Open post
Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, được sử dụng nhiều trong các báo cáo tài chính. Vậy thế nào là vòng quay vốn lưu động? Vòng quay vốn lưu động được tính như thế nào, có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp? Jenfi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này cũng như đề xuất một số cách giúp bạn quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả mà các chủ doanh nghiệp cần biết.

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng anh là Working Capital. Đây là nguồn vốn có sẵn trong ngắn hạn của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời cho những hoạt động liên tục như: Thanh toán lương nhân viên; Mua nguyên vật liệu; Thanh toán các khoản thuế, nợ đến hạn của doanh nghiệp,...Vốn lưu động còn có tên gọi khác là vốn luân chuyển do có tính thanh khoản cao. Đây được coi là nguồn tài sản đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp vận hành bình thường.

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Một khái niệm khác mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý là vốn lưu động ròng. Khái niệm này khác hoàn toàn so với vốn lưu động ở trên. Tìm hiểu về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này ở đây: Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Cho dù doanh nghiệp hoạt động tạo ra doanh thu rất lớn nhưng không có nguồn vốn lưu động đảm bảo thì khả ảnh hưởng đến quá trình sản xuất là rất lớn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tạm ngưng hoạt động trong một thời gian nhất định.

2. Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động (tiếng Anh: Working capital turnover) là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, từ giai đoạn sản xuất đến khi thành phẩm, bán ra thị trường và thu hồi vốn quay lại tài khoản của doanh nghiệp. 

Vòng quay vốn lưu động là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chúng phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể hoàn thành bao nhiêu chu kỳ kinh doanh và luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm. 

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Vòng quay vốn lưu động càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tốt và ngược lại. Vòng quay vốn lưu động thấp cho thấy khả năng chuyển hóa vốn và lưu thông hàng hoá chậm, phản ánh sự yếu kém trong kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tìm hiểu về bí quyết xoay vốn hiệu quả tại đây:7 Bí Quyết Xoay Vốn Cực Hiệu Quả Dành Cho Startup Và Doanh Nghiệp Nhỏ

Thông thường, do tính thanh khoản hàng hóa nhanh nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại sẽ có vòng quay vốn lưu động cao hơn. Ngoài ra, họ cũng không bị chôn vốn vào hàng tồn kho hay  chi phí sản xuất nhiều như các doanh nghiệp sản xuất.

3. Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động với doanh nghiệp

Vòng quay vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Nếu vòng quay vốn lưu động cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận phát triển, dòng tiền ổn định. Ngoài ra, điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang làm tốt các hoạt động quản lý tốt hàng tồn kho, xử lý nợ công và bán hàng. Doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng cường quay vòng vốn để đẩy mạnh kinh doanh.
  • Nếu vòng quay vốn lưu động nhỏ hoặc về số âm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề. Tỷ lệ lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hàng tồn kho lớn và hoạt động bán hàng trì trệ. Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra doanh thu chậm từ đó kéo theo lợi nhuận thấp. Lúc này những người đứng đầu doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các quyết định mới để cải thiện tình hình kinh doanh theo chiều hướng tích cực hơn. 

Mỗi một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có chỉ số vòng quay vốn lưu động khác nhau. Nhưng tựu chung, chúng là chỉ số phản ánh tình hình “sức khoẻ” của doanh nghiệp. Cho thấy doanh nghiệp luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm? Doanh nghiệp có đang phát triển không? Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình kinh doanh.

4. Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

4.1 Công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động được tính theo công thức đơn giản như sau: 

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn: Là tài sản Tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau như: Tiền mặt, hàng hoá có thể bán ngay, các khoản đầu tư,...thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
  • Nợ ngắn hạn: Bao gồm các khoản nợ doanh nghiệp phải phải trả trong thời ngắn hạn như: Nợ ngân hàng, nợ đối tác,...

4.2 Công thức xác định vốn lưu động bình quân

Tổng vốn lưu động trong 12 tháng chia đều cho 12 tháng được gọi là Vốn lưu động bình quân. Công thức tính như sau:

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Tổng vốn lưu động trong 12 tháng: Tổng vốn lưu động từ tháng 1 đến tháng 12

4.3 Công thức xác định vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động được tính toán theo công thức như sau:

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Trong đó, doanh thu thuần là doanh số bán hàng sau khi trừ đi các chi phí như: Giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu, hàng trả lại…của doanh nghiệp

5. Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Tầm quan trọng của vòng quay vốn lưu động thúc đẩy những người đứng đầu doanh nghiệp không ngừng cải tiến nhằm cải thiện chỉ số này. Theo các chuyên gia kinh tế, để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng đến những yếu tố sau đây:

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

5.1 Quản lý tiền mặt

Nguồn tiền mặt để giải quyết những bài toán tức thời trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Quản lý tốt nguồn tiền mặt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội mới giúp tăng trưởng doanh thu.

Những người làm chủ cần nắm rõ dòng tiền mặt hiện có là bao nhiêu. Từ đó phân bổ các hoạt động sản xuất, bán hàng hợp lý và kịp thời bổ sung thêm để đáp ứng các khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh. Tùy theo tình thực tế, doanh nghiệp cần xác định được lượng tiền tối thiểu luôn phải đảm bảo để xử lý các phát sinh trong hoạt động thường ngày.

5.2 Quản lý hàng hoá tồn kho

Hàng tồn kho quá lớn sẽ làm đình trệ và đóng băng dòng tiền chuyển đổi thu về. Ảnh hưởng rất lớn đến những kế hoạch của doanh nghiệp từ duy trì đến phát triển. Có thể nói, hàng tồn kho là yếu tố chính khiến cho vòng quay vốn lưu động chậm lại. Doanh nghiệp cần nắm được chính xác tình hình hàng hoá của mình, số lượng tồn kho trong tháng là bao nhiêu, nguyên nhân tồn kho,...Từ đó đưa ra những quyết sách giải quyết như hạn chế sản xuất mặt hàng đang tồn, đẩy mạnh truyền thông, tập trung nguồn lực cho bán hàng. 

Doanh nghiệp nên chú trọng đến số liệu bình quân các thời điểm trong năm và đưa ra ngưỡng tồn kho. Khi tồn kho vượt ngưỡng, cần nhanh chóng điều chỉnh hướng kinh doanh để quay vòng vốn.

5.3 Quản lý nợ tồn đọng

Nợ cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn lưu động. Đây là vấn đề phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Các khoản nợ cần nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt để bổ sung vào nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Nếu không, chúng sẽ là nguyên nhân khiến cho vòng quay vốn lưu động bị chậm lại. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các khoản công nợ để cân đo khối lượng tài chính nội bộ. Tiến hành các hoạt động thu hồi nợ kịp thời, đảm bảo hoàn thành công nợ theo dự kiến. Từ đó giúp doanh nghiệp ổn định nguồn vốn lưu động, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

6. Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là số liệu phản ánh 1 vòng quay vốn lưu động cần mất bao nhiêu thời gian. Từ đây, doanh nghiệp có thể tính toán lượng vốn lưu động cần sử dụng cho từng thời kỳ. Đảm bảo tận dụng tối đa các nguồn lực còn lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động này càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

7. Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?

Vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào mô hình hoạt động và định hướng sản xuất của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy không có con số chung để đánh giá vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý. Nếu một doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt vốn cho những hoạt động thông thường như trả lương nhân viên, mua nguyên vật liệu,...thì đó là dấu hiệu cho thấy vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp đang rất thấp.

Doanh nghiệp cần dựa trên những dữ liệu từ tình hình thực tế để tính vòng quay vốn lưu động và đưa ra các phân tính, định hướng phát triển phù hợp. 

Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh chủ đề vòng quay vốn lưu động, công thức tính cũng như ý nghĩa của chúng. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn trong thực tế. Hiểu được ý nghĩa của vốn lưu động và công thức tính vòng quay vốn lưu động kết hợp với thực tế nội bộ cụ thể sẽ giúp hoạt động quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Đừng bỏ qua những bài viết từ Jenfi để bổ sung những kiến thức hữu ích liên quan đến quản lý doanh nghiệp & tài chính nhé! 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

FUD là một trong những hội chứng tâm lý phố biển trong lĩnh vực đầu tư tài chính, nhất là trên thị trường Crypto, Forex. FUD, FOMO chính là “thủ phạm” khiến cho nhiều trader điêu đứng dẫn đến mất tiền thậm chí là phá sản. Vậy FUD là gì? Sẽ thế nào nếu bạn đang mắc hội chứng FUD và làm thế nào để trader không bị hội chứng này hạ gục? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!

1. FUD là gì?

1.1 Định nghĩa FUD

FUD trong tiếng Anh là cụm từ: Fear – Uncertainty – Doubt, chỉ những hiệu ứng tâm lý không ổn định, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Sợ hãi - Không chắc chắn và Nghi ngờ. FUD là hội chứng tâm lý không ổn định của những nhà đầu tư trước những thông tin bất lợi trên thị trường tiền điện tử nói chung hay một loại tiền điện tử nhất định nói riêng. Có thể kể đến 1 vài ví dụ như đồng USDT & rất nhiều đồng crypto khác. 

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

1.2 FUD được tạo ra như thế nào? 

FUD thường được lan truyền đến cộng đồng thông qua những kênh truyền thông lớn từ các KOLs (những nhân vật có ảnh hưởng). FUD tác động mạnh đến nhận thức của trader khiến họ luôn trong trạng thái lo lắng, nghi ngờ, không yên lòng và luôn sợ thiệt hại nếu không hành động giống những người xung quanh. FUD như một công cụ để “truyền bá những nỗi sợ hãi”. Mặc dù những thông tin theo chiều hướng xấu đó được phát tán từ những nguồn không xác định và chưa được kiểm chứng. Những fake news là không chính thống, được tung ra có mục đích và hướng đến lợi ích của những người muốn thao túng thị trường. Họ cố tình lan truyền những tin “ảo” ra cộng đồng, khiến nạn nhân ra quyết định thiếu lý trí và từ đó thu về lợi nhuận.

Khi trader để FUD chi phối, họ có xu hướng bán tháo đồng coin mình đang sở hữu, bất chấp giá hiện tại của nó là bao nhiêu. Hành động này gây nên hiệu ứng Panic Sell ( bán tháo ồ ạt) khiến cho giá trị của đồng coin đó bị giảm mạnh đột ngột trong một thời gian ngắn.

Ngoài lĩnh vực tài chính, FUD cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như chính trị, truyền thông, marketing...như một chiến thuật tung các thông tin giả, chưa được xác thực để gây định hướng nhận thức, nhắm đến những nhóm đối tượng nhất định nhằm tao túng thị trường. 

Bạn nghĩ mình đã từng mắc phải hội chứng FUD chưa? Mình nghĩ rằng ai cũng từng ít nhất một lần là FUDer rồi đó!

1.3 Lịch sử ra đời của FUD

Theo một số tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư tài chính, khoảng từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20, FUD bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên bởi một kỹ sư máy tính có tên Gene Amdahl. Sau khi nghỉ việc ở IBM và thành lập công ty mới, Gene Amdahl chính là người đã đưa ra khái niệm FUD để nhắc đến việc người chủ cũ đã nói xấu công việc kinh doanh mới của mình như thế nào.

Đến những năm 80, FUD được xem là một chiến lược cạnh tranh truyền thông “bẩn” mà các doanh nghiệp sử dụng để loại bỏ đối thủ cạnh tranh của mình.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Crypto, FUD ngày càng trở nên phổ biến và có cơ hội xuất hiện nhiều hơn. 

1.4 FUD mang lại lợi ích cho ai?

Cần xác định rõ, FUD không phải được hình thành tự nhiên mà là hoạt động có chủ đích. Những KOLs hay những nhóm cá mập đang thao túng thị trường sẽ là những người hưởng lợi chính từ FUD. Chỉ cần các KOLs lớn đồng loạt đẩy một số thông tin tiêu cực lên các mạng xã hội như Telegram, Facebook, Twitter, …thị trường chắc chắn sẽ dậy sóng với nỗi lo sợ bao trùm. Họ dùng thủ thuật này để kéo giá xuống sau đó gom hàng, sau đó sử dụng chiến thuật FOMO để chốt lời.

KOLs - là những tổ chức, cá nhân hay những nhà đầu tư tài chính có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường. Họ có khả năng kiểm soát hoặc có tác động lớn lên các kênh truyền thông lớn. Dùng sức ảnh hưởng của mình để tác động đến nhiều trader nhất có thể. Có thể thấy, FUD là chiến lược có tính toán để tạo nên hiệu ứng Panic Sell, từ đó thu về lợi nhuận từ kết quả định hướng sân chơi của mình.

Tham khảo thêm những chiến lược đầu tư tài chính ở đây: Hướng dẫn chiến lược đầu tư tài chính căn bản 2022

Với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ có thể chọn đầu tư dài hạn với chiến thuật Hold coin (không bán xả ngay cả khi thị trường biến động giảm giá ở mức thấp). Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới hay nhà đầu tư nhỏ lẻ, hầu hết đều sẽ bị ảnh hưởng bởi FUD và chuyển nguồn lợi nhuận sang những nhóm chủ đích thao túng thị trường như đã nhắc đến ở trên.

2. Mối quan hệ giữa FUD và FOMO

FOMO (Fear Of Missing Out) là hội chứng dành cho những người sợ mình bị bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu của đám đông. Nỗi sợ này thúc đẩy họ nhanh chóng đưa ra những quyết định mà chưa tìm hiểu kỹ. Tất nhiên, kết quả thu về sẽ không đạt kỳ vọng và dẫn đến hậu quả là mất tiền. 

Cũng giống như FUD, FOMO không tự nhiên được hình thành mà đây là chiến lược có chủ đích từ một nhóm đối tượng nhất định. Thường là những nhà đầu tư muốn lôi kéo thêm nhiều người vào để đẩy giá lên cao với mục đích tạo thanh khoản để chốt lời.

FOMO và FUD là công cụ rất lợi hại được các tổ chức, các nhân có tầm ảnh hưởng trong thị trường tiền điện tử áp dụng để tạo ảnh hưởng đến nhiều trader nhất có thể. Mang lại những lợi ích riêng theo chủ đích của họ. Nếu như FOMO khiến giá tăng thì FUD lại làm cho giá giảm.

3. Các biểu hiện khi mắc hội chứng FUD

Thông thường, đa số FUDer là những người mới ít kinh nghiệm và có những dấu hiệu như sau:

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

Ngoài ra, hầu hết những người mắc hội chứng FUD và FOMO thường sẽ suy nghĩ thiên về hướng tiêu cực và hùa theo số đông kiểu như: “Nhiều người tầm cỡ cũng tham gia, chắc là sẽ không bị lừa”, “Nhiều người đầu tư chốt lời rồi, mình không chớp thời cơ thì khi nào mới giàu lên được” hoặc “Thị trường đang bán tháo hết rồi, mình càng giữ càng lỗ sâu”.

4. Ví dụ về hội chứng FUD được sử dụng để “lùa gà” như thế nào?

Ví dụ cụ thể sau đây về hội chứng FUD trên các thị trường tài chính để bạn hiểu rõ hơn về FUD, biết đâu bạn sẽ nhận ra mình đã từng bị “lùa gà” như thế nào:

Bạn vào lệnh mua token B và đang chờ tăng giá để bán. Bỗng nhiên xuất hiện tin tức đồng B bị delist cùng hàng loạt những thông tin bán tháo liên tục từ những anh em cùng vào lệnh. Thông tin trên các nhóm truyền thông thường xuyên và KOLs được bàn luận rất nhiều. Hầu hết cộng đồng đều đang hoang mang nếu đồng B bị gỡ khỏi sàn giao dịch thật thì khả năng mất trắng sẽ rất cao. Lúc này, tâm lý của bạn sẽ chỉ còn tập trung đến việc bảo toàn tài sản của mình và nhanh chóng mong muốn bán tháo để chịu mức lỗ ít nhất có thể. Nhiều người cùng nghĩ như bạn dẫn đến nhu cầu bán RA cao, giá đồng B giảm thấp là điều dễ hiểu.

