuyến trên Google, Facebook? Đăng ký ngay tại đây!

Chiến Lược Marketing Là Gì? Marketing Framework Là Gì?

Chiến Lược Marketing Là Gì

Một chiến lược marketing, quy trình marketing, marketing framework, là một kế hoạch, khung chương trình marketing chi tiết để làm tiền đề cho doanh nghiệp triển khai kế hoạch marketing, phân phối nội dung đến khách hàng tiềm năng để đạt được mục tiêu marketing.

Một chiến lược tổng thể đóng vai trò như bản đồ chỉ dẫn để bạn đạt được mục tiêu mà không bị lạc lối trong thế giới marketing đa dạng.

Bạn có thể hình dung như vầy: giả sử doanh nghiệp của bạn có một sản phẩm mới, bạn không thể nào đăng hình ảnh sản phẩm và thông tin sản phẩm lên tất cả các sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội và hy vọng có người mua chúng. Đây là cách rất phí phạm thời gian và không khoa học.

Thay vào đó, bạn sẽ dành thời gian để nghiên cứu và nhận biết khách hàng tiềm năng của mình là ai, tìm hiểu thói quen, nhân khẩu học,.. để tiếp cận họ qua những kênh phù hợp theo một kế hoạch marketing cụ thể.

Những Lợi Ích Của Chiến Lược Marketing

Marketing có chiến lược không chỉ giúp bạn tập trung vào những mục tiêu cụ thể, mà còn đem đến nhiều lợi ích khác để doanh nghiệp phát triển. 

Lấy ví dụ ở phần trên, khi doanh nghiệp và team marketing của bạn phát triển, bạn phải có một phương thức để giao tiếp thật hiệu quả với mọi nhân viên tại bộ phận marketing, bất kể nhân sự ấy đang làm thiết kế hình ảnh, hay sáng tạo nội dung bài viết, hay chạy quảng cáo trực tuyến…

Chiến lược marketing tổng thể sẽ giúp mọi người hiểu rõ họ cần làm gì, làm thế nào và đóng góp như thế nào để phù hợp với mục tiêu chung.

Ngoài ra, chiến lược marketing còn giúp bạn:

  • Tạo ra những biểu mẫu, hướng dẫn, công cụ, tài sản,.. để mọi nhân viên trong bộ phận marketing có thể sử dụng khi cần.
  • Cải thiện hiệu quả marketing, từ đó cải thiện tốc độ tăng trưởng và doanh số của công ty.
  • Giúp nhân viên so sánh các chiến lược marketing chi tiết và xác định chiến lược phù hợp nhất.
  • Giao tiếp nội bộ phòng marketing hiệu quả hơn.

Cùng tham khảo 9 Chiến lược marketing mẫu phổ biến nhất bên dưới đây.

Marketing Mix 7P

chiến lược marketing 7p

Marketing Mix 7P là mô hình, chiến lược được sử dụng rộng rãi trong chiến lược phát triển doanh nghiệp. 7P thay cho:

  • Product - Sản phẩm: Những gì đang được bán?
  • Price - Giá: Nó có giá bao nhiêu?
  • Place - Địa điểm: Sản phẩm sẽ được bán ở đâu?
  • Promotion - Quảng cáo: Bạn sẽ giao tiếp với khán giả của mình như thế nào?
  • People - Con người: Ai tham gia vào quá trình sản xuất, quảng bá và phân phối?
  • Process - Quy trình: Bạn sẽ giao hàng cho khách hàng như thế nào?
  • Physical Evidence - Bằng chứng vật chất: Làm thế nào bạn sẽ chứng minh cho khách hàng rằng doanh nghiệp của bạn cung cấp giá trị cho họ?

Xem thêm: Marketing mix

Ví dụ về chiến lược marketing theo 7P

Chiến lược marketing của Unilever dựa theo mô hình 7P để thâm nhập thị trường địa phương và trở thành nhà cung cấp sản phẩm hàng tiêu dùng hàng đầu toàn cầu. 

Ví dụ về chiến lược marketing theo 7P của unilever

Mô hình Marketing STP

Mô hình Marketing STP

Mô hình STP là mô hình tập trung vào vấn đề sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn làm sao để giải quyết vấn đề của khách hàng và triển khai từng chiến lược cho từng phân khúc cụ thể. STP là viết tắt của Segmentation - Targeting - Positioning.

  • Segmentation - Phân khúc: chia khách hàng tiềm năng thành từng phân khúc riêng.
  • Targeting - Tập trung: phân tích và lựa chọn phân khúc có tiềm năng nhất.
  • Positioning - Định vị: triển khai kế hoạch marketing cho phân khúc đã lựa chọn

Ví dụ về chiến lược marketing STP

Chiến lược marketing của Vinamilk trong phân khúc sữa nước cho trẻ em 5-14 tuổi tại Việt Nam theo mô hình STP. Ở nhóm tuổi này có nhu cầu dinh dưỡng (đặc biệt là sữa) rất lớn, và cha mẹ cũng chịu chi tiêu cho con cái họ mà không cân đong đo đếm quá nhiều về giá cả.

Sữa Vinamilk định vị các sản phẩm của mình với thông điệp “tươi, thuần khiết, đến từ thiên nhiên” trong các sản phẩm quảng cáo trên các kênh truyền thông như TVC, báo chí, quảng cáo online trên các kênh Facebook, Youtube… để tiếp cận người mua (cha mẹ).

Chiến lược Marketing STP ví dụ từ Vinamilk

Mô Hình Năm Lực Lượng Cạnh Tranh Porter’s Five Forces

Mô Hình Năm Lực Lượng Cạnh Tranh Porter’s Five Forces

Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Porter's Five Forces) xem xét những tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.

