6+ Phương Thức Huy Động Vốn Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Mới

5 min read

6+ Phương Thức Huy Động Vốn Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Mới

Huy Động Vốn Hiệu Quả

Để kinh doanh, duy trì công ty thì cách doanh nghiệp cần một số vốn nhất định. Đối với những doanh nghiệp mới, startup thì việc duy trì và phát triển công ty luôn là điều được quan tâm đầu tiên. Gọi vốn chính là một cách giúp công ty tiếp tục kinh doanh, phát triển. Dưới đây là những phương thức huy động vốn dành cho những doanh nghiệp mới. 

Vốn Doanh Nghiệp Có Mấy Loại?

Huy Động Vốn Hiệu Quả - jenfi.vn

Vốn là tiền, là tài sản được đóng góp từ nhà đầu tư/chủ sở hữu vào việc kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp của thể hiểu là có thể từ 2 nguồn chính:

Vốn điều lệ

Loại vốn này được biết là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập doanh nghiệp 

Những nguồn vốn khác

Đây chính là nguồn vốn có được từ việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua các khoản vay nợ hay trái phiếu,... 

Bên cạnh đó, việc huy vốn còn được xem là hoạt động của doanh nghiệp để tăng thêm vốn cho công việc kinh doanh, duy trì công ty. Việc tăng vốn điều lệ và vốn từ những nguồn khác chính là việc doanh nghiệp đang tự gọi vốn cho mình. 

Gơi ý cho bạn

Jenfi là Quỹ Huy Động Vốn Dựa Trên Doanh Thu (Revenue-based Financing), hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp SMEs, Startup lên đến 10 tỷ VND. Nếu bạn đang cần nguồn vốn ngắn hạn để mở rộng kinh doanh, mua hàng lưu kho... hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Tầm Quan Trọng Của Việc Huy Động Vốn 

Huy Động Vốn Hiệu Quả

Vốn huy động đóng vai trò quan trọng giúp quyết định sự tồn tại, phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Không chỉ thế, tầm quan trọng của vốn huy động cũng tác động rất nhiều tới doanh nghiệp. 

Ảnh hưởng tới sự phát triển và mở rộng quy mô công ty 

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đi huy động vốn để đầu tư, kinh doanh sau thời khẳng định năng lực và uy tín. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn hay sẵn vốn cho những hoạt động kinh doanh. Vì thế vốn huy động là vô cùng cần thiết và nó giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động.

Tăng thêm năng lực cạnh, thể hiện tiềm lực kinh tế

Một doanh nghiệp huy động vốn được nhiều chứng tỏ rằng đó là một công ty uy tín, có niềm tin. Vốn huy động nhanh, nhiều và kịp thời sẽ giúp phản ánh đúng sự uy tín và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Và khi đã có vốn thì doanh nghiệp có thể triển khai thêm nhiều hoạt động kinh doanh, mang lại lợi luận cho công ty 

Quyết định tới năng lực thanh toán của doanh nghiệp

Một điểm quan trọng không thể thiếu tiếp theo khi huy động vốn đó là quyết định tới năng lực thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tài chính như ngân hàng thương mại. Năng lực này thể hiện ở khả năng chi trả, giải ngân và thanh toán của ngân hàng .

Kinh doanh trên nguồn vốn nên ngoài vốn ban đầu cần thiết theo quy định thì ngân hàng sẽ luôn phải chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn. Chính vì thế mà trong suốt quá trình hoạt động bằng cách gọi vốn. 

6+  Phương Pháp Huy Động Vốn Cho Những Doanh Nghiệp Mới

Huy Động Vốn Hiệu Quả

Không chỉ ở các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp lâu đời cũng chú trọng tới việc gọi vốn. Việc gọi vốn đối với các công ty startup thì có phần khó khăn hơn. Dưới đây là một số cách huy động vốn dành cho những doanh nghiệp mới thành lập.

Vay vốn từ người thân, bạn bè

Đây là cách mà nhiều người sử dụng, bởi huy động từ nguồn này có ưu điểm nhanh, lãi suất hữu nghị. Nếu bạn có ý định kêu gọi, mời bạn bè người thân hợp tác thì cần phải lên một kế hoạch cụ thể, thuyết phục để người khác bỏ vốn vào đầu tư. 

Hãy nhớ rằng, khi kêu gọi vốn từ nguồn này, bạn không nên chỉ quan tâm tới tài chính. Mà cần phải xem xét về tính cách, quan điểm và tham vọng của họ để quá trình hợp tác được diễn ra suôn sẻ.  

