Đăng Ký Nhận Bảng Tin Từ Chúng Tôi
Chiết Khấu Là Gì: Chiến Lược Chiến Khấu Và Ví Dụ Thực Tế
Chiết khấu xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chúng ta thường gặp những hình thức chiết khấu phổ biến như giảm giá theo phần trăm, chiết khấu theo tổng hóa đơn, mã giảm giá, mã vận chuyển…ở cửa hàng, siêu thị, các sàn thương mại điện tử.
Khi áp dụng chiết khấu phù hợp, chiến lược này có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng doanh số trong thời gian ngắn, hỗ trợ xây dựng nền tảng khách hàng.
Tuy nhiên, chiết khấu cũng có thể khiến bạn gặp một số bất lợi như ảnh hưởng đến định vị thương hiệu, hoặc khách hàng sẽ có xu hướng chờ đợi thương hiệu có chương trình chiết khấu mới mở hầu bao.
Vậy chiết khấu là gì, chiết khấu như thế nào là phù hợp và nên áp dụng chiến lược chiết khấu cho mô hình doanh nghiệp nào, hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu về chiết khấu trong marketing với bài viết hôm nay.
Chiết Khấu Là Gì Trong Marketing
Chiết khấu là một loại chiến lược giá khuyến mại trong đó giá gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ được giảm với mục đích thu hút sự chú ý của người dùng, đẩy hàng tồn kho và tăng doanh thu.
Mọi người thường có tâm lý bị thu hút bởi chiết khấu, giảm giá, mã khuyến mãi… vì chúng tạo cảm giác rằng họ đang kiếm được một “deal” hời so với mức giá đã hình thành trong tâm trí họ ban đầu (giá mỏ neo).
Bên cạnh đó, việc áp dụng yếu tố “thời gian” trong các chương trình chiết khấu cũng khiến người dùng có cảm giác cần “hành động ngay” và thực hiện mua sắm. Với nhiều ngành kinh doanh, nhất là e-commerce và bán lẻ, chiết khấu luôn là một trong những chiến lược quan trọng để thúc đẩy và chuyển đổi người dùng.
Hãy cùng xem qua các chiến lược chiết khấu trong thực tế sẽ được triển khai như thế nào.
Chiến Lược Chiết Khấu Phổ Biến
Chiết khấu theo số lượng mua hàng
Doanh nghiệp áp dụng chiến lược chiết khấu bằng cách cung cấp mã giảm giá khi khách hàng thực hiện đơn hàng lớn hơn, hoặc mua hàng với số tiền nhiều hơn. Hình thức phổ biến của chiến lược chiết khấu này là “Mua 1 tặng 1”. Theo Brands Vietnam, đây là chiến lược chiếm đến 80% các loại chương trình khuyến mãi.
Ví dụ về chiến lược chiết khấu theo số lượng mua hàng: Big C - Mua 1 Tặng 1
Big C áp dụng chiến lược Mua 1 tặng 1 trong ví dụ trên để kích thích mua hàng qua các kênh phân phối mới gồm Zalo OA và App Go.
Chiết khấu theo mùa
Như tên gọi, chiết khấu theo mùa diễn ra trong một mùa bán hàng cụ thể. Đôi khi chiến lược này được sử dụng để đẩy hàng tồn kho. Lấy ví dụ, khi mùa xuân đến, các cửa hàng quần áo hay triển khai chiết khấu, giảm giá quần áo mùa đông vì có thể sẽ bỏ mẫu vào mùa đông năm sau.
Thanh lý hàng tồn
“Thanh lý hàng tồn” thường được triển khai để bán hàng với mức chiết khấu lớn trong thời gian cụ thể để đẩy hàng tồn kho hoặc hàng trưng bày tại cửa hàng. Ví dụ, Điện Máy Xanh hay triển khai thanh lý hàng trưng bày, hàng mẫu thiết bị điện gia dụng với mức giá lên đến 40%.
Miễn phí vận chuyển
Miễn phí, giảm phí vận chuyển được các cửa hàng online sử dụng để thu hút khách mua hàng. Nếu bạn kinh doanh thương mại điện tử, miễn phí vận chuyển bạn tăng doanh số và giá trị trung bình của đơn hàng.
Chiết khấu khách hàng mới
Chiết khấu dành cho khách hàng mới có nhiều lợi ích. Một mặt, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng mới, tăng doanh thu. Mặt khác, bạn có thể tăng lưu lượng truy cập trang bán hàng, tăng nhận thức về thương hiệu trên thị trường.