  • Supplier Power - Sức mạnh của nhà cung cấp: có bao nhiêu nhà cung cấp khác trên thị trường, điều gì khiến họ khác biệt và giá cả sản phẩm của họ là bao nhiêu.
  • Buyer Power - Sức mạnh của người mua: là khả năng của khách hàng có thể tác động đến các quyết định của công ty.
  • Threat of Substitution - Mối đe dọa bị thế: sản phẩm của bạn so sánh với các sản phẩm khác trên thị trường như thế nào.
  • Threat of New Entry - Mối đe dọa khi tham gia thị trường: đó là bất kỳ rào cản nào bạn có thể gặp phải khi tham gia thị trường.
  • Competitive Rivalry - Đối thủ cạnh tranh: là bất kỳ yếu tố bên ngoài nào khác ảnh hưởng đến cách sản phẩm của bạn so với đối thủ.

Mô hình này sẽ giúp xác định mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh của bạn.

Ví dụ Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 

Ví dụ Mô hình năm lực lượng cạnh tranh Grab

Chiến lược marketing của Grab đánh bật đối thủ tại nhiều thị trường với mô hình 5 lực lượng cạnh tranh. Một số yếu tố có thể thấy cụ thể như:

  • Supply power: Grab cung cấp dịch vụ vận chuyển hoàn toàn khác biệt với các dịch vụ truyền thống (taxi, xe bus, xe ôm…), với thời gian đợi thấp, thuận tiện và chi phí minh bạch.
  • Buyer power: Người dùng muốn lựa chọn hình thức đi lại tiện lợi, chi phí hiển thị minh bạch, tài xế thái độ niềm nở thay vì phải chịu nạn chặt chém giá khi di chuyển, đặc biệt khi đến một nơi xa lạ.
  • Competitive Rivalry: Trên thị trường dịch vụ vận tải, mặc dù có nhiều công ty nhảy vào thị trường nhưng hầu như không có dịch vụ nào có tiềm lực kinh tế mạnh bằng Grab để cung cấp hàng loạt khuyến mãi liên tục. Grab dựa vào nguồn lực kinh tế để tạo lợi thế cạnh tranh và rào cản với tay chơi mới trong thị trường.

Chiến Lược Marketing AARRR

Chiến Lược Marketing AARRR

Được phát triển bởi Dave McClure, chiến lược AARRR (còn gọi là Pirate Metrics) giúp bạn quan sát hành trình mua hàng của khách hàng và những gì bạn có thể cải thiện tại các điểm chạm (touchpoint) để tăng trưởng. Đây là một chiến thuật sử dụng nhiều trong Growth Hacking của các startup công nghệ. AARRR là viết tắt của:

  • Acquisition - Thâm nhập thị trường: Khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy bạn ở đâu? Quảng cáo Facebook, nội dung blog, tiếp thị có trả phí,...
  • Activation - Kích hoạt và Quảng bá:  Khách hàng tiềm năng sau khi đến trang web của bạn sẽ làm những gì? Tùy thuộc vào doanh nghiệp, họ có thể: đăng ký tài khoản, tải xuống quà tặng miễn phí để đổi lấy email của họ, điền vào hồ sơ, v.v.
  • Retention - Giữ chân: Sau khi họ rời khỏi trang web của bạn, khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng có quay lại không? Tần suất quay lại là bao nhiêu?
  • Revenue - Doanh thu: Bạn kiếm tiền từ khách hàng của mình bằng cách nào? Bạn có thể cân nhắc các chỉ số như: tỷ lệ chuyển đổi, kích thước giỏ hàng và LTV hoặc giá trị lâu dài của khách hàng.
  • Referral - Giới thiệu: Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ giới thiệu bạn đến nhiều người và bạn sẽ có nhiều khách hàng hơn. Nhờ đó, chi phí có được khách hàng của bạn (CAC) sẽ giảm vì khách hàng trung thành sẽ thu hút những khách hàng tiềm năng mới cho bạn.

Thử sử dụng Jenfi Insights miễn phí để xây dựng KPI quản lý, tối ưu hiệu suất kinh doanh theo AARRR trong chỉ vài phút.

Chiến Lược LEAN ANALYTICS

Chiến Lược LEAN ANALYTICS

Được phát triển bởi Alistair Croll và Ben Yoskovitz, chiến lược marketing LEAN ANALYTICS (tạm gọi: Phân tích Tinh gọn) kết hợp các khía cạnh của nhiều mô hình khác nhau giúp các startup tăng trưởng hiệu quả dựa trên phân tích dữ liệu. Có năm yếu tố trong mô hình này:

Empathy - Đồng cảm

Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình để lắng nghe khách hàng, đồng cảm với những thách thức của họ và tiếp thu nhiều phản hồi mà họ sẵn sàng cung cấp. 

Khi bạn đã xác định được vấn đề mà bạn có thể giải quyết để tạo ra sản phẩm khả thi tối thiểu (Minimal viable product - MVP), thì bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Stickiness - Độ dính

Tập trung vào sự tương tác và giữ chân khách hàng khi bạn làm việc để tạo ra thứ gì đó có thể mang khách hàng quay lại. Khi bạn đã có cơ sở tương tác và tỷ lệ tiêu hao thấp, bạn có thể tiếp tục bước ba.

Virality - Độ lan tỏa

Trước khi dành phần lớn chi tiêu cho các hoạt động quảng cáo, hãy tập trung vào những khách hàng hiện tại của bạn. Khi tỷ lệ tăng trưởng của bạn được cải thiện, bạn có thể chuyển sang giai đoạn bốn.

Revenue - Doanh thu

Hãy chú ý đến các chỉ số như: chi phí thu hút khách hàng để đảm bảo rằng khách hàng của bạn chi nhiều tiền hơn chi phí mà bạn bỏ ra để có được họ (CAC). Sau khi đạt được mục tiêu doanh thu, bạn có thể chuyển sang giai đoạn cuối cùng.

