Hướng dẫn xây dựng nền tảng tiếp thị đa kênh Omni-Channel

5 min read

Chiến Lược Xây Dựng Nền Tảng Tiếp Thị Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp

Tiếp Thị Đa Kênh - jenfi.vn

Thị trường tiêu dùng ngày càng phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng “bờ cõi” của mình để chinh phục được nhiều khách hàng hơn. Từ đó, tiếp thị đa kênh ra đời với mục tiêu lan tỏa độ phủ sóng của thương hiệu và tối ưu hóa hành trình mua hàng. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần nắm chắc giá trị cốt lõi của mô hình này trước khi muốn khởi chạy một chiến dịch thành công. 

Tiếp Thị Đa Kênh Là Gì?

Tiếp Thị Đa Kênh Là Gì? - jenfi.vn

Tiếp thị đa kênh (Omni-Channel) mang lại trải nghiệm liền mạch cho người mua hàng thông qua nhiều nền tảng quảng cáo. Trong đó, thương hiệu của bạn có thể thu hút khách hàng từ đa dạng phương tiện như máy tính để bàn, thiết bị di động hoặc cửa hàng. 

Omni-Channel là mô hình cải tiến của Multi-Channel. Cụ thể hơn,  Multi-Channel sử dụng các kênh phân phối với những mục tiêu và chiến lược riêng biệt, độc lập. Trong khi đó, Omni-Channel hướng đến việc gia tăng trải nghiệm nhất quán của khách hàng trên tất cả nền tảng. 

Nghĩa là, đảm bảo hình ảnh thương hiệu, sản phẩm “in sâu” trong tâm trí khách hàng với thông điệp đồng nhất. Bất kể họ đến từ kênh nào. Mô hình này đã chứng minh được hiệu quả vượt trội khi tối ưu được hành trình của khách hàng, góp phần bùng nổ tỷ lệ đơn hàng thành công.

Lợi Ích Của Tiếp Thị Đa Kênh

Lợi Ích Của Tiếp Thị Đa Kênh - jenfi.vn

Tiếp Thị Đa Kênh Mở rộng điểm chạm với khách hàng

Thị trường tiêu dùng ngày càng sôi động đã mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng. Giới hạn mình trong một hoặc vài kênh quảng bá nghĩa là bạn đang tự kiềm hãm khả năng tăng trưởng của công ty. 

Hơn hết, người tiêu dùng ngày càng khó tính trong việc ra quyết định mua hàng. Đặc biệt là khi họ chỉ mới thấy sản phẩm của bạn một vài lần. Ngay sau đó, những “đứa con” của bạn có thể chìm vào quên lãng giữa vô vàn các đối thủ khác. 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Marketing, trung bình để một khách hàng từ lần đầu thấy sản phẩm đến khi quyết định “chốt đơn”,  họ phải bắt gặp thương hiệu ít nhất 21 lần. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo sự kết nối mật thiết giữa các kênh. 

Từ đó truyền tải thông điệp một cách đồng nhất và tạo mối quan hệ cá nhân hóa với khách hàng. 

Tiếp Thị Đa Kênh Kênh ảo mang lại giá trị thật

Các nền tảng tiếp thị trực tuyến tựa như những “thỏi nam châm” thôi thúc khách hàng hành động. Các dữ kiện từ thị trường tiêu dùng hiện nay cho thấy, thương mại điện tử đang là xu hướng. Thậm chí ngày càng khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường. 

Qua đó, mua sắm online cũng dần trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Phần lớn các đơn hàng đều được đặt trực tuyến. Bởi lẽ, họ không cần tiêu tốn quá nhiều thời gian, công sức mà vẫn tìm hiểu được toàn bộ sản phẩm, dịch vụ nổi trội của công ty. 

Quy trình mua sắm cũng tinh gọn từ khâu lựa hàng đến khâu thanh toán và vận chuyển. Nếu ưng ý, họ sẵn sàng đặt mua qua mạng hoặc trực tiếp đến cửa hàng xem sản phẩm.

Tăng trưởng doanh thu vượt trội

Một điều chắc chắn là khách hàng sẽ sẵn sàng “mở ví” khi được gợi nhớ về sản phẩm thường xuyên. Thậm chí họ có thể chi tiêu nhiều hơn dự định. Bởi lẽ mục tiêu cốt lõi của mô hình này là nâng cao trải nghiệm khách hàng. Khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ sẽ chấp nhận bỏ ra nhiều tiền cho doanh nghiệp của bạn hơn. 

Bên cạnh đó, đa dạng nền tảng tiếp thị cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí. Với một hệ thống tích hợp đa kênh, doanh nghiệp sẽ được trang bị một “bức tranh toàn cảnh’ về các hoạt động kinh doanh, hạn chế và hiệu quả của mỗi kênh. 

Thay vì tiêu tốn thời gian và tiền bạc thuê nhân viên báo cáo và phân tích dữ liệu từng kênh một cách riêng biệt. 