Sau khi bán ra, bạn nhận thấy đồng B vẫn tiếp tục tồn tại trên sàn, không bị delist và giá lại tăng lên dần dần, cao hơn nhiều so với lúc bạn bán ra.

Thêm một vài ví dụ về sự kết hợp cả FOMO và FUD trong thời gian vừa qua:

4.1 Thị trường Crypto

Theo số liệu thống kê thì có đến khoảng 67% số lượng đồng Dogecoin lưu hành trên thị trường đang nằm trong tay những cá mập. Đồng nghĩa rằng việc thổi giá lên hoặc đạp giá xuống đều nằm trong luật chơi của họ. Chỉ cần các cá mập bán tháo một phần số lượng coin đang sở hữu thì sẽ tạo hiệu ứng FUD, khiến nhiều trader lo lắng và bán tháo theo. Sau đó gom coin với số lượng lớn và tạo hiệu ứng FOMO để kéo giá lên.

4.2 Thị trường chứng khoán

Cổ phiếu của một số ngân hàng lớn như Techcombank, MBBank từng được đẩy giá lên rất cao. Những báo cáo lợi luận lời liên tục khiến nhiều số lượng trader đầu tư ngày càng lớn. Một thời gian sau, giá trị của các cổ phiếu này lại tụt giảm, khiến nhiều người lao vào theo hiệu ứng FOMO đang đu đỉnh. Họ không đủ sức gồng lỗ và phải cắt lỗ là điều đương nhiên.

4.3 Thị trường Forex

Forex là một trong những thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thông tin. Tin tức được đưa ra liên tục và lẫn lộn giữa tin thật, tin giả. Nếu nhà đầu tư không giữ vững lập trường thì chắc chắn rất có thể vì FUD mà dừng giao dịch phá vỡ các quy tắc đặt ra ban đầu.

5. FUD và FOMO có phải lúc nào cũng xấu?

Như đã phân tích ở trên, FUD và FOMO bản chất đều là những chiến thuật có tính toán để đạt được lợi ích nhất định. Chính vì vậy, FUD và FOMO không phải lúc nào cũng xấu hay chỉ mang đến những điều tiêu cực. Nếu như những nhà đầu tư có kiến thức, nhiều kinh nghiệm và biết dùng lý trí để quan sát và nhận định, bạn hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận từ FOMO và FUD.

Hiểu về tính mùa vụ và những đợt biến động, thăng trầm của thị trường tiền điện tử, các nhà đầu tư có thể tự đưa ra được những phân tích, dự đoán và có cách ứng phó kịp thời để hạn chế rủi ro thua lỗ, bảo toàn tài sản và thu về lợi nhuận. Ví dụ, nếu bạn cùng với những kinh nghiệm và kiến thức của mình nhận định các tin tức trên thị trường đang có sẽ tác động khiến đồng coin này tăng giá. Hãy nhanh chóng lướt sóng và thoát khỏi thị trường trước khi giá đạt đỉnh. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng lúc mọi người đang lo sợ với FUD thì nhanh chóng mua vào và bán ra trước khi cá mập hay các KOLs nhảy vào thao túng giá.

6. Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

Để tránh mắc phải những sai lầm, trở thành miếng mồi ngon cho các cá mập hay bị “lùa gà”, các nhà đầu tư, nhất là những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm cần nắm rõ được những nguyên tắc sau đây: 

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

6.1 Có hiểu biết và phân tích để hiểu rõ về thị trường đầu tư

Hiểu về thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư giữ vững tâm lý hơn là một nguyên tắc nền tảng quan trọng trong đầu tư tài chính. Ngay cả những trader có nhiều kinh nghiệm cũng chưa chắc đã hiểu rõ toàn bộ thị trường. Và chính sự chủ quan đôi khi sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và trở thành FUDer.

Nếu là một người mới bước chân vào thị trường, bạn cần xác định rõ rằng bất kể thị trường nào cũng đều tồn tại song song cả cơ hội đầu tư và rủi ro. Khi chưa thực sự có nhiều hiểu biết về thị trường, nếu thấy xu hướng tăng giá đột biến, tốt nhất bạn nên nằm ngoài “cuộc chơi” này và hướng tới những cơ hội khác an toàn hơn.

6. 2 Đầu tư có kế hoạch và kiên định với mục tiêu đã đặt ra

Ngay từ khi xác định bước chân vào thị trường, bạn cần xác định kế hoạch đầu tư với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng để giữ vững được tâm lý. Bạn xác định đầu tư dài hạn, ngắn hạn hay trung hạn? Dù là cách nào thì cũng luôn cam kết với kế hoạch đó, tránh để FUD hay FOMO tác động làm mất kiểm soát và thay đổi kế hoạch ban đầu.

Kiên định với mục tiêu đã đặt ra là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành bại của hầu hết các nhà đầu tư. Kiên định sẽ giúp bạn tránh mắc phải các lỗi ra quyết định ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

6.3 Tiếp nhận thông tin có chọn lọc

Việc tham gia vào các hội nhóm trên những nền tảng mạng xã hội hay theo dõi tin tức là điều cần thiết. Tiếp nhận nhiều nguồn thông tin các nhau giúp bạn nhạy bén hơn với thị trường. Tuy nhiên, cần xác định rõ hãy phải tiếp nhận thông tin có chọn lọc và đừng để bị hoang mang bơi fake news - đòn tâm lý chính của FUD.

Một tips nho nhỏ dành cho những nhà đầu tư coin là nên follow Twitter của những Founder dự án. Tất nhiên là những tài khoản chính chủ, vì họ sẽ đưa ra những thông tin chính xác nhất về đồng tiền đó.

6.4 Biết cách quản lý vốn hợp lý

Quản lý vốn hiệu quả sẽ phần nào giúp bạn giảm thiểu được rủi ro do tác động của FOMO và FUD gây ra. Khi có khoản lợi nhuận ổn định và không bị ảnh hưởng nhiều bởi nỗi lo tài chính. Bạn sẽ nắm được thế chủ động và FUD, FOMO lúc này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý giao dịch của bạn.

6. 5 Cắt lỗ, chốt lời đúng thời điểm

Biết cách cắt lỗ, chốt lời đúng thời điểm sẽ giúp bạn đứng ngoài cuộc chơi của các KOLs hay cá mập với cuộc với FUD, FOMO. Cắt lỗ, chốt lời đúng lúc sẽ giúp bạn giữ được một số vốn nhất định để tìm cơ hội đầu tư khác. Hãy nhớ thiết lập điểm dừng lỗ stop loss, điểm vào lệnh, điểm bán ra là bao nhiêu… trước khi giao dịch. 

6.6 Xác định phong cách đầu tư của riêng mình

Phong cách tạo nên sự khác biệt. Hãy xây dựng một phong cách đầu tư của riêng mình và cố gắng không để bị tác động nhiều từ bên ngoài. Đầu tư theo một phong cách nhất quán sẽ nhanh đến đích hơn là đầu tư dò đường không theo một phong cách nào hay kết hợp quá nhiều cách trade khác nhau. FUD là gì? Hiểu về FUD, bạn sẽ nhận ra đây cũng chỉ là một hội chứng tâm lý trong đầu tư tài chính. Chỉ cần nhà đầu tư sáng suốt và có chịu khó tìm tòi kiến thức, FUD sẽ không chỉ mang đến những tiêu cực. Mong rằng bạn sẽ là những nhà đầu tư sáng suốt để tìm được cho mình những cơ hội đầu tư và thu về nhiều kết quả tích cực.

Hi vọng bài viết trên từ Jenfi đã giúp bạn hiểu được Fud là gì. Qua đó, chúng ta sẽ có chiến lược phân bổ nguồn vốn đầu tư của mình phù hợp. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có sự chuẩn bị cho những đợt mùa đông tiếp theo vững chải hơn.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần giúp bạn không lỗ vốn

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần giúp bạn không lỗ vốn

Doanh thu và doanh thu thuần là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau trong kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Việc xác định doanh thu thuần rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Jenfi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về doanh thu thuần cũng như công thức tính và các yếu tố chính tác động đến doanh thu thuần. 

1. Doanh thu thuần là gì?

1.1 Khái niệm: Doanh thu thuần

Doanh thu thuần (tiếng Anh: Net Revenue) là khoản tiền thu được từ các hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí như: Các loại thuế (thuế tiêu thụ, thuế xuất nhập khẩu,...) và các loại giảm giá bán hàng (giảm giá kích cầu, chiết khấu bán hàng,...) cũng như các khoản chi phí phát sinh khác (hàng hoàn trả lại,...), hoặc thậm chí các chi phí ẩn.

Một số quốc gia, thuật ngữ này còn được sử dụng với tên gọi: Net Sales

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần giúp bạn không lỗ vốn

Doanh thu thuần chỉ tính từ việc kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ. Những nguồn thu từ hoạt động đầu tư tài chính không được tính vào doanh thu thuần.

1.2 Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu

Doanh thu thuần và doanh thu là hai thuật ngữ rất dễ gây nhầm lẫn. Chúng giống nhau ở chỗ đều là phần tiếp nhận được thông qua việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất và ý nghĩa mang lại thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Doanh thu là tổng giá trị thu được thông qua các hoạt động kinh doanh như bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của một cá nhân hay một tổ chức cụ thể. Như vậy, có thể thấy “Doanh thu” là tổng chi phí thu lại được, không cần phải trừ đi các khoản giảm trừ như “Doanh thu thuần. 

Trong hầu hết các bản báo cáo tài chính kinh doanh, doanh thu luôn lớn hơn doanh thu thuần. 

1.3  Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận

Doanh thu thuần và lợi nhuận cũng là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Vậy có thể coi doanh thu thuần và lợi nhuận là 1 chỉ số được không? - Câu trả lời sẽ là: Không. Trên thực tế, đây là hai số liệu hoàn toàn khác nhau về bản chất.

Lợi nhuận là phần tài sản nhận được thông qua các hoạt động đầu tư đã được trừ đi chi phí. Lợi nhuận được tính dựa trên các hoạt động đầu tư. Hình thành trên nền tảng là sự chênh lệch giữa số tiền thu vào và số tiền phải chi ra trong các hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong khi đó, doanh thu thuần chỉ tính từ việc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 

Một doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân có doanh thu thuần cao không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng cao. Việc tạo ra doanh thu vẫn hoàn toàn có thể đồng nghĩa với việc bị thua lỗ, bời vì lợi nhuận chính là phần tài sản còn lại sau khi đã trừ hết chi phí.

Chúng ta có thứ tự sắp xếp các giá trị như sau: Doanh thu → Doanh thu thuần → Lợi nhuận trước thuế → Lợi nhuận sau thuế

2. Ý nghĩa của doanh thu thuần

Doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng, phản ảnh được chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hay một cá nhân cụ thể.

Từ những số liệu trên, những người làm chủ sẽ xác định được khoản tiền doanh nghiệp thu về, chi phí trước và sau thuế cũng như định hướng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đang diễn biến như thế nào. Từ đó tính toán được lợi nhuận cuối cùng mà sản phẩm mang lại. 

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần giúp bạn không lỗ vốn

Nếu doanh thu thuần có chiều hướng tăng trưởng theo các tháng, năm hoặc cao hơn so với số liệu cùng kỳ năm trước, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển tốt.

Ngược lại, nếu chỉ số trên có chiều hướng giảm, những người làm chủ lúc này cần đưa ra những quyết sách kịp thời để cải thiện tình hình kinh doanh, sản xuất hay phân phối sản phẩm đó. Một trong số những giải pháp là cắt giảm những chi phí không cần thiết

Xét theo hướng vĩ mô, doanh thu thuần là chỉ số giúp những nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình tăng trưởng, đưa ra các kế hoạch phát triển phù hợp với doanh nghiệp ở từng thời điểm nhất định.

3. Công thức tính doanh thu thuần

Sau đây là công thức tính doanh thu thuần: 

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần giúp bạn không lỗ vốn

Trong đó:

  • Tổng doanh thu bán hàng: Tổng doanh thu bán hàng hay còn gọi là doanh thu tổng thể - Là tổng giá trị bán ra của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân đang hoạt động kinh doanh.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: Tổng những khoản chi phí giảm trừ như: Thuế, chiết khấu, giảm giá, hàng hoàn lại,...

Hiểu rõ về doanh thu thuần và công thức tính giúp những người kinh doanh có cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về con số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về. Để dễ hiểu hơn, mời bạn theo dõi ví dụ sau đây:

Công ty A có tổng doanh thu năm 2021 là 40 tỷ đồng. Để đạt được doanh thu này, công ty đã triển khai chương trình giảm giá 15% trên tất cả các sản phẩm bán ra.
Ngoài ra, chi phí hàng hoàn trả lại do không đạt yêu cầu là 3 tỷ đồng. Lúc này, doanh thu thuần của công ty A sẽ được tính như sau: 40 tỷ - (15% x 40 tỷ) - 3 tỷ = 31 tỷ đồng

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến doanh thu thuần? 

Bất kỳ một số liệu nào cũng chịu tác động từ rất nhiều nhân tố xung quanh. Sau đây là 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu doanh thu thuần:

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần giúp bạn không lỗ vốn

4.1 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Có thể nói, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố tác động nhiều nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào. Chất lượng tỷ lệ thuận với số lượng khách hàng và ngược lại. 

Ngoài ra, chất lượng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hoá, các chi phí marketing, từ đó sản lượng tiêu thụ và doanh thu thuần cũng chịu tác động theo. Chất lượng sản phẩm nếu được khách hàng đánh giá cao, phía doanh nghiệp có thể xem xét nâng giá thành hoặc giảm các chi phí khác. Ngược lại, chất lượng kém thì giá thành buộc phải giảm để có thể tiêu thụ được. 

4.2 Khối lượng tiêu thụ và năng lực sản xuất

Xác định khối lượng sản xuất sản phẩm khớp với nhu cầu thị trường là điều cực kỳ quan trọng.  Nếu nhu cầu thị trường lớn, khớp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp thì mức tiêu thụ tốt, doanh thu thuần lúc này được đẩy lên cao. Hoặc nếu thị trường đang có mức tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng phía doanh nghiệp lại hạn chế về năng lực sản xuất thì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng hàng hoá, dẫn đến hạn chế về doanh thu.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất quá nhiều sản phẩm nhưng nhu cầu tiêu thụ của thị trường lại ít, lúc này hàng hóa sẽ tồn kho. Từ đó doanh thu giảm và doanh nghiệp tốn thêm các chi phí khác như lưu kho, giảm giá, chiết khấu để thúc đẩy hoạt động bán hàng. 

4.3 Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm, dịch vụ và doanh thu tỷ lệ thuận. Giá bán tăng, các yếu tố khác không đổi sẽ tác động làm tăng doanh thu thuần và ngược lại, giá bản giảm đồng nghĩa với doanh thu sẽ giảm. 

Việc định giá sản phẩm nên được xác định ngay từ đầu và mang tính chất quyết định rất lớn đến lợi nhuận. Trường hợp nếu doanh nghiệp quyết định chọn phân khúc sản phẩm giá rẻ thì nên lấy số lượng để bù lại doanh thu.