Scale - Mở rộng quy mô tăng trưởng

Bạn đã có kiến ​​thức rõ ràng về sản phẩm và thị trường của mình. Bây giờ, đã đến lúc tăng doanh thu từ thị trường hiện tại của bạn và có khả năng thâm nhập vào các thị trường mới.

Bạn cần Mở rộng quy mô tăng trưởng? Đăng ký nhận vốn tăng trưởng từ Jenfi Capital - Quỹ Huy Động Vốn theo doanh thu tiên phong tại Việt Nam.

Chiến Lược HOOK

Chiến lược Hook được phát triển bởi Nir Eyal, tác giả của Hooked: How to Build Habit-Forming Products. Anh ấy cho rằng lý do tại sao nhiều sản phẩm được mua và sử dụng từ năm này sang năm khác là vì chúng đã thành một phần của hành vi theo thói quen. Trong marketing, chúng ta có thể khai thác điều này bằng cách hiểu chu kỳ tạo thói quen.

Thang Điểm ICE

Sean Ellis đưa ra chiến lược vừa nhanh vừa đơn giản để đánh giá tiềm năng tăng trưởng bằng cách trả lời ba câu hỏi ngắn gọn về tác động (Impact), mức độ tự tin (Confidence) và nỗ lực (Effort). Ba câu hỏi gồm:

  • Impact - Tác động: Liệu chiến lược này có đem lại hiệu quả, tác động mạnh mẽ nếu thành công?
  • Confidence - Mức độ tự tin: Liệu bạn có tự tin rằng chiến lược sẽ thành công?
  • Effort - Nỗ lực: Bạn cần bao nhiêu thời gian, tiền bạc và nỗ lực để biến chiến lược thành hành động thực tế?

Chiến lược marketing STEPPS

Chiến lược marketing STEPPS

Chiến lược STEPPS được phát triển bởi Jonah Burger, là công thức để tạo nội dung có mức độ lan tỏa cao, khiến mọi người phải chia sẻ và đàm luận về chúng.

  • S: Social Currency – sự công nhận từ xã hội
  • T: Trigger – gắn thông điệp với các yếu tố dễ gợi nhớ
  • E: Emotion – cảm xúc
  • P: Public – đám đông
  • P: Practical Value – giá trị thực tiễn
  • S: Stories – câu chuyện

Chiến Lược 5 Chủ Đề Lớn

Chiến lược này được Marcus Sheridan phát triển trong thời kỳ Đại Suy Thoái. Năm chủ đề lớn mà mọi công ty nên trả lời (trên các phương tiện truyền thông của công ty như website bán hàng, trang Facebook,...) một cách chân thực gồm:

  • Giá: Giải thích giá cả của sản phẩm bạn kinh doanh, gồm cả yếu tố khiến giá tăng hoặc giảm.
  • Danh sách tốt nhất: Cung cấp cho người mua một danh sách các sản phẩm tốt nhất mà họ có thể cân nhắc khi mua.
  • Đánh giá: Cung cấp giải thích, đánh giá về tất cả những gì bạn đang kinh doanh.
  • Vấn đề: Trình bày vấn đề của sản phẩm và dịch vụ của bạn một cách thành thật. Giải thích sản phẩm của bạn phù hợp, hoặc không phù hợp cho đối tượng nào (và lý do tại sao).
  • So sánh: So sánh sẽ giúp người mua đưa ra quyết định nhanh hơn dựa trên thông tin.

Lựa Chọn Chiến Lược Marketing Phù Hợp Nhất Cho Doanh Nghiệp Bạn

Có nhiều chiến lược marketing, khung chương trình marketing như đã kể trên. Lợi ích và mục đích của mỗi chiến lược này không giống nhau. Có một số chiến lược sẽ phù hợp với startup, trong khi một số chiến lược phù hợp với doanh nghiệp truyền thống, SMEs…

Do đó, để xác định chiến lược marketing tốt nhất cho bạn, hãy xem xét những vấn đề sau đây:

  • Ưu tiên hàng đầu của bạn là gì?
  • Vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp bạn là gì?
  • Thành công của bộ phận marketing được định nghĩa và đo lường như thế nào tại doanh nghiệp bạn?
  • Bộ phận marketing của bạn có thể làm những gì, cần cải thiện những gì?
  • Bạn muốn bộ phận marketing đem lại hiệu suất cao nhất cho mục tiêu gì, và cách đơn giản nhất để làm là gì?

Tạm kết

Một chiến lược marketing, một khung hành động hợp lý sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu marketing, giúp tất cả nhân viên trong phòng marketing biết được và thực hiện công việc nhất quán, để đem lại hiệu quả marketing tốt hơn. Việc lựa chọn chiến lược phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp cũng như nguồn lực hiện có, và những cân nhắc lựa chọn chiến lược đơn giản nhất để thực hiện.

Câu Hỏi Thường Gặp

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng và biến nhóm này thành khách hàng lặp lại. Khi thiết lập chiến lược marketing, công ty cần đặt mục tiêu, phân tích dữ liệu khách hàng, xác định các kênh nào sẽ phù hợp và tốt nhất để tiếp cận khách hàng, cùng với kết hợp các chiến lược như quảng cáo, quan hệ công chúng, sự kiện, khuyến mại và chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số. Một chiến lược tiếp thị thành công nên tập trung vào việc thu hút khách hàng, cung cấp nội dung có giá trị và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Tư vấn chiến lược marketing

Tư vấn chiến lược marketing là hoạt động giúp các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing. Tư vấn chiến lược marketing bắt đầu với việc phân tích dữ liệu khách hàng và xu hướng thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và giúp doanh nghiệp tạo kế hoạch tiếp thị hiệu quả. 

Các công ty tư vấn thường cung cấp nhiều loại dịch vụ, bao gồm nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu, tiếp thị kỹ thuật số và các chiến dịch quảng cáo. Bằng cách tận dụng chuyên môn của các nhà tư vấn chiến lược tiếp thị, các doanh nghiệp có thể tăng cơ sở khách hàng, xây dựng nhận thức về thương hiệu và tăng doanh số bán hàng tổng thể của họ.