Chiến Lược Chiết Khấu Phù Hợp Cho Loại Doanh Nghiệp Nào
Đối với lĩnh vực bán lẻ và e-commerce, chiết khấu là chiến lược hiệu quả giúp thanh lý các sản phẩm không cần thiết.
Nhưng đối với SaaS, chiết khấu có thể là chiến lược có cả ưu điểm và khuyết điểm. Giá cả khi chiết khấu là sự trao đổi giữa giá trị bạn cung cấp và túi tiền của khách hàng. Hãy cùng nhau phân tích chi tiết.
Ưu & Nhược Điểm Khi Chiết Khấu
Giảm năng lượng cần để thực hiện hành động mua hàng
Khi cung cấp mã giảm giá, chiết khấu, khách hàng không phải cân đo đong đếm quá nhiều khi đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn. Chiết khấu giúp giảm bớt năng lượng kích hoạt khách hàng thực hiện hành động và họ có xu hướng hoàn tất đơn hàng nhanh hơn.
Giúp chốt hợp đồng nhanh hơn
Những hợp đồng giữa bạn và khách hàng đôi khi có thể chốt nhanh hơn khi bạn giảm giá cho khách hàng. Nói cách khác, chiết khấu là cách đơn giản để tăng doanh thu.
Khuyết điểm khi chiết khấu
Giảm hẳn sự sẵn sàng khi chi trả
Sự sẵn sàng chi trả sẽ giảm dần đối với người dùng được giảm giá lần đầu.
Khi được giảm giá, việc bán thêm các sản phẩm khác (upselling) sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, những khách hàng được giảm giá lần đầu sẽ có tâm lý khó chịu khi bạn xóa bỏ mã chiết khấu và họ buộc phải trả giá đầy đủ vào lần mua tiếp theo. Điều này khiến cho họ khó trở thành khách hàng lặp lại.
Tỷ lệ phần trăm người rời bỏ bỏ sẽ dùng sản phẩm và dịch vụ tăng lên
Thông thường, giảm giá giúp doanh nghiệp có thêm lượng khách hàng mới nhưng họ chỉ mua một lần.
Thu Hút Khách Hàng Mà Không Cần Chiến Lược Chiết Khấu
Có nhiều cách bạn có thể thu hút khách hàng mà không cần chiến lược chiết khấu. Dưới đây là ba chiến thuật khác nhau hiệu quả hơn giảm giá trong dài hạn.
Phân cấp thành viên đăng ký
Phân cấp thành viên đăng ký giúp bạn hướng mọi người đến sản phẩm chính của mình đồng thời cho phép bạn thu hút những khách hàng có mức sẵn sàng chi trả thấp hơn. Với cách này, bạn cần một thang đo để phân cấp, nghĩa là khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn nhiều hơn (băng thông, lượt cài đặt, danh bạ, v.v.), thì khách hàng đó sẽ bị tính phí nhiều hơn.
Thêm giá trị thay vì chiết khấu
Một phần lý do khiến các doanh nghiệp áp dụng biện pháp giảm giá là vì họ biết người dùng thích nhận ưu đãi và cảm thấy chúng có sự thu hút.
Tuy nhiên, bạn có thể khiến mọi người cảm thấy có lợi hơn mà không cần giảm giá. Lấy ví dụ ở các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, họ có thể tặng thêm gói cước, băng thông… mà không cần chiết khấu.
Hãy nhớ rằng, khi gia tăng giá trị bạn vẫn có thể thu hút người dùng mà không phải đối mặt với những tác động tiêu cực của giảm giá.
Cải thiện chiến lược phân khúc marketing
Bạn có thể thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách cải thiện chiến lược phân khúc thị trường. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ các phân khúc khách hàng của mình, điều gì khiến họ thích thú, điều gì ở sản phẩm của bạn đem lại lợi ích cho họ, điều gì khiến họ mở hầu bao. Sau đó, bạn cần cải thiện thông điệp marketing sâu sắc hơn, cụ thể hơn cho từng phân khúc.
Kết Luận
Chiết khấu là một trong những chiến lược hiệu quả giúp gia tăng doanh số. tuy nhiên, chiết khấu không dành cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Jenfi Capital không thể đưa ra lời khuyên 100% rằng bạn nên sử dụng chiết khấu cho doanh nghiệp của mình hay không và nên sử dụng chúng như cách nào sẽ phù hợp nhất. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một số chiến lược giá khác với hiệu quả tương tự như chiến lược chiết khấu Ví dụ như phân cấp các thành viên đăng ký, cung cấp thêm giá trị cho đơn hàng và cải thiện chiến lược phân khúc marketing của mình.
Mở Rộng Thị Phần Bắt Đầu Bằng Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn
Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.
Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.
Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.