4.4 Kết cấu tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chọn phương án kinh doanh cùng lúc nhiều sản phẩm, dịch vụ để có phương án dự phòng, phân tán rủi ro. Khi các sản phẩm, dịch vụ được cơ cấu một cách hợp lý, khả năng tiếp cận thị trường theo từng phân khúc khách hàng tăng cao. Từ đó cải thiện được doanh thu thuần theo chiều hướng tích cực. 

Đa dạng sản phẩm một trong những cách mở rộng thị trường hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau sẽ giúp mở rộng thị trường tiềm năng.  Có thể thấy rằng, kết cấu tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ cũng tác động lên doanh thu thuần của doanh nghiệp. 

đưa ra những chính sách hợp lý để phát triển, đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

4.5 Chính sách bán hàng

Chính sách bán hàng đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược marketing hợp lý, số lượng hàng hoá bán ra thu hút được khách hàng, từ đó doanh thu thuần cũng tăng lên tích cực.

Ngoài ra, nếu lựa chọn được chính sách bán hàng phù hợp, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm. Nếu bán hàng qua những kênh truyền thông thì chiết khấu giảm giá sẽ thu hút được khách hàng. Còn nếu sử dụng kênh bán hàng online thì nên tập trung vào tính tiện lợi và các dịch vụ bổ trợ như miễn phí giao hàng, giao nhanh trong 24h.

4.6 Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ càng mở rộng thì khả năng tiếp cận với khách hàng càng lớn. Từ đó doanh thu và lợi nhuận thu về cũng sẽ tăng lên. 

Việc phân tích và đưa ra những đánh giá đúng với nhu cầu của thị trường, từ đó xác định được tệp khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp có những kế hoạch sản xuất hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Doanh thu thuần từ đó cũng tăng lên tích cực.

5. Những câu hỏi liên quan đến doanh thu thuần

Doanh thu thuần có bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) không?

  • Không. Thuế giá trị gia tăng (VAT) được hạch toán riêng và không được tính vào doanh thu cũng như doanh thu thuần.

Doanh thu thuần của các ngân hàng được tính như thế nào?

  • Do là một trong những ngành nghề kinh doanh đặc biệt, nên doanh thu thuần của ngân hàng sẽ bao gồm các khoản thu từ phí dịch vụ, lãi tiền vay của khách hàng, các loại phí hàng tháng, hàng năm mà khách hàng phải trả, trừ đi các khoản phát sinh các chi phí như giảm phí, chương trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng mở thẻ,...

Doanh thu thuần có phải là doanh thu ròng không?

  • Không. Doanh thu thuần và doanh thu ròng là 2 chỉ số hoàn toàn khác nhau.

Doanh thu ròng là tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp (chịu ảnh hưởng bởi lãi suất và lãi vay). Bao gồm cả phần chi phí liên quan đến những hoạt động hành chính, chi tiền mặt, bảo trì,...Nhưng sẽ không tính những phần chi phí như: Chi phí quản lý, bán hàng,...

Việc xác định rõ định nghĩa của từng loại doanh thu sẽ giúp cho những người đầu tư đánh giá được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng Jenfi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về doanh thu thuần. Từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra những chính sách hợp lý để phát triển, đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

Open post
Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

Vay thấu chi là hình thức vay vốn mới và thời gian gần đây được ngày càng nhiều các ngân hàng cung cấp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bài viết sau đây, Jenfi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vay thấu chi là gì và những thông tin liên quan đến hình thức vay vốn này. 

1. Vay thấu chi là gì?

1.1 Khái niệm

Vay thấu chi (tiếng Anh: Overdraft) là một trong những hình thức cho vay vốn phổ biến hiện nay. Thấu chi là thuật ngữ chỉ một hạn mức tín dụng phía ngân hàng cấp cho khách hàng. Ngân hàng sẽ tạm ứng trước một hạn mức thấu chi tối đa tuỳ thuộc vào độ uy tín và lãi suất vay trên số tiền chi tiêu vượt hạn mức. Theo đó, khách hàng có thể chi tiêu vượt quá số tiền đang có trong tài khoản. 

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

Hiểu một cách đơn giản hơn, khi khách hàng sử dụng hình thức vay thấu chi, phía ngân hàng sẽ cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản ngay cả trong trường hợp số dư tài khoản bằng 0. Số tiền vượt mức được gọi là “Hạn mức thấu chi”. Mỗi khi khách hàng chi tiêu vượt mức, phía ngân hàng sẽ tạm ứng và tính lãi suất vay trên số tiền tạm ứng đó cho đến khi khách hàng hoàn trả số tiền trên. Tất nhiên, nếu không sử dụng quá hạn mức thấu chi sẽ không bị tính lãi.

Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Văn A đăng ký vay thấu chi tại ngân hàng B là 50 triệu đồng. Trong tài khoản của anh A đang có 10 triệu đồng. Đồng nghĩa rằng anh A có thể chi tiêu tối đa số tiền lên đến 60 triệu đồng, mặc dù số tiền anh đang có thực tế chỉ là 10 triệu.

Nếu anh A tiêu 30 triệu đồng, anh sẽ phải tính lãi 20 triệu theo quy định của ngân hàng và ngược lại, nếu chỉ chi tiêu trong khoảng 10 triệu đồng thực tế, anh sẽ không bị tính lãi.

1.2 Vay thấu chi có những hình thức nào?

Vay thấu chi hiện nay bao gồm 2 hình thức phổ biến chính như sau:

  • Cần có tài sản đảm bảo: Vay thấu chi thế chấp
  • Không cần có tài sản đảm bảo: Vay thấu chi tín chấp

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

Trong đó cụ thể như sau:

  • Vay thấu chi thế chấp: Khách hàng cần có tài sản đảm bảo để đủ điều kiện đăng ký vay theo hình thức này. Hạn mức vay thấu chi thi thế chấp phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo và không giới hạn con số. Hiện nay, hầu hết khách hàng đăn sử dụng tài khoản tiết kiệm để đăng ký hình thức vay này. Ngoài ra cũng có nhiều loại tài sản khác như bất động sản, ô tô, máy móc thiết bị,...
  • Vay thấu chi tín chấp: Với hình thức vay này, khách hàng không cần tài sản đảm bảo. Phía ngân hàng sẽ dựa vào lịch sử tín dụng của khách hàng để phê duyệt hạn mức vay (thông thường sẽ gấp khoảng 3 - 5 lần so với thu nhập hàng tháng)

Hầu hết khách hàng lựa chọn hình thức vay thấu chi tín chấp (không cần có tài sản đảm bảo) do điều kiện đăng ký đơn giản hơn. Hạn mức có thể không cao nhưng ít thủ tục và đặc biệt phù hợp với những đối tượng khách hàng cần vốn dự phòng gấp.

1.3 Vay thấu chi tính lãi suất như thế nào?

Một ưu điểm lớn của vay thấu chi được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao về lợi ích cho khách hàng, đó chính là nếu không sử dụng sẽ không phải trả lãi. khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán lãi cho số tiền chi tiêu vượt mức.
Lãi suất vay thấu chi được tính trên dư nợ giảm dần và số tiền, số ngày thực tế khách hàng sử dụng theo công thức sau:

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

Ví dụ:

Khách hàng Nguyễn văn A đang nợ thấu chi 7 triệu đồng, mức lãi suất ngân hàng quy định 25% và thời gian thấu chi thực tế là 30 ngày.

Theo công thức, anh A sẽ phải thanh toán lãi thấu chi như sau: (7000000 * 25%/360 * 30) = 145.833 đồng

1.4 Hạn mức được cấp thấu chi là bao nhiêu?

Tuỳ theo hình thức thấu chi (thế chấp hay tín chấp) mà hạn mức cấp cho khách hàng cũng khác nhau. 

Thông thường, nếu mở thấu chi tín chấp dựa trên chứng minh thu nhập, hạn mức được cấp sẽ nằm trong khoảng từ 3 - 5 lần thu nhập. Tuy nhiên, phía ngân hàng cũng sẽ dựa thêm những thông tin vay tín chấp cũng như dữ liệu sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng từ trước đó.

Nếu vay thấu chi thế chấp, hạn mức sẽ nằm trong khoảng từ 90 - 95% sổ tiết kiệm hoặc khoảng 70% giá trị của tài sản như bất động sản, ô tô,...

1.5 Vay thấu chi trả gốc theo phương thức nào?

Thông thường, vay thấu chi sẽ có thời gian đáo hạn khoảng 12 tháng. Trong khoảng thời gian này, khách hàng được toàn quyền sử dụng nguồn kinh phí trong hạn mức được cấp và chưa cần hoàn lại gốc mà chỉ cần thanh toán lãi cho ngân hàng. 

Tuy nhiên, đến ngày cuối cùng của kỳ hạn 12 tháng, khách hàng phải tất toán đầy đủ toàn bộ cả gốc và lãi cho ngân hàng. 

1.6 Nếu vượt hạn mức thấu chi sẽ tính như thế nào?

Trường hợp khách hàng để dư nợ thấu chi vượt quá hạn mức, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán phần vượt quá theo đúng thời gian quy định tuỳ ngân hàng. Dư nợ thấu chi lúc này bao gồm: Nợ gốc, lãi và các khoản chi phí liên quan.

Đặc biệt, khách hàng sẽ phải chấp nhận mức lãi khi vượt hạn mức thấu chi sẽ bị tính cao hơn so với mức lãi ban đầu. Hầu hết các ngân hàng áp dụng mức lãi khá cao (khoảng 150%) so với mức lãi suất trước thời điểm vượt hạn mức.

1.7 Ưu - nhược điểm của hình thức vay thấu chi

Cũng như bất kỳ hình thức vay vốn khác, vay thấu chi cũng tồn tại song song cả những điểm có lợi và bất lợi như sau:

Ưu điểm

  • Chỉ tính lãi khi sử dụng, không tính lãi trên toàn bộ hạn mức thấu chi được cấp nếu khách hàng không chi tiêu. 
  • Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng khi cần tiền gấp trong khoảng thời gian ngắn. Có sẵn hạn mức tín chấp để phòng ngừa khi cần sử dụng đột xuất. 
  • Hình thức sử dụng linh hoạt, đơn giản: Rút tiền, quẹt thẻ, thanh toán hoá đơn hoặc chuyển sang tài khoản khác mà không cần đến những thủ tục rút tiền cho thẻ tín dụng.
  • Tính bảo mật cao, lãi suất và các khoản phí được thông báo rõ ràng.
  • Hạn mức đa dạng, tùy thuộc vào hình thức đăng ký vay của khách hàng.

Nhược điểm

  • Điều kiện mở thẻ và thủ tục đăng ký khá nghiêm ngặt. Phía ngân hàng sẽ chỉ duyệt vay thấu chi cho những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt đồng thời có đầy đủ những giấy tờ cần thiết theo quy định nghiêm ngặt tuỳ từng ngân hàng.
  • Hạn mức thấp hơn vay tín chấp. Vay thấu chi tối đa được cấp hạn mức gấp 5 lần thu nhập trong khi vay tín chấp, con số này lên đến gấp từ 10 - 18 lần thu nhập của khách hàng.
  • Lãi suất khá cao, cao hơn mức lãi suất vay thông thường khoảng 1,5 lần. 

1.8 Những ngân hàng đang cho vay thấu chi tại Việt Nam

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn ở Việt Nam đều đã triển khai hình thức cho vay thấu chi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hạn mức thấu chi và lãi suất tuỳ thuộc theo quy định từng đơn vị cụ thể. 

Bạn có thể tham khảo thông tin một số ngân hàng đang triển khai hình thức vay thấu chi sau đây:

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

2. Điều kiện và thủ tục đăng ký vay thấu chi

Trên thực tế, mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau để xét điều kiện đăng ký cũng như duyệt hồ sơ vay của khách hàng. Sau đây sẽ là một số điều kiện và thủ tục cơ bản bạn cần chuẩn bị nếu có ý định đăng ký vay thấu chi.

2.1 Điều kiện để mở thấu chi

  • Đủ 20 tuổi trở lên tính đến thời điểm đề nghị vay vốn và không quá 60 tuổi khi tính thời điểm đáo hạn thấu chi
  • Có hộ khẩu hoặc tạm trú tại địa phương cùng địa bàn (tỉnh/thành phố) của ngân hàng mà khách hàng có dự định đăng ký vay.
  • Có công việc ổn định. Chứng minh được thu nhập mỗi tháng bằng hợp đồng lao động hoặc tùy theo quy định từng ngân hàng
  • Không có nợ xấu trong vòng 2 năm hoặc lưu vết trên CIC 

2.2 Thủ tục hồ sơ để mở thấu chi

Khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để mở thấu chi, khách hàng cần chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ sau:

  • CMND/CCCD/Passport còn hiệu lực chứng minh khách hàng là công dân Việt Nam.
  • Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú, KT3 hoặc các giấy tờ chứng minh nơi cư trú tương đương.
  • Hợp đồng lao động, sao kê tài khoản ngân hàng, quyết định lương hoặc các giấy tờ chứng minh thu nhập tương đương.
  • Các giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng (Đơn đề nghị mở tài khoản, đề nghị cấp hạn mức,...)

3. Có nên vay thấu chi không và khi nào nên vay thấu chi?

Như chúng tôi đã nêu trong phần ưu - nhược điểm, hình thức vay thấu chi tồn tại cả những ưu điểm và bất cập cho khách hàng. Tùy vào nhu cầu vay vốn của mình mà khách hàng cân nhắc có nên vay thấu chi không và khi nào thì nên quyết định vay.

Theo các chuyên gia tài chính, hình thức vay thấu chi phù hợp với những người cần tiền gấp trong khoảng thời gian ngắn hoặc chưa tích lũy được khoản tiền dự phòng nhưng lại phải đối mặt với những tình huống phát sinh. Lúc này bạn có thể chủ động giải quyết tình huống và đặc biệt, nếu không chi tiêu phát sinh khách hàng cũng không bị tính lãi.

Ngược lại, những người không tự làm chủ được chi tiêu, hay tiêu tiền quá đà thì không nên sử dụng hình thức vay vốn này.

Và tất nhiên rằng, bất cứ ai có ý định vay vốn ngân hàng dù với bất kỳ hình thức nào cũng nên cân nhắc kỹ khả năng chi trả của mình. Nhất là khi hình thức vay thấu chi có lãi suất cao hơn các hình thức vay vốn khác khá nhiều. 

4. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vay thấu chi

4.1 Khoản tiền thấu chi có chuyển khoản được không?

Có thể chuyển khoản được. Khách hàng có thể chuyển thấu chi trong tài khoản của mình sang cho tài khoản của người khác. Tuy nhiên, sẽ không chuyển được vào tài khoản cá nhân có đứng tên khách hàng đăng ký vay thấu chi.

4.2 Nếu để nợ quá hạn thấu chi thì có bị tính vào danh sách nợ xấu không?

Có. Theo quy định, nợ thấu chi vẫn được tính là một khoản vay tín chấp ngắn hạn và nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn, thông tin nợ xấu cũng sẽ được ghi nhận trên CIC.

4.3 Vay thấu chi và thẻ tín dụng có khác nhau không?

Có khác nhau. Mặc dù cả hai đều có chung đặc điểm là được chi tiêu trước, hoàn tiền sau nhưng hình thức vay thấu chi và thẻ tín dụng vẫn có những khác biệt cơ bản. Cụ thể như sau:

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi và khi nào nên vay thấu chi?