Chiến lược marketing của Vinamilk

Chiến lược tiếp thị của Vinamilk tập trung vào sự kết hợp giữa các chiến thuật tiếp thị truyền thống và kỹ thuật số. Vinamilk hiện diện trên các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình, đài phát thanh và báo in, cũng như các kênh kỹ thuật số như mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị nội dung và tiếp thị qua email. 

Ngoài ra, Vinamilk còn có nhiều hoạt động khuyến mãi như các cuộc thi và quà tặng, giúp thu hút khách hàng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Vinamilk cũng tận dụng mối quan hệ hợp tác với các công ty khác để tăng phạm vi tiếp cận. Cuối cùng, Vinamilk đã thúc đẩy mạnh mẽ thương mại điện tử, giúp công ty tiếp cận khách hàng ở các thị trường mới.

Chiến lược marketing mix

Chiến lược marketing mix bao gồm bốn quyết định: sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá. Sản phẩm đề cập đến hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, giá đề cập đến giá tiền trên mỗi đơn vị sản phẩm. Địa điểm đề cập đến phương pháp phân phối được sử dụng để đưa sản phẩm đến tay khách hàng và quảng bá đề cập đến các phương pháp được sử dụng để truyền đạt sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. Bốn yếu tố này gọi là marketing mix, là tiền đề của bất kỳ chiến lược marketing nào.

Các yếu tố cần có trong một chiến lược tiếp thị thành công 

Các thành phần của chiến lược marketing thành công bao gồm đặt mục tiêu rõ ràng, nghiên cứu thị trường mục tiêu, xác định các kênh tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu và thực hiện kết hợp các chiến thuật như quảng cáo, quan hệ công chúng, sự kiện, khuyến mãi và chiến dịch kỹ thuật số. Ngoài ra, điều quan trọng là phải đo lường và đánh giá sự thành công của chiến lược của bạn để cải thiện.

Làm cách nào để xác định thị trường mục tiêu?

Để xác định thị trường mục tiêu, bạn cần xác định khách hàng lý tưởng của mình là ai và nhu cầu của họ là gì. Khi bạn đã xác định được thị trường mục tiêu của mình, bạn có thể tạo chiến lược tiếp thị phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ.

Làm cách nào để đo lường chiến lược tiếp thị?

Để đo lường chiến lược tiếp thị, bạn cần xây dựng danh sách các tiêu chí đo lường. Bạn có thể đo lường bằng cách theo dõi các số liệu chính như lưu lượng truy cập trang web, chuyển đổi, chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng và sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể khảo sát thường xuyên để nhận phản hồi từ khách hàng. 

Chủ đề liên quan: thị trường mục tiêu, tiếp thị hỗn hợp, khuyến mãi, phân khúc khách hàng, tiếp thị kỹ thuật số, kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, trải nghiệm khách hàng, nghiên cứu thị trường, ROI.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Studio Sáng Tạo Facebook – Những Điều Marketer Cần Biết

Open post
Studio Sáng Tạo

Studio Sáng Tạo Facebook - Những Điều Marketer Cần Biết

Studio Sáng Tạo

Studio sáng tạo (Creator Studio) là bảng điều khiển dành cho doanh nghiệp và người sáng tạo nội dung trên Facebook và Instagram.  Hiểu đơn giản, thay vì phải truy cập website để quản lý tài khoản Fanpage trên Facebook hoặc Instagram, bạn có thể sử dụng app Creator Studio (Studio Sáng Tạo) được cung cấp miễn phí từ Facebook để đăng bài và phân tích hiệu quả marketing trên hai mạng xã hội từ Meta.

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu Studio Sáng Tạo là gì và cách để sử dụng ứng dụng này để phân tích, lên lịch bài đăng và quản lý tài khoản trong bài viết sau.

Bắt Đầu Sử Dụng Studio Sáng Tạo

Bắt Đầu Sử Dụng Studio Sáng Tạo

Studio sáng tạo là ứng dụng có sẵn trên cả điện thoại và phiên bản desktop. Bạn có thể truy cập iOS hoặc CH Play để tải Studio sáng tạo tại đây. https://www.facebook.com/formedia/tools/creator-studio

Hoặc nếu dùng bản web Studio sáng tạo, bạn có thể bắt đầu từ đây: https://business.facebook.com/creatorstudio

Các tính năng của Studio sáng tạo sẽ có thể khác biệt tùy theo quyền quản lý tài khoản của bạn (ví dụ: vai trò quản lý fanpage sẽ có nhiều quyền và tính năng hơn so với phân tích fanpage).

Các Tính Năng Chính Của Studio Sáng Tạo

Với Studio Sáng tạo, bạn có thể:

  • Đăng bài, lên lịch đăng bài và quản lý nội dung trên nhiều Trang Facebook và tài khoản Instagram từ một nơi duy nhất.
  • Cập nhật thông tin quan trọng, cảnh báo và các hành động được đề xuất cho Trang của bạn.
  • Truy cập các công cụ video, khán giả và tỷ lệ giữ chân khán giản trên tất cả các Trang của bạn.
  • Trả lời tin nhắn và bình luận trên Facebook và Instagram từ một nơi.
  • Hiểu rõ hơn về hiệu suất kiếm tiền của bạn và tham gia các chương trình kiếm tiền trên Facebook.
  • Bảo vệ nội dung của bạn bằng Trình quản lý quyền.
  • Tải nhạc và âm thanh miễn phí với bộ sưu tập âm thanh.
  • Sử dụng ứng dụng để quản lý nội dung Trang Facebook, thông tin chi tiết, tin nhắn, nhận xét và thông báo khi đang di chuyển.
  • Quản lý vai trò của Trang và tạo Trang mới.