Tăng độ phủ sóng của thương hiệu

Để nổi bât giữa các đối thủ khác, doanh nghiệp cần lan tỏa rộng rãi hình ảnh thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau. Bởi lẽ, khách hàng sẽ không chỉ tập trung một chỗ. Họ có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, từ online đến offline. 

Doanh nghiệp chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên một, hai kênh với tần suất ít ỏi sẽ bỏ lỡ vô vàn cơ hội được khách hàng để mắt đến. 

Ví dụ, bên cạnh việc triển khai trên các nền tảng mạng xã hội, bạn cũng nên tích cực tham gia thảo luận trên các diễn đàn, hội nhóm...Từ đó, thương hiệu của bạn sẽ thu hút sự chú ý từ khách hàng khắp các mặt trận. 

Chiến Lược Xây Dựng Nền Tảng Tiếp Thị Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp

Chiến Lược Xây Dựng Nền Tảng Tiếp Thị Đa Kênh - jenfi.vn

Mấu chốt của tiếp thị đa kênh nằm ở việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Vi thế, để thiết lập một chiến lược tiếp thị bài bản, khả thi và mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần chú trọng các yếu tố sau:

Thu thập dữ liệu để phân tích nhóm mục tiêu của bạn

Bước quan trọng để bắt đầu một chiến dịch tiếp thị đa kênh là phân tích những hành vi, tâm lý của khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như khoảng thời gian họ tương tác với thương hiệu của bạn, tần suất và trên thiết bị nào... 

Kể cả những dữ liệu cụ thể hơn như thông điệp có khả năng thu hút họ, sản phẩm và giải pháp họ đang tìm kiếm...Nắm được các dữ kiện cốt lõi này sẽ là “bệ phóng vững chắc” cho doanh nghiệp triển khai chiến dịch thành công.

Xác định những kênh quảng bá phù hợp

Tùy theo tính chất sản phẩm và nhóm khách hàng mục tiêu mà các kênh triển khai chiến dịch sẽ khác nhau. Ví dụ đối với lĩnh vực y tế - sức khỏe, Facebook và Google sẽ là những kênh tiềm năng. 

Bởi vì đây là nơi tập trung đa dạng đối tượng khách hàng và các mối quan tâm bao quát nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, Instagram hoặc Tiktok sẽ nằm ở vị trí “dự bị” vì không tập trung nguồn khách hàng phù hợp. 

Điều quan trọng là bạn cần linh hoạt trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng. Mặc dù thông điệp là nhất quán, nhưng hình thức thể hiện lặp đi lặp lại sẽ khiến họ nhàm chán, thậm chí là phiền nhiễu. 

Lập bản đồ hành trình khách hàng

Trước khi khởi chạy chiến dịch, các nhà tiếp thị nên tìm hiểu và vẽ ra bản đồ đường đi của từng phân khúc đối tượng. Từ đó doanh nghiệp sẽ nắm rõ vai trò của từng kênh trong việc dẫn dắt người mua hàng. 

Phân tích chuyên sâu về mối quan hệ giữa các kênh và kiến tạo thêm những cơ hội mới để đáp ứng nhu cầu khách tốt hơn. 

Hầu hết khách hàng tiềm năng đều sẽ trải qua ba giai đoạn: awareness (nhận thức), consideration (cân nhắc) và purchase (quyết định mua hàng). Một bản đồ hành trình khách hàng có đầu tư sẽ giúp bạn định hình được khách hàng đang ở giai đoạn nào. 

Tiếp đó sử dụng thông điệp, cách thức gì cũng như kênh quảng bá nào phù hợp để mời gọi họ đến bước tiếp theo. Điều này cũng đóng vai trò tất yếu trong việc chuyển đổi khách hàng một cách hiệu quả, tối ưu nhất.

Theo dõi và tối ưu hóa

Tiếp thị đa kênh sẽ trở nên lãng phí nếu bạn không theo dõi và đánh giá kết quả thường xuyên. Hãy nhớ, khách hàng luôn là trọng tâm. Theo dõi hành vi, thu thập ý kiến và phân tích insight từ họ sẽ là “bằng chứng” cho thấy chiến dịch có đang triển khai đúng cách không. 

Từ đó thay đổi linh hoạt nhiều thông điệp, tiêu đề, nội dung sáng tạo, thời gian và tần suất tiếp cận khác nhau. Điều này cho phép nhà tiếp thị xác định các cách tối ưu hóa chi phí và thiết lập chiến lược hiệu quả hơn.

Tạm Kết

Để trở nên nổi bật, doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng nắm bắt các cơ hội bứt phá. Tiếp thị đa kênh sẽ là “đầu tàu” đưa thương hiệu đến gần khách hàng hơn. Cũng như mở ra nhiều cơ hội tăng tốc doanh thu ấn tượng. Một khi khách hàng đã ghi nhớ đến sự tồn tại của thương hiệu, thậm chí đặt lòng tin, bạn sẽ thấy được sự tiến triển rõ rệt. Jenfi hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top