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp đến bạn đọc câu đáp án chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi “Vay thấu chi là gì”. Đây cũng là một trong những cách huy động vốn được nhiều người sử dụng. Để làm chủ tài chính cá nhân, từ đó giúp bạn có thêm kiến thức để tự cân nhắc và đưa ra nhận định mình có nên vay thấu chi hay không.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo “hụt tiền”

Open post
7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo "hụt tiền"

7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo "hụt tiền"

Quản lý chi tiêu là một nhiệm vụ thực sự “khó nhằn” với hầu hết mọi người. Tự làm chủ được kinh tế, chi tiêu hợp lý và có tích luỹ chắc hẳn là điều bất kỳ ai cũng mong muốn nhưng đa số đều bị stress vì thường xuyên vung tay quá trán. Một trong những phương pháp giúp quản lý chi tiêu, hỗ trợ phân bổ dòng tiền phổ biến nhất hiện nay đó chính là sử dụng app quản lý chi tiêu.

Hầu hết các app vừa dễ dùng vừa tiện dụng và có nhiều tính năng thông minh giúp bạn theo dõi, ghi chép phân bổ chi tiêu hợp lý nhất. Và nếu là một người tiêu dùng thông minh, thì việc sử dụng app quản lý chi tiêu là điều không thể thiếu. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top 7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất hiện nay giúp bạn không lo “hụt tiền”!

1. App quản lý chi tiêu mang đến những lợi ích gì?

App quản lý chi tiêu là gì? Đây là những ứng dụng cho phép cài đặt dễ dàng trên các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính,...giúp người dùng dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi. Quản lý chi tiêu luôn là thử thách mà bất cứ ai cũng muốn mình chinh phục được. Nhiều người trẻ hiện nay có thu nhập khủng nhưng nếu quản lý chi tiêu không hợp lý sẽ vẫn gặp phải những vấn đề liên quan đến khủng hoảng tài chính. Họ không biết mình đã tiêu những khoản gì, khoản đó có thật sự cần thiết không, thậm chí không có cả khoản kinh tế tích luỹ. Chính vì vậy, học cách quản lý chi tiêu là kiến thức hết sức quan trọng. 

7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo "hụt tiền"

Các app quản lý chi tiêu sẽ giúp người dùng thống kê tổng thu nhập cũng như các khoản chi tiêu từ nhỏ đến lớn theo từng ngày. Từ đó, bạn có cái nhìn tổng quan về xu hướng chi tiêu của mình và có những điều chỉnh hợp lý. Một số ứng dụng thậm chí còn có tính năng cảnh báo khi người dùng sắp chạm ngưỡng “lạm chi”.

Dưới đây là một số ưu điểm khi sử dụng app quản lý chi tiêu:

1.1 Tính tiện lợi

Các app cài đặt trên thiết bị di động cá nhân nên rất tiện lợi cho người dùng. Hầu hết chúng miễn phí hoặc nếu mất phí, thì bạn vẫn sử dụng được những tính năng cơ bản ở bản dùng thử. Bạn có thể kiểm tra, phân bổ chi tiêu ở bất kỳ đâu, số liệu chính tính toán trả ra kết quả chính xác tuyệt đối. Đây là những ưu điểm mà sổ ghi chép thông thường không làm được. 

1.2 Hỗ trợ quản lý chi tiêu, thiết lập ngân sách, theo dõi dòng tiền

Mỗi ngày chúng ta có quá nhiều thông tin cần xử lý. Bạn sẽ không nhớ nổi mình đã tiêu bao nhiêu tiền nếu không thống kê thường xuyên. Để việc thu - chi cập nhật thủ công thì trường hợp thiếu hụt là điều khó tránh khỏi. Ví dụ như những khoản chi tiêu nhỏ với số tiền không đáng kể như vài nghìn hay vài chục nghìn. Những app quản lý chi tiêu với trí tuệ nhân tạo cho tính năng thông minh sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu đầy đủ và chính xác nhất.

1.3 Có số liệu phân tích thói quen tiêu dùng và Biểu đồ so sánh

Nhìn tổng quan vào tình hình chi tiêu trong tháng để đánh giá xem xu hướng tiêu tiền của bạn dành phần lớn cho việc gì, có thật sự cần thiết không hay đang lãng phí là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường, chúng ta đa số có xu hướng chi tiêu cho những hạng mục chính như sau: Nhu cầu cần thiết, giải trí, đầu tư, tiết kiệm hay học tập, du lịch, sức khoẻ… App quản lý chi tiêu sẽ hỗ trợ bạn có được đáp án cho câu hỏi “Mình đang bị thâm hụt tài chính ở nguồn nào?”. Từ đó, chính bạn sẽ tự đưa ra những điều chỉnh và thay đổi hành vi tiêu dùng phù hợp hơn. 

1.4 Dễ dàng phân bổ vào các khoản đầu tư tiết kiệm

Hầu hết các app quản lý chi tiêu hiện nay sẽ liên kết với tài khoản ngân hàng, các kênh đầu tư hay tiết kiệm online,...Điều này giúp bạn dễ dàng phân bổ thu nhập của mình vào đầu tư tiết kiệm. Từ đó có thêm nguồn thu nhập thụ động, phục vụ cho nhu cầu cần thiết.

2. Top 7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo "hụt tiền"

Cùng Jenfi tìm hiểu về 7 app quản lý chi tiếu phổ biến nhất hiện nay. Đây sẽ là những cái tên không thể thiếu, giúp bạn luôn theo dõi sát sao dòng tiền của mình.

7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo "hụt tiền"

2.1 Money Lover

App quản lý chi tiêu với tên gọi Money Lover là ứng dụng do người Việt sáng lập. Từng đạt nhiều danh hiệu cao quý như: Giải Nhất trong cuộc thi Nhân tài đất Việt và nằm trong Top 5 ứng dụng tốt nhất trên Android, Google I/O 2017. Money Lover luôn nằm trong những ứng dụng nổi bật trên cửa hàng ứng dụng App Store và CH Play.

Money Lover giúp bạn dễ dàng theo dõi chi tiêu cũng như lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả theo từng khoảng thời gian như: Ngày, tuần, tháng, quý, năm. 

Một số tính năng nổi bật của ứng dụng Money Lover: 

  • Sử dụng tiện lợi đồng thời trên nhiều thiết bị, nhiều nền tảng (Mobile, web) với tính năng đồng bộ dữ liệu.
  • Có tính năng tự động nhắc nhở người dùng nhập số liệu chi tiêu. Đảm bảo số liệu chính xác và đầy đủ nhất. 
  • Tính năng “Quét hoá đơn chi tiêu” giúp bạn tiết kiệm thao tác nhập liệu với những khoản thanh toán có hoá đơn.
  • Tính năng “Sổ ghi nợ” đưa ra số liệu thống kê được các khoản kinh phí bạn đang nợ ai và ai đang nợ bạn.
  • Có tính năng chuyển đổi ngoại tệ hỗ trợ khi người dùng chi tiêu khi đi du lịch nước ngoài.
  • Liên kết với hơn 20 ngân hàng uy tín tại Việt Nam giúp người dùng dễ dàng thống kê số dư tài khoản ngân hàng. 

2.2 Money Manager

Money Manager là app quản lý chi tiêu phổ biến trên toàn thế giới khi tính đến thời điểm hiện tại đã có đến hơn 17 triệu lượt download. Được ra mắt từ năm 2017, nhà phát triển Money Manager thường xuyên đưa ra những bản cập nhật nâng cao chất lượng với mong muốn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. 

Một số tính năng nổi bật của Money Manager:

  • Money Manager cho phép người dùng lập nhiều danh mục chi tiêu với độ tùy biến cao và có tính năng đính kèm hình ảnh để dễ hình dung lại khoản chi. 
  • Tính năng tìm kiếm của được đánh giá cao bởi tiện dụng và nhanh chóng. 
  • Đưa ra số liệu tổng quan dạng biểu đồ cơ cấu chi phí mỗi tháng. Giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính cá nhân.
  • Ngoài theo dõi chi tiêu, Lover Manager còn giúp theo dõi được các tài sản đầu tư của bạn.

2.3 MoneyOi

MoneyOi hay còn gọi là Money Ơi, là app quản lý chi tiêu mang đậm phong cách người Việt với phương pháp quản lý tài chính 6 hũ (chúng mình sẽ giới thiệu cụ thể phương pháp quản lý tài chính 6 hũ ở mục số 3 nhé). 

Người dùng chủ động thiết lập ngân sách 6 hũ và theo dõi tiến độ từng hũ, từ đó xây dựng thói quan tài chính hiệu quả. 6 hũ tài chính bao gồm: Thiết yếu, Tiết kiệm, Giáo dục, Đầu tư, Hưởng thụ và Thiện tâm.

Một số tính năng nổi bật của Money MoneyOi:

  • Tập trung vào một phương pháp chính (phương pháp 6 hũ) với mục tiêu chủ chốt giúp người dùng thịnh vượng về tài chính.
  • Tạo thói quen chi tiêu hiệu quả cho người sử dụng.
  • Theo dõi ngân sách theo từng mảng chi tiêu (mỗi mảng tương ứng với một hũ). Đưa ra số liệu tổng quan để người dùng chủ động đánh giá tình hình tài chính, cải thiện tức thì những khoản chi không cần thiết.

2.4 Sổ thu chi Misa

Sổ thu chi Misa cũng là một trong những app quản lý chi tiêu do người Việt sáng lập và luôn nằm trong danh sách các ứng dụng quản lý chi tiêu được đánh giá cao trên CH Play và App Store. Sổ thu chi Misa được thiết kế có tính cá nhân hoá rất mạnh, phù hợp với những khoản chi tiêu điển hình của người Việt Nam theo ngày, tuần, tháng, năm.

Một số tính năng nổi bật của ứng dụng Sổ thu chi Misa:

  • Có tính năng thiết lập ngân sách, cảnh báo khi chi tiêu vượt hạn mức. Thiết lập hạn mức chi tiêu đối với từng danh mục giúp kiểm soát được các khoản chi vượt mức.
  • Tổng hợp số liệu, tạo thành báo cáo số dang biểu đồ thống kê chi tiêu tháng giúp người dùng có cái nhìn tổng quan và khoa học về tình hình tài chính cá nhân.
  • Có tính năng lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai bằng các mục tiêu. 
  • Hỗ trợ người dùng quản lý nguồn tiền với nhiều tài khoản riêng. Có tính năng quản lý sổ tiết kiệm đồng thời cập nhật tỷ số giá vàng ở thời gian thực để người dùng có sự lựa chọn đầu tư phù hợp

2.5 Spendee

Spendee là app quản lý chi tiêu đến từ Cộng Hoà Séc. Spendee tập trung vào sự đơn giản, tiện dụng cho trải nghiệm người dùng và đặc biệt được yêu thích bởi nó hoàn toàn miễn phí. Tính đến nay, Spendee đã đạt được hơn 3 triệu lượt tải về.

Spendee thiên về hỗ trợ người dùng tối ưu hóa ngân sách tài chính. Bạn dễ dàng phân chia thu nhập, chi phí thành các khoản riêng trên cùng một giao diện để theo dõi. 

Một số tính năng nổi bật của Spendee:

  • Giao diện thu chi đơn giản nhưng đồ thị đẹp mắt và nhiều màu sắc.
  • Biểu đồ tổng quan với số liệu được tính toán bằng AI giúp người dùng dễ dàng đánh giá và so sánh mức chi tiêu.
  • Có tính năng chia sẻ ví với các thành viên trong gia đình. Những người nhận chia sẻ có thể nhập thủ công để thống kê được các khoản chi tiêu của từng người. Tính năng này rất hữu ích với những gia đình có đông thành viên.

2.6 Pocket Guard 

Nếu nhu cầu của bạn là đề cao tính bảo mật và không cần quá nhiều tính năng chuyên sâu thì Pocket Guard chính là app quản lý chi tiêu phù hợp với bạn. 

Pocket Guard có giao diện đơn giản và không có nhiều danh mục chi tiêu, nhưng điểm mạnh lại đến từ công nghệ bảo mật mã hóa SSL 256bit - Điều này sẽ giúp cho toàn bộ thông tin cá nhân của bạn được bảo vệ an toàn trước những nguy cơ tấn công dữ liệu.

Một số tính năng nổi bật của Pocket Guard:

  • Tính bảo mật cao với công nghệ mã hoá SSL bảo vệ tuyệt đối.
  • Trải nghiệm giao diện nhập liệu thu chi đơn giản.
  • Hỗ trợ người dùng theo dõi dòng tiền cá nhân. Thông báo biến động số dư tài khoản ngân hàng liên kết để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
  • Tính năng nhắc nhở khi có hoá đơn đến hạn.

2. 7 Fast Budget

Fast Budget app quản lý tài chính hoàn toàn miễn phí, có nhiều phiên bản cho cả trình duyệt web, máy tính bảng và liên kết các nền tảng, đảm bảo tiện ích nhất dành cho người dùng. 

Với Fast Budget, người dùng có thể chủ động tạo ra các danh mục chi tiêu khác nhau để dễ dàng theo dõi. Fast Budget cũng đưa ra cảnh báo khi các chi tiêu gần đạt đến ngưỡng được thiết lập.

Một số tính năng nổi bật của Fast Budget:

  • Dễ dàng tùy biến, tạo được nhiều danh mục cha, danh mục cũng như danh mục các khoản thu chi mang đến trải nghiệm rõ ràng và mới mẻ cho người dùng.
  • Tính năng cảnh bảo chi tiêu gần đạt ngưỡng cần thiết, giúp bạn kiểm soát được các chi tiêu kịp thời

3. Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay

3.1 Phương pháp 6 hũ

Phương pháp 6 hũ (chiếc lọ) còn có tên gọi khác là phương pháp Jars - được sáng lập bởi T.Harv Eker, một trong những bậc thầy về tài chính được rất nhiều người theo học.

Là một trong những phương pháp quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng trên toàn thế giới. Phương pháp 6 chiếc lọ được nhiều chuyên gia kinh tế và người dùng thực tế đánh giá cao bởi tính đơn giản và phù hợp với nhiều loại đối tượng. 

Cụ thể, khi sử dụng phương pháp 6 hũ, người dùng sẽ chia quỹ tài chính của mình thành 6 phần tương ứng như sau:

  • Hũ 1: NEC - Nhu cầu thiết yếu: 55%
  • Hũ 2: LTSS - Tiết kiệm dài hạn: 10%
  • Hũ 3: EDUC - Giáo dục đào tạo: 10%
  • Hũ 4: PLAY - Hưởng thụ: 10%
  • Hũ 5: GIVE - Thiện tâm: 5%
  • Hũ 6: FFA - Quỹ tự do tài chính (đầu tư): 10%

Theo đó, tổng thu nhập trong một tháng sẽ được chia thành 6 hũ và người dùng phải cố gắng chi tiêu trong tỷ lệ đã chia. Sau một khoảng thời gian tuân thủ đúng tỷ lệ, bạn sẽ bất ngờ về tình hình tài chính của mình.

3.2 Phương pháp chia thu nhập: 50 – 20 – 30

Tương tự như phương pháp 6 hũ, phương pháp 50 - 20 - 30 chia tổng thu nhập của bạn thành 3 phần riêng, tương ứng với số % mỗi phần khác nhau.

  • Nhu cầu thiết yếu: 50%
  • Sở thích cá nhân: 30%
  • Tiết kiệm và đầu tư: 20%

Phương pháp quản lý tài chính 50 - 20 - 30 phù hợp với những người có mức thu nhập ổn định và không có quá nhiều khoản chi tiêu phát sinh trong tháng. 50 -30 - 20 giúp bạn dễ dàng quản lý và nhanh chóng đạt được những mục tiêu tài chính nhất định.