Đăng Bài, Lên Lịch Đăng Bài Ở Creator Studio

Một trong những tính năng mà mọi người thường dùng khi sử dụng Creator Studio là lên lịch đăng bài.

Để đăng bài trên Facebook bạn có thể sử dụng nút Shortcut màu xanh lá cây bên trái màn hình chính, hoặc có thể sử dụng nút tạo bài viết ở góc trái của màn hình.

đăng bài ở creator studio

Và từ đây, bạn có thể có những lựa chọn sau:

Đăng bài

Bạn sử dụng nút đăng bài để đăng bài viết hoặc bắt đầu một buổi livestream, hoặc đăng bài tìm kiếm nhân sự mới, đăng bài quảng bá…

Bạn có thể điều chỉnh bài đăng của mình với những tính năng có sẵn trên ứng dụng đăng bài của facebook như đính kèm file media, thể hiện vị trí check-in, thể hiện cảm xúc hoạt động…

Sau khi soạn thảo bài đăng bạn có thể lựa chọn đăng bài ngay lập tức, hoặc lên lịch để đăng bài viết về sau dưới dạng bản nháp. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng tính năng Boost Post để quảng bá bài viết.

Tạo post test

Tính năng này giúp cho bạn có thể tạo đến 4 phiên bản của một  bài đăng video. Các phiên bản có thể bao gồm nội dung khác nhau, tiêu đề khác nhau, thumbnails khác nhau, video khác nhau.

Facebook sẽ hiện các phiên bản khác nhau của bài đăng của bạn đến nhiều đối tượng khán giả trước khi đăng bài đó lên trang fanpage. Dựa theo phản hồi bài đăng, bài nào có tương tác tốt nhất sẽ được đăng tự động lên trang của bạn.

Tính năng story

đăng story ở creator studio

Tính năng này giúp cho bạn tạo những bài viết Facebook Story đơn giản. Tính năng này hỗ trợ đăng hình ảnh và và chữ viết. Bạn có thể thêm một nút CTA tại đây.

Story được tạo bằng công cụ này sẽ được chia sẻ ngay lập tức, điều này không giống như những bài viết vì chúng không được lên lịch trình để đăng về sau.

Đăng tải video

Tính năng này giúp bạn tạo và đăng video. 

Một khi bạn tải một video từ máy tính, bạn có thể bắt đầu chỉnh sửa bài đăng, thậm chí là nội dung video.  Bạn có thể chỉnh sửa thumbnail, phần chữ, phần poll (khảo sát),...

đăng video ở studio sáng tạo

Sau khi khi tải video xong bạn có thể lựa chọn một vài phương án đăng bài như sau:

Tải nhiều video cùng một lúc

Tính năng này giúp bạn có thể tải lên in 1 lần nhiều video với số lượng lên đến 50 video cùng một lúc và sau đó có thể sửa tiêu đề và mô tả cho tất cả những video này.

Phát sóng trực tiếp

Tính năng này giúp bạn phát sóng trực tiếp những buổi livestream trên tài khoản Facebook của mình.

Đăng video trên nhiều trang Fanpage

Bạn có thể sử dụng tính năng này để đăng một video trên nhiều trang Fanpage cùng một lúc. 

Content Library

Content library là bộ sưu tập tất cả những bài đăng bạn đã từng đăng trên trang Facebook Fanpage của mình.

Bạn có thể sử dụng Content library để phân nhóm bài đăng dựa theo loại, ngày đăng hoặc tính năng (Ví dụ: phần mô tả hoặc độ dài của video).

Content library không chỉ là là bộ sưu tập của những bài đăng cũ vì khi bạn nhấp vào một bài đăng nào đó, bạn sẽ có dữ liệu phân tích chi tiết bài đăng đó.

Insights

Tính năng Insights là nơi mà bạn có thể phân tích hiệu suất của trang Fanpage của mình.  Đây là một tính năng rất quan trọng kể từ khi Facebook ngừng tính năng Facebook Analytics.

Phần Insights trong Creator Studio được chia làm bốn phần chính gồm:

  • Trang
  • Video
  • Story
  • Bài Viết

tính năng insights ở creator studio

Từ menu ở bên phải màn hình, bạn có thể truy cập trang tổng quan cụ thể cho từng danh mục, ví dụ: Thông tin chi tiết về khán giả trong Trang và Thông tin chi tiết về tỷ lệ giữ chân người xem trong Video.’Trong mỗi trang tổng quan, bạn có thể xem thông tin chi tiết từ các khung thời gian cụ thể và xuất dữ liệu của mình.

Theo dõi hiệu suất của Facebook Stories trong Insights hơi khó. Bạn phải bật tính năng này theo cách thủ công - nhưng ngay cả khi đó, Facebook sẽ chỉ cấp cho bạn quyền truy cập thông tin chi tiết trong 28 ngày.

Tính năng Inbox

Đây là nơi bạn có thể tương tác với các nhận xét và tin nhắn bạn nhận được trên Trang Facebook và tài khoản Instagram.

Tính năng Inbox creator studio

Hộp thư đến tổng hợp tất cả những cuộc hội thoại vào một nơi và cho phép bạn trả lời phần bình luận và tin nhắn trực tiếp từ ứng dụng. Tính năng này còn giúp bạn quản lý khối lượng công việc của mình bằng cách đánh dấu các cuộc trò chuyện là Xong, Spam, Chưa đọc và Theo dõi.

Các thao tác trên có sẵn cho bình luận Facebook, bình luận Instagram và tin nhắn trực tiếp trên Instagram. Các tính năng bổ sung có sẵn cho tin nhắn trực tiếp trên Facebook:

  • Gán chuỗi hội thoại cho đồng nghiệp
  • Tạo hồ sơ cho những người dùng tương tác với thương hiệu của bạn
  • Thêm nhãn, ghi chú và hoạt động vào cuộc trò chuyện
  • Yêu cầu thanh toán

Kiếm tiền trên trang Facebook

Trong tab này, bạn có thể thiết lập các công cụ kiếm tiền, theo dõi thu nhập của mình và quản lý cài đặt thanh toán.