Huy động vốn từ các cổ đông 

Mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập chắc hẳn sẽ có vốn điều lệ nhất định từ cổ đông. Đây cũng là nguồn gọi vốn khi chủ doanh nghiệp cần thêm ngân sách để phát triển các hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn  này không cố định, có thể được hoàn trả sau khi hoàn thành dự án và chia phúc lợi.

Gọi vốn từ tín dụng ngân hàng 

Thực hiện vay ngân hàng bằng cách thế chấp một tài sản nào đó là cách huy động vốn phổ biến với các startup. Tất nhiên, số vốn huy động được từ tín dụng ngân hạng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào năng lực doanh nghiệp và khả năng chi trả. Hiện nay, nhiều ngân hàng có nhiều chính sách hợp lý giúp doanh nghiệp gọi vốn nhanh và uy tín.

Huy động vốn bằng cách vay kinh doanh có kỳ hạn 

Loại hình vay vốn kinh doanh có kỳ hạn là cách huy động vốn theo kiểu truyền thống. Khoản vay sẽ có một số tiền nhất định và khoảng thời gian theo quy định. Đây là khoản vay không đảm bảo, có nghĩa là không cần tài sản thế chấp, hoặc có thể là một khoản vay đảm bảo. Điều này có nghĩa doanh nghiệp bạn cần phải đưa ra một số tài sản để làm vật thế chấp. Tài sản thế chấp này có thể ở dạng một khoản ký quỹ với ngân sách phát hành, tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc nhà riêng của các chủ sở hữu. 

Hạn mức vay phụ thuộc vào mức xếp hạng tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp muốn vay vốn. Thường thì sẽ không vượt quá 5 năm.

Gọi vốn từ phát hành cổ phiếu

Niêm yết trên thị trường chứng khoán là một trong những cách gọi vốn phổ biến nhất hiện nay, được nhiều các doanh nghiệp sử dụng nhất là các startup. Bởi nó giúp doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhờ việc phát hành cổ phiếu. 

Tuy nhiên, không phải  doanh nghiệp nào cũng có thể làm được điều này, nhất là khi doanh nghiệp chưa có uy tín hay sự cạnh tranh cao. Chính vì thế, với doanh nghiệp mới, bạn cần cố gắng thuyết phục để thực hiện cách huy động vốn này. 

Gọi vốn từ tín dụng thương mại

Được biết đến như là một trong hình thức huy động vốn khác từ các doanh nghiệp như bán chịu hay trả góp,.. Đây cũng là cách gọi vốn hiệu quả mà phù hợp cho những doanh nghiệp mới. 

Ngân hàng thương mại cho phép các doanh nghiệp vay vốn huy động nhưng chính ngân cũng là một doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để gọi vốn được nhiều nhất và hiệu quả nhất. 

Khi huy động vốn bằng cách vay từ tín dụng thương mại sẽ có nhiều hình thức huy động như lãi suất, quyền lợi khác,... Đây cũng là một ưu điểm khi lựa chọn hình thức này, bởi bạn có thể nắm rõ tình hình của doanh nghiệp mình mà lựa chọn phương thức vay phù hợp. 

Lưu Ý Về Những Hình Thức Vay Vốn Có Những Rủi Ro 

Các hình thức gọi vốn rất đa dạng, giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội phát triển, mở rộng công ty. Bên cạnh đó thì những hình thức gọi vốn cũng tiềm ẩn những rủi ro phổ biến như sau:

  • Thứ nhất: Việc bạn không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư và các công ty chịu hình phạt nặng từ các cơ quan có thẩm quyền. 
  • Thứ hai: Bạn cần lưu ý rằng nếu không thực hiện việc cho vay góp vốn theo thủ tục đầu tư, khi huy động vốn thì bên cho vay có thể không được phép thanh toán khoản nợ. 
  • Thứ ba: Sẽ xảy ra những tranh chấp liên quan đến thỏa thuận mua cổ phần, vay vốn, góp vốn,... là có thể xảy ra. Tranh chấp có thể phát sinh từ các thỏa thuận giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp nếu hai bên không chuẩn bị kỹ lưỡng thỏa thuận đó.

Sự đa dạng trong những phương thức huy động góp vốn góp phần giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chú ý tới những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các hình thức vay vốn đó. 

Lời Kết

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, việc gọi vốn là điều mà mà mỗi chủ doanh nghiệp đều làm. Sẽ có những khó khăn  nhất định xảy ra và những rủi ro tiềm tàng trong quá trình gọi vốn. Thế bạn cần phải lựa chọn phương pháp huy động vốn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top