3.3 Phương pháp Kakeibo

Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính đến từ xứ sở hoa anh đào. Người Nhật Bản nổi tiếng với phong cách sống tối giản, đề cao tiết kiệm. Kakeibo theo chủ nghĩa tối giản, từ đó tăng số tiền tiết kiệm mỗi tháng lên mức tối đa. 

Áp dụng Kakeibo, bạn sẽ phải nghiêm túc trả lời những câu hỏi liên quan đến tài chính cá nhân như sau:

  • Bạn đang có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn đã tiêu bao nhiêu?
  • Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?

7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo "hụt tiền"

Khi có đáp án cho những câu hỏi trên, đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ có đáp án làm sao để gia tăng được tài chính cá nhân. Từ đó hiện thực hoá bằng những hành động cụ thể.

4. Nguyên tắc nào để quản lý tài chính cá nhân bằng ứng dụng hiệu quả?

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, mỗi cá nhân cũng cần có tuân thủ những quy tắc nhất định khi quản lý chi tiêu cá nhân bằng ứng dụng.

7 app quản lý chi tiêu phổ biến nhất giúp bạn không lo "hụt tiền"

4.1 Duy trì cập nhật thông tin hàng ngày

Việc nhập số liệu hàng ngày là nguồn cung cấp dữ liệu để app có thông tin chính xác nhất. Ngoài ra cũng hạn chế những trường hợp chi tiêu quá lâu nhưng không ghi sau đó quên luôn các khoản đã chi tiêu của bạn, dẫn tới số liệu trả về không chính xác hoàn toàn.

4.2 Tuân thủ những quy tắc ngân sách đã thiết lập từ đầu tháng một cách tối đa

Tất nhiên, sẽ có nhiều những khoản phát sinh trong tháng khiến bạn vượt mức chi tiêu nhưng hãy cố gắng đừng để chúng đi quá xa mục tiêu thiết lập ban đầu. Kiên trì để tạo thành thói quen chi tiêu hợp lý.

4.3 Cố gắng phân loại các khoản chi tiết ở mức chi tiết nhất có thể

Lời khuyên là nên tạo nhiều danh mục to, sau đó chia thành nhiều mục nhỏ dạng cha - con để cá nhân hoá các khoản chi tiêu của bạn. Khi nhìn lại bạn sẽ dễ dàng thấy được mình đã chi tiêu những khoản gì.

4.4 Dành thời gian xem các báo cáo thu chi và số liệu thống kê trên app

Việc này cũng như bạn làm báo cáo công việc định kỳ hàng tuần. Những số liệu tổng hợp chỉ ra nguồn tài chính của bạn đang vượt chi cho những khoản nào, có chính đáng không, cần điều chỉnh gì để chi tiêu trong tháng đạt mục tiêu đặt ra. Từ đó, tự lên cho mình kế hoạch chi tiêu cho những tháng tiếp theo và đặc biệt, cam kết không mắc phải sai lầm tài chính dẫn đến hụt thu - vượt chi như những tháng trước.

5. Quản lý chi tiêu thật ra không khó như chúng ta nghĩ đâu! 

Quản lý chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về tài chính và lên kế hoạch sắp xếp những lộ trình dài hơi hơn cho cuộc đời mình. Ngoài ra, khi nhận ra được tầm quan trọng của kinh tế, cách mà tài sản vận hàng, bạn sẽ có thêm động lực để tiết kiệm, đầu tư sinh lời thụ động thay vì cách tích cóp truyền thống. Tự do tài chính là điều bất cứ ai cũng mong muốn và chắc chắn điều này sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều dự định lớn hơn của cuộc đời. Chúc bạn quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý và sớm làm chủ được nguồn tài chính của chính mình! Cũng đừng quên theo dõi những kiến thức hữu ích từ blog của Jenfi trong thời gian sắp tới nhé! 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

DTI là gì? Công thức tính và ví dụ thực tế giúp bạn dễ hình dung

Open post
DTI là gì? Công thức tính và ví dụ thức tế giúp bạn dễ hình dung

DTI là gì? Công thức tính và ví dụ thức tế giúp bạn dễ hình dung

DTI là gì? Công thức tính và ví dụ 2023 | Jenfi Capital

Cập nhật lần cuối: 2023

DTI (Debt-to-Income) là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến tín dụng ngân hàng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đi tìm đáp án chính xác nhất cho những câu hỏi: DTI là gì? DTI được tính như thế nào và tại sao DTI luôn được nhắc đến khi cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu vay vốn ngân hàng?

Jenfi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau!

1. DTI là gì?

Debt – To – Income (DTO) Ratio còn được biết đến với tên gọi ngắn gọn là DTI - Đây là chỉ số biểu thị tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập của một cá nhân. Tổng thu nhập bao gồm toàn bộ các khoản thu trước thuế và các khoản khấu trừ khác (nếu có). 

DTI là gì? Công thức tính và ví dụ thức tế giúp bạn dễ hình dung

Hiểu một cách đơn giản hơn, DTI là chỉ số so sánh khoản nợ hàng tháng của một cá nhân so với tổng thu nhập hàng tháng của họ. Ví dụ, nếu khách hàng có hệ số DTI là 20% thì điều đó đồng nghĩa rằng 20% tổng thu nhập hàng tháng của họ sẽ phải dành cho việc chi trả các khoản nợ mỗi tháng. 

Nếu vay thế chấp, con số DTI sẽ được tính toán linh hoạt hơn nếu như khách hàng chứng minh được mình có nhiều nguồn thu linh động từ bên ngoài như cho thuê xe, thuê nhà,...Còn nếu vay tín chấp, thông thường quy định của ngân hàng hay các tổ chức tài chính hiện nay hầu hết bị gò bó qua số thu nhập chuyển khoản mà thôi. 

2. Ý nghĩa quan trọng của DTI

DTI là một trong những chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng đối với cả khách hàng và các tổ chức cho vay. Chỉ số DTI tỉ lệ nghịch với khả năng tài chính của khách hàng. Chỉ số DTI càng thấp đồng nghĩa với việc khách hàng có khả năng tài chính cao và không phải dành phần lớn thu nhập để thanh toán các khoản nợ hàng tháng. 

DTI mang đến những ý nghĩa quan trọng như sau:

2.1 Đối với các ngân hàng hay tổ chức tài chính

Số DTI càng thấp chứng tỏ khả năng tài chính của bạn cao, có đủ khả năng thanh toán nợ sau vay. Phía ngân hàng hay các tổ chức tài chính từ DTI có thể xác định được người đề xuất vay đang nợ bao bao nhiêu? Có dư nợ thường xuyên không? Có nợ xấu không? Có đủ khả năng tài chính để chi trả nợ không? Từ đó tính toán sơ bộ số tiền có thể cấp cho khách hàng vay hoặc cân nhắc đến việc từ chối đề nghị vay nếu không đủ điều kiện. 

Nếu xét duyệt hồ sơ vay cho khách hàng có chỉ số DTI vượt ngưỡng an toàn, phía ngân hàng đồng nghĩa với việc chấp nhận những mạo hiểm về khoản tài chính cho vay. Hầu hết các tổ chức tài chính và ngân hàng hoàn toàn không muốn xảy ra tình huống này.

2.2 Đối với nhân viên tư vấn tài chính

Đối với nghiệp vụ tín dụng, tính toán chỉ số DTI là một trong những thao tác nghiệp vụ các nhân viên tư vấn tài chính phải nắm rõ và không được để xảy ra sai sót. DTI tạo tiền đề, là nền tảng giúp họ đưa ra kết luận đề xuất có xét duyệt hồ sơ vay không cũng như có hướng tư vấn cho khách hàng để tiếp cận những khoản vay khác phù hợp hơn. 

2.3 Đối với người đi vay

Nắm rõ được số DTI cá nhân, về phía người vay cũng mang đến những ý nghĩa tích cực. Người vay sẽ tự xác định được tình trạng nợ cá nhân, lựa chọn gói vay, địa chỉ vay hợp lý cũng như đánh giá được tỷ lệ vay vốn thành công.

3. Công thức tính DTI

DTI - Tỷ lệ nợ trên thu nhập được tính bằng công thức sau:

DTI là gì? Công thức tính và ví dụ thức tế giúp bạn dễ hình dung

Trong đó:

Tổng số tiền phải trả nợ trong tháng: Khoản nợ này bao gồm tất cả các khoản chi phí khách hàng đã nợ trước đó hiện cần phải thanh toán như khoản vay mua nhà, mua xe, vay tín chấp. Khoản vay nợ sắp tới nếu được xét duyệt cũng sẽ được tính vào DTI. Ngoài ra, dư nợ trong thẻ tín dụng cũng được tính là một khoản nợ.

Tổng thu nhập trong tháng: Là tổng số tiền thực nhận trong tháng của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng kinh doanh tự do và lợi nhuận tính bằng năm thì sẽ lấy tổng số lợi nhuận theo năm đó chia có 12 tháng.

4. Một số thắc mắc về DTI

4.1 Ngân hàng, tổ chức tài chính nào đang sử dụng DTI khi xét duyệt hồ sơ vay vốn?

Theo quy chuẩn chung hiện nay, hầu hết các ngân hàng hay các tổ chức tài chính đều sử dụng DTI trong quy trình xét duyệt hồ sơ vay vốn. Bởi lẽ DTI phản ánh được tổng quan tình trạng nợ và khả năng chi trả của khách hàng. Thêm nữa, DTI rất dễ tính toán và không mất nhiều thời gian để có được số liệu.

Một số ngân hàng lớn như: Vietcombank, Sacombank, Standard Chartered, HSBC,....DTI thậm chí còn được tính toán rất gắt gao. Số liệu yêu cầu phải là thu nhập thực thể hiện rõ ràng qua giấy tờ chi tiết hoặc bảng lương, không tính các khoản thu nhập chênh lệch bên ngoài. 

Một số tổ chức tài chính lớn, chuyên về tín dụng cho vay như FE Credit, Home Credit, cũng yêu cầu tính số liệu DTI gắt gao không kém. Ngưỡng DTI an toàn ở mức thấp, đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ gặp khó khăn khi đề nghị xét duyệt khoản vay.

4.2 Vay tiền online qua App, website cho vay có sử dụng DTI không?

Hình thức vay tiền online qua các app hay website có hình thức xét duyệt riêng. Hầu hết thủ tục vay rất đơn giản nhưng lãi suất cao và nắm giữ nhiều thông tin cá nhân của khách hàng. Có thể nói, đa số các app, website không quan tâm đến các khoản nợ của bạn. Điều họ chú trọng là bạn vay tiền. Chính vì thế, DTI chắc chắn không được sử dụng với những hình thức này.

Tuy nhiên, vay tiền online tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Một số website có tính không minh bạch và sẵn sàng làm phiền người vay với nhiều hình thức quấy rối khi khách hàng để khoản vay trễ hạn. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng hình thức vay tiền này.

5. Một số cách để cải thiện DTI - tỷ lệ nợ trên thu nhập xuống mức thấp hơn

3 cách phổ biến để giảm DTI xuống mức thấp hơn như sau:

DTI là gì? Công thức tính và ví dụ thức tế giúp bạn dễ hình dung

5.1 Giảm khoản nợ phải trả hàng tháng

Giống như đề xuất số 1 trong phần ví dụ, cán bộ ngân hàng tư vấn anh Nguyễn Văn A giảm các khoản nợ phải trả hàng tháng. Đây là cách cải thiện chỉ số DTI đơn giản, nhanh và phổ biến nhất. 

Tất toán các khoản nợ trước khi vay thêm còn góp phần tạo điểm sáng cho hồ sơ vay của bạn trong những lần sau. Khi thanh toán các khoản vay đúng hạn, ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ có cơ sở để nhận định bạn là khách hàng tiềm năng đáng tin cậy. Từ đó thời gian xét duyệt hồ sơ cũng như giải ngân vốn có thể được cải thiện. 

Tuy nhiên, những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính hay cần nguồn vốn giải ngân gấp sẽ không phù hợp với cách cải thiện DTI này.

5.2 Tăng dài thời gian vay vốn dài hơn so với dự kiến ban đầu.

Tăng thời gian vay vốn là cách được áp dụng ở phương án thứ 2 trong mục ví dụ. Số thời gian dài hơn, đồng nghĩa với DTI giảm để đạt điều kiện vay vốn. Số tiền phải trả hàng tháng cũng ít hơn. Tuy nhiên, cách này đồng nghĩa với thời gian thanh toán nợ của khách hàng sẽ lâu hơn, ảnh hưởng nhiều đến áp lực và tâm lý vay nợ.

5.3 Tăng thu nhập

Bằng cách tăng thu nhập cao hơn, chênh lệch về tổng thu nhập và tổng nợ phải thanh toán của bạn được giãn cách, từ đó giảm tỷ lệ DTI. Khách hàng có thể tham khảo nhiều phương án “hợp thức hoá” các khoản thu nhập bên ngoài của mình, chứng minh chúng hợp lý để cải thiện DTI. Tuy nhiên, cách này thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian và khó thực hiện hơn so với hai cách phía trên.

Hy vọng rằng bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: ‘DTI là gì” cùng cách tính cũng như những thông tin liên quan đến DTI - Tỷ lệ nợ trên thu nhập. Hiểu rõ về DTI, khách hàng sẽ có sự cân nhắc hợp lý cho những kế hoạch tài chính của mình. Từ đó điều chỉnh các khoản thu nhập, dư nợ hợp lý trước khi có ý định làm hồ sơ xét duyệt vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính. 

Câu hỏi thường gặp về DTI

Tỷ lệ nợ trên thu nhập là gì?

Tỷ lệ Nợ trên Thu nhập (DTI) là tỷ lệ đo lường mức thu nhập của một người hoặc một doanh nghiệp dành cho việc thanh toán nợ.

Tỷ lệ DTI được tính như thế nào?

DTI được tính bằng cách: chia tổng số tiền trả nợ hàng tháng cho tổng thu nhập hàng tháng.

Tỷ lệ DTI tốt khoảng bao nhiêu phần trăm?

Nhìn chung, tỷ lệ nợ trên thu nhập tốt sẽ dưới 40%. Tỷ lệ DTI từ 40% trở xuống cho thấy công ty có thể quản lý hiệu quả các nghĩa vụ nợ của mình và có tình hình tài chính khỏe mạnh.

Tỷ lệ nợ trên thu nhập tối đa mà tổ chức tài chính cho vay là bao nhiêu

Tỷ lệ nợ trên thu nhập tối đa khi vay thường sẽ dưới 43%. Nghĩa là, tổng số tiền thanh toán nợ của bạn, bao gồm cả thanh toán thế chấp, không được vượt quá 43% tổng thu nhập hàng tháng của bạn. 

Làm cách nào để cải thiện tỷ lệ DTI?

Để cải thiện tỷ lệ Nợ trên Thu nhập (DTI), bạn cần tập trung vào việc giảm nợ. Bạn có thể giảm chi phí, thanh toán cho các khoản nợ hoặc hợp nhất các khoản vay thành một khoản vay với lãi suất thấp hơn.

 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

Open post
DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

Dca Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Giúp Bạn Áp Dụng Chiến Lược Trung Bình Giá Dca Thành Công

Thuật ngữ “Chiến lược trung bình giá” thường được biết đến bằng cụm từ viết tắt DCA - Dollar Cost Averaging, là một trong những phương pháp tối ưu chi phí giao dịch mà bất cứ nhà quản trị kinh doanh nào cũng cần phải biết. Nếu bạn đang tìm hiểu DCA là gì và làm cách nào để áp dụng DCA hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé.

Jenfi Capital hi vọng bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm và cách ứng dụng hiệu quả.