Các công cụ kiếm tiền có sẵn bao gồm:

  • Bài báo tức thì
  • Sự kiện trực tuyến trả phí
  • Quảng cáo trong luồng theo yêu cầu
  • Đăng ký của người hâm mộ
  • Các ngôi sao
  • Quảng cáo trong luồng cho Trực tiếp
  • Người quản lý cộng tác thương hiệu

Khi truy cập vào phần Kiếm tiền của Creator Studio lần đầu tiên, bạn sẽ thấy tóm tắt các công cụ kiếm tiền mà bạn đủ điều kiện sử dụng.

Bạn có thể thiết lập chúng ngay trong trang tổng quan của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các tính năng kiếm tiền trong Creator Studio, hãy xem trang dành riêng của Facebook.

Công cụ sáng tạo

Phần này bao gồm hai trang tổng quan:

  • Trang tổng quan trực tiếp: Trung tâm tài nguyên và trình theo dõi hiệu suất dành cho những người chơi phát trực tiếp trên Facebook.
  • Bộ sưu tập âm thanh: Thư viện các bản nhạc và âm thanh miễn phí bản quyền mà bạn có thể sử dụng trên Facebook và Instagram.

Vai trò Trang trong Facebook Creator Studio

Không phải tất cả các tính năng của Creator Studio đều khả dụng cho tất cả mọi người có quyền truy cập vào Trang Facebook của bạn - một số tính năng dành riêng cho vai trò. Dưới đây là bảng mô tả chi tiết.

Bạn có thể giao quyền quản lý hoạt động của trang với các cấp độ khác nhau cho nhân viên (ví dụ: quản trị, biên tập, kiểm duyệt, quảng cáo và phân tích) trên ứng dụng Studio sáng tạo. 

Tạm Kết

Nhìn chung, Creator Studio là một công cụ giúp tiết kiệm nhiều thời gian khi quản lý trang Fanpage, nhất là khi bộ phận marketing có nhiều nhân viên cùng quản lý tài khoản Facebook và Instagram. Với studio sáng tạo, bạn có thể theo dõi, quản lý nội dung ngay cả khi bạn đang làm những công việc khác hoặc di chuyển trên đường. Giao diện đơn giản, dễ nhìn của studio sáng tạo sẽ giảm bớt sự phân tâm bởi những vấn đề như Feed mới, quảng cáo… trên Facebook.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Seeding Là Gì? Hướng Dẫn Tăng Trưởng Tự Nhiên Với Seeding 2023

Open post
Seeding Là Gì

Seeding Là Gì? Sức Mạnh Của Seeding Trong Marketing Online

Seeding Là Gì

Cập nhật: 2023

Nếu bạn tìm kiếm định nghĩa “Seeding là gì” trên Google hay Bing, khó để tìm được một đáp án thỏa mãn 100%. Sự thật vì, seeding chưa bao giờ là một thuật ngữ nằm trong top tìm kiếm về marketing.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang triển khai chiến dịch seeding hàng ngày trên các nền tảng mạng xã hội. Nếu bạn kinh doanh online, seeding là một chiến lược khó thể bỏ qua trong xu thế hiện nay.

Vậy, seeding là gì? Vai trò của seeding trong marketing là gì? Sử dụng dịch vụ seeding là tốt hay xấu? Cùng Jenfi Capital tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Seeding Là Gì? Seeding Marketing Là Gì?

Seeding Là Gì? Seeding Marketing Là Gì?

Trước khi tìm hiểu định nghĩa seeding là gì, hãy cùng Jenfi Capital xem qua các ví dụ sau.

Khi bạn xem các livestream bán hàng online, hẳn bạn sẽ thấy nhiều bình luận mua hàng, chốt đơn liên tục khi người bán hàng giới thiệu sản phẩm. Trên thực tế, nhiều bình luận dạng này là từ hệ thống ảo, với mục đích tạo hiệu ứng, tăng tương tác và thúc đẩy mua hàng.

Một trường hợp khác, khi bạn lướt Tiktok tìm kiếm review sản phẩm, đôi khi bạn nhận ra có những Tiktoker đánh giá sản phẩm nào đó vì được nhãn hàng tặng quà, thuê lên bài video.

Hoặc một trường hợp khác, các doanh nghiệp hay chia sẻ bài viết, website của doanh nghiệp mình trên các diễn đàn với mục tiêu tăng lượng truy cập đến website.

Những ví dụ này đều thuộc khái niệm seeding.

Định nghĩa Seeding

"Nói đơn giản, seeding là chiến lược mà doanh nghiệp sáng tạo và chia sẻ các nội dung trên mạng internet để thu hút khách hàng mục tiêu."

Các nội dung này có thể được tạo bởi doanh nghiệp, CEO, influencer, hay ngay cả khách hàng phổ thông với nhiều hình thức (Video, blog, reels,...) để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Những người sáng tạo nội dung này (content creator) đóng vai trò như một người đồng hành, một người bạn, một người thầy trong hành trình mua hàng của khách hàng. Từ đó, thông điệp cần chia sẻ sẽ đạt hiệu quả cao.

Phương Pháp Seeding Marketing Cũ

Phương Pháp Seeding Marketing Cũ

Phương pháp seeding marketing tồn tại từ lâu, có thể gọi chung là một nhóm các chiến lược để xây dựng nên hoàn cảnh, tình huống, môi trường xung quanh sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Những cuộc trò chuyện như thế sẽ dẫn dắt khách hàng nghĩ đến sản phẩm, thương hiệu một cách tự nhiên khi họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Ví dụ chiến lược seeding marketing cũ 

Một ví dụ điển hình của chiến lược seeding marketing cũ là chia sẻ bài viết của doanh nghiệp trên một diễn đàn, một mạng xã hội.