1. DCA là gì? Chiến lược trung bình giá DCA phù hợp với những ai?

1.1 DCA là gì? 

DCA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Dollar - Cost Averaging, dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là hay “Phương pháp bình quân giá” hoặc “Chiến lược trung bình giá”. Đây có thể coi là một trong những chiến lược đầu tư tài chính sử dụng theo phương pháp tách nhỏ nguồn vốn. Thay vì sử dụng hết nguồn vốn đầu tư vào cùng một thời điểm, thay bằng đầu tư vào nhiều khoảng thời gian khác nhau theo chu kỳ tuần, tháng, quý,...

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

Nói một cách đơn giản, những nhà đầu tư sẽ chia khoản vốn dự định đầu tư của mình thành nhiều khoản nhỏ và mua tại nhiều thời điểm khác nhau. Chính vì thế, bạn sẽ có cơ hội mua được một loại tài sản với nhiều mức giá khác nhau cho đến khi đạt được hạn mức theo dự định. 

DCA được sử dụng rất phổ biến với những nhà đầu tư chứng khoán. DCA giúp những “dân chơi chứng” mới bước chân vào con đường “lướt sóng”, đặc biệt là những nhà đầu tư F0 có cơ hội mua được cổ phiếu ở mức giá mềm nhất, giảm thiểu được rủi ro nếu lỡ khớp lệnh với giá cao và cứu nguy với giá trung bình thấp hơn cho lần đặt lệnh tiếp theo.

DCA được kỳ vọng như một phương pháp giảm thiểu rủi ro một cách đáng kể với trường hợp thị trường có những biến động lớn khó lường. Từ đó có những tính toán nhất định, phân bổ số lần mua để đạt được mức giá mua cuối cùng hợp lý nhất.

1.2 Chiến lược trung bình giá DCA phù hợp với những ai?

Được đánh giá là một trong những chiến lược đầu tư phổ biến trong lĩnh vực tài chính và mang lại hiệu quả cao, nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng hiệu quả DCA. 

Thị trường tài chính nhiều biến động, đôi khi càng dự đoán nó càng đi xa với dự đoán đó. Trước khi quyết định áp dụng DCA, cần gạch rõ cho mình những câu trả lời cho các câu hỏi sau: Bạn có bao nhiêu vốn? Lợi nhuận kỳ vọng bao nhiêu? Giá trung bình kỳ vọng để đạt được lợi nhuận tối đa là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia, DCA phù hợp với những đối tượng như sau để phát huy tối đa hiệu quả:

  • Những nhà đầu tư thiên về đầu tư lâu dài: Đặc biệt tuân thủ theo chiến lược, có khả năng tuân thủ chặt những quy tắc đã đặt ra sẽ thích hợp với DCA hơn là những nhà đầu tư thích thay đổi và mạo hiểm.
  • Nhà đầu tư có số vốn nhỏ: Lướt sóng với những nhà đầu tư ít vốn hoặc những nhà đầu tư F0 sẽ mang đến nhiều rủi ro và nguy cơ mất trắng. DCA lúc này dường như dành cho bạn để bắt đầu hành trình gây dựng vốn của mình. 
  • Người không thường xuyên cập nhật thị trường: Những nhà đầu tư không quá quan tâm theo dõi tin tức hoặc không tin vào độ tin cậy của truyền thông khi áp dụng chiến lược DCA sẽ phần nào tránh được ảnh hưởng tâm lý và những rủi ro không đáng có.

2. Công thức tính DCA

DCA được tính bởi công thức chung như sau:

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

3. Ưu, nhược điểm của DCA

3.1 Ưu điểm cho dòng tiền 

Chiến lược trung bình giá DCA được các nhà đầu tư áp dụng phổ biến nhờ mang đến những ưu điểm sau:

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

3.1.1 Giảm thiểu rủi ro

Mức độ rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu. Tất nhiên, bất cứ nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng thương vụ đầu tư của mình giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất có thể. 

DCA không khớp lệnh chỉ một lời nên tâm lý thời điểm lúc này không còn là yếu tố quyết định. Bạn có nhiều thời điểm khác nhau cho việc phân bổ tài chính của mình. Đây cũng là cách tránh được những đợt “lùa gà” của dân “chơi chứng”.

Bằng phương pháp chia nhỏ vốn đầu tư, chiến lược DCA giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và phần nào bảo toàn vốn của mình. 

3.1.2 Tối ưu chi phí đầu tư

Nếu đang có nguồn tài chính hạn hẹp dành cho đầu tư, DCA sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo tài chính với phương pháp trung bình giá. Nếu tuân thủ đúng quy tắc đã đặt ra như thời gian, đầu tư định kỳ số vốn theo từng giai đoạn,... DCA sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn suy thoái của thị trường. Khả năng giữa cân bằng các danh mục đầu tư và khiến chúng có tiềm năng tăng giá trong thời gian dài hạn của DCA đã được chứng minh bởi rất nhiều nhà đầu tư thực chiến.

Nhờ vào tính linh hoạt và tính thanh khoản, áp dụng DCA sẽ giúp bạn quản lý đầu tư hiệu quả với chi phí đầu tư tối ưu nhất.

3.1.3 Rút ngắn thời gian hòa vốn

Thu hẹp khoảng cách giữa lợi nhuận và hoà vốn trong thời điểm giá cổ phiếu biến động liên tục là điều bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn. Chỉ cần có DCA trong ngày ở mức giá lý tưởng kết hợp với lượng cầu đủ lớn sẽ khiến cổ phiếu của bạn có lãi trong ngắn hạn. Thời gian hòa vốn, thời gian đạt lợi nhuận được rút ngắn đáng kể nếu bạn áp dụng DCA.

3.2 Lợi ích cho nhà đầu tư

3.2.1 Không ảnh hưởng cảm tính cá nhân

Giá thị trường biến động hay những tin tức truyền thông đưa tin tác động nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư. 

Những ảnh hưởng tâm lý bất an về biến động giá từ những tác động bên ngoài sẽ ít tác động đến tâm lý nếu quyết định theo DCA. 

3.2.2 Tiết kiệm thời gian

Hành động quan sát bảng điện tử mỗi ngày để canh giá cổ phiếu tăng giảm và theo dõi thông tin liên quan trên truyền thông chắc chắn chiếm phần lớn thời gian của những nhà đầu tư. Nhưng nếu áp dụng DCA, việc này sẽ chiếm ít sự quan tâm của bạn hơn. Từ đó có thêm thời gian tập trung nghiên cứu cho những mã cổ phiếu mới sắp tới.

3.3 Nhược điểm

Bất kỳ chiến lược nào cũng tồn tại ưu - nhược điểm song song. DCA tồn tại một số hạn chế như sau:

3.3.1 Lợi nhuận thấp

 Một điều hiển nhiên mà bất cứ ai kinh doanh cũng đều phải thừa nhận rằng rủi ro thấp luôn đi kèm với lợi nhuận thấp. Tất nhiên, với những nhà đầu tư mới thì việc hạn chế thiệt hại ở mức tối đa là điều nên ưu tiên. Đây cũng là bước đầu để các bạn trau dồi thêm kinh nghiệm đầu tư cho mình. 

3.3.2 Thêm nhiều khoản phí và thời gian giao dịch

Việc chia nhỏ giao dịch thành nhiều lần đồng nghĩa với các khoản phí cũng tăng lên khá nhiều so với việc mua một lần. Nhất là với chứng khoán số lượng nhỏ hay tiền điện tử. Kèm theo đó là thời gian giao dịch của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Chính vì thế, các chuyên gia nhận định, DCA sẽ tối ưu nhất khi nhà đầu tư lên kế hoạch đầu tư dài hạn.

4. Ví dụ về chiến lược DCA

Sau đây sẽ là ví dụ về chiến lược DCA để bạn dễ hình dung

Ví dụ: Bạn là nhà đầu tư với số vốn 100 triệu đồng và quyết định mua cổ phiếu A. Thị giá của A lúc này là 100 nghìn đồng/cổ phiếu. 

Nếu theo cách truyền thống, bạn sẽ mua hết 100 triệu đồng và nhận về 1.000 cổ phiếu (bỏ qua phí giao dịch).

Nếu áp dụng chiến lược bình quân giá DCA, ta có như sau:

  • Lần 1: Mua 200 x giá 100.000 đồng/cổ
  • Lần 2: Mua 300 x giá 98.000 đồng/cổ
  • Lần 3: Mua 300 x giá 95.000 đồng/cổ
  • Lần 4: Mua 200 x giá 90.000 đồng/cổ

Tính trung bình 1 cổ phiếu A lúc này như sau:

(200*100 + 300*98 + 300*95 + 200*90)/(200 + 300 + 300 + 200) = 95.900 đồng/cổ

Như vậy, nếu áp dụng DCA, nhà đầu tư sẽ mua được mức giá ưu đãi thấp hơn 4.000 đồng/cổ phiếu so với cách mua truyền thống. Tổng số vốn bỏ ra để mua 1.000 cổ phiếu A lúc này sẽ là 95,9 triệu đồng + một khoản phí, thay vì 100 triệu đồng như ban đầu.

5. Đã hiểu DCA là gì, sau đây là những điều cần biết để giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá DCA thành công

5.1 Lưu ý về cách vận hành

Bất kỳ chiến lược hay phương pháp nào cũng đều có những quy tắc nhất định để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Sau đây sẽ là những lưu ý về cách vận hành để có khởi đầu thuận lợi nhất và đạt kết quả như kỳ vọng với DCA: 

  • Chỉ nên áp dụng DCA với những mã cổ phiếu đã có nền tảng chắc chắn hoặc thật sự có tiềm năng. Nếu chọn sai mã và nhà đầu tư kiên định theo DCA đến cùng thì khả năng “xa bờ” rất khó tránh khỏi.
  • Không áp dụng DCA nếu thị trường đang Downtrend; Có xu hướng tăng hoặc pump mạnh để tránh cháy tài khoản cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kỳ vọng.
  • Thời điểm lý tưởng để áp dụng DCA gồm những nhóm thị trường sau:
    • Đang trong xu hướng.
    • Đang có những dấu hiệu của sự giảm điều chỉnh.
    • Đang có nhiều ngưỡng hỗ trợ mạnh ở gần bên dưới.

5.2  Những điểm sai lầm cần tránh khi DCA

DCA là gì? Kinh nghiệm giúp bạn áp dụng chiến lược trung bình giá thành công

  • Cổ phiếu không có giá trị nội tại: Bạn đừng kỳ vọng áp dụng cùng lúc DCA kết hợp cùng DCF (mô hình chiết khấu dòng tiền) và WACC (chi phí sử dụng vốn). Nội tại của cổ phiếu phản ánh giá trị từ bên trong, không phụ thuộc vào tác động bên ngoài. 
  • Cổ phiếu giảm 1-2% trung bình giá: Vì tâm lý luôn muốn giá vốn và lợi nhuận gần nhau nhất nên đôi khi nhà đầu tư hành động chia đôi giá trong khi chỉ giảm 1-2% là không cần thiết. Lúc này bạn sẽ phải tốn thêm chi phí vốn và giá trung bình không mấy thấp đến mức đáng kể.
  • Cổ phiếu chưa về vùng hỗ trợ để trung bình giá: Chỉ sử dụng chiến lược DCA là chưa đủ, chưa chắc tốt khi ngưỡng hỗ trợ chưa về đúng vùng. Hãy phân tích thêm những phương pháp kỹ thuật phù hợp với khả năng tài chính và tình hình thực tế của bạn để hỗ trợ thêm nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã mang đến cho bạn đáp án cho câu hỏi DCA là gì và Những điều cần biết để giúp bạn DCA thành công. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Định nghĩa DCA là gì?

DCA là viết tắt của Dollar Cost Averaging, còn gọi là trung bình giá. Với cách đầu tư này, bạn chia nhỏ nguồn vốn thành nhiều lần đầu tư, vào các điểm thời gian khác nhau. Bạn sẽ không phải chịu sự rủi ro của biến động thị trường, biến động tài sản.

DCA chứng khoán như thế nào

DCA có thể sử dụng như một chiến lược đầu tư chứng khoán, trong đó nhà đầu tư chia tổng số tiền được đầu tư thành các lần mua định kỳ một loại cổ phiếu cụ thể hoặc một loại chứng khoán khác. Mục tiêu của chiến lược này là giảm tác động của sự biến động đối với giá của chứng khoán bằng cách phân bổ tổng số tiền đầu tư cho nhiều lần mua. Theo đó, nhà đầu tư sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn khi giá thấp và ít cổ phiếu hơn khi giá cao, dẫn đến chi phí trung bình trên mỗi cổ phiếu thấp hơn so với khi toàn bộ số tiền được đầu tư cùng một lúc

Dca crypto

DCA cũng được sử dụng trong không gian đầu tư tiền điện tử. Trong đó, bạn đầu tư một số tiền cố định vào một tài sản cụ thể, đều đặn trong một khoảng thời gian, bất kể giá tài sản khi đó là bao nhiêu. 

DCA trong chứng khoán so với tiền điện tử có giống nhau không?

Mặc dù DCA là một chiến lược phổ biến được sử dụng trong cả đầu tư chứng khoán và tiền điện tử, nhưng có một số khác biệt giữa 2 thị trường. Trong đầu tư chứng khoán, DCA thường được sử dụng để phân tán rủi ro khi đầu tư vào một thị trường biến động, trong khi đầu tư vào tiền điện tử, nó thường được sử dụng để giảm rủi ro khi đầu tư vào một tài sản dễ bay hơi. Ngoài ra, DCA trong đầu tư chứng khoán liên quan đến việc đầu tư một số tiền cố định theo định kỳ, trong khi đầu tư vào tiền điện tử, nó thường linh hoạt hơn và cho phép đầu tư số tiền khác nhau. 

Tần suất chiến lược DCA nên là bao nhiêu lần?

Tần suất đầu tư với chiến lược DCA sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu cụ thể của bạn và số tiền bạn có sẵn để đầu tư. Nói chung, bạn đầu tư càng thường xuyên, bạn càng có nhiều khả năng nắm bắt được lợi nhuận tiềm năng trên thị trường. Ví dụ: nếu bạn đang đầu tư một lần, bạn có thể muốn đầu tư số tiền đó trong vài tuần hoặc vài tháng.

Các từ khóa liên quan: đầu tư, đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền điện tử, quản lý danh mục đầu tư, quản lý rủi ro, biến động, biến động thị trường, tổng chi phí trên mỗi cổ phiếu, đầu tư một lần

 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Open post
Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Vốn lưu động ròng là gì? Những điểm khác biệt giữa vốn lưu động ròng và vốn lưu động

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Vốn lưu động, vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn hay tổng vốn lưu động,...là những cụm từ quan trọng phản ánh tình trạng tài chính của từng doanh nghiệp. Từ những con số này, các chuyên gia sẽ phân tích được những khía cạnh khác nhau quyết định đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng và vốn lưu động có bản chất cũng như ý nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hai chỉ số này.

Trong bài viết này, Jenfi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề “Vốn lưu động ròng là gì”, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này nhé!

1. Vốn lưu động

1.1. Vốn lưu động là gì?

Thuật ngữ “Vốn lưu động” (tiếng Anh là Working capital) chắc hẳn không còn xa lạ với người trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là những nhà quản trị. Vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp ứng trước như: Chi phí đầu tư nguyên liệu; Chi phí thuê mặt bằng; Thanh toán lương cho nhân viên; Các khoản nợ ngân hàng đến hạn… Từ đó tạo nên tài sản lưu động để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Đây cũng được coi là thước đo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Qua vốn lưu động, các chuyên gia có thể phần nào đánh giá được tổng quan về nguồn lực nội tại sẵn có để phục vụ cho các hoạt động thanh khoản của doanh nghiệp. Nói cách khác, đây chính là chỉ số đánh giá tình hình sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp đang “mạnh” hay “yếu”.

Tình trạng thiếu hoặc thâm hụt vốn lưu động tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của doanh nghiệp. Từ gián đoạn các hoạt động kinh doanh, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến phá sản.

1.2. Công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động được tính dựa vào công thức sau:

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Các thành phần trong công thức được tính như sau:
TSNH (Tài sản ngắn hạn): Là những tài sản có thẻ chuyển đổi được một cách nhanh chóng và dễ dàng sang thành tiền mặt. Tài sản ngắn hạn có thể là vàng, bạc, hoặc ngoại tệ, trái phiếu,...

NNH (Nợ phải trả ngắn hạn): Là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong thời hạn ngắn, đa phần dưới 1 năm. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản mua chịu và các khoản nợ ngân hàng.

1.3. Tầm quan trọng của vốn lưu động

Căn cứ vào việc xác định vốn lưu động, những người đứng đầu doanh nghiệp cũng như các nhà quản trị sẽ đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất, đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp dựa vào những chỉ số cụ thể. Thông thường, vốn lưu động của một doanh nghiệp sẽ xảy ra 2 tình trạng sau:

Vốn lưu động có giá trị dương: Con số dương thể hiện tình trạng ở mức ổn định của doanh nghiệp. Lúc này tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Doanh nghiệp vì thế có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiến lược thúc đẩy phát triển.

Vốn lưu động có giá trị âm: Con số âm thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức báo động. Tài sản ngắn hạn hiện có đang nhỏ hơn các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình trạng tài chính không ổn định. Khả năng chi trả cho những hoạt động thường ngày ở mức báo động. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, tình huống xấu nhất có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp.

2. Vốn lưu động ròng là gì?

2.1 Vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng (tiếng Anh: Net working capital) theo góc nhìn kinh tế, được hiểu là sự chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên đối với hai tham số: Tài sản đầu tư dài hạn - Tài sản cố định.

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Trong đó:

Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn của chủ sở hữu hoặc những khoản nợ dài hạn khác mà doanh nghiệp có thể trưng dụng sử dụng trong thời gian lớn hơn một năm
Tài sản cố định: Bao gồm những tài sản dưới dạng vật chất, có tính cố định, thông thường là những tư liệu sản xuất chuyên dùng như công xưởng, máy móc, trang thiết bị làm việc,...
Tài sản đầu tư dài hạn: Đây là nhóm những tài sản không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đem về nguồn thu, lợi nhuận cho công ty. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp chấp nhận bỏ vốn ở thời điểm hiện tại để thu về lợi ích trong tương lai.

2.2 Tầm quan trọng của vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng được coi là thước đo thanh khoản và khả năng thích ứng với những hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này được phân bổ vào các nguồn tiền thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp như khoản phải thu, hàng tồn kho,...Thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Do đó, chúng mang nhiều yếu tố nhấn mạnh đến những nhân tố nội tại bên trong của doanh nghiệp.

Đây là minh chứng để trả lời cho các câu hỏi: “Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không; Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp có tài trợ được vững chắc cho tài sản dài hạn hay không?”.

Nếu như vốn lưu động đưa ra cái nhìn tổng quan, thì vốn lưu động ròng lại vẽ nên hình ảnh sắc nét hơn về bức tranh mô tả mức độ hoạt động hiệu quả khi sử dụng vốn trong kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ số này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại và đầu tư vào những hoạt động thúc đẩy trong tương lai hay không.

2.3 Cách tính vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng được tính theo công thức sau:

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Trong đó, các thành phần bao gồm: (VLDR) Vốn lưu động ròng; (NVTX) Nguồn vốn thường xuyên; (TSCĐ) Tài sản cố định; (TSDH) Tài sản dài hạn đã được giải thích ở phần trên.

Ngoài ra, VLĐR cũng được tính bằng khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn theo công thức sau:

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động & Đầu tư dài hạn – Nợ ngắn hạn

Đối với mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược khác nhau. Chỉ tiêu VLĐR là thước đo giúp những người đứng đầu đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra những chính sách điều chỉnh hợp lý nhất.

2.4 Kết quả vốn lưu động ròng cho ta biết điều gì?

Có 3 trường hợp vốn lưu động ròng có thể tồn tại như sau:

Trường hợp 1: VLĐR dương. Kết quả trả về > 0: Chỉ số này cho thấy doanh nghiệp có sự ổn định nhất định trong hoạt động kinh doanh và hiện tại đang có khả năng thanh toán tốt. Những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn được đảm bảo thanh toán kịp thời. Lúc này nguồn vốn dài hạn không chỉ dành cho Tài sản cố định và Tài sản dài hạn mà còn có một khoản nhất định được tính như Tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Trường hợp 2: VLĐR âm. Kết quả trả về < 0: Con số âm phản ánh mức độ cân bằng tài chính của doanh nghiệp hiện đang không ổn định. Doanh nghiệp phải đối mặt với những áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng trả nợ lúc này không đảm bảo và buộc doanh nghiệp phải có những hoạt động tìm kiếm các nguồn tài chính để cân bằng vào khoảng trống đó.

Trường hợp 3: VLĐR = 0. Chỉ số ở mức giữa, nguồn vốn dài hạn vừa đủ để thanh khoản cho Tài sản cố định và Tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Cán cân tài chính lúc này có vẻ như đang nằm ở ngưỡng an toàn, doanh nghiệp không phải đối mặt với những rủi ro thanh toán. Tuy nhiên, nếu duy trì mức này thì doanh nghiệp chỉ ở mức ổn định, không có sự bứt phá để phát triển. Đặc biệt, với những doanh nghiệp trong những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm thì trường hợp VLĐR bằng 0 cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ nguy hiểm.

2.5 Có trường hợp ngoại lệ nào liên quan đến kết quả vốn lưu động ròng?

Không phải chỉ số vốn lưu động ròng tăng là lý tưởng và ngược lại. Nhiều trường hợp đây chính là cảnh báo doanh nghiệp đang có quá nhiều hàng tồn kho hoặc để nguồn tiền mặt dư thừa. Lúc này, vốn lưu động ròng tăng nguyên nhân có thể do tăng nợ dài hạn, tăng nguồn vốn dài hạn hay do doanh nghiệp phải bán bớt tài sản dài hạn để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngược lại, vốn lưu động ròng giảm cũng chưa hẳn là dấu hiệu không thuận lợi. Vẫn có những trường hợp giảm nhưng cơ cấu nguồn vốn vẫn đảm bảo an toàn.

2.6 Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp được xác định bằng cách nào?

Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp liên quan đến hầu hết những hoạt động sản xuất có tính tuần hoàn của doanh nghiệp như: Quá trình cung ứng; Sản xuất và tiêu thụ; Thu mua; Dự trữ; Bán hàng,...  Chỉ số này không cố định mà sẽ biến thiên theo nhiều yếu tố tác động như doanh thu, tốc độ lưu chuyển hàng hóa tồn kho, tỷ lệ thu hồi nợ cũng như thời gian thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:
Nhu cầu Vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ ngắn hạn (trừ nợ vay)

3. Những điểm khác biệt giữa vốn lưu động ròng và vốn lưu động

Mặc dù là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác biệt nhau về bản chất xong Vốn lưu động và vốn lưu động ròng vẫn khiến nhiều người cảm thấy phân vân và khó để phân biệt được sự khác nhau giữa hai chỉ số này.

Bảng thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nội dung so sánh những sự khác biệt cơ bản nhất:

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Bài viết trên vừa chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh chủ đề Vốn lưu động ròng và làm rõ sự khác nhau giữa 2 khái niệm này. Mong rằng những kiến thức Jenfi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những thuật ngữ này và phục vụ tốt cho công việc của mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết về chủ đề tài chính tiếp theo. Nhớ theo dõi blog của Jenfi để không bỏ lỡ bất kì một kiến thức nào nhé!

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Tính Lãi Suất Ngân Hàng: Giải Mã Cách Tính Lãi Suất!

Open post
Tính Lãi Suất Ngân Hàng: Giải Mã Cách Tính Lãi Suất! Jenfi Capital

Tính Lãi Suất Ngân Hàng: Giải Mã Cách Tính Lãi Suất!

Cách tính lãi suất theo tháng và bí quyết tính lãi kép bạn cần biết

Cập nhật: 2023

Ngân hàng tính lãi suất như thế nào đối với các khoản gửi tiết kiệm và các khoản vay kinh doanh? Vấn đề về lãi suất và cách tính lãi suất được rất nhiều người quan tâm, vì lãi suất ngân hàng tác động cực kỳ lớn đến vấn đề hiệu quả khi vay vốn và đầu tư. Bên cạnh đó, các thuật ngữ lãi suất như lãi đơn, lãi kép, lãi cộng gộp, lãi trên dư nợ giảm dần, lãi suất vay, lãi tiết kiệm... có thể gây rối rắm.

Jenfi Capital sẽ hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng hiện nay để hiểu rõ hơn về các khoản gửi tiết kiệm, đầu tư, các khoản vay & cách tận dụng đối đa số tiền mà bạn định gửi tiết kiệm hoặc đi vay ngân hang.

1. Lãi suất ngân hàng là gì? Cách tính lãi suất có khó không?

Lãi suất ngân hàng (tiếng Anh: Bank interest rate) được hiểu đơn giản là khoản chi phí phải trả cho người cho vay, để người vay có quyền sử dụng hợp pháp khoản tiền đó trong khoảng thời gian theo thoả thuận. Ngược lại, khi bạn gửi tiền vào ngân hàng hay các tổ chức tài chính, người gửi cũng sẽ nhận được số % lãi theo giao ước chung.

Cách tính lãi suất theo tháng và bí quyết tính lãi kép bạn cần biết

Lãi suất thường được tính bằng % trên tổng số tiền gửi hoặc số tiền cho vay. Chu kỳ tính lãi tùy theo thỏa thuận chung như theo ngày, theo tháng, theo quý, theo năm,...Qua đó đảm bảo quyền và nghĩa vụ của khách hàng cũng như bù đắp rủi ro cho phía ngân hàng hay các tổ chức tài chính.

Dự vào nhiều tiêu chí khác nhau, các ngân hàng phân loại lãi suất thành nhiều loại như: Lãi suất tiền gửi; Lãi suất cho vay; Lãi suất liên ngân hàng; Lãi suất chiết khấu; Lãi suất danh nghĩa; Lãi suất cố định, Lãi suất thả nổi; Lãi suất hỗn hợp, Lãi suất nội tệ, ngoại tệ; Lãi suất quốc tế,...

Các loại lãi suất chính hiện nay

Có hai loại lãi suất chính: lãi suất đơn và lãi suất kép. 

Tiền suất đơn được tính bằng số tiền gốc nhân với lãi suất, nhân với thời hạn của khoản vay. Lãi kép (lãi gộp) được tính trên tiền gốc cộng với khoản tiền lãi nào đã kiếm được và lãi suất được áp dụng trong kỳ.

2. Cách tính lãi suất ngân hàng 

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng

Để tính lãi suất ngân hàng, bạn cần biết số tiền gốc, lãi suất và thời gian tiền sẽ được giữ trong tài khoản.
Lãi suất thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm hàng năm (APR). Để tính tiền lãi kiếm được, bạn nhân số tiền gốc với lãi suất, rồi nhân số tiền đó với số năm tiền sẽ được giữ trong tài khoản.

Ví dụ: nếu bạn có 100 triệu VND trong tài khoản tiết kiệm với lãi suất 6% trong một năm, bạn sẽ tính tiền lãi như sau: 100 triệu x 0,06 x 1 = 6 triệu. Điều này có nghĩa là vào cuối năm, bạn sẽ kiếm được 6 triệu tiền lãi.

Tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng

Thông thường, cách tính lãi suất theo tháng tại các ngân hàng sẽ chia thành 2 loại chính như sau: Tính lãi suất trên dư nợ gốc và Tính lãi suất theo dư nợ giảm dần.

Tính trên dư nợ gốc

Lãi suất tính theo dư nợ gốc là cách tính lãi dựa vào số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời gian phải trả lãi. Lãi suất tính theo dư nợ gốc là cố định trong suốt thời gian vay đến khi bạn thanh toán xong khoản nợ. Lãi suất lúc này sẽ không chịu tác động của những yếu tố thị trường. 

Trường hợp tính lãi suất được tính theo công thức như sau:

Cách tính lãi suất theo tháng và bí quyết tính lãi kép bạn cần biết

Ví dụ: Anh Trần Văn A vay 50.000.000 vnđ, trong thời hạn 12 tháng với mức lãi suất quy định của ngân hàng là 12%/năm. 

Như vậy, lãi suất cố định phải trả trong suốt 12 tháng của anh A sẽ như sau:

Lãi suất cố định hàng tháng = 50.000.000 x 12%/12 = 500.000 VNĐ

Số tiền bạn phải trả hàng tháng cho ngân hàng lúc này bao gồm tiền một phần tiền gốc và khoản tiền lãi, cách tính như sau:

50.000000/12 + 500.000 = 4.166.667 + 500.000 = 4.666.667 VNĐ

Như vậy, tổng số tiền sau 12 tháng anh Trần Văn A cần trả cho ngân hàng là: 56.000.004 VNĐ

Tính theo dư nợ giảm dần

Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần là cách tính lãi dựa trên số nợ gốc thay đổi. Người vay chỉ trả lãi dựa trên số tiền còn nợ. Càng về những tháng cuối của chu kỳ tiền lãi sẽ càng giảm do nợ gốc lúc này đã được trả cộng dồn những tháng trước đó. 

Lãi suất ngân hàng tính theo dư nợ giảm dần sẽ dùng công thức tính như sau:

Cách tính lãi suất theo tháng và bí quyết tính lãi kép bạn cần biết

Trong đó: 

  • Số tiền cố định phải thanh toán hàng tháng: Tổng số tiền vay/Tổng số tháng vay
  • Tiền lãi phải thanh toán trong tháng đầu tiên: Tổng số tiền vay x Lãi suất vay
  • Tiền lãi phải thanh toán các tháng sau đó: Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ minh hoạ: 

Ông Trần Văn B vay ngân hàng số tiền 50.000.000 vnđ, theo kỳ hạn 12 tháng, hình thức trả lãi theo số dư nợ giảm dần với lãi suất vay thỏa thuận là 12%/năm. Lúc này:

  • Tiền gốc ông B phải trả hàng tháng: 50.000.000/12 = 4,167 triệu đồng.
  • Tiền lãi tháng đầu: (50.000.000 x 12%)/12 = 500 nghìn đồng.
  • Tiền lãi tháng thứ 2: (50.000.000 - 4,167 triệu) x 12%/12 = 458,3 nghìn đồng. 

Tương tự như vậy, lãi suất suất các tháng sau sẽ giảm dần do dư nợ gốc giảm dần.

3. Vay ngân hàng, cách tính lãi suất theo tháng nào có lợi cho người vay vốn?

Cần xác định rõ, mặc dù cách tính lãi suất theo hai nguyên tắc hoàn toàn khác nhau. Nhưng dù tính lãi suất trên dư nợ gốc hay theo dư nợ giảm dần thì tổng giá trị khoản tiền lãi trong thời hạn vay mà khách hàng phải trả vẫn là như nhau.. 

Đa số các ngân hàng sẽ tư vấn cho người vay lựa chọn cách tính lãi suất vay dựa theo dư nợ gốc. Số tiền lãi cố định hàng tháng với cách tính đơn giản, dễ tính và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu theo đúng những quy chuẩn thông thường của chính sách vay ngân hàng thì lãi suất được áp dụng trên thực tế vẫn là lãi suất trên dư nợ giảm dần. 