Lấy ví dụ, bạn đăng tải một câu hỏi về một vấn đề nào đó trên một nhóm ở Facebook với tên A. Sau đó, bạn trả lời câu hỏi đó với tên sản phẩm/ thương hiệu có thể giải quyết vấn đề đó với tên B.

Ví dụ kịch bản seeding trên Facebook

Khi tạo những cuộc hội thoại như vậy, bạn cần đảm bảo 3 yếu tố gồm:

  • Nhấn mạnh từ khóa seeding trong đoạn hội thoại
  • Đảm bảo nội dung liên quan đến thói quen tìm kiếm thông tin của khách hàng
  • Không spam nội dung

Sự phát triển của mạng xã hội và các công cụ seeding giá rẻ giúp cho hoạt động seeding kiểu này từng được khai thác triệt để bởi nhiều doanh nghiệp bởi vì kết quả đạt được khá khả thi và chi phí seeding lại khá rẻ so với quảng cáo trả phí.

Bất lợi của seeding kiểu cũ

Tuy nhiên, người dùng ngày nay có thể dễ dàng nhận ra hoạt động seeding nội dung như vậy và có thể gây phản tác dụng nếu sử dụng quá nhiều lần và kịch bản theo lối mòn. 

Bên cạnh đó, seeding kiểu cũ còn có những bất lợi như:

  • Độ tin cậy thấp
  • Độ thuyết phục thấp
  • Sự phát triển có nhóm seeding hiệu quả cao: influencer

Phương Pháp Seeding Marketing Mới

Phương Pháp Seeding Marketing Mới

Sự phát triển của mạng xã hội đã khiến hành vi mua hàng của người dùng cũng thay đổi. Trước đây, người dùng có thể lướt Google tìm kiếm và khám phá thông tin, nhưng ngày nay người dùng đặc biệt là Gen Z dành nhiều thời gian hơn cho Tiktok, Instagram - những nền tảng sáng tạo với những influencer từ khắp ngành nghề, vị trí địa lý, tuổi tác..

Seeding đã chuyển từ seeding comment sang hình thức influencer seeding và content seeding - trong đó các thương hiệu hợp tác với người có sức ảnh hưởng để thu hút sự chú ý, truyền tải thông điệp và quảng bá sản phẩm.

Mục tiêu hàng đầu của seeding hiện tại là khiến cho những người có tầm ảnh hưởng chứng thực và chia sẻ nội dung của thương hiệu bạn trên các kênh cá nhân của họ, ví dụ như blog, vlog, podcast.

Những người có tầm ảnh hưởng (influencer), những người sáng tạo nội dung có sức mạnh kết nối, khuyến khích khán giả của họ thực hiện những hành động. 

Lấy ví dụ, theo Twitter thì có đến 49% khách hàng dựa vào những người có ảnh hưởng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Họ cũng hành động dựa theo những đề xuất đó, với khoảng 40% trong số họ mua sẽ mua sản phẩm, dịch vụ… online dựa theo seeding trên các mạng xã hội.

Ví Dụ Về Seeding Marketing Dựa Vào Influencer 

Ví Dụ Về Seeding Marketing Dựa Vào Influencer 

Tại Việt Nam, seeding nội dung theo influencer được nhiều thương hiệu chọn làm chiến lược quảng bá hình ảnh. Bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh nghệ sĩ, người nổi tiếng, Tiktoker… hợp tác cùng với nhãn hàng trong các chiến lược seeding sản phẩm mới.

Bitis x Sơn Tùng MTP

Bitis là thương hiệu giày dép nội địa khá nổi tiếng, cung cấp các sản phẩm giày thể thao, dép vừa bền vừa hợp túi tiền. 

Sơn Tùng MTP - một ca sĩ có lưu lượng fan đông đảo, nhất là thế hệ Gen Z. Sơn Tùng có 10 triệu tài khoản theo dõi trên Youtube và xuất hiện trong hàng loạt quảng cáo của các thương hiệu lớn như Oppo, Shopee.

Sự hợp tác giữa Bitis X Sơn Tùng MTP trong loạt ca khúc Lạc Trôi và Nơi Này Có Anh, cùng hàng loạt bài đăng quảng cáo Bitis Hunter với thông điệp “Đi để trải nghiệm, đi để mở rộng thế giới” đã đem lại thành công cho thương hiệu Bitis nói chung và dòng Bitis Hunter nói riêng.

Sách Hack Não 1500 X KOLs: MC Khánh Vy, Hana Lexis, JV, Nguyễn Hữu Trí…

Sách Hack Não 1500 Tiếng Anh là một tập sách dạy từ vựng tiếng Anh của Công ty Step Up English từng là hiện tượng trên các kênh Vlog. Người học có thể tiếp thu từ vựng mới dựa trên phương pháp chêm từ gần âm để tiếp thu nhanh số lượng từ vựng trong thời gian ngắn. 

Sách Hack Não 1500 trở nên viral khi triển khai seeding cùng hàng loạt KOL có lượng fan trẻ tuổi và có mối quan tâm đến tiếng Anh như MC Khánh Vy, Hana Lexis, JV… Nhờ chiến lược này, sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh trở thành sách học ngôn ngữ bán chạy nhất trên Tiki vào 2018- 2019.

Tuy sách này thành công về mặt marketing, nhưng nội dung học thuật của Hack Não 1500 từ tiếng Anh bị phản ảnh có ngôn từ không phù hợp với văn hóa, nội dung dễ gây hiểu nhầm và đã bị thu hồi vào 2019.

Có thể thấy seeding đem lại nhiều lợi ích, nhất là thu hút sự chú ý từ người dùng mục tiêu rất hiệu quả. Vậy, làm sao để seeding nội dung một cách chuyên nghiệp?

Seeding Marketing Chuyên Nghiệp & Hiệu Quả Như Thế Nào

Seeding Marketing Chuyên Nghiệp & Hiệu Quả

Seeding dễ thực hiện nhưng không phải vì thế mà các chiến lược seeding đều thành công. Nếu bạn không có kế hoạch từ trước, chiến lược seeding của bạn có thể gặp thất bại, đặc biệt khi giữa nhãn hàng và influencer thiếu sự kết hợp chặt chẽ.

Sau đây là các bước lên kế hoạch seeding marketing có thể đem lại kết quả khả thi mà bạn có thể áp dụng:

Phân tích khách hàng mục tiêu của bạn

Bạn cần phân tích để hiểu rõ chân dung khách hàng tiềm năng của mình để có câu trả lời cho một số vấn đề như:

  • Khách hàng của bạn là ai, họ ở phân khúc nào, họ dành thời gian trên nền tảng nào nhiều nhất?
  • Tại sao họ lại thích sử dụng nền tảng mạng xã hội đó?
  • Họ thích loại nội dung nào nhất và họ tương tác như thế nào?

Khi bạn có đáp án cho những câu hỏi này, bạn sẽ có thể tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu phù hợp để lên chiến lược seeding.

Xác định mục tiêu

Cho dù mục tiêu cuối cùng của bạn là tăng nhận thức thương hiệu, hay tăng lượng truy cập đến website,... thì bạn vẫn nên liệt kê ra từng mục tiêu nhỏ, cụ thể. 

Nhờ có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ chọn được những hình thức, nội dung… seeding phù hợp và có thể theo dõi hiệu quả ở các bước về sau.

Lựa chọn và thỏa thuận với các influencer 

Mục tiêu ở bước này là tìm kiếm những influencer phù hợp với mục tiêu của bạn (ví dụ: chất giọng, phong cách nội dung, nhân khẩu học của khán giả, …)

Trong số các nhân tố cần xem xét thì nhân khẩu học của influencer (hay gọi đơn giản là tệp khách hàng tiềm năng của bạn) là yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố này càng tương đồng với nhân khẩu học của doanh nghiệp bạn thì hiệu quả sẽ càng cao.

Hiện tại, có nhiều dịch vụ kết nối doanh nghiệp với influencer ở Việt Nam (bạn chỉ cần Google là có ngay kết quả), hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với những KOL để thỏa thuận với họ về nội dung seeding (sản phẩm, chi phí, kế hoạch…)

Chuẩn bị nội dung và kịch bản seeding

Bạn cần có nội dung seeding hoặc kịch bản để nhóm influencer có thể sáng tạo nhưng vẫn truyền đạt được thông điệp cốt lõi. 

Quảng bá nội dung seeding

Mặc dù influencer sẽ phân phối và quảng bá nội dung seeding trên những nền tảng mạng xã hội của họ, nhưng tốt hơn là bạn cần suy nghĩ đến những cách để tái sử dụng nội dung  seeding trên các kênh của doanh nghiệp mình.

Ví dụ, bạn có thể dùng video seeding trong phần chứng thực từ khách hàng trên landing page sản phẩm để tăng độ uy tín. Hoặc bạn có thể chạy quảng cáo trả phí trên các nền tảng như Facebook, Tiktok… để tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng.

Gợi ý: Đăng ký sử dụng nguồn vốn tăng trưởng từ Jenfi cho các hoạt động marketing online trên Facebook, Google… mà không cần thanh toán trước tại đây!

Theo dõi hiệu quả

  • Bạn cần theo dõi một số KPIs để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch seeding như:
  • Lượng tiếp cận, chi phí CPC, chi phí CPL
  • Tỉ lệ tương tác (lượt theo dõi, lượt bình luận…)
  • Tỉ lệ chuyển đổi từ lead thành khách hàng

Tạm Kết

Người tiêu dùng ngày càng thông minh và có nhu cầu cao trong việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ. Bạn cần thỏa mãn người dùng cả hai yếu tố lý trí và cảm xúc. Điều quan trọng khi triển khai seeding là bạn cần chọn nhóm influencer phù hợp và tạo nội dung đem lại cả thông tin hữu ích cho người dùng và cảm xúc tích cực để cổ vũ họ trở thành khách hàng trung thành.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Seeding

Seeding trong marketing là gì? 

Seeding trong tiếp thị là chiến lược tăng trưởng cho sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách cung cấp miễn phí hoặc giảm chi phí cho influencer, KOLs, KOCs để tận dụng khán giả của họ và tăng độ phủ sóng của sản phẩm, dịch vụ.

Lợi ích của seeding là gì? 

Lợi ích bao gồm tăng phạm vi tiếp cận, khả năng hiển thị và nhận thức về thương hiệu, cũng như khả năng marketing truyền miệng và tăng doanh số bán hàng.

Làm thế nào để triển khai seeding sản phẩm, dịch vụ? 

Bước đầu tiên, bạn cần lựa chọn những người có ảnh hưởng và những người dẫn đầu dư luận để nhận sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó, các nhóm này có thể chia sẻ sản phẩm hoặc dịch vụ đó với những người theo dõi họ và tạo ra sự tăng trưởng tự nhiên.

Đâu là sự khác biệt giữa seeding và influencer marketing? 

Seeding là một hình thức tiếp thị có ảnh hưởng. Tuy nhiên, seeding tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng tự nhiên, trong khi tiếp thị người có ảnh hưởng tập trung hơn vào việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chủ đề liên quan: influencer marketing, growth marketing, phạm vi tiếp cận, khả năng phủ sóng, nhận thức về thương hiệu, marketing truyền miệng, hàng mẫu, quảng cáo và sản phẩm hoặc dịch vụ.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 9 10 11 12 13 14 15 31 32 33

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top