Theo nguyên tắc tính lãi như đã nêu ở phần 2, khi vay vốn kinh doanh, tuy cùng tổng số tiền lãi phải trả nhưng cách tính lãi trên dư nợ giảm dần lại là cách tính cho mức lãi suất cao hơn cách tính lãi trên dư nợ gốc.

Chính vì vậy, tùy vào tình hình tài chính và kế hoạch kinh doanh phù hợp, người vay nên cân nhắc kỹ cách tính lãi suất trước khi tiến hành vay. Hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin với nhân viên tư vấn để lựa chọn cách tính lãi suất phù hợp nhất, để chủ động cho kế hoạch thanh toán của mình được đảm bảo.

4. Một số lưu ý để có thể tối ưu lãi suất ngân hàng

Để tối ưu lãi suất khoản vay, người vay vốn cần hiểu rõ những vấn đề sau đây: 

Cách tính lãi suất theo tháng và bí quyết tính lãi kép bạn cần biết

  • Phân tích tình hình tài chính cá nhân: Trước khi quyết định một khoản vay, phải cân nhắc tình hình tài chính hiện tại cũng như các nguồn thu nhập (chủ động, bị động) và kế hoạch sử dụng khoản vay vào nhiều hoạt động khác nhau, đảm bảo tiền vốn sinh lời nhanh nhất có thể.
  • Lựa chọn gói vay phù hợp nhất với nhu cầu: Hiện nay trên thị trường tài chính có rất nhiều gói vay. Những người cho vay thiết kế chúng để có thể đáp ứng được cho nhiều đối tượng khác nhau. Bạn nên cân nhắc gói vay phù hợp nhất với nhu cầu chính của mình, tránh tình trạng phải “gồng lãi’ hay biến khoản vay trở thành gánh nặng kinh tế.
  • Tìm hiểu kỹ lãi suất ngân hàng: Mức lãi suất chắc chắn là thông tin cần phải nắm chắc khi quyết định vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Mức lãi suất thấp là điều bất kỳ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, cần tìm hiểu rõ cách tính và thời gian áp dụng lãi suất. 
  • Nắm chắc những khoản phí phải trả khi vay tiền, đảm bảo hạn chế tối đa phát sinh chi phí: Nhiều gói vay được tung ra thị trường với mức lãi suất hấp dẫn nhưng lại kèm theo rất nhiều khoản phí. Người vay nên yêu cầu cán bộ tư vấn trao đổi rõ các loại phí phát sinh, tổng số phí phải thanh toán trong suốt quá trình vay.

5. Lãi suất kép là gì?

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu thông tin liên quan đến cách tính lãi suất tháng dành cho đối tượng là người đi vay. Vậy với những người có tiền để gửi tiết kiệm thì cách tính lãi suất thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất? Chắc chắn câu trả lời sẽ là sử dụng “Lãi suất kép”.

Lãi suất kép (tiếng Anh: Compound interest) là lãi suất phát sinh khi lãi vay được tính cộng dồn vào số tiền gốc. Nói cách khác, lãi kép có thể hiểu đơn giản là tái đầu tư số tiền lãi sau khi sinh lời. Lãi được cộng dồn vào gốc để đạt được số tiền lãi có thành quả cao hơn. 

Nhà thiên tài Albert Einstein từng phát biểu rằng: “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của quốc tế.”. Hay như nhà tỷ phú nổi tiếng Warren Buffett từng chia sẻ “Sự giàu có của tôi là kết hợp từ cuộc sống tại Mỹ, gen tốt và Lãi suất kép”

“Quyền năng” của lãi kép đến từ Thời gian bắt đầu, thời gian duy trì và Vốn gửi. Nếu bạn mong chờ một hình thức tính lãi nhanh chóng nhận về nhiều lợi ích trong thời gian ngắn thì cách tính lãi kép hoàn toàn ngược lại. Thời gian chính là bí quyết, thời gian đủ dài thì số tài sản bạn nhận về sẽ khiến bạn bất ngờ với cách tính lãi kép.

6. Công thức tính lãi suất kép bạn cần biết

Lãi kép được tính theo công thức chung như sau:

Cách tính lãi suất theo tháng và bí quyết tính lãi kép bạn cần biết

Bí quyết của lãi kép nằm gọn trong cụm từ “Thời gian”. Theo các chuyên gia tài chính, thời gian gửi càng lâu đồng nghĩa với lãi suất kép sinh lời càng nhiều. 

Ví dụ, anh Nguyễn Văn A gửi ngân hàng số tiền là 200 triệu đồng,chọn hưởng lãi kép trong 10 năm cho mức lãi suất tiền gửi là 7%. 

Áp dụng công thức lãi kép trên, sau 10 năm, số tiền anh A nhận về tương ứng như sau:

= 200.000.000 * (1+7%/12)^(12*10) = 401.932.275 VNĐ.

Số tiền này sẽ ngày càng tăng lên theo thời gian. Có thể thấy, lãi kép giúp người gửi tiết kiệm có được nguồn tài chính ổn định về lâu dài. Sau khi sinh lời, số tiền lãi được gộp chung vào vốn gốc để tiếp tục sinh lãi. 

7. Mẹo & kinh nghiệm về lãi suất ngân hàng

Tận dụng sức mạnh lãi kép

Sự kỳ diệu của lãi kép và thời gian mang đến những điều khó tin, như nhà kinh tế học người Mỹ Burton Malkiel chia sẻ trong cuốn “10 nguyên tắc tài chính hiệu quả”. Kể ra số vốn ban đầu không thực sự lớn hay lãi suất không đáng kể thì thời gian sẽ biến chúng trở thành khối tài sản khổng lồ. Đây cũng chính là lý do các chuyên gia tài chính luôn khuyến khích chúng ta bắt đầu tiết kiệm từ rất sớm để tận dụng được sức mạnh của lãi kép và nhanh chóng nhận về thành quả.

Để tận dụng được tối đa sức mạnh của lãi suất kép, đừng bỏ qua những bí quyết sau đây:

Cách tính lãi suất theo tháng và bí quyết tính lãi kép bạn cần biết

Gửi tiết kiệm càng sớm càng tốt

Ví dụ sau hy vọng sẽ khiến bạn “thức tỉnh” và tiết kiệm ngay từ bây giờ. Nếu ở độ tuổi 25 bạn tiết kiệm được 3 triệu đồng/tháng và gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc tổ chức tài chính với mức lãi suất 15%/năm. Sau 20 năm, tức là ở tuổi 45, tổng giá trị tài sản của bạn sẽ tăng lên là 4,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu đến năm 35 tuổi bạn mới tiết kiệm với những điều kiện tương tự thì sao 10 năm, đến năm 45 tuổi bạn mới chỉ có số tài sản là khoảng hơn 800 triệu mà thôi. Thời gian kỳ diệu như vậy, chỉ cách nhau 10 năm nhưng chênh lệch giá trị lên tới hơn 5 lần.

Duy trì tiết kiệm thường xuyên và đều đặn

Số vốn nhỏ, lãi suất thấp có thể sẽ không cho bạn thấy kết quả trong thời gian ngắn, nhưng hãy kiên trì và đều đặn cùng thời gian để khoản vốn của mình có cơ hội phát triển và mang đến những bất ngờ thú vị. Tất nhiên, thời gian lúc này sẽ tính bằng rất nhiều năm chứ không chỉ trong một vài tháng. Lãi suất kép chỉ có thể phát huy tác dụng khi được kết hợp với thời gian đủ dài.

So sánh lãi suất giữa các ngân hàng thường xuyên

Một trong những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là luôn so sánh tỷ giá giữa các ngân hàng khác nhau, để bạn có thể nhận được thỏa thuận về lãi suất tốt nhất có thể.

Nếu bạn dự định đầu tư, bạn nên tìm kiếm các khoản đầu tư có lãi suất cao hơn, chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi hoặc tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao. Bằng cách làm theo những lời khuyên này, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang tận dụng tối đa các tính toán lãi suất ngân hàng của mình.

Thanh toán khoản vai càng sớm càng tốt

Một mẹo khác là cố gắng thanh toán mọi khoản vay càng sớm càng tốt, từ đó giảm thiểu các khoản thanh toán lãi và giúp bạn tiết kiệm tiền trong thời gian dài.

8. Tạm kết

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm được về cách tính lãi suất theo tháng khi vay vốn ngân hàng cũng như bí quyết tính lãi suất kép nếu bạn có ý định gửi tiết kiệm. Tài chính luôn là chủ đề được quan tâm hàng đầu và tác động đến nhiều mặt trong đời sống. 

Chủ đề liên quan: giá trị thời gian của tiền, lãi kép, thu nhập hàng năm, đánh giá rủi ro ngân hàng, tỷ lệ tính phí, giá trị tiền mặt thực tế.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vay ngân hàng cần những gì: Bạn đã biết đến những điều kiện này?

Open post
Vay ngân hàng cần những gì: Bạn đã biết đến những điều kiện này? - jenfi.vn

Vay ngân hàng cần những gì: Bạn đã biết đến những điều kiện này?

 Vay ngân hàng cần những gì: Bạn đã biết đến những điều kiện này? - jenfi.vn

Đối với các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tìm kiếm một nguồn hỗ trợ tài chính như vay ngân hàng có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Các khoản vay mở ra nhiều vốn hơn một cách nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến nhanh hơn vào các cơ hội mới và giành được vị trí dẫn đầu về mặt cạnh tranh. Điều quan trọng là các chủ doanh nghiệp phải hiểu quy trình đăng ký và những điều kiện cần có cho khoản vay để họ chuẩn bị tốt khi tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính và tăng cơ hội thành công để được duyệt chi.

Trong hầu hết các giải pháp vay vốn kinh doanh, việc vay ngân hàng gần như là giải pháp phổ biến được nhiều người thực hiện nhất. Đây là điều quan trọng giúp bạn tiến gần đến việc hiện thực hoá những mục tiêu kinh doanh của mình. Bài viết sau đây từ Jenfi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi đi vay ngân hàng.

1. Vì sao chủ doanh nghiệp cần vay ngân hàng?

Có nhiều lý do để vay vốn kinh doanh nhưng tất nhiên, không phải lý do nào cũng thật sự hợp lý (thậm chí có thể khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh nợ nần). Ngược lại, một lý do chính đáng sẽ là chất xúc tác giúp doanh nghiệp tăng trưởng vượt trội.

Nếu doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng cho những ước mơ của mình, Nếu bạn muốn phát triển thành công doanh nghiệp của mình, bạn sẽ phải chấp nhận những “rủi ro trong tầm kiểm soát” để bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Vì sao chủ doanh nghiệp cần vay ngân hàng? - Jenfi.vn

Có câu ngạn ngữ nói rằng: 'bạn phải tiêu tiền để kiếm tiền'. Điều này đã chứng minh vào sức mạnh nội tại của khoản vay của chủ doanh nghiệp, nếu biết sử dụng khoản nợ đúng mục đích. Hãy tự hỏi xem, liệu mục tiêu vay ngân hàng của bạn có đang là một trong 8 lý do sau:

  1. Để mở rộng kinh doanh
  2. Để tối ưu chi phí
  3. Tuyển dụng và thuê nhân viên tài năng mới
  4. Để cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp bạn
  5. Để nâng tầm doanh nghiệp
  6. Để cải thiện và mở rộng chiến lược tiếp thị của bạn
  7. Để thanh toán các hoá đơn tồn đọng
  8. Để cập nhật và nâng cấp thiết bị kinh doanh của bạn

Biết khi nào cần vay tiền kinh doanh có thể tạo ra sự bứt phá doanh nghiệp của bạn. Dù bạn đang cần vay ngân hàng để cứu lấy tình hình kinh doanh của công ty, hoặc để đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới. Tất cả các quyết định kinh doanh đều có rủi ro. Điều quan trọng là bạn chấp nhận rủi ro đến mức nào và quản trị nó ra sao.

Sau khi tính toán kỹ lưỡng, bước tiếp theo chúng ta cần làm chính là chuẩn bị những giấy tờ & hồ sơ cần thiết để vay ngân hàng.

2. Điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng là gì?

Sau khi xác định được mục tiêu và lý do để vay ngân hàng, bước tiếp theo chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy trình đăng ký khoản vay của ngân hàng, để từ đó có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng khi tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ tài chính.

Điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng là gì? - Jenfi.vn

Thủ tục vay vốn ngân hàng thực chất không khó, chỉ cần bạn hiểu rõ bản chất của nó. Điều đầu tiên và quan trọng hơn hết, chính là người chủ doanh nghiệp khi vay vốn phải có đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực pháp luật dân sự, đi cùng với năng lực hành vi dân sự.

Tiếp theo sau đó, ngân hàng sẽ đối chiếu và thẩm định xem mục đích sử dụng nguồn vay phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng hay không.

Sau đó, doanh nghiệp có đảm bảo tình hình tài chính ổn định, không quá yếu kém, nhằm đảm bảo đủ khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi trong thời hạn quy định.

Bên cạnh đó, người chủ doanh nghiệp phải có vốn tự có trong việc tham gia vào dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

Ngoài ra, người chủ doanh nghiệp cần phải chứng minh được tình hình kinh doanh hiện tại của công ty có hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải có lãi; trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ.

Không có những khoản nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng

Trong trường hợp doanh nghiệp đang có dự án đầu tư, cần phải chứng minh bằng kế hoạch kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ có tính thực tế.

Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp cần những gì?

Sau khi nắm rõ những điều kiện cần vay vốn ngân hàng, chủ doanh nghiệp cần biết những giấy tờ cần thiết cho doanh nghiệp của mình, tuỳ thuộc vào quy mô. Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

3.a. Hồ sơ pháp lý:

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân), giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề (nếu có).
  • Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng; quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã.
  • Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
  • Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh).
  • Các thủ tục khác theo quy định của ngân hàng.

3.b. Hồ sơ kinh tế:

  • Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
  • Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất.

3.c. Hồ sơ vay vốn:

  • Giấy đề nghị vay vốn.
  • Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
  • Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn).
  • Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.

Hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp cần những gì? - Jenfi.vn

Đối với pháp nhân, doanh nghiệp gia đình hoặc tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

3.a. Hồ sơ pháp lý:

  • Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh.
  • Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác).
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có).

3. b. Hồ sơ vay vốn:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản:
  • Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
  • Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại điểm trên):
  • Giấy đề nghị vay vốn.
  • Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.
  • Biên bản thành lập tổ vay vốn.
  • Hợp đồng làm dịch vụ.

Mặc dù mỗi ngân hàng sẽ có những điều chỉnh khác nhau dựa trên mục tiêu vay vốn, hoặc dựa theo tính chất khoản vay và sản phẩm vay, nhưng đây là những hồ sơ cơ bản nhất cần có của mọi khoản vay ngân hàng mà chủ doanh nghiệp cần biết.

4. Có giải pháp tài chính nào khác ngoài vay vốn ngân hàng?

Trước những giấy tờ và thủ tục có phần hơi chồng chất, nhiều người vẫn luôn thắc mắc: Có cách nào khác ngoài vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn không? Trong trường hợp ngân hàng từ chối hồ sơ vay mà đang cần tiếp gấp và ngay, thì liệu có còn cách nào khác để xoay dòng tiền nhanh và hiệu quả?

Để trả lời câu hỏi này, Jenfi mang đến cho chủ doanh nghiệp giải pháp cấp vốn linh hoạt với nhiều lợi ích vượt trội.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 11 12 13 14 15 16 17

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top